Chat with us, powered by LiveChat

Trong quá trình chăm sóc vết thương, việc rửa và sát khuẩn là điều quan trọng cần thực hiện để tránh xảy ra tình trạng vết thương bị nhiễm trùng, mưng mủ. Song, việc sát trùng cũng cần đảm bảo để tránh làm tổn hại đến các mô lành, do đó bạn cần tìm được loại thuốc sát trùng vết thương an toàn và hiệu quả. Vậy đâu là loại thuốc sát trùng vết thương được bác sĩ khuyên dùng. Cùng Hapigo tham khảo những dòng sản phẩm ngay dưới đây nhé!

Vì sao phải sát trùng vết thương?

Các vết thương cần được rửa và sát trùng vì điều đó giúp loại bỏ những vi khuẩn phù du, làm sạch những tạp chất, dịch viên cũng như các mảnh vụn bám vào trên vết thương. Nếu không làm sạch và loại bỏ chúng ra khỏi vết thương thì có thể khiến tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng khiến những vết thương trở nặng hơn.

Tuy nhiên nếu không cẩn thận thì việc rửa vết thương có thể khiến mô bị tổn thương. Do đó việc sát trùng vết thương có thể có lợi hay có hại còn tùy thuộc vào tác động của thuốc sát trùng và loại thuốc mà bạn sử dụng. Khi lựa chọn thuốc sát trùng vết thương thì bạn cần lưu ý:

Thuốc sát trùng vết thương
Vì sao phải sát trùng vết thương?
  • Thuốc không làm tổn thương mô lành trên vết thương
  • Thuốc không chứa thành phần gây độc hại cho cơ thể khi sử dụng trên diện rộng
  • Có chứa các thành phần có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, phân hủy Biofilms. Biofilms là lớp màng sinh học được tạo nên từ những vi sinh vật và các tế bào dính vào nhau xuất hiện trên bề mặt vết thương. 

Thuốc sát trùng vết thương nhanh khỏi

Cồn

huốc sát trùng vết thương
Thuốc sát trùng vết thương

Một trong những loại thuốc sát trùng vết thương quen thuộc được rất nhiều cơ sở y tế, bệnh viên sử dụng chính là cồn. Cồn có khả năng sát khuẩn hiệu quả với nồng độ đạt trên 50 độ. Hiện nay trong những bệnh viện, trung tâm y tế thì các bác sĩ vẫn chuyên dùng với cồn 70 độ, giúp tăng cường khả năng diệt khuẩn hiệu quả. 

Dựa theo một số lời khuyên đến từ bác sĩ thì bạn không nên sử dụng cồn cho những vết thương hở vì cồn có thể gây xót cho da, thời gian tác dụng của côn cũng khá ngắn vì cồn hay hơi nhanh.

Nước oxy già

Oxy già cũng là một trong những loại thuốc sát trùng vết thương hiệu quả và được nhiều người lựa chọn. Oxy già là một dung dịch không màu của Hydro Peroxyde trong nước với nhiều nồng độ khác nhau từ 1,5 – 3% tùy vào mục đích sử dụng mà lựa chọn nồng độ sao cho phù hợp. 

Nước oxy già
Nước oxy già

Một số lưu ý khi sử dụng nước oxy già khi sát trùng:

  • Đối với vết thương nhỏ chỉ cần lượng vừa đủ tránh gây kích ứng da và niêm mạc
  • Tuyệt đối không sử dụng oxy già cho vùng kín hoặc khoang kín vì rất dễ gây biến chứng tắc mạch khí do oxy không được giải phóng ra ngoài
  • Trường hợp vết thương ở tai cần có chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ hỏng tai hoặc nặng hơn là hoại tử tai

Dung dịch nước muối sinh lý NaCl

Đây là một trong những loạị dung dịch phổ biến trên thị trường, được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống với thành phần 0.9%. Nước muối sinh lý có 2 công dụng chính tùy thuộc vào điều kiện bào chế. Một là, sử dụng làm dịch truyền tĩnh mạch. Hai là, sử dụng làm thuốc dùng ngoài da như dung dịch để rửa vết thương, sử dụng làm thuốc nhỏ mắt nhỏ mũi,…

Dung dịch nước muối sinh lý NaCl
Dung dịch nước muối sinh lý NaCl

Cần nhớ, nước muối sinh lý chỉ có khả năng làm sạch cũng như loại bỏ chất bẩn vết thương chứ không có khả năng sát khuẩn. Vì vậy, bạn nên sử dụng kèm theo các dung dịch sát khuẩn khác để tăng hiệu quả làm sạch vết thương. Một số tác dụng phụ có thể kèm theo khi sử dụng nước muối sinh lý để rửa vết thương như bị dị ứng, khiến da bị mẩn đỏ, ngứa ngoài da, gây phát ban trên da. 

Thuốc đỏ sát trùng vết thương

Thuốc đỏ sát trùng vết thương
Thuốc đỏ sát trùng vết thương

Thuốc đỏ là một trong những dung dịch được sử dụng sau khi sát khuẩn và rửa vết thương bằng oxy già hay cồn. Bên cạnh khả năng sát khuẩn thì thuốc đỏ hay còn được gọi là cồn đỏ có công dụng làm lành vết thương nhanh hơn. Tuy nhiên điểm trừ của thuốc đỏ là trong thành phần có chứa thủy ngân có thể ngấm vào máu đối với những vết thương hở. Thủy ngân lại là một chất có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người dùng. Do đó khi sử dụng thuốc đỏ, bạn chỉ sử dụng cho những vết thương ngoài da thôi nhé. 

Cồn IOD 5%

Cồn IOD 5%
Cồn IOD 5%

Cồn IOD với thành phần 5% IOD có công dụng trong việc diệt khuẩn nhờ khả năng oxy hóa vi khuẩn, chống nấm hiệu quả. Tuy nhiên có nhược điểm là gây sót và nhuộm màu da. Do đó, không nên sử dụng cồn IOD có nồng độ trên 5% để sát trùng.

Đặc biệt, với những vết thương sâu, rộng, vùng da nhạy cảm, da mặt cũng không nên sử dụng vì có thể khiến da bị nhiễm độc IOD nhé.

Thuốc sát trùng vết thương Povidine IOD

Thuốc sát trùng vết thương Povidine IOD
Thuốc sát trùng vết thương Povidine IOD

Povidone IOD hay còn biết đến với tên gọi là thuốc sát trùng Betadine là thành phần có khả năng tan trong nước, được sử dụng trong những vết thương hở, nặng với khả năng sát trùng cao. Tuy nhiên sản phẩm này lại không có tác dụng lên bao tử nấm với virus. Thuốc sát trùng vết thương Povidine IOD có tác dụng phụ có thể gây xót và khô da, thời gian công dụng khá ngắn và có thể kiếm da bị kích ứng hay làm nhuộm màu da. Do đó dù có khả năng kháng khuẩn cao nhưng đây cũng không phải là lựa chọn tốt nhất với vết thương hở. 

Thuốc tím sát trùng 

Thuốc tím sát trùng 
Thuốc tím sát trùng 

Thuốc tìm có công thức hóa học là KMnO4 là chất rắn tồn tại dưới dạng tinh thể màu đen tìm. Chất rằn này được ứng dụng nhiều trong việc sát khuẩn và sát trùng vết thương. Đặc biệt trong thực phẩm và y tế được ứng dụng rất nhiều. Tuy nhiên thuốc tím sẽ không có hiệu quả đối với những vi khuẩn cứng đầu nên để có thể lựa chọn được những chất có công dụng sát trùng phù hợp thì bạn cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhé. 

Kem bôi da chứa kháng sinh

Kem bôi da chứa kháng sinh
Kem bôi da chứa kháng sinh

Ngoài những loại thuốc sát trùng vết thương như trên thì bạn cũng có thể sử dụng các loại kem bôi da chứa kháng sinh để mang lại hiệu quả khi sát khuẩn vết thương. Những loại kem bôi da chứa các loại kháng sinh như Mupirocin, Acid Fusidic,… có công dụng loại bỏ được những loại vi khuẩn gây nhiễm trùng trên vết thương. Tuy nhiên tác dụng phụ có thể xảy ra như bị nổi ban, bị ngứa hay dị ứng, mẩn đỏ trên da khi sử dụng kem bôi da chứa kháng sinh. 

Các sản phẩm thuốc sát trùng vết thương có chứa Chlorhexidine 

Các sản phẩm thuốc sát trùng vết thương có chứa Chlorhexidine 
Các sản phẩm thuốc sát trùng vết thương có chứa Chlorhexidine 

Chhlorhexidine là một loại thuốc sát trùng có công dụng tốt trong việc diệt khuẩn, đồng thời có độc tính ít cũng như có khả  năng bám trên da hiệu quả. Những chất sát trùng này được ứng dụng rộng rãi và có nhiều ưu điểm nổi bật như là không hấp thụ qua da cũng như ít gây kích ứng da. 

Berberin 0,1%

Berberin 0,1%
Berberin 0,1%

Cuối cùng là thuốc sát trùng vết thương Berberin 0,1%, đây là một loại alcaloid có khả năng điều trị các loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh đường ruột, tiêu chảy… Không những thế loại thuốc này cũng giúp rửa các vết thương hiệu quả. Berberin còn có công dụng trong việc làm giảm tình trạng viêm sưng hay có công dụng ức chế vi khuẩn, tăng số lượng nguyên bào sợi, …. 

Hướng dẫn làm sạch và sát trùng vết thương đúng cách

Bạn có thể tham khảo cách sử dụng thuốc sát trùng vết thương đơn giản ngay dưới đây để có thể kịp thời sơ cứu vết thương nhé:

  • Bước 1: Làm sạch vết thương với thuốc sát trùng. Lúc này bạn chuẩn bị bông y tế, thấm dẫm dung dịch sát trùng để làm sạch mủ và bụi bẩn trên vết thương
  • Bước 2: Thoa thuốc làm lành da lên vết thương.
  • Bước 3: Băng bó lại vết thương với băng gạc để giúp vết thương nhanh lành hơn. Tránh bị va chạm khiến vết thương trở nặng. Bạn có thể tham khảo băng gạc Vaseline kháng viêm, ngừa khuẩn làm lành da nhanh chóng nhé.

Tùy thuộc vào từng vết thương mà bạn nên làm sạch, sát trùng và bôi lại thuốc làm lành vết thương từ 1-2 lần/ ngày.

Cách lựa chọn thuốc sát trùng phù hợp với từng loại vết thương

Để có thể giúp tăng cường hiệu quả trong việc sử dụng các loại thuốc sát trùng thì bạn có thể tham khảo thêm một số lưu ý sau:

  • Vết thương sạch đã được khâu kín thì có thể sử dụng được tất cả các loại dung dịch sát trùng vết thương
  • Vết mổ sạch cũng được khâu kín thì vẫn có thể sử dụng được các loại dung dịch sát trùng vết thương
  • Vết thương áp xe, viêm mủ phần mềm không nghi nhiễm khuẩn yếm khí thì có thể sử dụng các loại thuốc sát trùng vết thương
  • Còn nếu vết thương áp xe, viêm mủ phần mềm khi nhiễm khuẩn yến khí thì có thể có sử dụng Povidone IOD, Prontosan, nước oxy già
  • Vết thương hở, vết thương do bỏng, loét mạn tính thì có thể sử dụng các loại dung dịch thuốc sát trùng vết thương như Betaine, Polyhexanide, Ionic AG, Berberin 0,1%,… 

Việc lựa chọn đúng dung dịch sát khuẩn vết thương sẽ quyết định đến khả năng nhanh lành của vết thương, giúp vết thương sạch khuẩn và tránh bị nặng hơn nhé. 

Cách lựa chọn thuốc sát trùng vết thương phù hợp với từng loại vết thương
Cách lựa chọn thuốc sát trùng vết thương phù hợp với từng loại vết thương

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc sát trùng vết thương

Khi sử dụng thuốc sát trùng vết thương bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trong quá trình sát trùng vết thương, bạn nên để vết thương được không thoáng, tránh để vết thương tiếp xúc với quần áo…. khiến vết thương vị nhiễm trùng và lâu khỏi
  • Tìm kiếm đúng loại thuốc phù hợp theo những hướng dẫn bên trên cũng như nghe theo những tư vấn từ phía bác sĩ
  • Nên đọc kĩ những hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
  • Khi sát trùng vết thương, cần phải lám sạch tay sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn ngược. 
  • Khi vết thương gặp bất kì bất thường nào thì nên đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra khám chữa kịp thời. 
  • Nên nhớ để thuốc sát trùng cẩn thận xa vòng tay trẻ em

Mua thuốc sát trùng vết thương ở đâu?

Để dễ dàng mua được những mẫu thuốc sát trùng vết thương chát lượng thì bạn có thể tới những cửa hàng thuốc tây nếu tự điều trị tại nhà. Hoặc bạn có thể tới thăm khám và điều trị tại các bệnh viên để được hỗ trợ xử lý các vết thương một cách hiệu quả. Tuy nhiên khi mua hàng tại các hiệu thuốc, bạn cũng cần lưu ý tìm kiếm những địa chỉ bán thuốc uy tín chất lượng, các nhà thuốc lớn có đầy đủ giấy tờ của bộ Y tế như nhà thuốc Long Châu, Pharmacity,… 

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm mua những loại thuốc sát trùng vết thương tại những trang website hay những sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada,… Trên đây cũng có nhiều gian hàng chính hãng bán sản phẩm để các bạn tham khảo một cách yên tâm hơn nhé. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về những loại thuốc sát trùng vết thương. Mong rằng với những chia sẻ này có thể giúp bạn trong việc tìm kiếm được một loại thuốc sát trùng vết thương tốt nhất.

Share.

Leave A Reply