Chat with us, powered by LiveChat

Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương như thế nào cho hiệu quả? Nhiễm trùng là một trong trạng vết thương bị vi khuẩn xâm nhập vô cùng nguy hiểm, có thể khiến vết thương trở nặng hơn. Một trong những biện pháp có thể giúp bạn ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng vết thương chính là sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì cùng tìm hiểu với Hapigo ngay dưới đây nhé. 

Vì sao cần sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương?

Kháng sinh là một trong những loại thuốc có công dụng trong việc tiêt diệt vi khuẩn, do đó được sử dụng trong những trường hợp nhiễm khuẩn vào mô, tế bào của cơ thể. Điều này giúp vết thương có thể cải thiện được tình trạng viêm nhiễm cũng như có thể hồi phục được nhanh chóng và hiệu quả. Trong nhiều trường hợp vết thương hở lớn vị nhiễm khuẩn năng thì sử dụng kháng sinh chính là một phương pháp điều trị sống còn để có thể bảo vệ được tính mạng của người bệnh. 

Vì sao cần sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương?
Vì sao cần sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương?

Những loại kháng sinh hiện nay trên thị trường cũng vô cùng đa dạng. Mỗi loại kháng sinh sẽ có công dụng nhất định sử dụng trong những trường hợp cụ thể. Do đó tùy thuộc vào từng loại bệnh mà bạn cần sử dụng kháng sinh cho phù hợp. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh cũng cần đảm bảo đúng loại và liều lượng để có thể tối ưu được hiệu quả cũng như tránh được tác dụng phụ như kháng thuốc, giảm tác dụng. 

Thông thường các loại kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương được bào chế dưới 3 dạng là viên uống, dạng dung dịch để tiêm và dạng kem để thoa lên vết thương hở. Mỗi dạng bào chế sẽ sử dụng linh hoạt tùy theo nhu cầu, tình trạng bệnh mà bệnh nhân gặp phải. 

Những trường hợp cần sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng

Dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn 

Kháng sinh có công dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn, đồng thời cũng có công dụng diệt khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Có thể sử dụng kháng sinh cho những vết thương ngoài da hoặc sử dụng cho toàn thân để diệt khuẩn tại tế bào và mô tổn thương. Kháng sinh đường toàn thân chỉ dùng khi bắt đầu xuất hiện những biểu hiện của nhiễm trùng vì có thể gây những tác dụng phụ nguy hiểm. 

Dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn 
Dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn 

Dùng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ

Để có thể đảm bảo sử dụng đúng thuốc và đúng liều lượng kháng sinh thì bạn cần nghe theo chỉ định của bác sĩ. Hãy đến khám để biết được loại kháng sinh nào cần sử dụng. Việc sử dụng kháng sinh là rất phức tạp và không được sử dụng bừa bãi nếu không sẽ phản tá dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

Top 5 loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương an toàn

Với những vết thương hở để tránh tình trạng nhiễm trùng, bạn có thể tham khảo ngay 5 loại thuốc kháng sinh này để đảm bảo vết thương được bảo vệ tránh nhiễm trùng nhé. 

Flucort-N

Flucort-N là một trong những nhóm thuốc chứa corticoid có công dụng kháng khuẩn tốt. Đây là dòng sản phẩm thuốc bôi ngoài da nên bạn có thể tiện lợi sử dụng tại bất cứ đâu nếu vết thương hở. 

Flucort-N - Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương
Flucort-N – Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương
  • Thành phần: Fluocinolone Acetonide 0.025%, Neomycin Sulfate 0,5% 
  • Công dụng: Flucort có công dụng trong việc điều trị các bệnh viêm da như bệnh chàm dị ứng, bệnh ngứa sần, bệnh chàm sữa, bệnh chàm dạng đĩa, vẩy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, viêm tai, ngứa do lão suy hay tình trạng ngứa ở hậu môn và cơ quan sinh dục. 
  • Hướng dẫn sử dụng: Chỉ sử dụng để thoa ngoài da. Tùy vào trường hợp mà bôi theo liều lượng, với trường hợp cấp thì thoa 3 lần/ ngày với trường hợp màn thì thoa 1 lần/ ngày. Trước khi thoa thuốc, da cần được làm sạch, sát trùng, sau đó thoa một lượng kem vừa phải sau đó băng lại với bằng plastic. 
  • Lưu ý: Khi có nhiễm khuẩn, việc điều trị cần sử dụng kháng sinh thích hợp và không nên sử dụng thuốc steroid liên tục vì có thể gây tình trạng teo da. Không sử dụng để thoa lên vùng da mặt trong thời gian dài
  • Giá thành: Dao động từ 17.000 VNĐ/ tuýp 

Ưu điểm

  • Đóng gói chắc chắn, tuýp nhỏ gọn dễ dàng theo
  • Có công dụng hiệu quả nhanh chóng
  • Có khả năng điều trị nhiều nhiều loại bệnh khác nhau
  • Giá thành rẻ, dễ tìm mua 

Nhược điểm

  • Thành phần chứa corticoid có thể gây mòn da, teo da 
  • Các thể xảy ra tác dụng phụ như khiến da khô ráp, ngứa ngáy

Neomiderm 

Neomiderm là một trong những loại thuốc kháng sinh không kê đơn phổ biến được sử dụng cho những vết thương hở ngoài da hiệu quả. Những vết thương bị hở khiến nguy cơ gây ra những bệnh nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm nên cần được sử dụng kháng sinh để có thể bảo vệ được vết thương hiệu quả. 

Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương Neomiderm 
Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương Neomiderm 
  • Thành phần: Tramcinolon Acetonid, Neomycin Sultat, Nystatin
  • Công dụng: Giúp điều trị những loại bệnh ngoài da nhạy cảm với corticoid không chảy nước, có bội nhiễm vi khuẩn hay các loại nấm candida, ngứa da, ngứa âm hộ, eczema trẻ em,…
  • Hướng dẫn sử dụng: Trước khi sử dụng cần rửa sạch vùng da cần thoa, sát trùng vùng da sau đó với thoa thuốc. Mỗi ngày thoa từ 1-2 lần và không được sử dụng lên mặt. 
  • Lưu ý: Không chỉ sụng cho những người mẫm cảm với bất kì thành phần nào của thuốc. Tránh dùng tại chỗ lâu thì có khiến khiến da bị mẫn cảm. Có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú tuy nhiên chỉ dùng khi cần thiết. 
  • Giá thành: 13.000 VNĐ/ tuýp 10g

Ưu điểm

  • Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi da dễ thoa lên
  • Thuốc dễ sử dụng, bảo quản
  • Thuốc đã được thông qua những kiểm định từ bộ Y tế
  • Có công dụng trong điều trị các vết thương ngoài da 
  • Tác dụng rõ rệt chỉ sau vài lần dùng
  • Giá thành rẻ, dễ tìm mua

Nhược điểm

  • Có thể gây một số tác dụng phụ 
  • Một số thành phần có thể gây dị ứng, mẫn cảm 

Mibeonate -N

Mibeonate -N tiếp tục là một trong những loại thuốc kê đơn được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da. Loại thuốc này được sử dụng chỉ định cho vết thương bị nhiễm khuẩn ngoài da ở mức độ nhẹ. Ngoài ra Mibeonate -N còn được chỉ định sử dụng cho một số loại di ứng như mẫn cảm với các thành phần của thuốc, viêm da dị ứng hay vết côn trùng cắn. 

Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương Mibeonate -N
Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương Mibeonate -N
  • Thành phần: Chứa betamethason dipropionat, neomycin sulfate cùng một số thành phần khác 
  • Công dụng: Được sử dụng để ức chế quá trình giải phóng các chất gây trên vết thương từ đó giúp chống viêm sưng, dị ứng cho da. Từ đó được sử dụng để điều trị những loại bệnh nhiễm khuẩn ngoài da như bệnh lupus ban đỏ, viêm da cơ địa, bệnh xơ cứng bì, điều trị dị ứng do viêm da dị ứng, vết côn trùng cắn, mẫn cảm với thuốc, ban vẩy nến, ban đỏ nặng. 
  • Hướng dẫn sử dụng: Bôi ngày 2 lần sáng và tối. Bạn nên làm sạch và sát trùng vùng da cần điều trị, thoa một lớp kem mỏng lên da. Liều lượng và thời gian sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh. 
  • Lưu ý: Không sử dụng Mibeonate -N cho những người mẫn cảm với thành phần thuốc, corticoid, các bệnh như nhiễm virus thủy đậu, nấm toàn thân, bệnh lao da, giang mai. Không bôi thuốc trên diện rộng. 
  • Giá thành: Dao động tầm 25.000 VNĐ/ tuýp 10g

Ưu điểm

  • Giá thành phải chăng
  • Được kiểm nghiệm thành phần rõ ràng của bộ Y tế
  • Có thể sử dụng điều trị nhiều loại vết thương trên da
  • Chất kem dễ thoa trên da, giúp làm dịu vết thương 
  • Có công dụng hiệu quả chỉ sau một vài lần sử dụng

Nhược điểm

  • Có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm 
  • Không phù hợp để dùng chung với một số loại thuốc như Paracetamol, Aspirin,…

Tarvicort-N 

Cùng tương tự như Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương Mibeonate-N, thì thuốc Tarvicort-N cũng là một loại thuốc kháng sinh dạng kê đơn, điều chế dưới dạng kem bôi ngoài da được nhiều người lựa chọn. 

Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương Tarvicort-N 
Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương Tarvicort-N 
  • Thành phần: Neomycin Sulfat, Fluocinolon Acetonid
  • Công dụng: Có công dụng trong việc điều trị nhiễm khuẩn ngoài da với các bệnh như Eczema hình đĩa, Eczema tiết bã, … viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da thần kinh, liken phẳng, ngứa sần, luput ban đỏ hình đĩa, vẩy nến,…
  • Hướng dẫn sử dụng: Bôi một lớp mỏng lên vùng da cần điề trị từ 2-3 lần mỗi ngày. Mỗi lần thoa cách nhau tầm 6 tiếng. Làm sạch da, sát trùng cẩn thận sau đó thoa Tarvicort-N, rồi tiếp tục băng lại cẩn thận. 
  • Lưu ý: Khi sử dụng thuốc trên mảng da rộng thì không nên băng kín, nếu bôi thuốc trên diện rộng có thể gặp trường hợp gây suy vỏ tuyến thượng thận, Không sử dụng thuốc để nhỏ mắt. Có thể sử dụng cho phụ nữ có thai nhưng cân nhắc liều lượng thấp nhất. 
  • Giá thành: 14.000 VNĐ/ tuýp 15g

Ưu điểm

  • Thuốc có thành phần công dụng và chỉ định rõ ràng
  • Có khả năng điều trị nhiều loại bệnh viêm da, chống nhiễm trùng hiệu quả
  • Giá thành rẻ, dễ tìm mua trên thị trường
  • Có hiệu quả nhanh chóng, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng
  • Có thể sử dụng trên cả vết thương hở, chảy nước

Nhược điểm

  • Có thể gây ra một số tác dụng phụ trên da

Glomazin Neo

Đây là một trong những loại thuốc sát khuẩn ngoài da, kháng sinh kê đơn được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc được điều chế dưới dạng kem bôi ngoài da giúp bôi trên vết thương hạn chế tình trạng da bị nhiễm trùng.

Glomazin Neo
Thuốc chống viêm nhiễm trùng vết thương Glomazin Neo
  • Thành phần: Chứa Neomycin Base, Betamethason valerat
  • Công dụng: Có công dụng trong việc điều trị các loại bệnh về da khi nghi ngờ có nhiễm khuẩn do tụ cầu, một số vi khuẩn gây viêm da như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da do nắng, chàm dạng đĩa, viêm da tiết bã, vảy nến, lichen đơn mạn tính,… 
  • Hướng dẫn sử dụng: Bạn nên làm sạch, sát trùng và lau khô vùng da bị bệnh, sau đó thoa lên da một lớp mỏng từ 2-3 lần một ngày 
  • Lưu ý: Tránh để sản phẩm tiếp xúc với mắt, không thoa sản phẩm trên diện rộng hay những vết thương hở, không nên sử dụng liên tục, không sử dụng trên mặt và trên da của trẻ em. 
  • Giá thành: 12.000 VNĐ/ tuýp 

Ưu điểm

  • Thuốc có nguồn gốc rõ ràng, uy tín
  • Được cấp phép từ bộ Y tế
  • Hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau
  • Có thể mang lại hiệu quả tốt trong quá trình sử dụng 
  • Giá thành rẻ và phải chăng

Nhược điểm

  • Một số thành phần có thể gây dị ứng, mẫn cảm 
  • Có thể xảy ra tác dụng phụ

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương

Các loại thuốc kháng sinh đều nên sử dụng theo những chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương
Bôi thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm trùng
  • Khiến da bị nổi mẩn đỏ, bỏng rát hay gây kích ứng ngứa ngáy: Đây là những biểu hiện thường gặp khi da mới sử dụng kháng sinh. Nếu chúng kéo dài thì bạn nên đến khám tại bác sĩ để kịp thời xứ lý
  • Xuất hiện các vấn đề về viêm nang lông hay thính giác gặp vấn đề: Đây là tác dụng hiếm gặp nhưng có thể xảy ra 
  • Da bị đóng vảy, sưng tấy, nóng đỏ: Các tác dụng phụ này xảy ra khi da bị nhiễm nấm. Do đó bạn cần báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời
  • Phát ban, chóng mặt, khó thở: Đây là tác dụng phụ có thể xuất hiện 

Mua thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương ở đâu?

Hiện nay bạn có thể tìm mua được những loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương tại những hiệu thuốc trên toàn quốc với giá thành rẻ. Tuy nhiên vì là thuốc kháng sinh nên việc sử dụng cần phải đảm bảo theo đúng chỉ định từ phía bác sĩ. Bên cạnh đó bạn cũng nên lựa chọn những nhà thuốc uy tín, được cấp phép đầy đủ để mua được sản phẩm chất lượng.

Ngoài ra bạn cũng có thể mua những loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương tại bệnh viện khi được bác sĩ kê đơn. Hoặc đơn giản là tìm mua trên những website hay những sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Tiki hay Lazada nhé.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn trong việc tìm ra được loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương phù hợp với từng tình trạng vết thương mình gặp phải. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm về các loại thuốc sát trùng vết thương mà chúng mình đã có những chia sẻ ngay trên Hapigo nhé. 

Share.

Leave A Reply