Điện thoại không nhận tai nghe là một trong những lỗi phổ biến và gây khó chịu nhất cho người dùng khi sử dụng điện thoại di động. May mắn thay trong hầu hết các trường hợp, bạn hoàn toàn có thể tự mình tìm hiểu nguyên nhân và loại bỏ lỗi này. Tuy nhiên, nếu như điện thoại bạn gặp phải những lỗi nghiêm trọng hơn thì bạn cần phải liên hệ với trung tâm sửa chữa uy tín.
Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên tình trạng điện thoại không nhận tai nghe và cách khắc phục chúng nhé!
Nguyên nhân khiến điện thoại không nhận tai nghe
Tích tụ xơ vải/bụi bẩn trong cổng cắm tai nghe điện thoại
Bụi là kẻ thù của bạn, và không chỉ riêng bạn, chiếc điện thoại thông minh của bạn cũng là kẻ thù của bụi. Không quá nhiều người để ý đến yếu tố này, nhưng đây lại là một trong những nguyên nhân khá quan trọng khi bụi bẩn bám vào giắc cắm tai nghe của bạn và gây ra rất nhiều vấn đề.
Nếu bạn sử dụng giắc cắm để sạc điện thoại, rác trong đó có thể ngăn không cho tai nghe kết nối với điện thoại của bạn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho điện thoại không nhận tai nghe bluetooth.
Các vấn đề liên quan đến tai nghe
Tại sao cắm tai nghe vào điện thoại không nhận? Trước hết, bạn nên tìm hiểu xem tai nghe Bluetooth có tốt hay không. Hãy kết nối chúng với bất kỳ nguồn âm thanh nào khác: đầu đĩa, TV hoặc loa PC. Nếu tai nghe không hoạt động với các thiết bị khác, có thể có hai lý do:
- Tai nghe bị lỗi và cần được sửa chữa / thay thế.
- Các thiết bị tai nghe và điện thoại không tương thích với nhau.
Tuy nhiên sự không tương thích của tai nghe và điện thoại này sẽ không thường xuyên xảy ra vì tai nghe hiện đại đa số đều phù hợp với hầu hết tất cả các thiết bị, chỉ có một số trường hợp ngoại lệ. Khi đó, điện thoại không nhận tai nghe có thể là do tai nghe của bạn có khả năng bị hỏng hoặc bị lỗi. Các vấn đề phổ biến nhất như sau:
- Dây bị đứt, hỏng hóc
- Phích cắm tai nghe bị nhiễm bẩn (nguyên nhân phía trên)
Mặc dù phích cắm có thể được làm sạch dễ dàng, nhưng việc sửa chữa dây bị hỏng sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn. Đặc biệt là với tai nghe bị đứt, rất khó để tự mình sửa chữa nó. Việc này đòi hỏi bạn phải mở lớp cách điện, khôi phục và cố định dây, sau đó đóng vết đứt bằng băng cách điện hoặc băng co nhiệt.
Nếu bạn đang sử dụng một chiếc tai nghe giá rẻ thì hãy mua một chiếc tai nghe mới để thay thế nhé!
Vấn đề nằm ở chiếc điện thoại
Để chắc chắn rằng sự cố xảy ra nguyên nhân đến từ chính điện thoại hoặc máy tính bảng của bạn thì hãy kết nối một cặp tai nghe khác với nó. Nếu tình trạng điện thoại không nhận tai nghe vẫn tiếp diễn thì hãy kiểm tra những điều sau:
- Vòng lặp hoặc ổ cắm bị hỏng.
- Khe bị nghẹt.
- Tiếp điểm ổ cắm bị oxy hóa.
- Ngắn mạch.
Trong trường hợp này thì bạn có thể mang ra cửa hàng hoặc đơn vị bảo hành để thực hiện kiểm tra và sửa lỗi. Nếu như vấn đề nằm ở khe cắm tai nghe trong điện thoại thì bạn có thể dùng bông tăm hoặc nhíp với đầu vải nhỏ để vệ sinh, tuy nhiên cách này nếu không cẩn thận sẽ khiến cho các mạch chip nhỏ trong giắc cắm bị gãy khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Trục trặc phần mềm
Điện thoại không nhận tai nghe nguyên nhân cũng hoàn toàn có thể đến từ các vấn đề liên quan đến phần mềm
Nếu tai nghe không được phát hiện, có thể do lỗi hệ thống. Khi đó bạn có thể thực hiện reset lại máy, tuy nhiên hãy cân nhắc khi thực hiện bước này
Bạn đang kết nối với một thiết bị Bluetooth khác
Nếu bạn đã kết nối điện thoại của mình với tai nghe Bluetooth không dây, loa hoặc bất cứ thiết bị nào khác đang kết nối qua Bluetooth thì khi cắm tai nghe vào điện thoại, điện thoại không nhận tai nghe là một điều hiển nhiên.
Thông thường, khi bạn cắm tai nghe vào, điện thoại thông minh sẽ nhận ra chúng và tai nghe sẽ được kết nối bình thường bất kể bạn đã cài đặt Bluetooth với thiết bị nào. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng xảy ra mà không có trường hợp ngoại lệ.
Cách khắc phục tình trạng điện thoại không nhận tai nghe
Thực hiện kiểm tra các mảnh vỡ, hư hỏng hoặc kết nối lỏng lẻo trong giắc cắm tai nghe trong điện thoại của bạn
Phải làm sao khi điện thoại không nhận mic tai nghe? Đầu tiên, hãy thực hiện kiểm tra xem trong cổng tai nghe có bất kỳ mảnh vỡ hay vật cản nào không.
Không chỉ trong cổng cắm tai nghe, hãy tìm các mảnh vụn trên lưới trong mỗi tai nghe xem có bất kỳ vật cản nào không. Khi phát hiện ra vật cản, mảnh vỡ, để loại chúng, hãy nhẹ nhàng chải sạch các khe hở bằng bàn chải sạch và khô, có lông mềm và kích thước nhỏ để loại bỏ vật cản đó.
Tiếp theo, bạn hãy thử tiếp tục cắm lại tai nghe của mình vào một lần nữa. Nếu bạn sử dụng ốp cho IOS thì có thể tháo ốp ra một lúc để thử kết nối nhé.
Với cách trên, nếu điện thoại của bạn trở về bình thường và có thể nghe nhạc thì chúc mừng bạn. Còn nếu điện thoại không nhận tai nghe một lần nữa thì hãy làm theo những bước dưới đây.
Tham khảo thêm: Mua trả góp điện thoại cần những gì?
Trường hợp bạn không thể nghe thấy bất kỳ âm thanh nào từ tai nghe hoặc chỉ nghe được một tai.
Để khắc phục tình trạng điện thoại không nhận tai nghe hoặc chỉ không nhận tai nghe một bên, bạn hãy thử điều chỉnh âm lượng bằng các nút âm lượng trên thiết bị điện thoại di động của bạn. Hoặc đơn giản hơn là sử dụng thanh trượt âm lượng trong điện thoại để điều chỉnh.
Để xem xét xem bạn có cần thiết phải thay một chiếc tai nghe mới hay không thì hãy thử kết nối với với một cặp tai nghe khác, nếu nghe được thì hãy chuyển sang dùng cặp tai nghe thứ 2 nhé!
Trường hợp micro của bạn không hoạt động
Điện thoại không nhận tai nghe thường có thể đi kèm với trường hợp Micro Phone không hoạt động. Trước khi tìm cách khắc phục, hãy đảm bảo rằng tai nghe của bạn có micrô tích hợp.
Kiểm tra micrô của bạn xem chúng có đang bị tắc nghẽn bởi các vật cản như mảnh vụn, xơ vải hoặc bao bì nhựa hay không. Để xem bạn có cần thay thế một chiếc tai nghe với micro mới hay không, hãy thử dùng một cặp tai nghe khác nhé!
Hãy đảm bảo tai nghe của bạn không bị hỏng
Bạn có thể nhanh chóng kiểm tra xem điện thoại không nhận tai nghe có phải do lỗi này không bằng cách cắm chúng vào một thiết bị điện thoại di động khác (cùng hãng càng tốt).
Tuy nhiên không nhất thiết bắt buộc chúng phải là một chiếc điện thoại thông minh. Bạn có thể thử với máy tính xách tay , TV hoặc bất kỳ thiết bị nào khác có giắc cắm 3,5 mm trên bo mạch là có thể thử được. Máy tính không nhận mic tai nghe điện thoại thì phải chăng tai nghe của bạn đang có vấn đề.
Trong trường hợp bạn không thể nghe được bất kỳ âm thanh nào khi điện thoại không nhận tai nghe kể cả khi đã thử kết nối với thiết bị khác thì hãy thử kiểm tra xem vấn đề có phải là cáp hoặc cổng hay không.
Nếu những cách trên vẫn không hiệu quả thì hãy thay thế tai nghe của bạn.
Kiểm tra xem điện thoại của bạn có đang kết nối với thiết bị Bluetooth nào không
Nếu như nguyên nhân điện thoại không nhận tai nghe đến từ việc này thì bạn có thể thử theo cách sau.
- Mở menu cài đặt trên thiết bị điện thoại di động của mình
- Tìm phần cài đặt Bluetooth và kiểm tra xem nó có bật và kết nối với thiết bị nào khác hay khôn
Nếu điện thoại của bạn đang được kết nối với thiết bị âm thanh khác qua Bluetooth thì hãy thử ngắt kết nối các thiết bị âm thanh hoặc nhấn “quên” chúng, nhưng giải pháp đơn giản nhất là hãy tắt Bluetooth đi và cắm tai nghe của bạn vào một lần nữa. Nếu điện thoại không nhận tai nghe, bạn nên chuyển sang các giải pháp tiếp theo có trong danh sách này.
Vệ sinh giắc cắm tai nghe
Bụi và các vật cản như mảnh vụn hay xơ vải hoàn toàn có thể “trú ngụ” trong cổng cắm tai nghe ở điện thoại. Dần dần chúng sẽ gây nên tình trạng điện thoại cắm tai nghe không nhận do có vật cản.
Để khắc phục tình trạng này, điều đầu tiên mà bạn cần làm là xem bằng mắt thường để đánh giá độ bẩn của nó. Hãy thực hiện cùng với một chiếc đèn pin.
Bước tiếp theo là hãy làm sạch nó bằng nhiều cách khác nhau như thổi mạnh vào giắc cắm tai nghe, dùng tăm bông để loại bỏ bụi bẩn,… Sau khi đã thực hiện vệ sinh xong, hãy soi đèn pin và nhìn vào giắc cắm tai nghe một lần nữa để chắc chắn rằng bạn đã dọn sạch được phần lớn xơ vải và bụi bẩn.
Nếu thấy cổng tai nghe đã được làm sạch, hãy cắm tai nghe của bạn vào điện thoại để kiểm tra xem mọi thứ có đang hoạt động như bình thường hay không.
Kiểm tra cài đặt âm thanh và khởi động lại thiết bị
Đây là một trường hợp cũng không ít người gặp phải. Điện thoại không nhận tai nghe không phải do sự cố phần mềm, phần cứng mà có thể đến từ cài đặt âm thanh của thiết bị. Nếu trường hợp này cũng đúng như vậy, bạn sẽ có thể sửa chữa nó ngay lập tức mà không cần tốn quá nhiều công sức.
Hãy vào phần cài đặt là kiểm tra xem bạn có tắt tiếng điện thoại hay giảm hoàn toàn âm lượng trước đó hay không. Hầu hết các điện thoại thông minh ngày nay đều có các nút ấn bên cạnh điện thoại để thuận tiện điều chỉnh âm thanh.
Khi đã bật tiếng lên rồi nhưng hiện tượng điện thoại không nhận mic tai nghe vẫn tiếp diễn và mọi thứ không thể cải thiện lên được thì hãy thử khởi động lại điện thoại của bạn.
Khôi phục lại cài đặt
Khi không thể thực hiện bất cứ cách nào ở trên để khiến điện thoại không nhận tai nghe trở về trại thái bình thường, có một cách gần như cuối cùng bạn có thể tự mình làm cho chiếc điện thoại không nhận tai nghe của mình là thực hiện khôi phục cài đặt. Tuy nhiên hãy suy nghĩ kỹ khi thực hiện bước này vì sau khi khôi phục, điện thoại của bạn sẽ mất hoàn toàn dữ liệu.
Các bước thực hiện như sau:
- Đầu tiên bạn mở menu chính của điện thoại lên và vào phần cài đặt.
- Chọn “Khôi phục và đặt lại” hoặc “khôi phục cài đặt” (tùy vào loại điện thoại mà bạn sở hữu).
- Chọn lệnh “Khôi phục cài đặt gốc” hoặc “Xóa dữ liệu” và cuối cùng là xác nhận thao tác.
Nếu không thể khắc phục, hãy giao cho thợ sửa chữa
Nếu như đã thử tự mình khắc phục tình trạng điện thoại không nhận tai nghe bằng tất cả các bước trên nhưng không có hiệu quả thì chứng tỏ một điều rằng sự cố của điện thoại hoàn toàn không hề đơn giản như bạn nghĩ.
Để tránh điện thoại bị mắc những lỗi nghiêm trọng hơn thì bạn nên mang chúng đến các đơn vị bảo hành (nếu vẫn đang trong thời gian bảo hành), còn nếu không bạn hãy liên hệ với các nhà bán lẻ, nhà sản xuất hoặc với các chuyên gia sửa chữa.
Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục khi điện thoại không nhận tai nghe. Ngoài ra bạn có thể sẽ quan tâm đến cách khắc phục điện thoại không bắt được wifi hoặc điện thoại không lên màn hình mà Hapigo đã hướng dẫn.
Chúc bạn có những trải nghiệm thật tốt với chiếc điện thoại của mình.