Chat with us, powered by LiveChat

Từ xưa đến nay, sâm tươi luôn là loại sản vật có giá trị cao về kinh tế cũng như thành phần dinh dưỡng. Ngoài những thông tin cần thiết về cách sơ chế và công dụng của củ sâm, nhiều người còn thắc mắc chưa biết nên bảo quản sâm tươi thế nào. Để hiểu hơn về cách thức sử dụng và cách bảo quản sâm tươi sao cho phát huy hết công dụng vốn có của sản phẩm, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết để có thêm những thông tin hữu ích khác nhau nhé. 

Có những cách bảo quản sâm tươi nào?

Cách bảo quản sâm tươi được lâu là gì? Thực hiện cách bảo quản sâm tươi tốt nhất phải làm sao? Có rất nhiều cách khác nhau để giúp nhân sâm được bảo quản tốt hơn, tránh được sự sinh sôi gây phân hủy của vi khuẩn cũng như sự tấn công của nấm mốc. Sau đây sẽ là chi tiết các cách thức thực hiện, bạn đọc có thể tham khảo nhé. 

Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh

Cách bảo quản sâm ngọc linh tươi thế nào? Cách bảo quản sâm đương quy tươi là gì? Đa phần các cách bảo quản củ sâm tươi đều sẽ giống nhau, chúng ta có thể áp dụng cho các loại nhân sâm khác nhau. Phương pháp đầu tiên mà các bạn nghĩ đến đó là bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh đúng không nào? Trên thực tế, đây là cách thức khá hữu hiệu để giúp ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn gây hại đến chất lượng nhân sâm. 

Các bạn nên sơ chế sạch sẽ củ sâm tươi sau đó cho vào hộp đựng thực phẩm hoặc túi zip có đục các lỗ nhỏ để giúp bảo quản sâm được tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn nên ưu tiên chọn lựa bảo quản trong hộp thủy tinh/ hộp nhựa đựng thực phẩm chuyên dụng để tránh tình trạng nhân sâm bị ám mùi của các loại đồ ăn khác. Với cách bảo quản sâm tươi này, các bạn có thể giữ sâm tươi lâu được khoảng từ 7 – 10 ngày. 

Bảo quản sâm tươi trong ngăn đá

Phương pháp thông dụng tiếp theo dùng để bảo quản thực phẩm nói chung và bảo quản sâm tươi nói riêng được rất nhiều gia đình chọn lựa đó là trữ đông trong ngăn đá. Sâm tươi là loại sản vật chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, cực kỳ quý hiếm và bổ ích cho sức khỏe của người sử dụng. Vì thế, nếu bảo quản không đúng không đúng cách, sâm sẽ bị vi khuẩn tấn công, nhanh hư hỏng. Cách bảo quản sâm tươi trong ngăn đá chính là phương pháp tốt nhất giúp giữ lại giá trị của sản phẩm. 

Cách bảo quản sâm tươi trong ngăn đá tủ lạnh chính là phương pháp khá hữu hiệu và phổ thông
Cách bảo quản sâm tươi trong ngăn đá tủ lạnh chính là phương pháp khá hữu hiệu và phổ thông

Các bạn nên sơ chế và tráng qua củ nhân sâm tươi với một lượt nước sạch để tránh tình trạng sâm bị khô và mất nước. Tiếp đến đựng nhân sâm tươi vào túi nilon hoặc túi bóng nhựa để giúp bảo quản sản phẩm được tốt hơn, tránh sự tiếp xúc và ám mùi với các loại đồ ăn khác. Cách bảo quản sâm tươi trong tủ đá có hiệu quả giữ sâm được tươi lâu và bảo toàn được giá trị dinh dưỡng của sản vật lên đến hơn 2 tháng. 

Nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay thì cách bảo quản sâm tươi trong ngăn đá chính là phương pháp phù hợp nhất. Nhiệt độ lạnh sâu của ngăn đông tủ lạnh sẽ giúp củ sâm được lưu trữ tươi hơn cho đến lần sử dụng sau. Lưu ý, các bạn nên tạo ra một vài lỗ thủng nhỏ trên bề mặt túi để sâm có được độ thoáng khí nhất định, không gặp phải trường hợp úng hơi trong suốt quá trình bảo quản nhé.

Cách bảo quản sâm tươi ngâm mật ong

Cách bảo quản sâm tươi để được lâu được kể đến tiếp theo đó là phương pháp ngâm với mật ong. Mật ong và nhân sâm khi kết hợp với nhau không những giúp bảo quản nguyên liệu được tốt hơn, mà đây còn là bài thuốc hữu hiệu giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm đẹp da cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ, chăm sóc sức khỏe tim mạch hiệu quả. Bên cạnh đó, sâm tươi ngâm mật ong còn đặc biệt tốt cho các chị em phụ nữ trong những ngày dâu, điều hòa kinh nguyệt đều đặn hơn.

Cách bảo quản sâm tươi ngâm mật ong cực kỳ hữu ích, lưu trữ được tận 12 tháng
Cách bảo quản sâm tươi ngâm mật ong cực kỳ hữu ích, lưu trữ được tận 12 tháng

Thực hiện cách bảo quản mật ong ngâm nhân sâm như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1kg sâm và 3 lít mật ong (gia giảm theo nhu cầu sử dụng). Bên cạnh đó, chúng ta không thể thiếu bình/ lọ đựng bằng thủy tinh sạch sẽ, lau khô thoáng, không bị đọng nước để quá trình bảo quản sâm tươi ngâm mật ong không bị oxy hóa và biến chất.
  • Bước 2: Sơ chế sâm tươi thật sạch sẽ để loại bỏ đi những chất bẩn, bụi đất còn bám lại trên bề mặt nhân sâm.
  • Bước 3: Sau khi đã rửa sạch sẽ, các bạn tiến hành thái sâm thành từng lát mỏng để quá trình ngâm cùng mật ong được ngấm đều vào từng thớ sợi nhân sâm. 
  • Bước 4: Cho các lát sâm đã thái mỏng xếp vào bình thủy tinh, sau đó đổ ngập mật ong lên bề mặt. Tiếp đến nhấn chìm các lát sâm xuống để quá trình ngâm được thấm đều hơn. 
  • Bước 5: Đậy kín nắp và bảo quản lọ ngâm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để ở những khu vực có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào hoặc vị trí ẩm thấp. 

Với cách bảo quản sâm tươi này, các bạn có thể bảo quản nhân sâm tươi trong thời gian dài, khoảng từ 10 – 12 tháng mà không hề làm mất đi những hoạt chất dinh dưỡng có trong sản phẩm. Khi dùng, các bạn chỉ cần lấy lát sâm đã ngâm ra ngậm, có thể nhai luôn cả bã sâm để tăng thêm hiệu quả tốt cho sức khỏe. Các bạn nên chọn lựa thực hiện theo cách bảo quản này để lưu trữ được giá trị của nhân sâm lâu hơn nhé. 

Cách bảo quản củ nhân sâm tươi ngâm rượu

Cách bảo quản nhân sâm tươi được lâu đó là ngâm cùng với rượu. Có thể thấy, đây là cách thức được các đấng mày râu rất ưa chuộng để lưu trữ được tất cả những giá trị tinh túy nhất của nhân sâm. Đây là cách thức bảo quản 2 trong 1, vừa giúp giữ được độ tươi ngon của nhân sâm, vừa đem lại cho người dùng những công dụng hữu ích cho sức khỏe như tăng cường sinh lý, bồi bổ thể lực, lưu thông khí huyết, kích thích ăn ngon và hạn chế mất ngủ,…

Cách bảo quản sâm tươi ngâm rượu rất được các đấng mày râu ưa chuộng
Cách bảo quản sâm tươi ngâm rượu rất được các đấng mày râu ưa chuộng

Các bước thực hiện bảo quản củ nhân sâm tươi ngâm rượu như sau:

  • Bước 1: Ở khâu chuẩn bị, các bạn nên chọn lựa loại nhân sâm tươi ngon cùng rượu trắng trên 40 độ để có được bình rượu chất lượng. Tỷ lệ sâm và rượu để bảo quản là 100 – 120g. 1 lít rượu. Bên cạnh đó, bình ngâm nên chọn lựa là chất liệu thủy tinh có nắp đậy chắc chắn. 
  • Bước 2: Sơ chế sạch sẽ các củ nhân sâm để loại bỏ đi bụi bẩn, đất đá bám trên thân. Nên thực hiện nhẹ tay để tránh nhân sâm bị đứt rễ. Để ráo nước rồi mới cho vào ngâm rượu.
  • Bước 3: Lấy củ nhân sâm đã ráo sạch nước bỏ vào lọ thủy tinh, nên đặt theo chiều thẳng đứng với phần đầu ở trên và các nhánh rễ phụ thì ở phía dưới. 
  • Bước 4: Đổ rượu trắng đã chuẩn bị sẵn vào bình, nên đổ ngập cây nhân sâm và đậy kín nắp lại, bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào bình. 

Cách bảo quản sâm tươi bằng phương pháp ngâm rượu đã mang lại những hiệu quả vô cùng to lớn cho người sử dụng. Thời gian ngâm rượu nhân sâm tối đa là 3 tháng là đã sử dụng được, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể dùng, các bạn nên lưu ý nhé. Với phương pháp này, sâm tươi có thể bảo quản được ở thời gian rất dài, khoảng từ 1 – 5 năm.

Cách bảo quản sâm củ tươi với rêu

Cách bảo quản sâm tươi khi vận chuyển thế nào? Để bảo quản sâm tươi với số lượng lớn và quãng đường xa, các bạn nên dùng rêu để giữ cho sâm luôn tươi, không bị khô và mất nước. Cách thực hiện đó là cho sâm vào thùng sạch sau đó phủ rêu lên trên bề mặt nhân sâm, so le giữa các lớp sao cho hợp lý để sản phẩm không bị dập nát trong quá trình di chuyển. Tiếp theo sẽ rưới nước sạch lên sâm và rêu để giữ ẩm cho vật phẩm suốt cả quãng đường dài.  

Cách bảo quản sâm tươi lâu khi vận chuyển đường xa bằng các lớp rêu ẩm
Cách bảo quản sâm tươi lâu khi vận chuyển đường xa bằng các lớp rêu ẩm

Đây là cách thức bảo quản sâm củ tươi cực kỳ hiệu quả mà các bạn nên áp dụng nếu muốn vận chuyển sâm đi quãng đường xa. Với số lượng nhiều hay ít thì chúng ta đều có thể áp dụng được. Cách bảo quản sâm tươi này sẽ giúp sâm được tươi mới và giữ được nguyên vẹn chất lượng tốt, trong khoảng từ 7 – 10 ngày, cho đến khi có được môi trường bảo quản tốt hơn. Các bạn đừng nên bỏ qua nhé. 

Bảo quản sâm bằng cách phơi nắng hoặc sấy khô

Một cách thức khác được cho là rất hiệu quả khi các bạn muốn bảo quản sâm trong thời gian lâu dài hơn để tiện cho việc sử dụng dần đó là rang lên hoặc sấy khô lại. Đầu tiên, chúng ta không nên bỏ qua bước sơ chế và làm sạch bụi bẩn, đất đá còn bám lại trên bề mặt của nhân sâm. Sâm sau khi đã rửa sạch sẽ thì đem đi sấy khô trong máy chuyên dụng với nhiệt độ từ 40 – 70 độ C. 

Cách bảo quản sâm tươi bằng phương pháp phơi nắng hoặc sấy khô
Cách bảo quản sâm tươi bằng phương pháp phơi nắng hoặc sấy khô

Với những gia đình không có máy sấy khô nguyên liệu, các bạn có thể chọn lựa phương thức phơi nắng để giúp bảo quản củ sâm tươi không bị bám mốc và mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có. Các bạn nên phơi sâm ở khoảng từ 2 – 3 lượt nắng to nhất để đảm bảo sâm được khô hoàn toàn, không có dấu hiệu bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn lên men gây mốc, thối. Sâm sau khi được phơi khô sẽ bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc túi zip có khóa kín nhằm tránh sự tấn công của mối mọt.

Với cách bảo quản sâm tươi này, các bạn có thể giữ sâm được lâu lên đến tận hơn 1 năm mà không làm hao hụt đi giá trị dinh dưỡng vốn có của sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản, chúng ta vẫn cần lưu ý theo dõi thường xuyên để thay túi hút ẩm và hạn chế được tình trạng mối mọt xuất hiện trong lọ sâm gây hư hại. Các bạn nên áp dụng cách thực hiện này nếu muốn giữ sâm được lâu trong nhiều lần sử dụng sau nhé. 

Phương pháp bảo quản sâm với gạo

Bên cạnh những cách bảo quản sâm tươi được kể trên, các bạn có thể áp dụng phương pháp lưu trữ chất lượng sản phẩm cùng với gạo. Các bạn sẽ thực hiện bằng cách rang gạo lên sau đó trải lên 1 miếng vải sạch. Tiếp đến đặt sâm vào, gói lại và đặt ở các khu vực tủ, kệ khô ráo, tránh sự xâm nhập và tấn công của các loại côn trùng, mối mọt. 

Cách bảo quản sâm tươi với gạo rang khô cực kỳ hữu hiệu nếu muốn bảo quản trong thời gian ngắn
Cách bảo quản sâm tươi với gạo rang khô cực kỳ hữu hiệu nếu muốn bảo quản trong thời gian ngắn

Tuy nhiên, đây chỉ là cách thức chữa cháy tạm thời, chỉ bảo quản được sâm củ trong khoảng từ 7 – 10 ngày, người dùng không nên để quá lâu sẽ khiến chất dinh dưỡng trong sâm bị hao hụt. Hoặc, cách thức khác với gạo rang để bảo quản nhân sâm đó là cho gạo vào túi vải sạch, sau đó đặt vào trong hộp đựng sâm nhằm hút bớt hơi ẩm để sâm không bị mốc, thối khi chưa kịp sử dụng đến.

Có thể thấy, so với các phương thức trên thì cách bảo quản sâm tươi với gạo rang có thời gian lưu trữ ngắn hơn hẳn. Vì thế các bạn hãy căn cứ vào mục đích cũng như thời điểm cần sử dụng mà chọn lựa cách bảo quản sao cho phù hợp để giúp sâm giữ trọn giá trị dinh dưỡng nhé. 

FAQs – Những câu hỏi về cách bảo quản sâm tươi

Bước đầu tiên trong các cách bảo quản sâm tươi đó là sơ chế sản phẩm sao cho thật sạch sẽ
Bước đầu tiên trong các cách bảo quản sâm tươi đó là sơ chế sản phẩm sao cho thật sạch sẽ

Các thông tin bên trên đã chia sẻ đến các bạn những cách bảo quản sâm tươi đơn giản và hiệu quả nhất. Sau đây, bài viết sẽ giải đáp các thông tin khác nhau xoay xung quanh vấn đề cách bảo quản sâm tươi.

Sâm tươi có thể để được bao lâu?

Sâm tươi có thể để được bao lâu? Đây là câu hỏi được rất nhiều người dùng tìm kiếm và thắc mắc để có được câu trả lời chính xác nhất. Trên thực tế, thời gian để được sâm tươi còn phụ thuộc vào cách bảo quản sâm tươi. Cụ thể, nếu các bạn chọn phương pháp ngâm cùng rượu trắng, sâm tươi sẽ kéo dài được thời gian sử dụng lên đến 5 năm. Đối với cách thức bảo quản trong ngăn đá, sâm tươi lưu trữ được hơn 2 tháng.
Còn nếu muốn sâm để được lâu và ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau như tần gà, sắc thuốc bổ, đun nước uống,… các bạn nên ưu tiên chọn phương pháp phơi khô hoặc sấy sâm khô nhằm giúp thời gian lưu trữ kéo dài hơn nhé. Mỗi cách bảo quản sâm tươi sẽ có những ưu nhược điểm riêng về mặt thời gian cũng như cách thức, đối tượng sử dụng. Vì thế mà người dùng cần cân nhắc để chọn lựa sao cho phù hợp. 

Xử lý sâm tươi trước khi bảo quản thế nào?

Cách xử lý sâm tươi trước khi tiến hành bảo quản thế nào? Sơ chế sâm tươi thế nào mới đúng cách? Để giải đáp cho thắc mắc chung của bạn đọc về cách sơ chế củ sâm tươi trước khi thực hiện bảo quản, các bạn hãy cùng theo dõi các bước thực hiện cơ bản sau đây nhé. 
Bước 1: Bước đầu tiên cũng chính là bước quan trọng nhất không thể bỏ qua đó là làm sạch đi các chất bẩn, bụi bặm còn bám lại trên thân của cây nhân sâm. Củ nhân sâm khi rửa sạch lưu ý nên chải 1 chiều, không chải mạnh tay sẽ khiến rễ bị đứt ra. Tốt hơn hết, để hạn chế được tình trạng này, các bạn nên ngâm nước trong 10 phút để thao tác chải rễ được dễ dàng hơn.
Bước 2: Sau khi đã tiến hành rửa sạch nhân sâm, các bạn nên cắt tỉa bớt phần đầu rễ cây ra khỏi củ để sản phẩm đẹp hơn khi dùng để ngâm rượu hoặc sấy khô/ phơi nắng,… chung quy là phục vụ vào những mục đích chế biến khác nhau. Ở phần rễ thừa được tỉa, các bạn nên tận dụng để sắc nước uống hoặc nấu chè, hãm trà nhân sâm,…
Bước 3: Ở bước này, các bạn sẽ xử lý nhân sâm sao cho phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Nếu sấy khô hoặc ngâm rượu thì nên giữ nguyên cả củ, còn nếu muốn ngâm cùng mật ong thì bạn cần thái lát mỏng ra để tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng. 
Trên đây là những bước cơ bản giúp sơ chế nhân sâm đúng cách, các bạn nên theo dõi và áp dụng sao cho có được hiệu quả tốt nhất khi thực hiện các cách bảo quản sâm tươi. 

Các bạn hãy theo dõi thêm bài viết khác về cách bải quản ốc hương hay cách bảo quản nấm rơm tại Hapigo nhé!

Kết luận

Sâm tươi là một trong số những sản vật quý hiếm, được lưu truyền từ ngàn xưa đến nay về giá trị dinh dưỡng cao cũng như khả năng bồi bổ cho sức khỏe, phục hồi sau ốm dậy. Chính vì có giá trị cao mà cách bảo quản sâm tươi cũng cần phải kỹ lưỡng và cẩn trọng để có lưu giữ được những tinh túy tốt nhất. Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc những cách thức bảo quản nhân sâm khác nhau. 

Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn chọn lựa và thực hiện được một phương pháp hữu hiệu nhất.

Share.

Leave A Reply