Chat with us, powered by LiveChat

Cách chế biến và bảo quản nấm rơm thế nào? Cách bảo quản nấm rơm không bị đen phải làm sao? Có những cách bảo quản nấm rơm qua đêm nào? Nấm rơm là loại thực phẩm khá quen thuộc, nhất là với những người có thói quen chế biến các món ăn chay thanh đạm, giàu dinh dưỡng. Để bảo quản nấm rơm giữ được chất lượng tốt và không nhanh bị phân hủy gây hại cho sức khỏe người sử dụng, bạn đọc hãy theo dõi các thông tin cụ thể được chia sẻ dưới đây nhé.

Có những cách bảo quản nấm rơm nào?

Có rất nhiều cách bảo quản nấm rơm không bị hư khác nhau, mỗi cách sơ chế bảo quản nấm rơm đều có những bước thực hiện riêng nhằm giữ được lâu nhất độ tươi ngon của thực phẩm. Sau đây sẽ là những cách bảo quản nấm rơm để lâu mà các bạn có thể tham khảo và sử dụng sao cho phù hợp nhé. 

Bảo quản nấm rơm trong ngăn đá

Cách thức bảo quản thực phẩm tươi sống trong ngăn đông tủ lạnh luôn là cách thức hữu hiệu nhất để giữ được sự tươi ngon và hạn chế sự tấn công gây phân hủy của các loại vi khuẩn. Sau đây là một vài cách bảo quản nấm rơm tươi trong tủ lạnh (ngăn đông).

Cách bảo quản nấm rơm trong ngăn đá rất đơn giản
Cách bảo quản nấm rơm trong ngăn đá rất đơn giản

Hấp và trữ đông nấm rơm

Cách bảo quản nấm rơm trong tủ đông bằng phương pháp hấp được thực hiện khá đơn giản, giúp thực phẩm không bị chịu các tác động tiêu cực bởi vi khuẩn sinh sôi gây bệnh. 

  • Bước 1: Sơ chế nấm

Đầu tiên, các bạn cần thực hiện nhặt và sơ chế nấm rơm sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, đất cát còn bám lại trên bề mặt thực phẩm. Đặc biệt lưu ý, khi rửa nấm rơm, các bạn cần rửa từng mẻ nhỏ dưới vòi nước mát, không nên rửa quá nhiều cùng một lúc sẽ dễ làm nấm bị nát. Bên cạnh đó, lực tay cũng cần nhẹ nhàng để giữ nguyên hình dạng nấm. 

  • Bước 2: Cắt bỏ cuống nấm

Phần cuộng cây nấm rơm là phần già và cứng, các bạn nên cắt bỏ phần này khi thực hiện sơ chế. Ngoài ra, người dùng có thể cắt đôi hoặc giữ nguyên thực phẩm tùy theo nhu cầu sử dụng và chế biến. 

  • Bước 3: Ngâm nấm trong nước chanh

Ở bước này, các bạn nên ngâm nấm rơm vào hỗn hợp chanh và nước theo tỉ lệ 1 thìa ăn cơm nước chanh và 500ml nước sạch. Nấm rơm ngâm khoảng 5 phút trong dung dịch này để giúp các lần sử dụng về sau không bị ngả màu thâm đen, gây mất thẩm mỹ. Sau khi ngâm xong, các bạn hãy vớt ra và để ráo nấm nhé.

  • Bước 4: Hấp nấm rơm

Các bạn sử dụng xửng hấp 2 ngăn để đun sôi nước và hấp nấm lên trong khoảng từ 3 – 5 phút. Sau đó, thử dùng nĩa xiên vào nấm xem nấm đã chín hay chưa. Thời gian nấm rơm được hấp chín nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào kích thước của chúng.

  • Bước 5: Đợi nấm rơm nguội

Bước đợi nấm rơm được nguội hẳn khá quan trọng, các bạn không nên vội vàng bỏ nấm còn đang ấm vào ngăn đá tủ lạnh, sẽ khiến thành phẩm về sau bị dão khi sử dụng, không còn giữ được sự săn chắc, tươi ngon.

  • Bước 6: Bảo quản trong hộp đậy nắp kín 

Sau khi nấm rơm đã nguội, các bạn có thể bảo quản sản phẩm trong các loại hộp nhựa, hộp thủy tinh có nắp đậy kín đáo. Hoặc nếu hộp quá chiếm diện tích của tủ lạnh, các bạn nên dùng túi zip hút chân không để bảo quản nấm rơm.

  • Bước 7: Cấp đông nấm rơm

Bước cuối cùng sau khi đã hoàn thiện hết các công đoạn kể trên, các bạn sẽ trữ đông túi nấm rơm vào ngăn đá tủ lạnh, nhằm giúp nấm luôn được tươi ngon và giữ được độ ngọt vốn có trong những lần chế biến sau. 

Cách bảo quản nấm rơm trong ngăn đá là nên luộc/ hấp/ rán chín
Cách bảo quản nấm rơm trong ngăn đá là nên luộc/ hấp/ rán chín

Rán và cấp đông nấm rơm

Một cách bảo quản nấm rơm lâu nữa cùng ngăn đá tủ lạnh được kể đến tiếp theo chính là hình thức rán nấm rơm. Các bước thực hiện khá đơn giản như sau:

  • Bước 1: Sơ chế sạch sẽ nấm rơm

Tương tự như bước thực hiện sơ chế nấm rơm để hấp, các bạn cũng cần phải làm sạch thực phẩm này trước khi tiến hành các bước cấp đông trong tủ lạnh. Các bạn nên chẻ đôi nấm rơm để giúp nấm chín đều hơn trong quá trình rán.

  • Bước 2: Chiên nấm 

Sau khi sơ chế và để ráo nấm, các bạn sẽ tiến hành chiên vàng đều nấm rơm trên chảo dầu nóng. Trong quá trình rán cần đảo đều tay khoảng từ 3 – 5 phút để nấm được chín đều hơn. Ở bước này, các bạn có thể thêm các nguyên liệu gia vị thảo dược khác vào để giúp tăng thêm độ thơm và dậy mùi cho nấm như húng quế, xạ hương,…

  • Bước 3: Vớt nấm khỏi chảo

Sau khi nấm đã chín đều, nhanh tay vớt nấm ra để ráo dầu và đợi nấm nguội hẳn. 

  • Bước 4: Bảo quản nấm rơm 

Cho nấm rơm đã rán chín vào hộp có nắp đậy kín hoặc túi zip hút chân không để bảo quản sản phẩm. Lưu ý nên chọn loại hộp có chừa được khoảng 1cm tính đến miệng hộp, tránh tình trạng nấm bị nở ra và giúp duy trì được độ ngọt của nấm. 

  • Bước 5: Bảo quản ngăn đá tủ lạnh

Sau khi đã thực hiện các bước sơ chế và làm chín nấm rơm bằng phương pháp rán, các bạn sẽ trữ đông trong nhiệt độ làm lạnh của tủ để giúp vi khuẩn không thể phát triển và sinh sôi gây hại cho thực phẩm. 

Cách bảo quản nấm rơm tươi thế nào?
Cách bảo quản nấm rơm tươi thế nào?

Đun chín nấm rơm và để ngăn đông

Cách bảo quản nấm rơm sau khi thu hoạch tốt nhất đó là để ở nhiệt độ phòng mát mẻ và sử dụng trong vòng 12 tiếng đồng hồ kể từ lúc gặt hái. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sử dụng được hết thực phẩm, vì vậy, các bạn có thể tham khảo cách đun chín nấm rơm và trữ đông. 

  • Bước 1: Đun sôi nước luộc nấm rơm

Đun sôi nồi nước rồi thả nấm rơm vào để luộc chín. Quá trình luộc nấm nên cho chút muối hạt tinh khiết (2 thìa cafe) vào nồi để nấm không bị thâm đen khi sử dụng ở các lần chế biến sau. 

  • Bước 2: Rửa nấm rơm với nước lạnh

Sau khi đã luộc chín nấm rơm, các bạn hãy đổ ra rổ để rửa sạch lại bằng nước lạnh. Ở bước này, các bạn nên tiến hành tương tự như bước 1 ở 2 cách trên. 

  • Bước 3: Ngâm nấm vào nước đá lạnh

Chuẩn bị khoảng 1,5 lít nước cùng 1 cốc đá lạnh, đổ nấm đã sơ chế ở bước 2 vào tô nước đá ngâm cho ngập. Tùy theo lượng nấm hiện có mà các bạn ngâm lượng nước và đá sao cho phù hợp. Thời gian ngâm là khoảng từ 3 – 5 phút để các sợi nấm được săn lại, tạo độ giòn khi ăn.

  • Bước 4: Bảo quản trong hộp/túi đựng

Sau khi ngâm với nước đá lạnh, các bạn nên vớt ra để nấm ráo nước hơn trước khi cho vào hộp. Lưu ý nên chừa một khoảng 1,5cm tính từ bề mặt nấm lên đến nắp hộp, nhằm hạn chế trường hợp nấm nở ra. Còn nếu muốn bảo quản với túi hút chân không, hãy hút hết không khí ra khỏi túi trước khi trữ đông nhé.

  • Bước 5: Cấp đông nấm rơm

Với nhiệt độ lý tưởng của ngăn đông tủ lạnh, các bạn có thể bảo quản nấm rơm đã luộc chín khoảng từ 6 – 9 tháng. Người dùng nên ưu tiên cất nấm ở sâu bên trong tủ đông nhằm hạn chế sự thay đổi nhiệt độ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi thường xuyên mở tủ lạnh.

Trên đây là những cách bảo quản nấm rơm tươi bằng cách cấp đông trong ngăn đá tủ lạnh. Sản phẩm khi được duy trì ở nhiệt độ lạnh có thể sử dụng được tận 9 tháng. Khi muốn sử dụng nấm, người dùng chỉ cần rã đông và chế biến là đã có được những món ăn ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu nấm sau khi rã đông xong có xuất hiện các màng nhầy nhớt bên trong hộp/ túi đựng, các bạn nên bỏ đi và không được sử dụng tiếp nhé. 

Cách bảo quản nấm rơm trong ngăn mát tủ lạnh

Cách bảo quản nấm rơm qua ngày thế nào? Nên thực hiện cách bảo quản nấm rơm đã chế biến ra sao? Ở phần này, bài viết sẽ chia sẻ về cách thức bảo quản nấm rơm trong ngăn mát tủ lạnh. So với các phương pháp kể trên thì cách này sẽ đơn giản hơn rất nhiều. 

Cách bảo quản nấm rơm ở ngăn mát tủ lạnh nên dùng ngay trong khoảng 2 ngày để có được chất lượng tốt
Cách bảo quản nấm rơm ở ngăn mát tủ lạnh nên dùng ngay trong khoảng 2 ngày để có được chất lượng tốt
  • Bước 1: Nấm rơm sau khi mua về nên sơ chế sạch sẽ và để ở rổ cho ráo nước. 
  • Bước 2: Sau khi nấm đã khô, các bạn nên để thực phẩm trong hộp đựng có nắp đậy kín hoặc túi zip hút chân không, bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh với nhiệt độ dưới 4 độ C. Cách thức bảo quản này sẽ giữ nấm rơm tươi ngon được trong khoảng từ 2 – 3 ngày. 

Có lẽ đây là cách bảo quản nấm rơm phổ biến nhất và cũng được nhiều người biết đến nhất. Tuy nhiên, với phương pháp này, chúng ta không thể để nấm rơm trong thời gian dài đến tận vài tháng như cách trữ ngăn đông kể trên. Chính vì thế, các bạn nên sử dụng trong thời gian nhanh nhất để thực phẩm giữ được độ tươi nhất định. 

Cách bảo quản nấm tươi ngâm muối

Cách bảo quản nấm rơm tươi được kể đến tiếp theo ngoài 2 phương pháp kể trên đó là ngâm cùng với nước muối. Các bạn có thể thực hiện theo cách thức cơ bản sau đây.

Cách bảo quản nấm rơm lâu hơn bằng cách ngâm nước muối
Cách bảo quản nấm rơm lâu hơn bằng cách ngâm nước muối
  • Bước 1: Các bạn nên sơ chế nấm rơm thật sạch sẽ để loại bỏ đi các loại đất cặn, bụi bẩn còn bám lại trên thân nấm, khiến nấm bị hư hỏng, nhanh bị nẫu và không thể sử dụng được. 
  • Bước 2: Sau khi đã sơ chế sạch sẽ, các bạn nên cho nước vào nồi khuấy đều lên cùng chút muối hạt và đun sôi. Nấm rơm sẽ cho vào chần sơ qua, các bạn lưu ý không nên làm chín nấm nhé.
  • Bước 3: Vớt nấm rơm ra và xả dưới vòi nước lạnh, ngâm trong khoảng 5 phút để nấm có được độ giòn vừa phải khi sử dụng. 
  • Bước 4: Tiếp theo, các bạn nên ướp nấm rơm cùng một chút muối để rút hết nước đang còn đọng trong nấm.
  • Bước 5: Bước cuối cùng, người dùng nên đợi ráo hết nước trong nấm rơm rồi sau đó đặt nấm vào hũ để ngâm cùng với nước muối loãng, có nồng độ 20 – 30% để giúp bảo quản và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. 

Các bạn nên bảo quản hũ đựng nấm rơm ngâm muối ở vị trí sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào sản phẩm. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra lọ đựng nấm rơm xem có xuất hiện các hiện tượng bất thường như váng trắng, nước bị đục hay không. Nếu bảo quản đúng cách và thực hiện đúng phương pháp, nấm rơm ngâm nước muối có thể bảo quản được hơn 1 tháng. 

Bảo quản nấm rơm bằng cách muối chua

Thông thường, để bảo quản các loại rau củ như dưa cải, bắp cải, cải xanh,… người ta thường sẽ ứng dụng cách muối chua. Phương pháp này không những giữ lại được độ tươi ngon cho thực phẩm mà còn giúp chúng ta có được một món ăn ngon và chất lượng, không bị ngấy khi ăn kèm cùng các loại thịt. Hãy cùng theo dõi cách các bước thực hiện cơ bản sau đây nhé:

Cách bảo quản nấm rơm bằng muối chua
Cách bảo quản nấm rơm bằng muối chua
  • Bước 1: Sơ chế nấm 

Đầu tiên, chúng ta cần thực hiện làm sạch nấm rơm sau đó cắt thành lát đôi hoặc lát 4 tùy theo sở thích của người dùng, mục đích để gia vị dễ ngấm vào thịt nấm.

  • Bước 2: Cho các nguyên liệu vào lọ đựng

Dụng cụ để đựng nấm rơm ngâm muối phù hợp nhất chính là lọ thủy tinh có nắp đậy kín. Các bạn có thể cho thêm các loại rau gia vị khác như lá nguyệt quế, rau kinh giới, thìa là, tỏi, hành lá,… nếu thích.

  • Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ ngâm nấm rơm

Chuẩn bị 2 lít nước trắng và 1 chút giấm trắng, cho vào nồi dùng để ngâm nấm rơm. Hoặc các bạn cũng có thể chọn bát gốm, bát thủy tinh to để đựng thực phẩm cũng rất ổn. Bên cạnh đó nên tránh ngâm trong các loại nồi gang hay nhôm vì chúng dễ phản ứng với giấm, tạo ra mùi khó chịu cho thức ăn. 

  • Bước 4: Nêm thêm gia vị

Các bạn có thể thêm 1 thìa bột canh, 1 thìa hạt tiêu vào hỗn hợp giấm đã chuẩn bị sẵn ở bước 3. Ngoài ra, người dùng hãy nêm nếm gia vị vào dung dịch sao cho tăng thêm hương vị đặc trưng cho thành phẩm. 

  • Bước 5: Đun sôi nấm và nước muối

Cho nấm cùng các loại nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn vào nồi nước muối, sau đó bật bếp đun sôi nước lên trong khoảng từ 3 – 5 phút để nấm rơm ngấm gia vị, tạo được sự tươi ngon và dậy mùi khi sử dụng. Có thể để lửa nhỏ để đun sôi trong khoảng 15 phút để giúp tăng thêm hiệu quả bảo quản nấm rơm. 

  • Bước 6: Đổ hỗn hợp vào lọ ngâm

Sử dụng thìa múc hỗn hợp nấm rơm và muối đã nấu đổ vào lọ ngâm. Lưu ý cần thực hiện cẩn thận để tránh bị bỏng trong quá trình thao tác.

  • Bước 7: Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh

Trước khi để thành phẩm vào trong ngăn mát của tủ lạnh, các bạn cần đợi cho hỗn hợp được nguội hoàn toàn, khoảng từ 30 – 1 giờ đồng hồ. Tiếp đến đậy kín nắp lại và bảo quản ở nhiệt độ mát tủ lạnh. 

Sau khoảng từ 3 ngày là chúng ta đã có thể thưởng thức được thành quả. Cách thức này có thể giúp bảo quản nấm rơm khoảng hơn 1 tháng, bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ có thêm một món ăn thơm ngon và lạ miệng. Còn chần chờ gì nữa, hãy thử thực hiện ngay nhé.

Cách bảo quản nấm rơm bằng phơi khô

Cách sơ chế và bảo quản nấm rơm phơi khô thế nào? Ngoài những cách bảo quản nấm rơm tươi được kể trên, sau đây bài viết sẽ hướng dẫn cách bảo quản nấm rơm bằng cách phơi khô

Cách bảo quản nấm rơm bằng phơi khô
Cách bảo quản nấm rơm bằng phơi khô
  • Bước 1: Cũng tương tự như các cách thức thực hiện bên trên, các bạn nên chọn mua nấm tươi sau đó sơ chế sạch sẽ và chẻ nấm thành hai phần. 
  • Bước 2: Mang nấm rơm ra phơi nắng để nấm có được độ khô ráo nhất định, hạn chế được sự xâm nhập và phát triển gây phân hủy của vi khuẩn. Nếu nấm vẫn chưa có đủ độ khô ráo nhất định, các bạn nên phơi dưới 1 lượt nắng nữa để đạt được hiệu quả bảo quản tốt nhất.
  • Bước 3: Bảo quản nấm rơm phơi khô trong lọ thủy tinh hoặc túi zip hút chân không, đặt ở các vị trí khô ráo và thoáng mát, tránh khu vực dễ có sự tấn công của các loại côn trùng, mối mọt. 

Với cách thức bảo quản nấm khô, không phải gia đình nào cũng có máy sấy thực phẩm khô chuyên dụng. Chính vì thế, các bạn có thể tham khảo và thực hiện cách thức này để giúp bảo quản nấm rơm trong thời gian lâu dài hơn. Nấm rơm phơi khô đủ độ có thể bảo quản được đến tận 6 – 8 tháng. Tuy nhiên, người dùng vẫn cần kiểm tra thường xuyên nấm rơm phơi khô để tránh bị các loại mối mọt tấn công. 

FAQs – Những câu hỏi thường gặp

Có rất nhiều cách bảo quản nấm rơm tươi
Có rất nhiều cách bảo quản nấm rơm tươi

Ngoài những cách bảo quản nấm rơm tốt nhất được kể trên, nhiều bạn đọc còn thắc mắc đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau về nhiệt độ bảo quản cũng như dấu hiệu nấm rơm không thể dùng được nữa. Hãy cùng khám phá ngay nhé. 

Bảo quản nấm rơm trong thời gian bao lâu?

Thời gian bảo quản nấm rơm là bao lâu? Tùy thuộc vào cách thức bảo quản cũng như quy trình thực hiện mà thời gian nấm rơm có thể sử dụng được cũng không giống nhau. Với các cách bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh được kể trên, thời gian lưu trữ và sử dụng có thể lên đến 9 tháng, còn đối với phương pháp sấy khô thì từ 6 – 8 tháng. 
Trường hợp để ở ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản của nấm rơm cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào cách thức thực hiện. Cụ thể, nếu bạn muối chua nấm rơm, sản phẩm có thể bảo quản trong khoảng hơn 1 tháng kể từ ngày chế biến. Còn nếu cách thức bảo quản là cho nấm sạch đã sơ chế vào túi nhựa PVC có đục lỗ thoáng khí thì sản phẩm chỉ để được khoảng 2 – 3 ngày.

Nhiệt độ chuẩn để bảo quản nấm rơm là bao nhiêu?

Cách bảo quản nấm rơm tươi lâu quan trọng nhất là yếu tố nhiệt độ. Đây là điều kiện tiên quyết để giúp kéo dài thời gian giữ nấm tươi. Nấm rơm sẽ có những thay đổi tùy theo nhiệt độ lưu trữ như sau:
Nhiệt độ dưới 0 độ C: Ở thời gian này, nấm rơm có thể bảo quản được với thời gian hơn 2 tuần, tuy nhiên nếu giã đông mà không sử dụng hết ngay thì rất bị nhũn ra và hỏng đi. 
Nhiệt độ từ 4 – 6 độ C: Đây là nhiệt độ khiến nấm nhanh bị hư hỏng, chỉ bảo quản được khoảng từ 12 – 24 tiếng đồng hồ. 
Nhiệt độ từ 10 – 15 độ C: Ở nhiệt độ này, nấm rơm có thể bảo quản được từ 3 – 4 ngày nếu được đựng trong túi đựng thực phẩm có đục lỗ thoát khí. 
Nhiệt độ từ 20 độ C: Đây là nhiệt độ có thời gian bảo quản nấm rơm nằm trong khoảng giữa của 4 – 6 độ C và 10 – 15 độ C. 
Nhiệt độ 30 độ C: Nếu lỡ để quên nấm trong môi trường có khoảng nhiệt độ này, các bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng nhé vì nấm dễ bị nhũn ra, thâm lại và dễ bị nhiễm khuẩn. 

Nấm rơm có dấu hiệu hư hỏng khi nào? 

Để nhận biết các dấu hiệu hư hỏng của nấm rơm, các bạn cần quan sát kỹ lưỡng bề mặt của nấm để tránh dùng phải thực phẩm hư hỏng, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa. Nếu nấm rơm trong thời gian bảo quản có xuất hiện các dấu hiệu như màng nhầy bao quanh, chuyển màu sang thâm đen, bắt đầu có mùi hăng hăng do vi khuẩn đang bắt đầu phân hủy,… người dùng nên bỏ ngay và không được sử dụng để chế biến thực phẩm nhé.  

Các bạn hãy tham khảo thêm các cách bảo quản hàu sốngcách bảo quản mật ong trên Hapigo nhé!

Kết luận 

Nấm rơm là loại nấm có nguồn gốc từ tự nhiên, mang lại nhiều giá trị về dinh dưỡng cho sức khỏe của người sử dụng. Ngoài những cách chế biến món ăn từ nấm rơm, các bạn cũng cần biết đến những cách thức khác nhau giúp bảo quản thực phẩm giữ được chất lượng tốt. Bài viết đã chia sẻ những phương pháp bảo quản nấm rơm khác nhau đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ có thể chọn lựa được cách bảo quản nấm rơm phù hợp. 

Share.

Leave A Reply