Việc băng bó vết thương ở tay đúng cách sau những chấn thương sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng sưng tấy cũng như bảo vệ xương khớp cho tay hiệu quả, giúp vết thương của bạn được nhanh lành hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết băng bó vết thương ở tay đúng cách, nhất là với mỗi bộ phận của tay sẽ có những cách băng bó khác nhau. Vậy đâu là cách băng bó vết thương ở tay phù hợp, cùng tham khảo ngay một số hướng dẫn dưới đây nhé!
Băng bó vết thương ở tay trong những trường hợp nào?
Sơ cứu, băng bó vết thương lại sẽ giúp hạn chế các chấn thương trên tay trở nên nặng nề và nguy hiểm hơn. Trong một số trường hợp, bạn nên băng bó vết thương lại như:
Gãy xương tay
Đây là trường hợp vô cùng quan trọng cần được sơ cứu băng bó kịp thời, chúng xảy ra có thể gây gãy một hoặc nhiều xương ở phần tay như cẳng tay, bàn tay,… Khi gặp phải tình trạng tay nghi ngờ bị gãy thì cần ngay lập tức băng bó và nạp cố định lại. Có một số dấu hiệu thể hiện bạn đang bị gãy xương như:
- Xương tay bị biến dạng, bị cong một cách rõ rét
- Một vùng trên tay bạn bị bầm tím, sưng lên
- Không thể cử động, thực hiện các động tác liên quan đến tay
- Cảm giác đau dữ dội nhất là khi tác động vào vị trí xương bị gãy
Bong gân tay
Đây cũng là trường hợp cần băng bó vết thương đúng cách. Bong gân xảy ra khi bị kéo căng khiến dây chằng bị rách. Gân là phần mô kết nối xương trong nên khi bong gân tay thì việc cử động xương của phần xương đó trở nên khó khăn. Bong gân cần được điều trị đúng cách để có thể giảm thiểu được đau và sưng tay, giúp nhanh lành hơn. Bạn có thể băng bó cũng như nẹp cố định để giúp bảo vệ phần gân bị bong.
Vết thương hở
Các vết thương hở ở tay như vết rách da, vết thủng trên tay. Những vết thương hở dạng nhẹ thường có thể nhanh chóng lành lại. Tuy nhiên với những vết thương hở nặng, gây chảy máu nhiều, vết thương lớn thì việc băng bó vết thương là vô cùng cần thiết. Điều này cũng tránh vết thương bị nhiễm trùng, giúp cầm máu cũng như giúp vết thương nhanh lành hơn.
Bỏng
Những vết bỏng nặng trên tay cũng cần băng bó lại để có thể giúp vết thương nhanh lành hơn. Sau khi đã được sơ cứu và bôi thuốc lên vết bỏng, bạn cần sử dụng băng gạc để đắp lên vùng da bị bỏng, từ đó giúp bảo vệ vùng da của bạn hiệu quả.
Sơ cứu và làm sạch vết thương trước khi băng bó
Trước khi tiến hành băng bó vết thương, bạn cần phải biết cách cầm máu cũng như làm sạch vết thương trước để tránh vết thương bị mất quá nhiều máu hay bị nhiễm trùng. Việc sơ cứu và làm sạch vết thương cũng tùy thuộc vào tình trạng của từng vết thương. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện dưới đây:
- Bước 1: Loại bỏ phần áo dính vào vết thương
Cắt bỏ những lớp áo, trang sức tại khu vực tay bị thương để làm sạch được tốt nhất. Làm sạch tay để thực hiện sơ cứu và băng bó.
- Bước 2: Cần loại bỏ mạnh vụn, bụi bẩn và tiến hành làm sạch
Nếu trên miệng vết thương của bạn xuất hiện các mảnh vụn, bụi bẩn hay những vật thể khác trên miệng vết thương thì bạn nên gắp bỏ chúng ra, tiến hành làm sạch với nước khử trùng để giúp vết thương được sạch hơn, tránh khi băng bó vết thương sẽ bị nhiễm trùng. Trong trường hợp vết thương bị chảy máu quá nhiều thì bạn cần thực hiện cầm máu đầu tiên để tránh người bệnh mất quá nhiều máu khiến bị choáng và ngất đi. Cầm máu bằng cách sử dụng băng khô, sạch ấn giữ vết thương bằng lựa vừa phải.
- Bước 3: Tiến hành băng bó vết thương ở tay
Những vết thương ở những vùng da khác nhau trên tay cũng sẽ có những cách băng bó khác nhau. Cùng tham khảo cụ thể các cách băng bó vết thương ở tay với từng khu vực từng vị trí nhé.
Cách băng bó vết thương ở tay cho từng vị trí
Cách băng bó vết thương ở cổ tay
Cổ tay là phần nối giữa cánh tay và bàn tay, là phần cử động khá nhiều nên việc băng bó vết thương sẽ giúp cổ tay được cố định lại. Để có thể băng được phần cổ tay, bạn thực hiện cách băng bó vết thương hình số 8 dưới đây nhé. Kiểu bằng này đưa cuộn băng vòng theo hình số 8.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cuồn 2-3 vòng đầu ở phần cổ tay để cố định bằng, sau đó cuốn nhiều vòng theo hình số 8, vòng vào phần bàn tay nối vào cổ tay. Vòng sau đè lên vòng trước tầm ⅔ chiều ngang của băng, tiếp tục thực hiện đến khi băng kín vết thương.
- Bước 2: Cố định đầu còn lại của vết thương bằng cách dùng ghim hoặc buộc lại.
Băng số 8 sẽ giúp phần cổ tay được cố định, tránh việc cử động bàn tay ảnh hưởng đến vết thương, nhất là với những vết thương gần với bàn tay. Ngoài ra các băng bó vết thương theo hình số 8 còn áp dụng khi băng bó vết thương ở lòng bàn tay, mu bàn tay.
Cách băng bó vết thương ở ngón tay
Các vết thương ở ngón tay thường xảy ra trong quá trình sinh hoạt, nấu nướng như bị dao cứa gây đứt tay. Nếu vết thương nhỏ, bạn có thể chỉ cần làm sạch vết thương và băng bó lại với urgo. Còn nếu vết thương lớn hơn, bạn sử dụng băng gạc để băng bó và cầm máu vết thương trên ngón tay.
Cách thực hiện:
- Cách sử dụng urgo để băng bó vết thương ở ngón tay
Bạn chuẩn bị một chiếc urgo, cắt ngang ở chính giữa 2 đầu urgo đến phần bông ở giữa thì dừng lại. Sau đó bạn đặt phần bông giữ urgo vào vết thương, dán từng phần đầu urgo lại để cổ định vết thương, giúp urgo được ôm sát vào tay.
- Cách sử dụng băng gạc để băng bó vết thương ở ngón tay
Với những vết thương lớn hơn, đầu tiên bạn cần dùng băng khô để cầm máu, sau đó khử trùng và băng lại vết thương. Cách băng cũng rất đơn giản, bạn thực hiện quần phần băng nhiều vòng xung quanh vết thương, buộc cố định lại. Nên buộc nhẹ nhàng để giúp máu vẫn có thể luân chuyển đến vùng ngón tay này nhé.
Cách băng bó vết thương ở cánh tay
Với những vết thương ở cánh tay, bạn có thể thực hiện với kiểu băng xoắn ốc. Kiểu băng bó này khá phổ biến, áp dụng cho những phần như cánh tay, bắp tay, chân,…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Quần 2-3 vòng đầu của băng đèn lê nhau để cố định một đầu của băng.
- Bước 2: Cho đường băng quần vòng theo hướng xuống hoặc đi lên tùy vào vị trí băng. Cho đến khi băng quấn che kín được vết thương trên tay, sau đó cố định phần đầu băng còn lại bằng ghim hoặc buộc lại.
Cách băng bó vết thương ở khuỷu tay
Với những vùng cơ thể gập lại như khuỷu tay hay khuỷu chân thì việc áp dụng cách băng chữ nhân sẽ vừa mang lại hiệu quả cầm máu, tính tẩm mỹ và có độ chắc chắn, hạn chế bong tuột băng.
Cách thực hiện của kiểu băng bó này khá phức tạp, để dễ hình dung cùng tham khảo video hướng dẫn dưới đây nhé:
Một số lưu ý khi băng bó vết thương ở tay
Khi băng bó vết thương ở tay, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Khi băng bó vết thương ở tay hay bất kì khu vực nào trên cơ thể, bạn cũng cần tránh quần băng quá chặt. Khi băng bị quấn quá chặt sẽ khiến cắt đứt lưu thông máu trên tay của bạn. Điều này khiến các bộ phận tay ở dưới băng cuốn sẽ không có máu để nuôi dưỡng. Để có thể biết được liệu bạn có đang quấn băng quá chặt hay không thì nên dùng tay còn lại để bóp các móng tay, đợi 5 giây nếu màu ngón tay trở lại thì đã quấn vừa đủ, còn nếu không trở lại sau 2 giây thì nên nới lỏng băng.
- Khi băng bó vết thương ở tay bạn nên quần cả ở bên ngoài vị trí bị thương. Khi quấn các vị trí xung quanh vết thương sẽ giúp tác động lực lên vết thương được đồng đều hơn.
- Sử dụng băng gạc y tế đã được vô trùng cần thận để tránh bị nhiễm trùng lên vết thương. Nên sử dụng băng mới, không tái sử dụng những băng đã dùng rồi.
- Tránh băng bó những vết thương bị nhiễm trùng quá kín. Đây là những vết thương xuất hiện dấu hiệu bị đỏ, sưng, chảy mủ, người bệnh bị sốt, rét run.
Mỗi loại vết thương cần sử dụng biện pháp băng bó khác nhau nên việc xác định tình trạng vết thương ban đầu là rất quan trọng để có thể giúp bạn băng bó vết thương được đúng cách. Hạn chế ảnh hưởng, tác động xấu lên vết thương.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về băng bó vết thương ở tay. Mong rằng với những chia sẻ này có thể giúp bạn dễ dàng thực hiện được những biện pháp sơ cứu, băng bó vết thương ở tay được hiệu quả và đúng cách, giúp vết thương của bạn nhanh lành hơn.
Để biết vết thương sau khi cắt chỉ bao lâu thì lành tham khảo nhanh tại đây để có câu trả lời nhé!