Ung thư vú là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở các chị em phụ nữ tuổi trung niên. Và để hỗ trợ phòng ngừa loại bệnh này hiệu quả thì việc tầm soát ung thư vú được coi là một phương pháp giúp phát hiện bệnh sớm, chữa trị kịp thời và hỗ trợ kiểm soát các tế bào ung thư phát triển, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vậy tầm soát ung thư vú bằng cách nào? Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Tổng quan về ung thư vú
Ung thư vú là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ. Nó là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ hiện nay.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em bị mắc bệnh ung thư vú có thể kể đến như môi trường sống của chị em bị chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nặng nề. Hay phải thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, phóng xạ trong thực phẩm. Ngoài ra, một nguyên nhân phổ biến khác đó là chị em là nạn nhân của việc hút thuốc lá bị động hoặc có thói quen thói quen hút thuốc lá, sử dụng nhiều chất kích thích như cafein, rượu, bia, ma túy,…
Một trong những dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất đó là người bệnh cảm thấy bị đau tức ở vùng vú, khi sờ vào cảm thấy có khối u bên trong, chảy máu vú, vùng da vú bị thay đổi, xuất hiện các vết hạch lớn ở ngực và hố nách,… Các triệu chứng cho thấy các tế bào ung thư đã di căn đó là thiếu máu, hạch thượng đòn, tràn dịch màng phổi, gãy xương ngực, liệt, yếu chi, thậm chí là hôn mê vì tế bào ung thư di căn vào não.
Vì sao cần tầm soát ung thư vú?
Tầm soát ung thư vú được hiểu là việc kiểm tra tuyến vú trước khi xuất hiện các triệu chứng ung thư, hỗ trợ khám và xét nghiệm sàng lọc để tìm các dấu hiệu ung thư sớm nhất để điều trị sớm, dứt điểm được hơn 90%, giúp bệnh nhân có cuộc sống khỏe mạnh về sau. Theo nhiều cuộc khảo sát và tổng quan về các tài liệu điều trị ung thư vú cho thấy, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 1 thì sẽ có cơ hội sống trên 5 năm.
Vì thế, việc tầm soát ung thư vú rất quan trọng, các chị em nên thực hiện khám tầm soát ung thư vú trong các lần khám định kỳ, không nên đợi xuất hiện các triệu chứng rồi mới đi khám bởi vì khi đó các tế bào ung thư đã phát triển, tiến triển của bệnh đang ở giai đoạn 2 hoặc 3, việc điều trị dứt điểm sẽ khó khăn hơn và có thể gây đau đớn cho bệnh nhân.
Một số phương pháp tầm soát ung thư vú
Tầm soát ung thư vú bằng cách nào hiện đang là một trong những mối quan tâm của rất nhiều các chị em phụ nữ hiện nay. Các phương pháp tầm soát ung thư vú thường được áp dụng trong các chương trình khám lâm sàng tuyến vú dành cho phụ nữ trên 40 tuổi hàng năm.
Bên cạnh đó, các chị em cũng được tư vấn về cách phòng tránh bệnh và được khuyên thực hiện chẩn đoán hình ảnh, được áp dụng bao gồm chụp Mamo vú, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI. Dưới đây là 3 cách tầm soát ung thư vú phổ biến nhất:
Chụp X-quang tuyến vú (Chụp mammography)
Chụp X quang tuyến vú là phương pháp tầm soát ung thư vú có độ chính xác cao. Phương pháp này được sử dụng tia X cường độ thấp chiếu vào các mô tuyến vú. Qua hình ảnh chụp chiếu thu được, bác sĩ sẽ có thể phát hiện sớm khối u ở giai đoạn sớm nhất.
Phương pháp chụp X quang Mammography có nhiều ưu điểm vượt trội như thời gian thực hiện nhanh chóng, không can thiện các biện pháp xâm lấn, tiết kiệm chi phí, kết quả chính xác. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về bệnh ung thư vú cho thấy, chụp X quang Mammography giúp phát hiện ung thư vú sớm và hỗ trợ điều trị bệnh, giảm tỷ lệ tử vong lên đến 30%. Vậy nên, các chị em phụ nữ nên chụp Mamo vú định kỳ 6 tháng 1 lần trong năm.
Bên cạnh đó, chụp X quang tuyến vú cũng mang lại nhiều giá trị cụ thể về ý nghĩa tầm soát và chẩn đoán bệnh như phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vú, các dấu hiệu vi vôi hóa, sàng lọc nguy cơ ung thư vú, chẩn đoán ung thư vú sớm, phát hiện những tổn thương tái phát hoặc những tổn thương mới đối với trường hợp đã phẫu thuật u vú, theo dõi và hỗ trợ điều trị ung thư,…
Siêu âm tuyến vú
Siêu âm tuyến vú là một trong những phương pháp tầm soát ung thư vú bằng cách tạo tạo lại các hình ảnh về cấu trúc tuyến vú trong cơ thể. Ngoài ra, phương pháp này cũng hỗ trợ hướng dẫn mũi kim trong các thủ thuật xâm lấn như chọc hút sinh thiết, chọc hút nang, hướng dẫn kim sinh thiết có lõi,…
Đến nay, phương pháp siêu âm tuyến vú được nhiều người lựa chọn sử dụng vì thao tác dễ thực hiện, không gây hại hay gây đau đớn cho bệnh nhân, chi phí thấp. Hơn hết, nó có độ chính xác cao, có khả năng được những tổn thương nhỏ nên giúp người bệnh phát hiện được ung thư sớm và hỗ trợ điều trị bệnh tích cực.
Ưu thế của siêu âm tuyến vú Mammography đó chính là cho cơ thể người bệnh tiếp xúc với tia X để phát hiện khối u mà không cần phải chịu bất kỳ sức ép nào, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của y tế và khoa học kỹ thuật công nghệ, các loại máy siêu âm ngày càng được tích hợp thêm nhiều tính năng hiện đại hơn giúp làm gia tăng độ chính xác kết quả siêu âm trong việc chẩn đoán ung thư vú.
Chụp MRI tuyến vú
Chụp MRI tuyến vú là phương pháp chụp cộng hưởng từ kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, nhanh chóng phát hiện ra được các vết thương, khối u bất thường trong tuyến vú. Đặc biệt, phương pháp chụp MRI sẽ cho ra kết quả chính xác nhất, hình ảnh sẽ được hiển thị sắc nét trên máy tính giúp các bác sĩ dễ dàng quan sát và dễ dàng đưa ra được kết luận chẩn đoán bệnh chính xác.
Các xét nghiệm sàng lọc khác, bạn cần biết!
Các xét nghiệm sàng lọc khác đã được nghiên cứu và thực hiện, tìm hiểu xem các xét nghiệm tầm soát ung thư vú có thật sự phát hiện được ra khối u ung thư sớm hay không, cụ thể là một số xét nghiệm như sau:
- Khám vú: Khám vú là một cuộc kiểm tra vú bởi các bác sĩ chuyên khoa ung bướu hoặc khoa sản. Các bác sĩ sẽ thực hiện việc kiểm tra phần lá nách, dưới cánh tay, phần ngực xem có khối u bất thường ở đó hay không.
- Thermography: Đây là một thủ thuật khám hiện đại, nó sẽ được trang bị một máy ảnh đặc biệt dùng để ghi lại nhiệt độ của từng vùng da trên cơ thể. Nếu phát hiện được khối u thì cơ thể sẽ có sự thay đổi nhiệt độ rõ rệt. Từ đó sẽ giúp bác sĩ và bệnh nhân phát hiện được khối u sớm nhất có thể, ngăn ngừa khả năng biến chứng ung thư
- Lấy mẫu mô: Đây là phương pháp lấy sinh thiết các tế bào mô vú, các tế bào khối u dưới kính hiển vi.
Những đối tượng nên chẩn đoán tuyến vú
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 30 tuổi: Nên bắt đầu khám tầm soát tuyến vú từ 2 – 3 lần/năm
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 40 tuổi: Nên bắt đầu khám tầm soát tuyến vú từ 1 – 2 lần/năm
- Phụ nữ có tiền sử gia đình người mắc bệnh ung thư vú, mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), có con đầu lòng sau 30 tuổi, sử dụng thuốc tránh thai hoặc estrogen, có thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và có chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ động vật.
- Phụ nữ sờ thấy u rắn ở phần tuyến vú, có dịch tiết ở phần núm vú, màu da vú bị thay đổi
Mặc dù căn bệnh này thường xuất hiện ở nữ giới nhưng tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú ở nam cũng đang tăng cao theo từng năm. Vì vậy, đối tượng nam giới trên 20 tuổi cũng cần thực hiện việc tầm soát ung thư vú từ 1 – 2 lần/năm để hỗ trợ phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Một số lưu ý khi tầm soát ung thư vú
- Chuẩn bị danh sách, các địa điểm, ngày chụp X – quang tuyến vú, sinh thiết tuyến vú mà bạn đã từng thực hiện trước đây.
- Nếu đã từng chụp nhũ ảnh ở các bệnh viện, phòng khám khác, hãy mang theo hồ sơ khám bệnh để bác sĩ có thể so sánh hình ảnh cũ và mới để khôi phục việc chẩn đoán
- Không chụp X – quang khi vùng vú đang bị căng cứng vì nó sẽ làm giảm độ chính xác.
- Không bôi các sản phẩm chống mồ hôi, phấn kem, nước hoa khử mùi dưới cánh tay bởi khi chụp X – quang những hoạt chất này sẽ được hiển thị dưới dạng đốm trắng nên dễ có thể gây ra nhầm lẫn trong việc chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
- Không đeo trang sức, mặc áo lót khi chụp X – quang. Thay vào đó bạn nên mặc trang phục của bệnh viện.
- Chia sẻ chi tiết về tiền sử gia đình có bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư cổ tử cung hoặc bạn đã từng bị mắc ung thư vú trước đó.
- Nên tầm soát ung thư vú ở cùng một cơ sở bệnh viện để các bác sĩ, y tá có thể theo dõi và đánh giá chính xác các chỉ số tuyến vú
FAQs – Những câu hỏi thường gặp
Tầm soát ung thư vú vào thời điểm nào?
Bạn nên tầm soát ung thư vú sau chu kỳ kinh nguyệt từ 1 – 2 tuần. Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, chu kỳ kinh nguyệt có thể làm thay đổi hormone sinh sản nên nếu xét nghiệm vào thời điểm gần chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong chu kỳ thì sẽ khó cho ra được kết quả chính xác.
Tầm soát ung thư vú bằng xét nghiệm máu có được không?
Ngoài các cách trên, bạn cũng có thể thực hiện việc tầm soát ung thư vú bằng cách xét nghiệm ung thư máu dựa vào nồng độ chỉ số 15.3. Nếu nồng độ này dưới 30 U/ml thì có nghĩa sức khỏe của bạn hoàn toàn bình thường còn nếu nó vượt mức 30 U/ml thì có nghĩa là cơ thể bạn đang có nguy cơ xuất hiện khối u tuyến vú. Tuy nhiên, phương pháp này không có độ chính xác cao lên đến 100%.
Đâu là các loại thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư vú tốt?
Một số loại thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư vú tốt có thể kể đến như củ nghệ, cà chua, đậu nành, bưởi, trà xanh, khoai lang,… Bạn có thể chế biến các loại sản phẩm này thành những món bữa xế ăn trong ngày.
Tầm soát ung thư vú giá bao nhiêu?
Tầm soát ung thư vú có mức chi phí dao động từ 1.200.000 VNĐ – 2.500.000 VNĐ, tùy vào từng gói khám mà bạn đăng ký. Bạn có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện để tiết kiệm chi phí khám bệnh hơn nhé!
Tầm soát ung thư vú ở đâu Hà Nội?
Tại Hà Nội, bạn có thể tầm soát ung thư vú tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, bệnh viện Phụ sản Trung Ưong,… Đây đều là những bệnh viện uy tín, chi phí khám bệnh hợp lý và có nhiều bác sĩ trình độ cao tại đây.
Tầm soát ung thư vú ở đâu TPHCM?
Tại Sài Gòn, bạn có thể tầm soát ung thư vú tại bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Nhân dân 115,…
Lời kết
Mong rằng qua bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn chi tiết về các phương pháp tầm soát ung thư vú cũng như giải đáp mọi thắc mắc của các chị em phụ nữ về vấn đề này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số các dấu hiệu ung thư vú khác đã được chúng tôi liệt kê trong bài viết vừa rồi nữa nhé!