Chat with us, powered by LiveChat

Tại sao xương người già giòn và dễ gãy? Nếu như bạn đang quan tâm về vấn đề này để có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe ông bà, cha mẹ của mình tốt hơn thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Hapigo nhé!

Qúa trình lão hóa xương ở người cao tuổi

Phần khung xương có cấu tạo và vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo thành khung cho cơ thể. Trong xương có thành phần canxi, kẽm, tủy sống, chúng phát triển theo mô hình nối liền với nhau để giúp khung xương phát triển khỏe mạnh, linh hoạt di chuyển. 

Tuy nhiên, sau khi già đi, các mật độ khớp xương trong cơ thể đều bị mất đi lớp khối lượng ban đầu cùng với sự sụt giảm collagen, canxi khiến xương trở nên giòn, yếu, mất độ đàn hồi, dễ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp. Đặc biệt, phụ nữ sẽ dễ mắc các bệnh về xương khớp hơn là đàn ông bởi họ phải trải qua quá trình sinh nở khiến phần cột sống lưng dễ bị còng, gãy. Các khớp háng do quá trình sinh nở mất độ đàn hồi khiến các phần xương ở chân bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng đau, tê,…

Tại sao xương người già giòn và dễ gãy?
Tại sao xương người già giòn và dễ gãy?

Đặc biệt, phần đĩa đệm được lót giữa các lớp đốt sống lưng có vai trò như một lớp gel bôi trơn cho các khớp đốt sống hoạt động trơn tru. Tuy nhiên khi về già, các lớp đĩa đệm sẽ dần trở nên mỏng hơn, mất dần chất lỏng. Bên cạnh đó, phần đốt xương sống cũng mất đi một số khoáng chất khiến phần xương trở nên mỏng hơn. Từ đó khiến phần cột dễ bị cong và bị dồn lại với nhau. Phần gai xương mọc thường chèn vào những vị trí mà phần đĩa đệm đã bị mất đi khiến cơ thể dễ bị đau, tê,… 

Vòm xương ở bàn chân khi về già cũng có sự lão hóa rõ rệt khiến làm giảm chiều cao đi. Các phần xương ở cánh tay và chân do mất khoáng chất trở nên giòn hơn, điều đó làm cho cánh tay, ngón tay và ngón chân trông dài hơn.

Bên cạnh đó, các khớp, các sụn bắt đầu cọ xát với nhau khiến phần khung xương trong toàn bộ cơ thể cũng trở nên mòn, kém linh hoạt hơn. Một số thành phần dinh dưỡng, khoáng chất, vi chất khó hấp thụ gây ra tình trạng lắng đọng xung quanh một vài vị trí khớp xương, đặc biệt là khớp vai hành thành lên hiện tượng vôi hóa.

Tại sao xương người già giòn và dễ gãy

Tại sao xương người già giòn và dễ gãy?
Tại sao xương người già giòn và dễ gãy?

Lý do chính khiến xương người cao tuổi giòn và dễ gãy đó là các bệnh lý về xương khớp gây nên, điển hình là bệnh loãng xương. Đây là một loại bệnh lý phổ biến ở người già, đặc biệt là ở phụ nữ cao tuổi. Trải qua quá trình sinh nở cộng với tuổi tác cao, sức đề kháng sức khỏe sụt giảm khiến xương bị lão hóa, giòn và dễ gãy hơn. 

Còn giải thích về hiện tượng xương dễ gãy bên trên đó là do các lớp collagen trong xương bị đứt gãy, hàm lượng canxi, kẽm sụt giảm đáng kể nên gây ra hiện tượng trên, làm thay đổi dáng đi, tư thế đứng mất thăng bằng. Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ, tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ tuổi trung niên chiếm ¼ tổng số đàn ông. 

Bên cạnh lý do chính là bệnh loãng xương thì cũng có một số bệnh lý khác liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, lưng, bệnh gút,… Những loại bệnh này cũng khiến xương người già trở nên giòn và dễ gãy, khó lành hơn. 

Ngoài ra, những người già mắc bệnh thừa cân béo phì, đái tháo đường, phụ nữ tuổi trung niên bị rối loạn nội tiết tố cũng có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, xương giòn và dễ gãy hơn người bình thường. 

Một yếu tố khác đó là do yếu tố di truyền trong gia đình cũng khiến các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người già, người đang ở độ tuổi trung niên khiến xương giòn và dễ gãy hơn. 

Dấu hiệu cảnh báo xương dễ gãy ở người cao tuổi

Tại sao xương người già giòn và dễ gãy?
Tại sao xương người già giòn và dễ gãy?

Như đã giới thiệu bên trên, nguyên nhân phổ biến khiến xương giòn, dễ gãy ở người già đó là bệnh loãng xương. Một số các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn có thể kể đến như là  bệnh Paget, bệnh nhuyễn xương, ung thư xương,… Và để giúp các bạn nhận biết được một số dấu hiệu về bệnh lý xương này, chúng tôi sẽ tổng hợp một số dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng dưới đây:

  • Biểu hiện phần xương hông, cổ tay, cột sống bị gãy do loãng xương
  • Xương bị gãy do tai nạn nhỏ
  • Xương nhỏ ở cột sống dễ bị gãy vì chịu lực nén nhiều trong thời gian

Một số người già khi bị loãng xương sẽ không cảm thấy đau. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể nhận ra dấu hiệu này thông qua dấu hiệu cột sống bị cong hoặc giảm chiều cao ở người thân của mình. Một số người khác sẽ có cảm giác đau, tê cứng, cảm nhận được sự áp lực lên vùng xương.

Ngoài ra, nếu người già đã bị gãy xương ở một vị trí nào đó bất kỳ trên cơ thể, gia đình cũng nên chú ý nhiều hơn khi người già đi lại. Có thể trang bị cho người già một chiếc gậy batoong để đi đứng vững vàng hơn để ngăn chặn được những lần tai nạn gãy xương tương tự. Nếu người già bị mất xương, gãy xương thì có khả năng cao trở nên tàn tật và phải phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc, giúp đỡ của nhiều người khác. 

Bật mí cách cải thiện sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi

Để khắc phục được tình trạng xương giòn, dễ gãy cho người cao tuổi, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số tips giúp chăm sóc sức khỏe, cải thiện các vấn đề về xương khớp cho người già dưới đây:

  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học
Thực đơn ăn cho người già
Thực đơn ăn cho người già

Để giúp xương mọc chắc khỏe hơn khi về già, bạn hãy chuẩn bị một thực đơn chứa nhiều hàm lượng canxi, vitamin D, vitamin A, omega-3 và protid. Đây là những nhóm dinh dưỡng có khả năng kích thích xương mọc nhanh, chắc khỏe, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch để người cao tuổi có một sức khỏe khỏe mạnh hơn. 

Một số loại thực phẩm giàu hàm lượng dinh dưỡng trên có thể kể đến là cá hồi, cà rốt, trứng gà,… Các loại trái cây khác nhu đu đủ, táo, bưởi, nho, mận,… giúp bù nước và có nhiều hàm lượng vitamin tốt cho sức khỏe.

Lưu ý ăn đủ 3 bữa một ngày, ăn trái cây sau ăn khoảng 30 phút.

  • Rèn luyện thói quen tập thể dục mỗi ngày
Người già tập thể dục
Người già tập thể dục

Việc tập thể dục hàng ngày sẽ không chỉ giúp người già nâng cao sức khỏe mà còn giúp họ có một hệ xương khớp khỏe mạnh, chắc chắn hơn. Bởi trong quá trình luyện tập thể dục thể thao, các khớp xương, cơ xương được hoạt động linh hoạt, có sự ma sát nhịp nhàng. Vì thế nó giúp kích thích sự phát triển xương, giúp xương mọc nhanh hơn, gia tăng sự sản sinh collagen tốt hơn.

Tuy nhiên, hãy chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, không quá khó, tốt nhân nên lựa chọn những bài tập dưỡng sinh sẽ phù hợp với khả năng của người cao tuổi hơn. Không nên lựa chọn những bài tập thể dục có sự vận động quá mạnh vì nó có thể dễ bị ngã, đuối sức vì mệt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ “có hại” cho người cao tuổi.

Lưu ý nên duy trì thói quen tập thể dục từ 20 – 30 phút mỗi ngày. Người cao tuổi nên tập thể dục vào sáng sớm vì trong ánh nắng ban mai sẽ có hàm lượng vitamin vô cùng lớn hỗ trợ xương phát triển chắc khỏe hơn

  • Không uống rượu bia, thuốc lá
Không sử dụng thuốc lá
Không sử dụng thuốc lá

Có thể nhiều người chưa biết, thuốc lá, rượu bia, cafein tiềm ẩn rất nhiều nguy có có hại cho xương. Chúng cũng là một trong những nguyên nhân khiến xương nhanh lão hóa, giòn và dễ gãy hơn. Vậy nên, điều này cần đặc biệt lưu ý đối với đàn ông cao tuổi rằng không nên uống rượu bia và hút thuốc để giúp nâng cao sức khỏe của mình tốt hơn.

  • Sử dụng thực phẩm chức năng
Người già uống sữa giúp bổ sung canxi
Người già uống sữa giúp bổ sung canxi

Một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ xương phát triển chắc khỏe, phòng ngừa được một số bệnh liên quan đến xương khớp có thể kể đến như canxi Corbiere, các loại thực phẩm sữa bổ sung canxi cho người già đã được chúng tôi review trong các bài viết vừa rồi. Các bạn có thể đọc và tham khảo để lựa chọn ra được sản phẩm phù hợp với sức khỏe của ông bà, cha mẹ mình nhé!

Bên cạnh những mẹo trên, chúng tôi cũng lưu ý cho các bạn là nên lắp thêm đèn ở các vị trí thiếu sáng như hành lang, cầu thang, phòng ngủ, phòng tắm. Đồng thời có thể trang bị thêm gậy chống hoặc thành vịn để những người cao tuổi trong gia đình có thể đi đứng một cách dễ dàng hơn, ngăn ngừa khả năng bị ngã làm gãy xương.

Các món ăn giúp xương chắc khỏe, dễ làm

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu và hướng dẫn thêm cho các bạn cách làm một số món ăn giàu hàm lượng vitamin D và canxi không chỉ giúp bữa cơm gia đình trở nên thơm ngon, giàu dinh dưỡng hơn mà còn hỗ trợ xương khớp được phát triển chắc khỏe. Cùng tìm hiểu đó là những món ăn gì và cách chế biến như thế nào ngay dưới đây bạn nhé!

Súp cải bó xôi + cà rốt

Súp cải bó xôi với cà rốt
Súp cải bó xôi với cà rốt

Những món ăn được chế biến từ rau củ luôn chứa đựng một nguồn hàm lượng chất xơ tuyệt vời. Đặc biệt, trong 100g rau cải bó xôi còn chứa thêm 2,9g chất đạm, 99mg hàm lượng canxi, 2,71mg sắt, 79mg Magiê, 0,53mg kẽm cùng với nhiều hàm lượng vitamin C, A, B1, K rất tốt cho sức khỏe. 

Còn cà rốt cũng cũng được biết là loại rau củ quả giàu hàm lượng vitamin A nên giúp bảo vệ giác mạc, ngăn ngừa các dấu hiệu thoái hóa điểm vàng cho người cao tuổi hiệu quả. Vậy nên, khi 2 cà rốt và cải bó xôi kết hợp với nhau sẽ tạo nên một món ăn dinh dưỡng thơm ngon tuyệt vời. Đặc biệt, món ăn này cũng rất dễ chế biến, nó không chỉ phù hợp cho người già mà còn thích hợp cho cả trẻ nhỏ đang tập ăn dặm, làm món ăn khai vị trong bữa cơm,… 

Trứng cuộn cá ngừ

Trứng cuộn cá ngừ
Trứng cuộn cá ngừ

Trứng gà là một món ăn giàu hàm lượng protein và canxi. Còn cá ngừ là một món giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng canxi, Niacin, Vitamin B6,… Vì vậy khi 2 món ăn này kết hợp với nhau sẽ mang đến hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp nâng cao sức khỏe.

Sữa chua và ngũ cốc

Sữa chua và ngũ cốc
Sữa chua và ngũ cốc

Sau khi tham khảo cách làm món ăn khai vị, món ăn chính giàu dinh dưỡng, canxi cho xương chắc khỏe thì chúng tôi sẽ giới thiệu thêm cho các bạn món ăn sáng cũng thơm ngon, bổ dưỡng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đó chính là ngũ cốc dinh dưỡng trộn với sữa chua. Bạn có thể tham khảo một vài dòng sản phẩm ngũ cốc hot trên thị trường đó là ngũ cốc Quaker, ngũ cốc Calbee đỏ, ngũ cốc Hàn Quốc đã được chúng tôi review rất kỹ trong các bài viết trước.

Như các bạn đã biết, ngũ cốc là một thực phẩm giàu chất xơ và giàu hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Còn sữa chua là nhóm thực phẩm được làm từ sữa, trải qua quá trình lên men tự nhiên nên sữa chua sẽ chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột. 

Cách chế biến rất đơn giản. Bạn chỉ cần đổ ngũ cốc ra bát sau đó đổ sữa chua lên trên là có thể hoàn thành xong món ăn này rồi.

Xem thêm: Tuyến vị nằm ở lớp nào của dạ dày? Giải đáp chi tiết

Lời kết

Mong rằng qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin đồng thời giúp bạn tìm ra câu trả lời của câu hỏi tại sao xương người già giòn và dễ gãy. Và để có thể có thêm nhiều kiến thức, các thông tin bổ ích về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thì hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

Share.

Leave A Reply