Nấc cụt là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Mặc dù không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng người gặp vấn đề này, nhất là các bé nhỏ tuổi sẽ cảm thấy không mấy dễ chịu, thoải mái. Bạn đã thử nhiều cách mà chưa trị dứt điểm được nấc cụt? Tham khảo ngay những mẹo trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh đơn giản hiệu quả tức thì mà Hapigo sắp chia sẻ dưới đây nhé!
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không?
Trước khi tìm cách giải pháp, chúng ta cùng hiểu rõ nấc cụt là chứng bệnh gì, có nghiêm trọng không, nguyên nhân gây ra do đâu? Từ đó mới có thể có những biện pháp tác động và can thiệp kịp thời để khắc phục tình trạng này một cách tốt nhất.
Nấc cụt là một tình trạng khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải, bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ. Sở dĩ, nguyên nhân gây nên nấc cụt là cơ hoành nằm giữa vùng lưng và bụng bị co thắt ngoài ý muốn. Cơ hoành bị co thắt sẽ làm cho dây thanh âm bị đóng lại, và khi này sẽ tạo ra thanh âm chúng ta thường nghe khi bị nấc.
Thông thường, nấc cụt sẽ chỉ diễn ra trong vài phút ngắn ngủi rồi sẽ tự động biến mất. Nấc cụt ở trẻ sơ sinh thường xảy ra với tần suất 4 – 60 lần/phút nếu là các bé từ 4 tháng tuổi trở xuống. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt mà nấc cụt có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ, dù không nguy hiểm nhưng khi gặp tình trạng này đều rất khó chịu, bực bội. Nghiêm trọng hơn còn có thể gây cản trở đến hệ hô hấp của trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, có thể có một số điều thú vị về hiện tượng nấc cụt mà có lẽ không phải ai cũng biết. Cùng theo chân mình khám phá để hiểu rõ hơn về hội chứng này, từ đó có những biện pháp xử lý, những mẹo trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà mà hiệu quả không ngờ.
- Nấc cụt chủ yếu xảy ra vào buổi tối, tỷ lệ xuất hiện tình trạng này vào buổi tối cao hơn ban ngày rất nhiều. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ sở khoa học hay nghiên cứu nào chứng minh.
- Khi bị nấc cụt, hầu như bạn sẽ chỉ bị ảnh hưởng đến một nửa cơ hoàng và thông thường đó là bên trái
Nhìn chung, nấc cụt không phải một chứng bệnh gì nguy hiểm hay ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Nhưng nếu tình trạng nấc cụt kéo dài sẽ khiến cho các bé cảm thấy vô cùng khó chịu. Đặc biệt là khi bé đang ngủ thì sẽ không được ngon giấc, và có thể làm cản trở nhịp thở bình thường đều đặn của con.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Trước khi tìm hiểu chi tiết những mẹo trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả thì cùng Hapigo đi tìm nguyên nhân là gì đã nhé. Nắm được nguyên nhân gây nên chứng nấc cụt, mẹ sẽ có những biện pháp và tác động kịp thời giúp con ngăn ngừa tình trạng này. Một số nguyên nhân gây nên nấc cụt ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất phải kể đến:
- Trẻ bị trào ngược dạ dày, khi đó lượng axit trong dạ dày sẽ đi ngược vào thực quản và gây nên những cơn nấc cụt. Do cơ quan tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên tình trạng này sẽ xảy ra khá phổ biến.
- Do bé nuốt nhiều không khí khi đang bú mẹ, đặc biệt là khi bé bú bình hoặc khi bú quá no. Việc cho co bú bình không đúng cách sẽ làm cho một lượng khí đáng kể đi vào dạ dày của bé. Nếu lượng khí vượt quá mức chịu đựng của dạ dày, sẽ làm cho cơ hoành bị kích thích. Khi này sẽ gây ra những cơ co thắt cơ hoành và tiếng nấc cụt.
- Trong một vài trường hợp, mẹ cho bé bú quá nhanh hoặc cho bú khi con vừa dứt cơn khóc, khiến con không tiêu hóa kịp cũng sẽ là nguyên nhân gây ra những cơn nấc.
- Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, không khí lạnh đi vào phổi của trẻ sẽ khiến, lúc này sẽ tạo ra những tiếng nấc như bạn thấy.
- Trường hợp mẹ cho bé uống sữa công thức, bé có thể bị dị ứng với protein trong sữa. Hoặc cũng có thể bị dị ứng với một số thực phẩm mẹ đã ăn khi cho con bú, gây ảnh hưởng đến thực quản của bé.
Vậy có mẹo trị nấc cụt nào hay ho, đơn giản mà hiệu quả tức thì hay không? Cùng Hapigo khám phá ngay 10+ cách trị nấc cụt nhanh dưới đây nhé!
10+ Mẹo trị nấc cụt đơn giản, hiệu quả ngay lập tức
Hiện có rất nhiều cách trị nấc cụt kéo dài được mọi người chia sẻ rầm rộ trên khắp các trang mạng xã hội. Bao gồm cả những phương pháp dân gian được ông bà ta tương truyền qua bao đời nay và cả những cách mới mẻ, hiện đại mà mọi người vừa khám phá được. Trong phần này, Hapigo đã giúp bạn tổng hợp 10+ cách trị nấc cụt hiệu quả tức thì, được áp dụng nhiều nhất. Theo dõi và thử ngay nhé!
Trị nấc cụt bằng cách nuốt một thìa đường
Một trong những cách trị nấc cụt cho bé hiệu quả đầu tiên mà mình muốn chia sẻ đến bạn đó chính là sử dụng đường. Đường là một loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của bất cứ gia đình nào, đúng không? Vậy nên mỗi khi trẻ nấc cụt, bạn chẳng cần phải chạy tìm kiếm đâu xa mà tận dụng ngay nguyên liệu sẵn có trong nhà để chữa trị.
Hãy bỏ một thìa đường, không quan tâm đường trắng hay đường nâu, đường đen vào miệng. Sau đó cho bé nuốt chúng dần dần và từ từ, đừng vội vã nuốt xuống luôn bởi sẽ không mang đến hiệu quả mong đợi. Vị ngọt của đường sẽ gây kích ứng nhẹ cho thực quản, qua đó giúp các dây thần kinh trong cơ thể tự thiết lập lại. Nhờ vậy mà các cơ co thắt sẽ qua đi nhanh chóng, tình trạng nấc cụt cũng biến mất theo.
Trị nấc cụt bằng cách ngậm viên đá trong miệng
Một cách chữa nấc cụt cho trẻ nhỏ khác mà bạn có thể thử đó là ngậm một viên đá trong miệng. Tương tự như đường, đá lạnh cũng là một nguyên liệu chẳng khó tìm gì trong chính gian bếp nhà bạn. Vì vậy, riêng thời gian tìm cách chữa trị đã rút ngắn được bao nhiêu, hơn nữa hiệu quả của phương pháp này cũng cực kỳ nhanh chóng. Nhờ thế, bạn có thể hết nấc cụt chỉ trong vài ba giây mà thôi.
Khi đang bị nấc cụt, hãy chạy ngay đến tủ lạnh và lấy một viên đá bỏ vào miệng. Hoặc nếu mẹ sợ con dùng đồ lạnh sẽ ê buốt răng thì có thể chà viên đá lên má cũng được. Tính lạnh của đá sẽ có tác dụng làm dịu những dây thần kinh đang bị kích thích. Qua đó, làm trẻ sơ sinh hết nấc cụt nhanh chóng và hiệu quả. Một số phụ huynh sợ làm con lạnh thì có thể bỏ qua phương pháp này mà thử những cách còn lại xem sao nhé.
Mẹo trị nấc cụt bằng cách nghỉ ngơi và ợ hơi
Một cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả hiện nay đó chính là cho trẻ nghỉ ngơi và ợ hơi. Có lẽ nhiều phụ huynh vẫn còn đang thắc mắc và không tin tưởng vào phương pháp này. Làm sao nằm nghỉ và ợ hơi lại có thể khiến hết nấc cụt, nhưng qua thực tế thì cách này thực sự mang đến tác dụng thần kỳ không thể ngờ đấy. Vậy nghỉ ngơi ở đây là lúc nào và làm cách nào để trẻ ợ hơi?
Phương pháp này sẽ được áp dụng khi mẹ đang cho con bú. Nếu bé đang bú mà có dấu hiệu bị nấc cụt thì mẹ hãy tạm thời cho con ngừng bú. Việc bé đột ngột không bú sữa nữa cũng sẽ có tác động đến các cơ hoành, làm chúng giãn ra và làm những cơn nấc biến mất. Đồng thời, mẹ nên kết hợp xoa xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé mỗi khi chúng có dấu hiệu bị nấc. Cách này làm cho con không bị ợ hơi nữa, tránh chua miệng và bú không ngon.
Mẹo trị nấc cụt bằng cách cho bé uống nước từng ngụm
Có lẽ cách trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh phổ biến và được nhiều mẹ áp dụng nhất hiện nay đó chính là cho bé uống nước từng ngụm. Không chỉ áp dụng được cho trẻ nhỏ, mà cách làm này còn có tác dụng đối với cả người lớn, người trưởng thành. Bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn những cơn nấc cụt kéo dài bằng vài ngụm nước.
Cách trị nấc cụt này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần cho trẻ ngậm một ngụm nước lớn. Sau đó để con hơi cúi người xuống và nuốt ngụm này. Cách này sẽ làm các dây thần kinh giãn da và kéo theo sự biến mất của những cơn nấc. Đây là mẹo trị nấc cụt đơn giản mà mang lại tác dụng hiệu quả nhanh chóng, tức thì nên bạn đừng ngại thử cho bé nhé!
Mẹo trị nấc cụt bằng cách cho bé bú sữa
Bên cạnh việc cho con uống nước từng ngụm thì cho bé bú cũng là một mẹo trị nấc cụt khá hay. Tương tự như uống từng ngụm nước và liên tục thì sữa cũng sẽ giúp trẻ giảm cơn nấc nhanh chóng. Đối với những trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu tiên, nếu con có các dấu hiệu bị nấc, mẹ hãy cho con bú ngay lập tức để các cơ hoành hoạt động và thư giãn. Khi đó, bé sẽ hết nấc nhanh chóng, ăn ngon miệng hơn và không còn cảm giác khó chịu.
Trường hợp mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa thì có thể cho con bú bình, sử dụng sữa công thức. Tuy nhiên, lưu ý là hãy dùng những loại sữa có công thức gần giống với sữa mẹ nhất. Tránh trường hợp bé bú sẽ bị dị ứng với một số thành phần trong sữa. Dẫn đến tình trạng nóng trong người, tiêu chảy, đi ngoài, khó chịu,…. Như vậy chẳng những không giảm nấc mà còn khiến con khó chịu hơn.
Trị nấc cụt nhanh bằng cách bịt hai cánh mũi của bé
Một mẹo trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh khác nữa mà bạn nên biết đó chính là bịt hai cánh mũi của bé. Mới nghe qua thì cách này có vẻ sẽ không được lòng các bậc phụ huynh lắm. Bởi hầu hết cha mẹ sẽ sợ làm tổn thương đến con, làm ảnh hưởng đến hơi thở đều đặn và bình thường của bé. Tuy nhiên, chỉ cần bạn nhẹ tay và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ thì đây lại trở thành một mẹo chữa nấc cụt cho trẻ rất đáng thử nhé.
Đầu tiên, mẹ dùng 2 ngón tay bịt hai bên lỗ tay của bé trong vòng khoảng 30 giây. Sau đó, mẹ dần thả tay ra và chuyển xuống phần mũi của bé, khép hờ hai cánh mũi của bé lại. Song song với đó là bịt miệng em bé, mỗi thao tác phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận tránh làm tổn thương đến trẻ nhỏ. Hãy tiến hành từ 10 – 15 lần, cơ hoành bị căng cứng nên sẽ không bị co thắt lại nữa. Nhờ vậy những cơn nấc cũng sẽ biến mất theo.
Mẹo trị nấc cụt bằng cách uống mật ong
Một mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh khác được ông bà ta truyền lại đó chính là sử dụng mật ong. Mỗi khi cơn nấc đến, hãy pha cho mình một ly mật ong và uống chúng ngay lập tức. Mật ong có tác dụng kích thích những dây thần kinh phế vị, các dây này có cấu trúc truyền thẳng từ não bộ xuống dạ dày. Chính vì thế, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh và khẳng định rằng, dùng cách này vài lần sẽ mang lại hiệu quả giảm nấc cụt.
Để trị nấc cụt bằng mật ong, cách làm cực kỳ đơn giản chỉ trong vài ba giây. Đầu tiên, bạn chỉ cần lấy một muỗng mật ong nguyên chất, pha cùng nước ấm càng tốt. Sau đó khuấy đều lên và cho bé uống từ từ cho đến hết ly mật ong. Cách làm này thường được nhiều người áp dụng nhất, bởi không chỉ chữa nấc, mật ong còn có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng và ngăn ngừa lão hóa da nữa.
Trị nấc cụt cho bé bằng cách sử dụng núm vú giả
Tiếp theo là một cách trị nấc cụt kéo dài khá hay và cũng không kém phần thú vị, nhưng lại mang đến hiệu quả tuyệt vời đấy. Mỗi khi bắt gặp những cơn nấc cụt kéo dài liên tục, hãy thử cho bé sử dụng núm vú giả xem sao nhé. Không phải trong trường hợp nào, trẻ sơ sinh cũng bị nấc cụt bởi việc cho bú. Một số trường hợp mẹ cho bé bú quá nhiều, hoặc đôi khi là cho con bú khi bé chưa dứt cơn khóc dẫn đến nấc cụt.
Khi này, mẹ hãy cho bé sử dụng núm vú giả xem sao nhé. Thay vì cho con bú thật sẽ càng khiến cho cơ nấc khó chịu hơn, bé ăn không ngon mà thậm chí còn có thể bị trào ngược, nôn trớ. Thì mẹ hãy cho con bú núm vú giả để làm dịu đi những cơn nấc, sau đó mới cho con bú sữa mẹ. Cách dùng núm vú giả sẽ giúp cho các cơ hoành được thư giãn và có thể cải thiện các cơn nấc cụt hiệu quả.
Trị nấc cụt cho bé bằng cách bịt cả hai tai
Một cách chữa nấc cụt người lớn hay trẻ nhỏ cũng có thể áp dụng được đó chính là bịt cả hai tai lại. Bạn chỉ cần sử dụng hai ngón tay để bịt kín hai bên tai của mình lại, lưu ý chỉ thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm ảnh hưởng đến màng nhĩ. Khi đó, các nhánh của dây thần kinh phế vị cũng sẽ được mở rộng hơn. Các ngón tay khiến cho chúng bị kích thích và làm giảm các cơn nấc nhanh chóng.
Để trị nấc cụt bằng cách bịt tai, bạn lấy hai ngón tay bịt kín hai tai và giữ yên như thế trong khoảng thời gian 5 phút. Sau đó, dùng hai đầu ngón tay đẩy nhẹ vào bên trong tai, tuy nhiên tránh đẩy quá sâu vì có thể làm ảnh hưởng và tổn thương đến tai của bạn. Với cách làm này, chỉ sau khoảng 5 – 7 phút, bạn đã hoàn toàn ngắt được những cơn nấc cụt kéo dài.
Mẹo trị nấc cụt bằng cách thay đổi tư thế bú của bé
Một trong những mẹo trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh tiếp theo mà các mẹ nên học ngay đó chính là thay đổi tư thế bú của trẻ. Có rất nhiều trường hợp trẻ bị nấc sau khi bú bình, thường là do trẻ hít phải quá nhiều không khí từ bên ngoài vào. Khi này, mẹ có thể thay đổi tư thế bú của bé để làm giảm các cơn nấc. Đây hoàn toàn là một mẹo dân gian nhưng lại có căn cứ, cơ sở khoa học đàng hoàng.
Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ khoa Nhi gợi ý rằng mẹ nên cho bé bú ở tư thế thẳng đứng. Hoặc cũng có thể kê bé nằm trên một chiếc gối ôm mềm. Làm sao để con không trong tư thế nằm thẳng là được. Cách làm này sẽ giúp con hít phải ít không khí từ bên ngoài vào thực quản trong quá trình ăn sữa mẹ. Đồng thời còn có tác dụng giúp con bú được nhiều sữa hơn mà không lo bị trào ngược hay nôn trớ.
Trị nấc cụt bằng cách ấn mạnh vào lòng bàn tay
Một mẹo trị bệnh nấc cụt nữa được ông bà ta truyền lại từ rất nhiều đời nay, đó chính là ấn mạnh vào lòng bàn tay. Trên thực tế, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu cụ thể cũng như cơ sở khoa học nào khẳng định cho việc này. Thế nhưng thông qua trải nghiệm thực tế, rất nhiều người nhận thấy cách này thực sự mang lại hiệu quả.
Để trị nấc cụt bằng cách này, bạn hãy sử dụng ngón tay cái của một tay, có thể là tay trái hoặc tay phải tùy lựa chọn. Sau đó nhấn mạnh vào lòng bàn tay của trẻ, ấn càng mạnh càng tay, hiệu quả sẽ nhanh chóng hơn. Cách này có tác dụng chính là khiến bạn bị phân tâm, làm giãn các cơn co thắt ở cơ hoành và giúp bạn hết nấc.
Mẹo trị nấc cụt bằng lá bạc hà
Một mẹo vặt trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh mà có thể nhiều phụ huynh sẽ quan tâm, đó chính là sử dụng lá bạc hà. Tinh dầu bạc hà có tác dụng làm dịu nhẹ những cơn kích thích của cơ hoành, qua đó làm giảm chứng nấc cụt khó chịu. Có thể thấy, lá bạc hà là một loại thảo dược thiên nhiên có rất nhiều tác dụng đối với trẻ nhỏ. Trong những bài viết trước mình có nói về mẹo chữa vàng da, mẹo trị nghẹt mũi,… và giờ còn có thể trị nấc cụt nữa.
Để chữa nấc cụt bằng tinh dầu bạc hà, bạn chỉ cần pha một cốc nước chanh ấm, bỏ thêm một chút muối hạt. Sau đó đừng quên thả vào đó vài lá bạc hà và cho trẻ uống từ từ. Cách này có thể nhanh chóng khiến các cơn nấc cụt kéo dài hay nấc cụt liên tục dần biến mất. Ngoài dùng lá bạc hà, mẹ cũng có thể tham khảo cả cách trị nấc cụt bằng lá trầu không nữa nhé. Cũng hiệu quả không kém đấy.
Trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh bằng cách vỗ lưng bé
Thêm một mẹo trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh đơn giản nữa mà mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà đó là vỗ lưng cho bé. Cách này không cần phải thực hiện nhiều thao tác cầu kỳ nhưng lại mang đến hiệu quả trị nấc cụt không ngờ đấy nhé các mẹ. Đầu tiên, mẹ hãy bế bé dựa vào người mình hoặc đặt bé nằm xuống giường. Sau đó mẹ nhẹ nhàng vỗ nhẹ và đặt áo khoác lên lưng con. Cách này giúp con tránh được khả năng bị trào ngược dạ dày mà lại dễ ợ hơi, dễ hết nấc.
Trên đây là những cách trị nấc cụt ở trẻ nhỏ đã được các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa kiểm nghiệm và chứng minh. Chúng thực sự mang lại hiệu quả, hơn nữa còn thân thiện, an toàn và không hề có nguy cơ gây hại cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyên mẹ tuyệt đối không áp dụng những phương pháp chữa nấc cụt cho trẻ nguy hiểm như làm bé giật mình hay kéo lưỡi trẻ. Những cách này còn có khả năng gây hại nhiều hơn lợi nên mẹ cần lưu ý!!!
Một vài cách ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Ngoài việc áp dụng những mẹo trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh đã được hướng dẫn ở trên, mẹ cũng nên biết một số cách giúp con ngăn ngừa tình trạng này. Mặc dù rất khó để ngăn ngừa nấc cụt hoàn toàn bởi nguyên nhân gây ra chúng chưa thực sự rõ ràng. Nhưng mẹ vẫn có thể sử dụng một số biện pháp dưới đây nhằm hạn chế tối đa việc xuất hiện các cơn nấc cụt, gây khó chịu cho con:
- Hãy đảm bảo rằng con bình tĩnh trong quá trình ăn hay bú sữa mẹ. Tức là mẹ không nên đói đến mức buồn và khóc to đòi ăn thì mới cho ăn. Khi bé khóc nhiều sẽ kéo theo việc nuốt hơi nhiều, không khí từ ngoài tràn vào thực quản và gây nấc.
- Mỗi lần bú, mẹ hãy thử cho bú với lượng sữa ít hơn. Thay vào đó hãy cho con bú nhiều cữ hơn nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho con mà không gây nên tình trạng nấc cụt do bú nhiều.
- Trường hợp mẹ cho con bú bình, hãy cho con ợ hơi sau mỗi lần bú, cứ khoảng 2 – 3 phút thì ợ hơi một lần trong suốt quá trình bú. Hoặc tốt hơn hết, mẹ nên ưu tiên những loại bình có van chống sặc hoặc chống đầy hơi cho trẻ nhỏ.
- Nếu mẹ cho con bú sữa mẹ, nên cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang bú bên còn lại. Đừng cho trẻ chỉ bú mãi một bên vú, sữa vừa nhạt không ngon mà trẻ còn có thể bị đầy bụng. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé ngậm quầng vú chứ không phải ngậm đầu ti nhé.
- Mẹ hãy giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng 20 – 30 phút sau mỗi cữ bú để con không bị trào ngược, tránh bị nôn trớ hay đầy bụng khó chịu
- Sau khi cho con bú xong, mẹ nên hạn chế tối đa hoạt động nặng với bé, tránh cho bé nảy lên hoặc xuống hay chơi những trò chơi vận động nhiều.
Xem thêm cách đánh thức trẻ sơ sinh tại đây để giúp con ăn ngủ đúng giấc, đúng giờ và đúng cữ nhé các mẹ.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những mẹo trị nấc cụt hay nhất, hiệu quả nhanh chóng mà thực hiện đơn giản đang được nhiều người áp dụng. Bên cạnh đó, để phòng ngừa tình trạng nấc cụt, mọi người hãy tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để làm giảm lượng khí đi vào dạ dày. Đồng thời hạn chế sử dụng những thức uống có cồn, nhất là rượu bia,…
Trường hợp bạn bị nấc cụt thường xuyên và liên tục, dù đáp áp dụng rất nhiều mẹo trên nhưng không khỏi thì rất có khả năng bạn đang bị trào ngược dạ dày. Khi đó hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và chẩn đoán chính xác. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy comment bên dưới để được Hapigo giải đáp nhanh nhất nhé!