Chat with us, powered by LiveChat

Vàng da là một tình trạng bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là với các bé sinh non. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhỏ, nhưng nếu để lâu dài thì có thể để lại những biến chứng. Chính vì thế, trong bài viết này Hapigo sẽ mách cha mẹ một số mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả vô cùng. 

Đôi nét về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

Trước khi đi vào hướng dẫn chi tiết từng mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần hiểu đúng về loại bệnh này. 

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Nhi Hà Nội, vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng da và kết mạc mắt của trẻ đều có màu vàng, thay vì màu trắng như bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do hàm lượng Bilirubin tăng lên. Bilirubin được biết là một thành phần được giải phóng ra khi hồng cầu bị vỡ nên chúng gián tiếp gây nên tình trạng da đổi màu. Hiện tượng này không hề hiếm gặp, một số thống kê cho thấy chúng xuất hiện ở khoảng 60% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non. 

Vàng da ở trẻ sơ sinh có 2 mức độ khác nhau, nếu nhẹ thì được coi là vàng da sinh lý. Nếu tiến triển nặng hơn thì phát triển thành vàng da bệnh lý. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh vàng da tưởng chừng bình thường sẽ có nguy cơ để lại biến chứng nhiễm độc thần kinh. Hậu quả nghiêm trọng nhất là trẻ bị tử vong hoặc di chứng não suốt đời. 

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý

Sỡ dĩ, hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện là do lượng hồng cầu trong máu quá lớn. Hồng cầu chứa HbF nên quãng đường sống của chúng khá ngắn, khi vỡ sẽ giải phóng các yếu tố bên trong và làm lượng Bilirubin tăng lên tự do mất kiểm soát. Khi này, chức năng gan của trẻ còn kém và khả năng bài tiết mật của gan cũng chưa hoàn thiện nên sẽ không thể nào xử lý được. 

Với những đứa trẻ đủ tháng và trong tình trạng sức khỏe bình thường, vàng da sẽ được coi là sinh lý nếu có đủ những đặc điểm sau:

  • Vàng da sinh lý sẽ xuất hiện từ ngày thứ 3 kể từ khi bé chào đời
  • Vàng da sẽ tự hết trong khoảng 7 – 10 ngày mà không cần chữa trị
  • Tình trạng vàng da chỉ ở mức độ nhẹ, xuất hiện chủ yếu ở vùng cổ, vùng mặt, vùng ngực và vùng bụng phía trên rốn
  • Chỉ là tình trạng vàng da thông thường, không kèm theo những triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to,…
  • Nồng độ Bilirubin/máu không vượt quá 12mg% nếu trẻ sinh đủ tháng
  • Tốc độ tăng Bilirubin/máu không vượt quá 5mg% trong vòng 24 giờ. 

Với tình trạng vàng da sinh lý, cha mẹ không cần can thiệp y tế hay các mẹo chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Chỉ cần duy trì cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ thì cơ thể sẽ tự đào thải lượng Bilirubin dư thừa ra ngoài. Khi đó, tình trạng vàng da ở trẻ nhỏ sẽ tự biến mất chỉ trong vòng 1 – 2 tuần. 

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da bệnh lý

Vàng da sẽ được coi là một bệnh lý và cần phải chú ý nếu xuất hiện sớm hơn, tiến triển nhanh và mức độ vàng nhiều. Thông thường sẽ còn đi kèm với các triệu chứng của bệnh lý khác như thiếu máu, bỏ bú mẹ, ngủ li bì,… Chính vì vậy, những ngày đầu sau khi bé mới chào đời là “thời điểm vàng” để phụ huynh quan sát và theo dõi tình trạng vàng da của trẻ. 

Một số biểu hiện bất thường có thể kể đến như:

  • Màu da vàng đậm hơn bình thường và xuất hiện khá sớm, chỉ 1 – 2 ngày sau khi sinh
  • Tình trạng da chuyển màu vàng không chỉ xuất hiện ở mặt, ở mắt mà còn lan rộng ra vùng bụng, vùng cánh tay và chân
  • Tình trạng vàng da kéo dài, không hết sau 2 tuần với những trẻ sinh đủ tháng và 3 tuần với những bé sinh non
  • Thường đi kèm với một số triệu chứng bất thường khác như trẻ bỏ bú, hay nôn trớ, sốt cao, quấy khóc, ngủ li bì, phân bạc màu,…

Khi thấy con có những biểu hiện như trên, cha mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Để được các bác sĩ chuyên khoa sơ sinh thăm khám, chẩn đoán và tư vấn mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt. Tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng nhiễm độc thần kinh nguy hiểm. 

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh diễn biến kéo dài có nguy hiểm không?

Đến đây, có lẽ cha mẹ nào cũng đã hiểu được vàng da ở trẻ sơ sinh là gì? Phân biệt được vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý, để từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, điều được các bậc phụ huynh quan tâm nhất hiện nay đó chính là Vàng da ở trẻ sơ sinh kéo dài thì có nguy hiểm không?

Tình trạng vàng da nếu xảy ra với trẻ sinh đủ tháng và vàng da sinh lý mức độ nhẹ sẽ không phải vấn đề quá lớn. Bạn không cần phải có những can thiệp y tế mà vàng da sẽ tự biến mất chỉ sau khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, tình trạng vàng da ở trẻ sinh non tháng lại đặc biệt nguy hiểm do diễn biến khá nhanh. Nếu không được phát hiện kịp thời và có những phương pháp điều trị sớm, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc thần kinh. 

Hậu quả nghiêm trọng và khôn lường đó là gây tử vong hoặc các di chứng nặng nề đến suốt đời. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu vàng da không dứt hoặc vàng da kèm theo những triệu chứng bất thường, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa sơ sinh. Để có những chẩn đoán, đánh giá nguyên nhân chính xác nhất và phương pháp điều trị kịp thời. 

Ở giai đoạn sơ sinh, sức đề kháng của trẻ rất kém nên các bé cần được bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng hơn bao giờ hết. Không nên để tình trạng bệnh vàng da kéo dài và cũng không nên áp dụng những mẹo chữa bệnh vàng da thiếu cơ sở, căn cứ khoa học. Chẳng những không giúp trẻ khỏi bệnh mà còn gây cản trở quá trình điều trị về sau. 

Tuy nhiên, nếu là những mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh dân gian, được cha ông tương truyền và chứng minh hiệu quả thì lại khác nhé! Cùng Hapigo tìm hiểu ngay 10 cách điều trị bệnh vàng da ở trẻ nhỏ tại nhà dưới đây. 

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh

10 Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà cực hiệu quả

Đa số các bé mặc tình trạng vàng da sinh lý đều khá bình thường, có thể sử dụng những mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà để khắc phục. Dưới đây là 10 mẹo hay đã được cha ông ta tương truyền qua ngàn đời nay, được nhiều phụ huynh áp dụng và chứng minh hiệu quả thực tế. Cha mẹ có thể tham khảo ngay nhé!

Cho bé phơi dưới ánh sáng mặt trời

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng phơi dưới ánh sáng mặt trời

Cách điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh đầu tiên mình muốn giới thiệu đến các mẹ đó là cho bé phơi dưới ánh sáng mặt trời. Bên cạnh việc sử dụng ánh sáng trắng và ánh sáng xanh để điều trị vàng da cho bé, các mẹ có thể “tận dụng” ngay lượng ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng sớm. 

Tuy nhiên, hãy nhớ là chỉ nên cho trẻ tắm nắng sớm, khi ánh nắng mặt trời còn dịu nhẹ, không quá gay gắt để tránh làm tổn thương làn da còn nhạy cảm và mỏng manh của trẻ. Như bạn đã biết, trong ánh sáng mặt trời chứa một lượng vitamin D dồi dào và ý nghĩa. Chúng cung cấp cho cơ thể và giúp tình trạng vàng da ở trẻ được cải thiện tốt hơn. 

Lưu ý rằng khi sử dụng phương pháp phơi nắng để điều trị vàng da cho trẻ nhỏ, cha mẹ không nên cho bé tắm quá lâu. Thời gian lý tưởng nhất là từ 8h đến 8h30 mỗi sáng, và chỉ nên cho con tắm trong khoảng 5 – 10 phút. Nếu tắm nắng quá lâu sẽ khiến da trẻ tiếp xúc nhiều với tia cực tím, tia hồng ngoại, gây bỏng da và làm tăng nguy cơ ung thư da ở trẻ. Như vậy sẽ vừa cải thiện tốt tình trạng vàng da mà lại không lo làm tổn thương da của con. 

Chữa vàng da bằng cách cho bé bú nhiều sữa mẹ hơn

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng việc cho trẻ bú nhiều hơn

Một mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà mà bà mẹ nào cũng nên biết đó là cho con bú sữa mẹ nhiều hơn. Có thể hơi khó tin được nhưng đây là cách đã được rất nhiều mẹ áp dụng và đánh giá là thực sự mang đến hiệu quả ngoài sự mong đợi. Chỉ sau khoảng 7 – 10 ngày, da con đã bắt đầu trở lại tình trạng bình thường, hồng hào và tươi sáng đều màu hơn. 

Bú sữa mẹ là một phương pháp đơn giản, chẳng những giúp làm giảm tình trạng vàng da ở trẻ nhỏ. Mà còn tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, giúp bé hoàn thiện các chức năng của cơ thể. Đặc biệt là chức năng gan sẽ được nâng cao, hoạt động hiệu quả và trơn tru hơn, giúp loại bỏ lượng Bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể. 

Nhờ vậy tình trạng vàng da của trẻ sẽ được khắc phục một cách tốt nhất. Với mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách cho con bú nhiều hơn này, các mẹ cũng không nhất thiết phải cho con bú quá mức. Chỉ cần đảm bảo lượng sữa vừa đủ, tránh tình trạng con bị no quá dẫn đến nôn trớ, khó chịu và quấy khóc nhé!

Trường hợp mẹ không đủ sữa hay mất sữa thì có thể thay thế bằng một số loại sữa đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Tùy vào hàm lượng Bilirubin đang có trong cơ thể trẻ, mẹ sẽ được chỉ định nên cho trẻ uống sữa bột có thành phần như thế nào, trong khoảng thời gian bao lâu. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm sữa non Nhật Bản cho bé trong giai đoạn này. Sau khi tình trạng vàng da ở trẻ được khắc phục, bé sẽ uống sữa mẹ như bình thường. 

Cho trẻ uống nhiều nước chữa vàng da

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng việc cho trẻ uống nhiều nước hơn

Một mẹo dân gian chữa vàng da cho trẻ sơ sinh khá hay nữa mà các mẹ có thể tham khảo đó chính là cho con uống nhiều nước hơn. Bệnh vàng da thường khiến cho cơ thể bé bị mất nước, mà cung cấp đủ nước cho cơ thể là điều cực kỳ cần thiết, không chỉ với trẻ nhỏ mà cả người lớn. 

Do vậy, với những trường hợp trẻ bị vàng da sinh lý ở mức độ nhẹ, mẹ chỉ cần cho con uống nhiều nước hơn mỗi ngày là đã có thể cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, nếu như con không có những dấu hiệu tích cực và tiến triển nhanh, kéo dài 3 – 4 tuần mà chưa khỏi thì mẹ hãy đưa bé đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và có những phương pháp điều trị khác phù hợp hơn. 

Lưu ý rằng bởi mẹ đã cho con bú nhiều hơn nên lượng nước uống nhiều hơn mỗi ngày cũng nên vừa phải. Tránh tình trạng bổ sung nhiều sữa và nước hơn đồng thời cùng lúc sẽ khiến cho bé khó tiêu hóa. Dẫn đến việc bé nôn trớ, đầy bụng, khó chịu và khó tiêu hóa, lại không đạt kết quả như mong muốn. 

Mẹo chữa vàng da cho trẻ sơ sinh bằng ánh sáng

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng ánh sáng xanh và ánh sáng trắng

Bên cạnh ánh nắng mặt trời tự nhiên, cho trẻ nằm dưới ánh sáng xanh hay ánh sáng trắng cũng là một phương pháp được chứng minh hiệu quả trong việc giảm vàng da ở trẻ nhỏ. Tương tự như ánh nắng mặt trời, hai loại ánh sáng “nhân tạo” kể trên cũng có khả năng phân hủy và đào thải lượng Bilirubin dư thừa trong cơ thể ra ngoài. 

Nhờ vậy, tình trạng vàng da của bé sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn trước. Bởi dẫu sao làn da của trẻ nhỏ vẫn còn khá mỏng manh và nhạy cảm, nên cần phải chú ý thời gian nằm dưới ánh sáng là bao lâu và lượng ánh sáng mạnh yếu thế nào cho hợp lý. 

Trị vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách cho trẻ ăn nhiều hơn

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng việc cho trẻ ăn nhiều hơn

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vàng da ở trẻ nhỏ đó là do sức đề kháng yếu kém, các chức năng và bộ phận trong cơ thể chưa trưởng thành, nhất là gan. Do vậy, mẹ cần phải tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp con lớn nhanh và hoàn thiện các chức năng cơ thể. 

Các bé cần phải được cho ăn thường xuyên và đầy đủ mỗi ngày. Nếu bé không thể bú mẹ vì một số lý do bất khả kháng nào đó, như mẹ bị mất sữa, thiếu sữa,… thì hãy cho con sử dụng sữa ngoài. Lưu ý hãy chọn những loại sữa công thức đặc biệt có thành phần càng giống sữa mẹ càng tốt. 

Việc cho bé ăn uống và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp chức năng gan hoạt động tốt hơn. Nhờ vậy sẽ giúp đẩy được lượng Bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể và bé sẽ nhanh hết bị vàng da. Nếu chỉ đơn thuần là vàng da sinh lý bình thường ở mức độ nhẹ thì chỉ trong 1 – 2 tuần, da bé sẽ trở lại tình trạng bình thường ngay thôi mẹ nhé!

Mẹo trị vàng da ở trẻ sơ sinh bằng táo tàu

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng táo tàu

Một mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh được ông bà ta truyền lại từ bao đời nay đó là sử dụng táo tàu. Trong những quả táo tàu nhỏ bé thôi nhưng lại chứa rất nhiều dưỡng chất có khả năng điều trị tình trạng vàng da ở trẻ. Theo một số chuyên gia nhận định, đó là bởi trong táo tàu chứa hàm lượng lớn vitamin A, E, B và các loại axit amin, vi chất, khoáng chất,… 

Mẹ nên bổ sung táo tàu vào trong khẩu phần ăn hằng ngày của bé, giúp con dễ ăn hơn. kết hợp với cho con bú sữa mẹ nhiều hơn mỗi ngày để nhanh thấy được hiệu quả. Hoặc nếu không, mẹ cũng có thể sử dụng chiết xuất táo tàu, nhỏ vài giọt vào trong sữa cho bé uống. Chỉ sau khoảng 1 – 2 tuần, mẹ sẽ nhận thấy da bé đang có những chuyển biến tích cực, trở nên hồng hào và đều màu hơn rõ rệt. 

Một lưu ý trong việc sử dụng táo tàu để chữa bệnh vàng da ở trẻ nhỏ đó là cha mẹ hãy chọn những sản phẩm chất lượng. Hiện trên thị trường không khó để tìm thấy những loại táo tàu sấy khô và bảo quản, nhưng không phải loại nào cũng đảm bảo an toàn, không chứa chất độc hại, chất bảo quản,… Do đó, phụ huynh hãy ưu tiên những quả táo tàu được trồng tự nhiên, hạn chế thuốc trừ sâu, chất hóa học,… tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

Cách chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh bằng nước ép lúa mì

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng nước ép lúa mì

Cách chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh tiếp theo mà mình đã khám phá được đó chính là sử dụng nước ép lúa mì. Rất nhiều mẹ bỉm sữa đã áp dụng mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh này và review tích cực trên các diễn đàn Mẹ và Bé. Chúng thực sự cải thiện được tình trạng vàng da ở trẻ nhỏ mà lại cực kỳ đơn giản, dễ làm nữa. 

Cỏ lúa mì chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, giúp bổ sung cho cơ thể bé lượng dưỡng chất cần thiết hằng ngày. Giúp con lớn khỏe và nhanh chóng hoàn thiện các cơ quan, chức năng của cơ thể. Đồng thời, trong cỏ lúa mì còn chứa lượng chất xơ dồi dào, giúp con tiêu hóa tốt hơn, tăng cường đào thải lượng Bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy tình trạng vàng da sẽ được cải thiện hiệu quả hơn trông thấy. 

Trong mỗi bữa ăn, mẹ có thể thêm vài giọt nước ép lúa mì vào trong khẩu phần ăn của trẻ. Nên cho con ăn trước khi bú, vì khi đó lúa mì cùng sữa mẹ sẽ kết hợp thúc đẩy loại bỏ Bilirubin nhanh hơn. Bên cạnh đó, người mẹ cũng có thể uống nước ép lúa mì trực tiếp và con sẽ nhận được lượng dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ. 

Chữa vàng da cho bé tại nhà bằng tắm lá chè xanh

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng việc tắm lá chè xanh

Một mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh đang được áp dụng nhiều nhất phải kể đến sử dụng lá chè xanh. Lá chè xanh tươi được coi là phương pháp chữa bách bệnh, vừa đơn giản, an toàn, dễ làm mà mang đến hiệu quả không ngờ. Đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thì lại càng có tác dụng cao hơn. 

Theo y học cổ truyền, lá chè xanh có tình hàn, không chứa bất kỳ chất độc hại nào. Vị chát ngọt nhưng lại có tác dụng thanh nhiệt, đào thải độc tố cơ thể, lợi tiểu. Đặc biệt, lá chè xanh còn có công dụng hỗ trợ làm lành vết thương và tái tạo da mới. Chính vì thế, lá chè xanh được tin dùng trong việc điều trị vàng da ở trẻ nhỏ. 

Còn theo các chuyên gia nghiên cứu khoa học, lá chè xanh chứa Polyphenol, chúng có tác dụng khử các gốc tự do. Nhờ vậy chống lại quá trình oxy hóa và hàm lượng chất Catechin, đồng thời nâng cao khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho da. Nhìn chung, dù theo cách hiểu nào thì lá chè tươi đều có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng cấu trúc da khỏe mạnh. 

Do đó, mẹ có thể nấu lá chè xanh tươi làm nước tắm cho bé để chữa trị bệnh vàng da. Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết cách tắm cho bé bằng lá nước chè tươi, mẹ tham khảo nhé:

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ chọn 1 – 2 nắm lá chè tươi đem rửa sạch, nên ngâm trong nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút để loại bỏ hết các chất bẩn. Sau đó vớt ra để ráo nước. 
  • Bước 2: Bắc một nồi nước lên bếp, vò nhẹ lá trà xanh sau đó bỏ vào nồi nước, đun sôi và tắt bếp.
  • Bước 3: Cuối cùng, đổ nước trà xanh vừa nấu được ra thau sạch, pha thêm nước lạnh để được nước ấm vừa đủ tắm cho bé. Sau cùng, mẹ tắm cho bé như bình thường.

Với mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng tắm nước lá chè xanh, các mẹ nên thực hiện khoảng 2 – 3 lần/tuần để tình trạng vàng da của con được cải thiện nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

Chữa vàng bé bằng tắm cỏ mần trầu

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng việc tắm cỏ mần trầu

Bên cạnh việc tắm lá chè xanh thì tắm cỏ mần trầu cũng được coi là một cách điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả nhất. Cây cỏ mần trầu là một loài thực vật thường mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loại cỏ này có tính bình, vị ngọt chát và mang rất nhiều công dụng tuyệt vời. Chẳng hạn có thể kể đến như làm sạch, đào thải độc tố, tiêu viêm, hạ nhiệt, trừ thấp,… 

Bên cạnh đó, cỏ mần trầu còn có tác dụng hỗ trợ hệ thống bạch huyết tự đào thải các chất độc hại, qua đó làm mát gan, thanh nhiệt. Đặc biệt, loại cỏ này còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về da như vàng da, bệnh chàm, vảy nến, mẩn ngứa,… đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Nhìn chung, có thể thấy rằng cỏ mần trầu sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật và có ý nghĩa trong việc điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, nếu con có những dấu hiệu của vàng da sinh lý, mẹ nên tìm cỏ mần trầu về nấu nước tắm cho bé. Cách trị vàng da bằng cỏ mần trầu khá đơn giản như sau: 

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ rửa sạch những cây cỏ mần trầu, nên ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút để loại sạch các chất bụi bẩn. Sau đó vớt ra để ráo nước. 
  • Bước 2: Tiếp theo, mẹ bắc một nồi nước lên bếp, cho cỏ mần trầu vào nồi và đun sôi, rồi tắt bếp. 
  • Bước 3: Sau khi nước đun sôi, mẹ sử dụng rây lọc để lọc hết bã và đổ nước vào trong thau sạch, pha thêm chút nước lạnh để tạo độ ấm vừa phải cho bé tắm. 

Tương tự như cách tắm với lá chè xanh tươi, mẹ cũng nên cho bé tắm với nước lá mần trầu 2 – 3 lần/tuần để nhanh chóng thấy hiệu quả nhé. 

Cách điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh bằng thảo dược

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng việc bổ sung thảo dược cho mẹ

Bên cạnh việc sử dụng những phương pháp điều trị trên, cho bé ăn nhiều hơn, uống nhiều sữa hơn, tắm nắng,… thì mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm một số loại thảo dược cho chính bản thân mình. Theo một số chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa, những loại trà thảo dược như trà hoa chuông, trà bồ công anh,… có tác dụng thanh nhiệt, thải độc rất tốt. 

Các sản phẩm này đều có nguồn gốc và thành phần tự nhiên nên đảm bảo an toàn cho cả sức khỏe mẹ và bé. Bổ sung cho mẹ nhưng bé sẽ nhận được những lợi ích thông qua sữa mẹ, chẳng hạn như các chất dinh dưỡng, chất làm mát, đào thải độc tố,… Nhờ vậy, cơ thể bé ngày càng khỏe mạnh, các chức năng ngày càng hoàn thiện và tình trạng vàng da được cải thiện rõ rệt. 

Chữa vàng da cho bé bằng cách ngừng bú tạm thời

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng việc ngừng cho con bú tạm thời

Một cách chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh nữa mà mình muốn chia sẻ đến các mẹ đó là cho trẻ ngừng bú tạm thời. Mẹ có thể sẽ hơi khó hiểu, bởi mình vừa nói nên cho con bú sữa mẹ nhiều hơn để cung cấp dưỡng chất, hoàn thiện chức năng để cơ thể bé tự đào thải Bilirubin, giảm vàng da đúng không?

Tuy nhiên, ở một số trẻ sơ sinh thì sữa mẹ chính là một trong số những nguyên nhân gây ra bệnh vàng da. Trong những trường hợp như vậy, mẹ nên cho con ngừng bú sữa tạm thời trong một thời gian. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng những loại sữa công thức có thành phần và chức năng gần giống với sữa mẹ. 

Đồng thời, mẹ cần tích cực hút hết lượng sữa ra ngoài để đảm bảo rằng loại bỏ hết lượng sữa gây vàng da cho bé. Để khi bé sẵn sàng ăn sữa mẹ trở lại, mẹ sẽ có lượng sữa tốt nhất, giàu dinh dưỡng nhất để cung cấp cho con. 

Lưu ý khi dùng mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Lưu ý khi dùng mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh

Trong quá trình sử dụng những mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà, cha mẹ nên lưu ý một số điều quan trọng sau đây nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ nhỏ nhé:

  • Nếu dùng cách tắm lá chè tươi hoặc cỏ mần trầu, mẹ nên nhặt sạch các lá già, lá sâu bệnh, rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng
  • Cho lá vào nồi nước đun sôi, lọc lấy nguyên phần nước và loại bỏ phần bã, nhớ phải pha thêm nước lạnh để đạt đến độ ấm vừa phải cho bé, tránh bị bỏng da
  • Nên cho bé thử tiếp xúc với nước tắm trên một vùng da nhỏ, để xem con có bị dị ứng với các loại lá không. Nếu không có dấu hiệu bất thường, mẹ mới yên tâm tắm toàn thân cho con nhé
  • Chỉ nên cho trẻ tắm nước lá trong khoảng 5 phút, không nên lâu hơn. Sau khi tắm với nước lá, mẹ vẫn nên tắm lại cho con bằng nước sạch lần nữa
  • Nếu sau vài ngày tắm nước lá cho bé mà mẹ không thấy có tác dụng tích cực, hoặc bé có dấu hiệu bất thường như nổi mẩn, ngứa rát, ửng đỏ,… thì mẹ đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất nhé

Lời kết

Trên đây là tổng hợp 10 mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà được nhiều phụ huynh áp dụng và chứng minh hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các mẹ nhiều thông tin bổ ích trong việc chăm sóc con nhỏ. Trong quá trình áp dụng, mẹ nên theo dõi tình trạng vàng da của trẻ sát sao, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay nhé!

Share.

Leave A Reply