Chat with us, powered by LiveChat

Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì giấc ngủ nói chung và tư thế ngủ nói riêng đóng vai trò  rất quan trọng đến sự phát triển toàn diện, cả về thể chất và não bộ. Hiện việc cho trẻ nằm nghiêng khi ngủ đang là thói quen của nhiều cha mẹ, nhưng việc này có lợi hay hại? Trong bài viết này, cùng Hapigo tìm hiểu có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng hay không nhé!

Tư thế nằm có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của trẻ?

Optimized Co nen cho tre so sinh nam nghieng 2
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng

Có thể bạn chưa biết, trong những tháng đầu đời, phần lớn thời gian của con trẻ là dành cho việc ngủ. Chính vì lẽ đó, giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ. Nếu như để ý thì bạn sẽ thấy hầu hết các bé hiện nay, đều có thói quen nằm nghiêng khi ngủ. Bên cạnh đó, một số trẻ khác lại chọn tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp. Các tư thế ngủ khá đa dạng, mỗi tư thế đều có ưu nhược điểm riêng, nhưng đâu mới là tư thế ngủ an toàn nhất cho trẻ? 

Theo thống kê gần đây của WHO, trên thế giới có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh tử vong thương tâm do mắc phải hội chứng đột tử, nghẹt thở. Mà các hội chứng này đều có liên quan trực tiếp đến tư thế ngủ của trẻ. Phải đến hơn 80% ca tử vong bất ngờ của trẻ em Mỹ đến từ những tư thế ngủ không an toàn. Điều này cảnh báo các cha mẹ nên quan tâm và lựa chọn kỹ càng tư thế ngủ cho con, đảm bảo bé ngủ ngon và không gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cần hiểu rõ tầm quan trọng của tư thế ngủ đối với sức khỏe và đời sống của trẻ. Khi trẻ đang ngủ, đó chính là thời điểm não bộ đang phát triển mạnh mẽ nhất. Phải có đến hơn 80% tế bào não được sản sinh trong khoảng thời gian 3 năm đầu đời của trẻ. Hơn nữa, khi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra một lượng hormone tăng trưởng nhiều hơn gấp 4 lần so với khi bé thức. Có thể thấy, giấc ngủ là điều kiện tiên quyết quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. 

Tư thế nằm ngủ tốt sẽ giúp các bé cảm thấy thoải mái, giấc ngủ sâu và ngon hơn. Qua đó gián tiếp thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển chiều cao, cân nặng, thể chất và trí tuệ của trẻ một cách tốt nhất. Ngược lại, tư thế ngủ không đúng sẽ khiến trẻ cảm thấy cực khó ngủ, dễ tỉnh giấc, quấy khóc và mệt mỏi,… Lâu dần sẽ dẫn đến những chứng biếng ăn, chậm lớn, chậm tăng cân và suy giảm chức năng miễn dịch,… 

Một trong những tư thế ngủ đang được phụ huynh “định hướng” cho bé nhiều nhất, đó là nằm nghiêng. Vậy có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không? Cùng Hapigo tìm hiểu chi tiết trong phần bên dưới nhé!

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng

Hỏi đáp trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không? 

Chắc hẳn nhiều phụ huynh đang băn khoăn có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ không? Theo các chuyên gia và các bác sĩ khoa Nhi, nằm nghiêng không hoàn toàn là một tư thế vô hại nhưng lại có rất nhiều ưu điểm. Nếu cha mẹ đặt bé nằm nghiêng đúng chuẩn và thường xuyên thay đổi tư thế linh hoạt khi ngủ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Trong đó, đặc biệt phải kể đến như: 

  • Cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ sẽ giúp làm giảm tình trạng trẻ bị sặc sữa, nôn trớ. Đặc biệt, nếu trẻ có xuất hiện tình trạng nôn trớ thì thức ăn từ đường tiêu hóa cũng không bị đi ngược trở lại vào cổ họng. Nhờ đó tránh gây nghẹn, ngạt thở – nguyên nhân chính khiến nhiều trẻ em đột tử. 
  • Khi trẻ sơ sinh nằm ngủ trong tư thế nghiêng người, tim sẽ tránh được việc bị đè nén bởi các tác động lực từ bên ngoài. Nhờ vậy sẽ hạn chế tối đa những áp lực lên tim, giúp cơ quan này luôn khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả nhất. 
  • Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ thường ngủ say ngay sau khi bú mẹ, do đó tư thế nằm nghiêng sẽ tránh làm cho bụng của trẻ bị chèn ép, tức bụng. Nhờ vậy không làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ, cũng như giúp bé ngủ ngon hơn. 
  • Nếu bé nhà bạn có hiện tượng ngủ ngáy thì nằm nghiêng cũng được coi là giải pháp cải thiện hiện tượng này. Đồng thời, tư thế nằm ngủ nghiêng cũng giúp con hô hấp tốt hơn, không bị nghẹt thở, khó thở. 

Với những lợi ích nêu trên, có thể thấy nằm nghiêng là tư thế ngủ có lợi cho trẻ nhỏ. Nằm nghiêng có thể hạn chế tình trạng sặc sữa, ngạt thở, ngáy ngủ, tức bụng,… so với tư thế nằm ngửa hay nằm sấp. Tuy nhiên, cũng giống như những tư thế ngủ khác, nằm nghiêng không phải hoàn toàn vô hại mà vẫn có khả năng gây ra một vài rủi ro. Cụ thể là gì, mời bạn đọc theo dõi phần bên dưới nhé!

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có rủi ro gì?

Không ít vị phụ huynh cũng đang có cùng câu hỏi Cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng có sao không? Bên cạnh những lợi ích như mình vừa kể trên, việc cho trẻ nằm nghiêng không đúng cách khi ngủ sẽ để lại rất nhiều rủi ro. Dưới đây là một vài hệ quả nghiêm trọng nhất mà cha mẹ nên biết:

Chứng đổi màu da

Nhiều phụ huynh thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ hay trẻ nằm nghiêng khi ngủ có tốt không? Câu trả lời của mình là KHÔNG hoàn toàn là tốt và an toàn đâu nhé. Nếu bé giữ thói quen này trong một thời gian dài mà không thay đổi tư thế linh hoạt, cộng thêm nằm nghiêng không đúng cách sẽ có nguy cơ mắc chứng đổi màu da. 

Không phải là tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh mà mình chia sẻ trước đó đâu nhé. Hội chứng đổi màu da ở đây có nghĩa là, phần thân người mà bé nằm nghiêng khi ngủ sẽ bị đổi thành màu hồng hoặc màu đỏ. Trong khi đó, nửa còn lại không bị ảnh hưởng gì và vẫn giữ nguyên màu da bình thường. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận thấy luôn có một ranh giới rõ ràng giữa 2 phần cơ thể với màu sắc khác nhau rõ rệt. 

Chứng đổi màu da sẽ chỉ xuất hiện nếu trẻ nằm nghiêng khi ngủ trong nhiều giờ. Tuy nhiên, dù đáng báo động nhưng tình trạng này không hề gây nguy hiểm hay nghiêm trọng gì đến sức khỏe của bé. Chúng sẽ tự động biến mất chỉ sau vài phút khi trẻ thay đổi tư thế nằm ngửa. 

Nguyên nhân gây ra chứng đổi màu da này được cho là bởi trọng lực đã làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu trong các mạch máu. Gây nên sự tích tụ của các tế bào hồng cầu gần da và làm da đổi màu trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. 

Điều trị: Với chứng đổi màu da do nằm nghiêng khi ngủ như thế này, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm và không cần phải sử dụng các phương pháp tác động y tế nào hết. Bởi chúng sẽ tự động biến mất chỉ vài phút sau khi bé thay đổi tư thế nằm ngủ. 

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng

Hội chứng đầu bẹt

Cho trẻ nằm nghiêng khi ngủ có sao không? Một tình trạng dễ gặp nhất khi cho trẻ giữ thói quen nằm nghiêng trong thời gian quá lâu đó chính là hội chứng đầu bẹt. Vào những năm tháng đầu đời, phần xương sọ của trẻ sơ sinh còn khá mềm. Điều này có ý nghĩa cho phép não cũng như hộp sọ sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa. 

Tuy nhiên, nếu trẻ nằm nghiêng đầu khi ngủ, áp lực sẽ bị tích tụ lại tại một điểm trên hộp sọ. Khiến cho bộ phận này bị lõm, thậm chí chìm hẳn vào bên trong và dẫn đến hội chứng đầu bẹt. Khi hình dạng hộp sọ không phù hợp sẽ kéo theo não bộ cũng sẽ bị hạn chế khả năng mở rộng. Điều này gián tiếp làm cho não kém phát triển trong quá trình khôn lớn của bé. 

Điều trị: So với chứng đổi màu da thì hội chứng đầu bẹt, cha mẹ cần phải có những tác động để khắc phục và điều trị tình trạng này. Để điều trị hội chứng đầu bẹt, cha mẹ cần sử dụng một loại mũ chuyên dụng có chức năng nắn và điều chỉnh phần đầu. Ngoài ra, cha mẹ cũng phải luôn chú ý đến tư thế ngủ của con, tránh việc con tiếp tục nằm nghiêng thì lại khó điều trị hơn nữa. 

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng

Tật vẹo cổ

Cho trẻ nằm nghiêng khi ngủ có sao không? Nếu bé cứ giữ mãi thói quen nằm nghiêng người hẳn một bên khi ngủ, rất có thể bé sẽ gặp phải tật vẹo cổ. Nguyên nhân chính được cho là gây nên tật vẹo cổ ở trẻ nhỏ là do cách nghiêng cổ bất thường theo một hướng. Các cơ Sternocleidomastoid liên kết phía bên đầu và xương đòn bị rút ngắn một cách nghiêm trọng. 

Trong khi đó, các cơ của bé sơ sinh vẫn còn đang trong quá trình phát triển, chưa hoàn thiện và thậm chí là khá mềm. Chúng có thể phải chịu những tác động tiêu cực khi trẻ nằm nghiêng một bên quá lâu và thường xuyên. Biểu hiện dễ nhận thấy của những bé bị vẹo cổ đó là thường có khuynh hướng nghiêng cổ về một bên, trong khi đó xoay mặt về bên đối diện. 

Tức là nếu trẻ bị vẹo cổ bên phải thì phần đầu và cổ sẽ nghiêng về bên phải, trong khi đó mặt sẽ thường xuyên quay về bên trái. Khi bú mẹ, bé sẽ chỉ thích bú một bên bởi xoay mặt về hướng ngược lại sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu, không thoải mái. Nếu phát hiện con có những dấu hiệu bất thường như trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời. 

Điều trị: Để điều trị và khắc phục tật vẹo cổ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ các bài tập kéo  giãn cổ để bé có thể tự thực hành ở nhà. Thông qua hình thức vật lý trị liệu hoặc những dụng cụ hỗ trợ như đeo dây nịt phục hồi, sự căng cứng ở các cơ bắp sẽ được giải phóng hoàn toàn. Có một loại dây nịt quấn quanh cơ thể bé và có kèm theo một miếng đệm mềm gần cổ. Miếng đệm này khá nhỏ nhưng lại có tác dụng cực lớn, giúp đẩy đầu về vị trí bình thường. 

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng

Hội chứng đột tử

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ? CÓ nếu mẹ đảm bảo cho bé nằm đúng cách và trong một khoảng thời gian hợp lý, có thay đổi tư thế linh hoạt. Nếu KHÔNG, nằm nghiêng lâu sẽ khiến cho khí quản của bé bị xoắn lại và gây ra tình trạng khó thở. 

Bên cạnh đó, việc cho bé nằm nghiêng hẳn một bên còn có thể khiến sữa trong bụng bé bị trào ngược. Chúng tích tụ xung quanh lỗ mở khí quản và làm cho bé bị nghẹt thở, khó thở. Chính bởi thế sẽ làm tăng nguy cơ đột tử – cái chết đột ngột ở trẻ sơ sinh. 

Đây được xem là nguy cơ nguy hiểm và “khủng khiếp” nhất mà bất cứ cha mẹ nào cũng muốn tránh xa cho con. Nguyên nhân cụ thể của hội chứng này vẫn chưa được làm rõ ràng và cụ thể nhưng yếu tố rủi ro sẽ càng tăng lên nếu mẹ cho bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ. 

Điều trị: Hiện không có biện pháp nào có khả năng điều trị cho trường hợp này. Nhưng cha mẹ có thể ngăn ngừa bằng cách hạn chế cho con nằm nghiêng khi ngủ. 

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng

Hướng dẫn cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng đúng cách 

Có thể bạn cũng thấy, trẻ nằm nghiêng vừa có cả những ưu và nhược điểm riêng. Nếu mẹ cho bé nằm nghiêng đúng cách thì sẽ mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau. Vậy như thế nào là cho con nằm nghiêng đúng cách, nhằm đảm bảo cho bé những giấc ngủ ngon mà an toàn nhất? 

Tư thế đặt trẻ sơ sinh nằm nghiêng đúng nhất đó là cha mẹ hãy cho con nằm nghiêng toàn thân hẳn về một phía, hoặc là trái, hoặc là phải. Sau đó, mẹ hãy sử dụng một tấm vải hoặc một chiếc khăn mỏng quấn thành ổ gọn hàng đến hết phần ngực của bé, cuốn làm sao cho tay và chân ôm sát dọc theo ổ cuốn. Việc cuốn chăn hoặc khăn như vậy sẽ giúp bé sẽ tránh tình trạng giật mình, cảm thấy an toàn và ấm áp hơn mỗi khi ngủ. 

Lưu ý không nên quấn quá chặt, tránh làm cho trẻ cảm thấy bí bách, khó chịu và nghẹt thở. Độ lỏng vừa phải để con vẫn có thể cử động linh hoạt và dễ chịu nhất khi yên giấc. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể sử dụng những loại gối ngủ dành riêng cho trẻ sơ sinh. Như vậy sẽ giúp bé dễ dàng thay đổi tư thế nghiêng trái nghiêng phải mà không lo vẹo cổ, đầu bẹt hay đổi màu da,…

Trường hợp thấy con nằm nghiêng về một bên trong thời gian quá lâu, bố mẹ có thể can thiệp giúp con thay đổi tư thế sang hướng ngược lại. Nhờ vậy con sẽ nằm nghiêng đều cả hai bên và tránh ảnh hưởng xấu, dị dạng phần đầu và tai của bé. Chỉ cần như vậy thôi, con đã có thể nằm nghiêng mà không lo nguy hiểm hay rủi ro đến sức khỏe và tính mạng. 

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng

Gợi ý cách ngăn trẻ sơ sinh nằm nghiêng 1 bên

Như mình đã nói ở phần trên, trẻ sơ sinh có thể nằm nghiêng một bên nếu nằm đúng tư thế và trong một khoảng thời gian không quá lâu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ không nên cho trẻ nằm nghiêng để hạn chế tối đa những rủi ro và nguy cơ gây hại đến tính mạng con trẻ. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bác sĩ khoa Nhi thì trẻ em dưới 4 tháng tuổi không nên nằm nghiêng khi ngủ. Chính vì thế, trước khi trẻ đến độ tuổi có thể nằm nghiêng, cha mẹ nên biết một số biện pháp ngăn chặn trẻ nằm nghiêng, nhằm đảm bảo con có những giấc ngủ sâu ngon và an toàn nhất nhé!

  • Mẹ có thể sử dụng khăn hoặc chăn mỏng để quấn và cố định quanh người bé, cho đến khi con đủ tuổi lăn lộn. Điều này giúp cho con có thể nằm ngửa một cách thoải mái nhất, nhưng mẹ cũng phải đảm bảo rằng cuốn đủ lỏng để con có thể di chuyển hông một cách dễ dàng. 
  • Nếu bé sử dụng nôi hoặc cũi thì nên chọn những sản phẩm có phần đệm chắc chắn, tránh để lại những vết lõm trên đệm khi bé nằm. Không nên sử dụng những loại đệm mềm rẻ tiền vì chúng sẽ dễ bị lún, khiến cho trẻ buộc phải nằm nghiêng. 
  • Nếu như trẻ ngủ ở phòng riêng, bố mẹ nên lắp đặt camera quan sát 24/7. Việc này sẽ giúp phụ huynh luôn theo dõi được tình hình của con, biết được khi nào tư thế nằm của con không đúng và điều chỉnh kịp thời. Mà không hề làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của con, con bị giật mình hay tỉnh giấc. 
  • Trường hợp con không chịu cuốn chăn, hoặc cứ cuốn vào lại làm bung ra thì bố mẹ có thể cân nhắc sử dụng túi ngủ để thay thế. Như vậy, bé sẽ nằm gọn trong túi ngủ và ngủ ngon lành mà không lo di chuyển lung tung, nằm nghiêng nằm sấp…
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng

Q&A – Một số câu hỏi về tư thế nằm nghiêng khi ngủ của trẻ

Khi bàn về vấn đề tư thế nằm ngủ của trẻ nhỏ, có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không? Dưới đây là một số câu hỏi hay gặp mà Hapigo đã giúp bạn tổng hợp lại, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để hiểu thêm về cách chăm sóc con nhỏ nhé!

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng 1 bên có sao không?

Với trường hợp trẻ sơ sinh, các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng nên cho bé nằm ngửa. Đây là tư thế an toàn nhất cho các bé khi ngủ, ít rủi ro và nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ. Trên thực tế, bé hoàn toàn có thể nằm nghiêng khi ngủ nhưng cần phải đúng tư thế và thời gian hợp lý, nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

Khi nào cha mẹ nên để trẻ sơ sinh nằm nghiêng?

Sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu bạn để trẻ sơ sinh nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ. Bởi vì chúng còn quá nhỏ, chưa thể tự xoay đầu và di chuyển cơ thể nên sẽ rất dễ dẫn đến nghẹt thở. Vì thế, mẹ chỉ nên cho trẻ nằm nghiêng khi con đã đủ 4 tháng tuổi, bởi khi này phần cổ và đầu của trẻ đã cứng cáp hơn nhiều. Thậm chí, nhiều bé nhanh nhẹn còn có thể lật người, lăn người rồi nữa.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng bú?

Theo các chuyên gia, việc cho trẻ nằm ngửa bú sữa mẹ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nôn trớ, sặc sữa, trào ngược dạ dày,… Chính bởi vậy, họ khuyến khích việc các mẹ ngồi hoặc cho bé nằm nghiêng khi bú sữa. Như thế có thể hạn chế tối đa những tình trạng nêu trên, con ăn ngon miệng, hấp thu tốt mà không lo sặc hay trớ.

Đặt trẻ sơ sinh nằm nghiêng có giúp ngăn ngừa sặc sữa không?

Hiện tại, chưa có bất kỳ một minh chứng hay căn cứ cụ thể nào cho việc trẻ sơ sinh nằm nghiêng giúp ngăn ngừa sặc sữa cả. Trên thực tế, một số cha mẹ còn cho rằng nằm ngửa mới là tư thế có khả năng giảm nguy cơ sặc sữa và ngạt thở cho trẻ. Bởi khi nằm ngửa, con sẽ có đủ không khí và oxy để thở dễ dàng hơn. Nếu sữa bị trào ngược từ dạ dày lên thì trẻ sẽ tự động nuốt vào hoặc ho ra. Nhờ thế mà không lo con bị ngạt khí do sữa lấp hết đường khí quản.

Kết luận: Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng?

Không thể phủ nhận rằng, tư thế nằm ngủ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như ngoại hình của trẻ sơ sinh. Mặc dù sở hữu những ưu điểm nhất định, song nằm nghiêng vẫn không hẳn là một tư thế ngủ lý tưởng để cha mẹ cho con nằm thường xuyên được.

Nhằm đảm bảo an toàn nhất cho những giấc ngủ của con trẻ, bố mẹ nên để mắt đến tư thế ngủ của con liên tục. Bên cạnh đó, hãy giữ cho không gian ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thơm tho và loại bỏ những vật dụng không cần thiết xung quanh trẻ. 

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhất về tư thế ngủ của trẻ – vấn đề nan giải được nhiều mẹ quan tâm. Hy vọng sau bài viết này, mẹ đã biết Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không? Từ đó có những cách điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo an toàn nhất cho sự phát triển toàn diện của con. Chúc các mẹ sẽ nuôi con thành công, khỏe mạnh và lớn khôn mỗi ngày nhé!

Share.

Leave A Reply