Chat with us, powered by LiveChat

Bé ngủ nhiều, ngủ li bì mà không chịu dậy ăn? Thế nhưng mẹ sớ đánh thức sẽ làm bé giật mình, tỉnh giấc, quấy khóc và nhìn thương lắm đúng không các mẹ? Vậy mẹ đã biết cách đánh thức trẻ sơ sinh dễ dàng và an toàn nhất chưa? Trong bài viết này, cùng Hapigo tìm hiểu những mẹo đánh thức trẻ sơ sinh đơn giản mà giúp con tỉnh táo khi bú nhé!

Vì sao cần đánh thức trẻ sơ sinh thức giấc?

Ông bà ta thường nói “Trẻ con ăn được ngủ ngược là sướng như tiên”. Thế nhưng trẻ ngủ nhiều quá có hẳn là sẽ tốt cho sự phát triển tự nhiên của bé không? Vì sao cần đánh thức trẻ sơ sinh dậy, dù ngay khi bé còn đang ngủ?

Có lẽ ở đây, mẹ nào cũng đã biết rằng giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc cho con ngủ quá nhiều lại không hẳn là điều tốt, thay vào đó, mẹ chỉ nên cho con ngủ đủ giấc mà thôi. Bên cạnh đó cũng cần ngủ đúng cữ, tức là ngủ đúng giờ giấc ngày đêm chứ không phải ngủ không khoa học. 

Ở mỗi độ tuổi, các bé sẽ có nhu cầu khác nhau về cả số giấc ngủ cũng như thời gian ngủ mỗi cữ. Nhằm đảm bảo nhất cho cả sự phát triển toàn diện và sức khỏe của trẻ nhỏ. Thông thường, tổng thời gian ngủ lý tưởng nhất cho trẻ sơ sinh sẽ là 16 – 20h/ngày và thời gian ngủ sẽ ngắn dần đi khi trẻ lớn hơn. 

Thêm vào đó, mỗi bé sơ sinh sẽ ngủ khoảng 30 – 45 phút/lần và khoảng 3 – 4 giờ/cữ. Căn cứ vào thời gian này, mẹ nên cho con ngủ đủ giấc, đúng giờ và đúng cữ. Nếu con ngủ nhiều hơn bình thường, mẹ hãy có những cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy hợp lý. Dưới đây là khung thời gian ngủ lý tưởng cho các bé theo từng tháng tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo: 

Độ tuổi của béTổng thời gian ngủThời gian ngủ ngàyThời gian ngủ đêm
1 tháng tuổi16 giờ8 giờ8 giờ
3 tháng tuổi15 giờ5 giờ10 giờ
6 tháng tuổi14.5 giờ3.5 giờ11 giờ
9 – 12 tháng tuổi13.5 – 14 giờ2.5 – 3 giờ11 giờ
Bảng thời gian ngủ khoa học của trẻ sơ sinh
Cách đánh thức trẻ sơ sinh
Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy không?

Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy không?

Hiện nay, có rất nhiều bậc cha mẹ đang băn khoăn có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy khi đang ngủ không? Nhiều người có quan niệm không nên đánh thức con ngủ, bởi sẽ làm chúng giật mình hoặc phá vỡ giấc ngủ ngon lành của chúng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và bác sĩ khoa Nhi lại cho rằng, việc đánh thức con ngủ li bì là việc làm cần thiết. 

Chỉ cần mẹ biết cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ say hợp lý thì sẽ chẳng lo khiến con giật mình hay quấy khóc. Ngược lại, còn đảm bảo được thời gian ngủ khoa học, thuận lợi cho sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ. Đặc biệt, đánh thức con dậy cho bú còn đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. 

Thông thường, các bé sẽ có thể tự động thức giấc và đòi ăn khi cảm thấy đói. Tuy nhiên, một số trẻ lại cứ ngủ li bì mà không thiết ăn uống gì. Khi đó, mẹ nên tìm cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú. Trong những tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh thường bị mất cân bằng sinh lý nên sẽ cần được đánh thức và cho bú đều đặn 2 giờ mỗi lần.

Thậm chí, khi bé còn đang say giấc, mẹ cũng nên đánh thức bé dậy và cho bú. Yên tâm rằng điều này thực sự không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ đâu nhé. Chẳng những thế, việc này còn giúp bé yêu có thể nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, nuôi bé khôn lớn và thông minh hơn mỗi ngày. 

Cách đánh thức trẻ sơ sinh
Cách đánh thức trẻ sơ sinh

Dưới đây là một nguyên nhân chính giải thích cho việc đánh thức trẻ sơ sinh là cần thiết:

  • Bé cần tăng cân

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ cần phải ăn uống đầy đủ, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết. Việc trẻ không ăn, hay nói cách khác là ngủ nhiều mà quên bú sữa sẽ dẫn đến chậm phát triển và chậm tăng trưởng về cân nặng. 

  • Bé rất nhanh đói

Có thể mẹ không biết, khi bú sữa mẹ thì bé sẽ tiêu hóa dễ dàng hơn nhiều so với sữa công thức. Trong khi đó, bụng của bé quá nhỏ, sức chứa không lớn, quá trình tiêu hóa nhanh chóng sẽ khiến con nhanh đói. Khi này, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho con kịp thời. 

  • Mẹ bầu cần tăng lượng sữa cho con bú

Một nguyên nhân khác cho việc mẹ nên biết cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy ăn đó là giúp gia tăng lượng sữa. Việc bé bú ít, bú không đủ hay không thường xuyên sẽ làm chậm quá trình sản xuất sữa của mẹ. Như thế tức là mẹ sẽ không có đủ lượng sữa cho con bú những lần tiếp theo. 

Vậy đánh thức trẻ sơ sinh bằng cách nào? Hãy cùng Hapigo tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo đây nhé!

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì đơn giản, dễ dàng
Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì đơn giản, dễ dàng

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì đơn giản, dễ dàng

Trong thời gian đầu, bé sơ sinh ngủ li bì cả ngày do chưa hình thành, cũng như chưa quen được với giờ giấc sinh hoạt khi chào đời. Do đó nhiều bé có xu hướng ngủ li bì, ngủ suốt cả ngày. Tuy nhiên, nếu mẹ đánh thức bé sai cách sẽ khiến bé bị giật mình, quấy khóc khiến cả bé và phụ huynh đều mệt mỏi. Chính bởi vậy, trong phần này, Hapigo sẽ hướng dẫn các mẹ các cách đánh thứ trẻ sơ sinh ngủ li bì đúng cách, chuẩn khoa học. 

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ ngày bằng việc chạm vào bé

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ ngày bằng việc chạm vào bé
Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ ngày bằng việc chạm vào bé

Một trong những cách đánh thức trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả nhất đó chính là chạm vào bé. Đây là cách vô cùng nhẹ nhàng nhưng lại mang đến hiệu quả không ngờ, đồng thời cũng không lo làm bé tỉnh giấc. Nếu con đang ngủ li bì, mãi không thức giấc để bú cữ tiếp theo, mẹ hãy chạm nhẹ vào con. 

Tất cả những gì mẹ cần làm chỉ đơn giản là dùng tay chạm nhẹ vào má bé hoặc cạnh tay của bé trong vài giây. Sau đó bé sự tự khắc dần tỉnh dậy, lưu ý là chỉ chạm nhẹ nhàng chứ không quá mạnh tay và bất ngờ. Trường hợp đã chạm vào bé mà vẫn chưa tỉnh, mẹ có thể khẽ lay người con để con trở mình. 

Hoặc nếu con khó dậy hơn nữa, mẹ hãy sử dụng một chiếc khăn mềm, thấm nước ướt và lau hai má cho bé. Sự mát mẻ từ khăn lạnh khi tiếp xúc với da mặt sẽ khiến bé bừng tỉnh ngay. Nếu con cứ ngủ ngày, ngủ li bì thì mẹ thử áp dụng cách này xem sao nhé. Đảm bảo mang đến hiệu quả không ngờ, bé thức giấc mà còn rất tỉnh táo nữa đó. 

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì bằng việc bỏ quấn khăn

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì bằng việc bỏ quấn khăn
Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì bằng việc bỏ quấn khăn

Một cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì khá hiệu quả mà mình muốn chia sẻ đến các mẹ đó chính là bỏ khăn quấn ra cho bé. Thông thường, đứa trẻ mới sinh ra sẽ cần được nâng niu như trứng, lo sợ lạnh nên phải quấn khăn để con luôn thấy ấm áp và ngủ ngon hơn. Cũng chính vì điểm này, mẹ có thể “tận dụng” để đánh thức bé dậy mỗi khi bé ngủ quá lâu, ngủ li bì không tỉnh giấc. 

Khi mẹ bỏ khăn quấn ra, hơi lạnh sẽ nhẹ nhàng luồn vào trong người và gián tiếp đánh thức giấc ngủ của bé. Tuy nhiên, để tránh trường hợp con bị lạnh quá mà giật mình tỉnh giấc thì mẹ nên chạm tay vào bé trước. Sau đó chậm rãi tháo từng lớp khăn chứ không tháo nhanh ra hết. Sẽ khiến bé bị lạnh đột ngột, làm con giật mình và thậm chí còn có nguy cơ cảm lạnh, ốm do thay đổi nhiệt độ nữa. 

Bên cạnh việc bỏ khăn quấn, mẹ cũng có thể thay bỉm cho bé. Đây cũng là một cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy có tác dụng tương tự. Để bé không bị đánh thức một cách đột ngột, mẹ nên thực hiện các thao tác đóng mở bỉm nhẹ nhàng, hạn chế xoay lật bé quá nhiều. Đồng thời, vừa thay vừa khẽ thủ thỉ, trò chuyện cùng con để bé dần thức giấc nhé!

Đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú bằng việc nghe nhạc, bật đèn

Cách đánh thức trẻ sơ sinh
Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú bằng việc nghe nhạc, bật đèn

Một cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú mà mẹ nên biết đó chính là cho con nghe nhạc, kết hợp với bật đèn. Bất kể trẻ nhỏ hay người lớn thì khi đang ngủ, nếu chợt nghe thấy tiếng nhạc hoặc thay đổi ánh sáng, bạn cũng sẽ bị tỉnh giấc đúng không nào? Bé sơ sinh cũng vậy, nên mẹ có thể áp dụng cách này khi con ngủ lâu không tỉnh giấc, ngủ li bì không tỉnh để cho bú. 

Tuy nhiên, mở nhạc nhưng không phải bản nhạc nào cũng sẽ mang đến tác dụng như nhau đâu nhé. Nhằm tránh cho bé bị tỉnh giấc đột ngột và dễ quấy khóc, mẹ nên chọn những bản nhạc không lời với âm điệu du dương. Hơn nữa, cũng chỉ nên vặn mức độ âm thanh vừa phải và bật đèn đủ sáng cho căn phòng thôi nhé. 

Bên cạnh đó, mẹ lưu ý tuyệt đối không được chiếu thẳng đèn vào mắt bé vì sẽ làm con bị chói mắt. Điều này thậm chí còn gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thị giác và võng mạc của bé sau này. Nếu là ban ngày và trong phòng có cửa sổ, có khả năng đón ánh sáng tốt thì mẹ chỉ cần kéo rèm cửa ra là được. Không nhất thiết phải bật đèn, vừa chói lại vừa tốn tiền điện. 

Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy chơi bằng việc cho bú mẹ

Cách đánh thức trẻ sơ sinh
Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy chơi bằng việc cho bú mẹ

Một cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy chơi khá hiệu quả mà các mẹ cũng nên biết đó chính là cho con bú mẹ. Khi mẹ đưa ti đến gần miệng bé, theo phản xạ thì bé sẽ há miệng để đón nhận nguồn sữa thơm ngon. Khi này, con yêu sẽ dần tỉnh giấc mà mẹ không cần phải tác động hay sử dụng thêm bất kỳ phương pháp nào khác. 

Đây là cách được khá nhiều mẹ áp dụng bởi vừa không làm con tỉnh giấc, quấy khóc mà còn cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho con. Trước khi cho bé bú, mẹ hãy nhẹ nhàng bế bé khỏi giường, tránh mạnh tay và đột ngột khiến con giật mình bất chợt tỉnh giấc. Sau đó, mẹ cho bé bú với tư thế hướng cao đầu lên phía trên để dạ dày con không bị nằm ngang. Như thế sẽ tránh được việc bé bị sặc sữa, nôn trớ mà cũng ăn được nhiều sữa hơn. 

Nếu con yêu nhà bạn đang trong tình trạng ngủ li bì, không chịu tỉnh giấc để ăn sữa. Hoặc trong một số trường hợp có người thân đến chơi, khẩn cấp mà mẹ muốn đánh thức con dậy để chơi. Thì hãy đừng ngần ngại thử áp dụng cách này xem sao nhé, đảm bảo sẽ giúp con thức dậy tỉnh táo mà không sợ quấy khóc. 

Đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ bằng cách gọi con dậy nhẹ nhàng

Cách đánh thức trẻ sơ sinh
Cách đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ bằng cách gọi con dậy nhẹ nhàng

Một cách đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ khoa học, hợp lý đó chính là hãy gọi con dậy thật nhẹ nhàng. Nhiều người quan niệm rằng không nên làm trẻ thức giấc, hay không nên gọi con khi đang ngủ. Vì e sợ rằng sẽ phá vỡ giấc ngủ của con và làm chúng chậm phát triển. Tuy nhiên, nếu mẹ biết cách đánh thức trẻ sơ sinh an toàn và khoa học thì lại khác nhé. 

Trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu và thoải mái nếu được gọi dậy một cách nhẹ nhàng từ cha mẹ của mình. Khi gọi con, hãy thể hiện sự âu yếm bằng cách thủ thỉ trò chuyện, kết hợp xoa lưng, xoa chân, xoa tay rồi vuốt tóc bé đầy trìu mến. Đừng nói trẻ nhỏ chưa biết nhận thức, chúng hoàn toàn có thể cảm nhận được điều này và dần tỉnh giấc. 

Không những giúp con thức giấc đơn giản, nhẹ nhàng hiệu quả mà cách gọi con này còn được xem là một phương pháp “trấn tĩnh” tinh thần trẻ. Mỗi khi bé có những biểu hiện khó chịu trong người như ốm mệt, đau bụng,… thì những cử chỉ, hành động thân mật này sẽ cho con cảm giác an toàn và yên tâm hơn. Khi đó bé cũng sẽ bớt quấy khóc và ngoan ngoãn hơn nhiều. 

Đánh thức trẻ sơ sinh ngủ say bằng cách điều chỉnh nhiệt độ phòng

Cách đánh thức trẻ sơ sinh
Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ say bằng cách điều chỉnh nhiệt độ phòng

Nếu mẹ đang tìm kiếm cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ say mà không sợ làm con giật mình, tỉnh giấc thì hãy thử điều chỉnh nhiệt độ trong phòng xem sao nhé. Thông thường, các bé sẽ có xu hướng cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn khi căn phòng đủ mát. Chính vì thế, con sẽ rất dễ tỉnh giấc nếu như có sự điều chỉnh nhiệt độ trong phòng xuống mức nóng hơn. 

Muốn vậy, mẹ hãy tắt quạt hoặc cho mức nhiệt độ điều hòa tăng lên một chút. Các bé cảm thấy nóng, tự khắc sẽ cọ quậy và tỉnh giấc. Cách làm này sẽ giúp cho con dậy bú sữa, dậy chơi với mọi người mà không hề lo bị giật mình hay quấy khóc gì hết. Trường hợp bé vẫn chưa tỉnh mà vẫn ngon giấc, mẹ có thể kết hợp với việc gọi bé dậy nhẹ nhàng. 

Lưu ý trong việc điều chỉnh nhiệt độ phòng, hãy giảm nhiệt độ và vặn chỉnh quạt một cách từ từ. Tránh trường hợp nhiệt độ phòng đang quá lạnh rồi chuyển nóng đột ngột, như vậy sẽ gây ra tình trạng sốc nhiệt. Ngay cả người lớn cũng sẽ cảm thấy khó chịu khó thở chứ đừng nói gì đến những bé sơ sinh còn đang đỏ hỏn kia. 

Đánh thức trẻ sơ sinh bằng việc lau mặt cho bé

Cách đánh thức trẻ sơ sinh
Cách đánh thức trẻ sơ sinh bằng việc lau mặt cho bé

Thêm một cách khác để đánh thức trẻ sơ sinh đó chính là lau mặt cho bé. Chẳng phải người lớn mình cũng hay có cách lau mặt để cho tỉnh ngủ sao. Và với các bé sơ sinh cũng không ngoại lệ, khi mẹ muốn đánh thức con dậy cho bé hay cho bé chơi thì hãy thử lau mặt cho xem sao nhé. 

Tuy nhiên, khi lau hãy nhớ nhẹ tay một chút, tránh chà xát mạnh vừa làm bé tỉnh giấc lại vừa có thể làm tổn thương làn da mỏng manh của con trẻ. Mẹ hãy sử dụng một chiếc khăn mềm và ẩm, sau đó thấm nước đều lên khăn. Lau thật nhẹ nhàng trên mặt bé, nhất là vùng quanh má và hai mắt để bé tỉnh táo hơn. 

Với cách làm này, mẹ có thể sử dụng nước ấm hay nước lạnh đều được. Nhưng tốt hơn hết là sử dụng nước có độ ấm vừa phải nhằm đảm bảo an toàn và có lợi nhất cho trẻ nhỏ. Nước lạnh sẽ có tác dụng kích thích và giúp bé tỉnh táo nhanh hơn, thế nhưng đôi khi có thể khiến bé bị giật mình và quấy khóc nhé!

Đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú bằng cách thay bỉm cho con

Cách đánh thức trẻ sơ sinh
Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú bằng cách thay bỉm cho con

Bên cạnh cách cởi bớt túi ngủ, khăn quấn hay quần áo cho bé, thì thay bỉm cũng là một cách đánh thức trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả. Thường thì việc thay bỉm cho bé sẽ khá mất thời gian và cần phải có sự tác động vào trẻ. Sau một loạt các công đoạn như chạm vào người, tháo bỉm, làm sạch vùng đóng bỉm, mặc bỉm mới,… bé sẽ khó mà có thể ngủ tiếp được. 

Khi sử dụng phương pháp này, cha mẹ có thể đặt giờ báo thức để thay bỉm cho con. Vừa giúp con cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn mà lại có thể tiện gọi con dậy nhẹ nhàng. Khi đó, bạn thoải mái cho bé bú, cung cấp dinh dưỡng cho con đúng giờ đúng cữ. Đơn giản, tiện lợi mà nhanh chóng, các mẹ chẳng có lý do gì mà không thử phải không nhỉ?

Tuy nhiên, trong quá trình thay bỉm cho bé, nhất là những loại bỉm dán phức tạp hơn, mẹ lưu ý nhẹ tay. Hạn chế xoay lật người bé quá nhiều có thể khiến con giật mình, tỉnh giấc đột ngột, khó chịu và quấy khóc. Hơn nữa, khi thay bỉm hãy vừa thay, vừa thủ thỉ và vỗ về con để bé cảm giác an toàn, yên tâm hơn. 

Cách đánh thức trẻ sơ sinh bằng việc tận dụng giấc ngủ REM

Cách đánh thức trẻ sơ sinh
Cách đánh thức trẻ sơ sinh bằng việc tận dụng giấc ngủ REM

Nếu là một người mẹ đã tìm hiểu chuyên sâu về cách chăm sóc trẻ nhỏ, thì chắc hẳn mẹ sẽ không còn lạ gì với thuật ngữ REM nữa rồi. REM được biết đến là một kỳ ngủ nông ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé sơ sinh. Dấu hiệu dễ nhận thấy khi bé đang bước vào giấc ngủ REM đó chính là: trẻ bắt đầu ngọ nguậy tay chân không chịu nằm yên, trẻ thay đổi nét mặt, cau có, mí mắt nhấp nháy,… 

Trái ngược với kỳ ngủ nông, chúng ta cũng có kỳ ngủ sâu được gọi là NREM. Khi này, trẻ đang trong trạng thái ngủ ngon lành, dường như tĩnh động và không có bất kỳ dấu hiệu thức giấc nào. Việc mẹ đánh thức bé trong kỳ ngủ REM sẽ hiệu quả, an toàn và hợp lý hơn rất nhiều khi bé đang trong giai đoạn ngủ NREM. 

Chình vì thế, thời điểm thích hợp nhất để mẹ áp dụng những cách đánh thức trẻ sơ sinh đó chính là khi thấy con có những dấu hiệu của REM. Con sẽ dần tỉnh giấc mà không hề quấy khóc, bởi khi đó chúng cũng đang dần có những biểu hiện tỉnh giấc rồi. Mẹ hãy quan sát con và đánh thức trẻ nhẹ nhàng nhé!

Mẹo đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú tỉnh táo nhất

Mẹo đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú tỉnh táo nhất
Mẹo đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú tỉnh táo nhất

Sau khi áp dụng những cách đánh thức trẻ sơ sinh trên, con có tỉnh giấc nhưng vẫn còn trong trạng thái mơ màng, ngái ngủ. Nếu không giúp con tỉnh táo thì bé có thể quay về trạng thái cũ, lăn ra ngủ lại luôn cũng nên đấy mẹ. Vì thế, dưới đây Hapigo sẽ mách mẹ một số mẹo đánh thức trẻ sơ sinh dậy tập trung bú, không lo ngủ gật giữa chừng nhé!

  • Trò chuyện cùng bé hoặc mở một chút nhạc nhẹ: Khi có âm thanh xung quanh, theo phản xạ tự nhiên thì tai bé sẽ tập trung nghe. Bên cạnh đó, não bộ cũng cần xử lý và mã hóa thông tin giúp con tập trung bú và tỉnh táo ăn hơn. 
  • Hãy điều chỉnh điều kiện ánh sáng phòng tốt hơn: Tương tự với người lớn, phòng càng tối thì trẻ cũng càng dễ ngủ hơn. Vì vậy, để giúp con tỉnh táo và ngăn ngừa ngủ lại, mẹ nên cho phòng sáng hơn, nhưng chỉ với ánh sáng vừa đủ tránh làm bé bị chói mắt. 
  • Cho bé bú cả bên ngực còn lại: Nếu để bé bú suốt một bên ti, khi dòng sữa giảm dần sẽ khiến bé cảm thấy chán và muốn chìm vào giấc ngủ. Chính vì thế, cứ khoảng 10 – 15 phút, mẹ hãy đổi bên ti, vừa kích thích sữa về vừa đổi tư thế cho con tỉnh táo hơn. Bé bú đều cả 2 bên ngực còn giúp mẹ thoải mái hơn, tránh bị tức ngực do sữa chảy về nhiều. 
  • Thực hiện vỗ ợ hơi cho bé: Sau mỗi 10 – 15 phút bé bú, mẹ hãy vỗ ợ hơi cho con để bé đẩy hết hơi trong dạ dày ra ngoài. Như vậy con vừa bú được nhiều sữa mẹ hơn lại vừa tỉnh táo hơn rõ rệt. Bởi để vỗ ợ hơi, mẹ cần bế bé trong tư thế ngồi thẳng. 
  • Luôn chuẩn bị sẵn khăn ướt bên cạnh: Mẹ nên chuẩn bị sẵn một chiếc khăn ướt mềm bên cạnh, sau đó nhẹ nhàng lau hay tay và má cho bé. Sự mát lạnh từ khăn mềm sẽ khiến bé khó có thể ngủ quên và chuyên tâm vào bú mẹ hơn. 
Q&A - Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ ngủ nhiều
Q&A – Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ ngủ nhiều

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều
cách đánh thức trẻ sơ sinh
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều

Trung bình, một đứa trẻ sơ sinh bình thường sẽ bú ít nhất 8 – 12 cữ một ngày nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất về cả trí não và thể chất. Cứ sau khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ, trẻ sẽ cảm giác đói bụng và tự dậy đòi ăn, thế nhưng một số trẻ cứ ngủ li bì mà chẳng chịu dậy ăn uống gì hết. Nguyên nhân do đâu? Tình trạng này có nguy hiểm không?

Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ li bì mà cha mẹ nên biết. Từ đó xác định được tính nghiêm trọng hay không của vấn đề và có những giải pháp khắc phục tốt nhất nhé!

  • Trẻ sơ sinh vẫn còn thói quen ngủ nhiều, ngủ ngày như khi còn đang nằm trong bụng mẹ. Chính bởi thế, chúng vẫn chưa quen với lịch trình và giờ giấc sinh hoạt ngày và đêm khi chào đời. 
  • Do trẻ sơ sinh được giữ ấm tốt, bất kể trong môi trường khá mát mẻ. Thêm nữa là chúng còn được nằm ngay cạnh mẹ, hưởng hơi ấm nhẹ dịu từ mẹ nên càng dễ ngủ hơn
  • Các bé đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong các giai đoạn từ 3 – 4 tuần tuổi, hoặc từ 7 – 8 tuần tuổi, hoặc 10 – 12 tuần tuổi, hoặc 3 – 4 tháng tuổi. Hay thậm chí là khi bé 6 tháng tuổi hay 8 tháng tuổi thì đều có xu hướng ngủ nhiều hơn những giai đoạn khác. 
  • Một số trường hợp là do bé bị ảnh hưởng bởi thuốc gây mê, thuốc giảm đau trong quá trình mẹ chuyển dạ sinh nở. Tác dụng phụ của thuốc mê và thuốc giảm đau khiến con ngủ li bì, ngủ nhiều hơn so với những bạn sinh thường. 
  • Có khả năng bé bị mắc một số bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng, chẳng hạn như tình trạng vàng da bệnh lý nên cha mẹ không nên chủ quan. Khi thấy con có những biểu hiện ngủ ngày, ngủ li bì không tỉnh thì nên đưa con thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. 
  • Trẻ vừa được tiêm phòng cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ nhiều, ngủ say,… Thông thường, sau khoảng 24 – 48 giờ trẻ được tiêm phòng, chúng sẽ có xu hướng ngủ nhiều hơn và lâu hơn để tự nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch cho bản thân. 
  • Trẻ có hàm lượng đường trong máu thấp cũng là một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ngủ li bì. Biểu hiện dễ nhận thấy là chân tay bé lạnh hơn bình thường, tim đập nhanh, da mặt nhợt nhạt, thân nhiệt giảm đột ngột,…
  • Trẻ bị nhiễm virus, trong trường hợp cơ thể bé bị nhiễm một loại virus gây bệnh, thời gian ngủ của chúng cũng sẽ tăng lên đáng kể. Đa số các loại virus này sẽ chỉ tồn tại trong cơ thể trẻ sơ sinh trong vài ngày, nhưng nếu tình trạng ngủ li bì kéo dài hàng tuần thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ nhé!
Cách đánh thức trẻ sơ sinh
Vì sao cần đánh thức trẻ sơ sinh thức giấc?

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ ngủ nhiều

Bên cạnh việc thắc mắc đánh thức trẻ sơ sinh như thế nào, còn rất nhiều câu hỏi khác xoay quanh giấc ngủ của trẻ. Dưới đây là một số câu hỏi hay gặp nhất, mẹ có thể tham khảo để hiểu hơn về cách chăm con nhé!

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không?

Câu trả lời là nhé! Vẫn biết rằng, ngủ là nhu cầu thiết yếu quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mỗi ngày các bé chỉ nên ngủ khoảng 16 – 20 giờ tùy vào từng độ tuổi cụ thể, kết hợp với ăn uống hợp lý. Nếu bé ngủ li bì không chịu dậy ăn, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, nhẹ cân, một số cơ quan phát triển không bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe,… 

Có nên cho trẻ bú khi đang ngủ không?

Câu trả lời là KHÔNG nhé! Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa Nhi, mẹ không nên cho bé bú lúc còn đang ngủ. Thay vào đó hãy đánh thức con dậy bằng những cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú vừa được giới thiệu trên. Trẻ vừa ngủ vừa bú sẽ có thể tiềm ẩn nguy cơ sặc sữa, thiếu ngủ do ngủ không sâu giấc, nôn trớ, trào ngược, sâu răng,… 

Trẻ sơ sinh nên ngủ bao nhiêu là đủ?

Thông thường, mỗi trẻ sơ sinh nên ngủ tối đa từ 16 – 20 giờ mỗi ngày. Trong những ngày đầu đời, hầu như con sẽ dành phần lớn thời gian để ngủ. Thời gian này sẽ giảm đi khi bé lớn dần. Bên cạnh đó, mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 3 – 4 tiếng, nếu bé ngủ quá 8 – 10 tiếng, mẹ hãy áp dụng những cách đánh thức trẻ sơ sinh ở trên để bé dậy bú nhé!

Lời kết

Như vậy, có rất nhiều cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú, dậy chơi khác nhau mà mẹ có thể áp dụng. Các mẹ có thể thử nhiều hơn một cách cùng lúc để xem biện pháp nào sẽ hiệu quả nhất. Giúp con tỉnh giấc mà không cảm thấy cáu gắt, giật mình, khó chịu hay quấy khóc mẹ.

Xem thêm cách trị nghẹt mũi cho bé tại đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích chăm sóc trẻ sơ sinh.

Share.

Leave A Reply