Chat with us, powered by LiveChat

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý phổ biến thường gặp ở mọi đối tượng khác nhau. Vậy đâu là các mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ tốt nhất hiện nay? Bệnh lý này có nặng hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì? Những biểu hiện

Trước khi tìm hiểu về các mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ thì bạn cũng cần hiểu loại bệnh lý này là gì đã nhé!

Như đã giới thiệu bên trên, bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang là một loại bệnh lý phổ biến trong xã hội. Hầu hết mọi người nghĩ rằng các loại bệnh liên quan đến xương khớp đều gặp ở người cao tuổi nhưng thực tế các bạn trẻ, những người ngồi làm việc văn phòng nhiều, ít vận động hoặc thường xuyên phải lao động những công việc lao động chân tay nặng cũng sẽ dễ mắc phải loại bệnh này.

Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ

Loại bệnh lý này gây ảnh hưởng đến vùng cổ, khiến cổ của người bệnh thường xuyên bị đau, mỏi, nhức. Vì thế nó cũng có những ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống của người mắc bệnh. Trên cả nước ta, tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh lý này là như nhau. 

Nhìn chung, đây là một loại bệnh lý không có gì quá nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng nó có thể gây ra những tác động, ảnh hưởng xấu trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Vậy khi mắc bệnh thì có những biểu hiện gì? Dưới đây là một số triệu chứng hay gặp nhất khi mới mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bạn có thể dựa vào những biểu hiện này để biết xem mình có đang bị thoái hóa đốt sống cổ không nhé!

Biểu hiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Biểu hiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ
  • Phần cổ thường xuyên bị đau, buốt sau quá trình làm việc
  • Đau, mỏi khi phải vận động cổ
  • Xuất hiện các cơn đau từ phần gáy lan sang bộ phận tai gây ảnh hưởng đến tư thế khi ngủ hoặc ngồi, tăng nguy cơ làm sái cổ. Một số dạng cơn đau khác có thể từ vùng đầu, con đau nhiều sẽ tập trung ở vùng trán và vùng chẩm. 
  • Thường xuyên bị tê, không cử động được ở phần tay, một số trường hợp khác bị mất cảm giác sâu ở tay
  • Vào thời tiết trở lạnh, người bệnh dễ bị cứng cổ, cổ khó có thể cử động sau khi ngủ dậy, kèm theo xuất hiện những cơn đau ở vùng sau gáy, sau đầu sau đó lan ra mang đầu bên phải
  • Dấu hiệu Lhermitte (hiện tượng ghế thợ cắt tóc): Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở các bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng. Đây là cảm giác tê liệt đột xuất phát từ vị trí xương sống, lan xuống các vị trí tay, chân, các ngón tay và ngón chân. Dấu hiệu này sẽ mang lại cảm giác tê mạnh hơn khi bạn cúi cổ hoặc ngả người về phía trước. Vì là loại dấu hiệu đột ngột nên nó có thể diễn ra trong khoảng vài giây, thời gian kết thúc nhanh. 

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Một trong những nguyên nhân hàng đầu, chiếm đến 80% nguyên nhân gây bệnh được các bác sĩ chẩn đoán đó là hoạt động sai tư thế. Ví dụ như các bạn trẻ ngồi làm việc, ngồi học nhưng ngồi với tư thế lưng gù, mắt cúi nhiều để xem sách vở hoặc ngả người về phía trước nhiều để xem máy tính cũng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. 

Ngoài ra, những người thường xuyên phải làm việc văn phòng, tần suất sử dụng máy tính nhiều, ngồi nhiều, ít vận động cũng có thể mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, vị trí bàn làm việc quá thấp hoặc quá cao khiến cổ phải hoạt động ngẩng lên, ngẩng xuống thường xuyên gây ra vôi hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống lưng và cổ.


Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Những người có chế độ ăn uống dinh dưỡng không khoa học, thiếu hụt canxi, các nhóm vitamin, kẽm,… Thường xuyên có thói quen cúi đầu hoặc ngửa đầu nhiều, phải bê vác vật nặng trên vai, kê gối quá cao khi ngủ, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Một số nguyên nhân khác có tác động làm thay đổi cột sống cổ, phần xương và sụn ở vị trí cổ, vai, gáy trở nên dễ bị lão hóa, thoái hóa có thể kể đến bao gồm như sau:

  • Mất nước đĩa đệm: Đĩa đệm có độ mềm, dẻo nhất định. Nó được hiểu như một miếng lót giữa các đốt sống trong cột sống. Tuy nhiên ở độ tuổi trung niên, cụ thể là khoảng 40 tuổi trở đi thì đĩa đệm cột sống sẽ không còn độ mềm, dẻo dai nữa mà sẽ bắt đầu khô và co lại, điều này làm mất độ đàn hồi, khiến cho các đốt sống khi tiếp xúc với nhau sẽ khó khăn hơn.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là loại bệnh lý cũng rất phổ biến tại nước ta. Loại bệnh này sẽ xuất hiện các vết nứt khiến đĩa đệm bị thoát vị. Nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời thì các vết nứt sẽ nứt dần ra, có thể gây ảnh hưởng xấu đến tủy sống và các rễ thần kinh.
  • Xương: Một số các loại bệnh lý liên quan đến đĩa đệm thường làm cho cột sống tăng sinh thêm xương. Tuy nhiên, phần lớn những chiếc xương mới mọc ra đều có thể thể làm chèn ép tủy sống và các loại dây thần kinh trong cơ thể.
  • Xơ hóa dây chằng: Tuổi tác càng cao thì các loại dây chằng ở mọi bộ phần trên cơ thể càng có nguy cơ bị lão hóa cao khiến cho các vận động của xương, khớp kém độ đàn hồi, kém linh hoạt. Đây cũng là loại bệnh lý phổ biến gây nên bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Dân văn phòng dễ bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng dễ bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ có thể “bắt gặp” ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Dưới đây là những đối tượng dễ dàng mắc bệnh nhất:

  • Người cao tuổi hoặc người đang ở độ tuổi trung niên (40 – 50) là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ nhất. Lý do là khi tuổi tác càng cao thì đĩa đệm sẽ càng mất đi sự dẻo dai, gây khó vận động. Kèm theo đó là các thân đốt tưới máu kém nên gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ nhiều hơn
  • Những người thường xuyên phải làm việc ở tư thế ngửa đầu, cúi đầu, làm những công việc nặng nhọc cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao. Ví dụ như người lao động chân tay, dân làm việc văn phòng, bác sĩ nha khoa, người dân đi cày, thợ cấy, thợ xây, diễn viên xiếc,… Trong những đối tượng chúng tôi kể trên thì nhân viên văn phòng dễ gặp phải chứng bệnh này nhất vì phải ngồi làm việc máy tính nhiều, ít có thời gian nghỉ ngơi, vận động.
  • Người đã có tiền sử chấn thương cổ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
  • Yếu tố di truyền: Những người có người thân đã từng mắc bệnh này sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn người bình thường
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá cũng có nguy cơ dễ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Xem thêm: Chảy máu mũi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam dân gian

Sau khi tìm hiểu chi tiết về loại bệnh này, chắc hẳn nhiều người cũng đang rất muốn tham khảo thêm một số mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ hay là cách điều trị thoái hoá đốt sống cổ tại nhà để giúp tiết kiệm thêm chi phí thăm khám đúng không? Thấu hiểu được tâm lý đó, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 5 bài thuốc mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm đau vai gáy, giảm đau cổ cực hiệu quả cho mọi người tham khảo

Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Lá lốt không chỉ được ứng dụng để làm món ăn giàu dinh dưỡng cho gia đình mà nó còn được biết đến là một trong những bài thuốc dân gian mang lại tác dụng giảm đau, chống viêm cho khớp xương vô cùng tốt đối với người sử dụng.

Theo nhiều nhà nghiên cứu cho biết, trong lá lốt có tính ấm nên có thể phòng chống được hạ khí, chứa các thành phần là ancaloit, beta-caryophylen, tinh dầu, cùng với nhiều hoạt chất giúp chống oxy hóa nên không chỉ có tác dụng giảm đau mà nó còn có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Dưới đây là mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ tốt được bào chế từ lá lốt cho các bạn tham khảo:

Pha nước uống lá lốt giúp giảm đau xương khớp

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị đó là lá lốt, cây xấu hổ. Khi thêm thành phần cây xấu hổ vào nước uống lá lốt nó sẽ mang lại hiệu quả giảm đau xương khớp nhanh chóng, tốt hơn rất nhiều lần. Hiện nay, có 2 cách pha nước uống lá lốt đó là cách pha khô và cách pha tươi.

  • Cách pha tươi: Bạn chuẩn bị 50g lá đinh lăng, lá lốt, cây xấu hổ. Lưu ý vì loại nước uống này sử dụng toàn bộ phần thân, rễ và lá của cây nên bạn hãy mang đi rửa sạch nguyên liệu trước khi sơ chế nhé! Sau đó, bạn chuẩn bị 1,5l nước, đun sôi, bỏ nguyên liệu vào bên trong và lấy nước uống thay cho loại nước lọc uống hàng ngày
  • Cách pha khô: Rửa sạch các loại thảo dược mà chúng tôi liệt kê bên trên, dùng dao hoặc kéo cắt thành từng khúc có độ dài khoảng 5 cm. Sau đó đem đi phơi khô, bảo quản trong túi bọc kín. Mỗi lần sử dụng bỏ ra khoảng 30g sắc thành nước uống. Cách làm tương tự như cách pha tươi

Nếu như bạn kiên trì sử dụng sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt chỉ khoảng sau 1 – 2 tuần sử dụng.

Dùng lá lốt thảo dược đắp vào vùng cổ, vai, gáy

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Ngoài cách dùng để làm nước uống, bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng lá lốt, cây xấu hổ, cây chó đẻ để làm mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ, dùng để đắp lên vùng cổ, vai, gáy giúp giảm đau hiệu quả. Cách làm như sau:

  • Rửa sạch các nguyên liệu chúng tôi liệt kê bên trên sau đó cho vào cối giã nát
  • Cho hỗn hợp lên chảo quấy đều tay, khi nào cảm nhận được có nhiệt độ nóng vừa phải thì tắt bếp và đổ ra một miếng vải mỏng
  • Đắp thuốc trong vòng 30 phút để các dược chất được thẩm thấu sâu vào bên trong
  • Nếu trong quá trình đắp thuốc mà dược liệu bị nguội. Bạn hãy cho ra chảo xào lại. Sau đó đắp tiếp

Thực hiện việc đắp thuốc đều đặn không chỉ giúp người bệnh đạt được hiệu quả giảm đau nhanh chóng mà còn giúp đem lại một giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm các món ăn được chế biến từ lá lốt như chả lá lốt, thịt xào lá lốt,… để gia tăng hiệu quả chữa bệnh bạn nhé!

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu

Bên cạnh loại thảo dược lá lốt có hiệu quả trong việc giúp giảm đau, vai, gáy hiệu quả thì chúng ta cũng có thể tham khảo thêm ngải cứu bài thuốc mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ được bào chế từ lá ngải cứu.

Nổi tiếng là “mẹ của các loại thảo dược”, ngải cứu cũng là một trong những bài thuốc dân gian quen thuộc được rất nhiều người biết đến. Trong Đông Y, ngải cứu được biết đến là bài thuốc có tính hàn ấm, có tác giúp cầm máu, kháng viêm, giảm đau rất tốt. Vì thế, nó cũng được áp dụng làm mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ cực kỳ hiệu quả. Dưới đây là cách làm cho bạn tham khảo

Pha nước uống ngải cứu giúp giảm đau xương khớp

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu
  • Cách pha tươi: Bạn chuẩn bị 400g lá ngải cứu. Lưu ý hãy rửa sạch nguyên liệu lá ngải cứu trước khi sơ chế nhé! Sau đó, đem đi giã, lấy nước cốt, trộn với 3 thìa mật ong để nước uống có hương vị ngọt thanh, đồng thời gia tăng thêm công dụng kháng viêm, chống khuẩn tốt cho sức khỏe. Nếu như bạn kiên trì sử dụng sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt chỉ khoảng sau 1 – 2 tuần sử dụng. Bạn nên uống nước ngải cứu sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa nhé!
  • Cách pha khô: Rửa sạch các loại thảo dược mà chúng tôi liệt kê bên trên, dùng dao hoặc kéo cắt thành từng khúc có độ dài khoảng 5 cm. Sau đó đem đi phơi khô, bảo quản trong túi bọc kín. Mỗi lần sử dụng bỏ ra khoảng 30g sắc thành nước uống. Cách uống và làm tương tự như cách pha tươi.
  • Cách pha ngải cứu ngâm rượu: Đem ngải cứu đã được giả cùng với lá chanh, vỏ bưởi mang đi phơi khô. Sau đó ngâm với 2l rượu trắng cùng với đường kính. Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ để mang tới hiệu quả giảm đau vai, gáy nhanh chóng.

Dùng lá ngải cứu thảo dược đắp vào vùng cổ, vai, gáy

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu

Ngoài cách dùng để làm nước uống, bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng lá ngải cứu kết hợp với cây lá lốt, cây xấu hổ, để làm mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ để đắp lên vùng cổ, vai, gáy giúp giảm đau hiệu quả. Cách làm như sau:

  • Rửa sạch các nguyên liệu chúng tôi liệt kê bên trên sau đó cho vào cối giã nát
  • Cho hỗn hợp lên chảo quấy đều tay, khi nào cảm nhận được có nhiệt độ nóng vừa phải thì tắt bếp và đổ ra một miếng vải mỏng
  • Đắp thuốc trong vòng 30 phút để các dược chất được thẩm thấu sâu vào bên trong
  • Nếu trong quá trình đắp thuốc mà dược liệu bị nguội. Bạn hãy cho ra chảo xào lại. Sau đó đắp tiếp

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm các món ăn được chế biến từ lá ngải cứu như trứng gà rán ngải cứu giúp bổ sung thêm hàm lượng protein và gia tăng hiệu quả chữa bệnh! Bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm bài viết 1 quả trứng gà bao nhiêu protein để biết hàm lượng protein có trong mỗi quả trứng là bao nhiêu nhé!

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cây đau xương

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ tốt bằng cây đau xương
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ tốt bằng cây đau xương

Nhắc đến các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống thì không thể không kể đến loại cây đau xương. Đây là một loại cây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.

Chúng chứa thành phần chính là Ancaloit nên có tác dụng chính là giảm đau các vùng vai, gáy, lưng và hỗ trợ làm giảm tê bì tay chân một cách hiệu quả. Vậy nên, đây cũng là một trong những loại cây được áp dụng làm mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ, cách chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà. Dưới đây là cách thực hiện bài thuốc cho các bạn tham khảo

Pha nước uống cây đau xương giúp giảm đau xương khớp

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cây đau xương
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cây đau xương

Hiện nay, có 2 cách pha nước uống lá lốt đó là cách pha tươi và cách ngâm rượu.

  • Cách pha tươi: Bạn chuẩn bị 50g lá cây đau xương. Lưu ý vì loại nước uống này sử dụng toàn bộ phần thân, rễ và lá của cây nên bạn hãy mang đi rửa sạch nguyên liệu trước khi sơ chế nhé! Sau đó, bạn chuẩn bị 1,5l nước, đun sôi, bỏ nguyên liệu vào bên trong và lấy nước uống thay cho loại nước lọc uống hàng ngày
  • Cách pha rượu: Rửa sạch cây đau xương, thái nhỏ, sau đó ngâm trong 2l rượu cùng với đường trắng. Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ sẽ mang lại hiệu quả giảm đau tốt và hiệu quả cho người sử dụng.

Nếu như bạn kiên trì sử dụng sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt chỉ khoảng sau 1 – 2 tuần sử dụng.

Dùng lá cây đau xương thảo dược đắp vào vùng cổ, vai, gáy

Ngoài cách dùng để làm nước và rượu uống, bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng lá cây đau xương để làm mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ, đắp lên vùng cổ, vai, gáy giúp giảm đau hiệu quả. Cách làm như sau:

  • Rửa sạch nguyên sau đó cho vào cối giã nát, trộn thêm với 1 ít rượu trắng
  • Cho hỗn hợp lên chảo quấy đều tay, khi nào cảm nhận được có nhiệt độ nóng vừa phải thì tắt bếp và đổ ra một miếng vải mỏng
  • Đắp thuốc trong vòng 15 – 20 phút để các dược chất được thẩm thấu sâu vào bên trong
  • Nếu trong quá trình đắp thuốc mà dược liệu bị nguội. Bạn hãy cho ra chảo xào lại. Sau đó đắp tiếp

Thực hiện việc đắp thuốc đều đặn không chỉ giúp người bệnh đạt được hiệu quả giảm đau nhanh chóng mà còn giúp đem lại một giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cây xương rồng

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cây xương rồng
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cây xương rồng

Cây xương rồng cũng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tác dụng tiêu biểu nhất có thể kể đến đó là giúp giảm đau, sát khuẩn, ngăn ngừa các loại mụn nhọt, mụn viêm trên da,… Đặc biệt nó được thường xuyên sử dụng để giúp giảm đau lưng, đau cổ, vai, gáy rất hiệu quả. Sau đây là mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng nguyên liệu xương rồng cho các bạn tham khảo

  • Lựa chọn loại xương rồng bẹ hoặc xương rồng 3 chia, tránh chọn loại xương rồng khác vì có thể chứa độc tố gây hại cho sức khỏe
  • Loại bỏ phần gai, rửa sạch ⅔ lá xương rồng bẹ, sau đó ngâm muối khoảng 5 phút rồi vớt ra ngoài để ráo nước
  • Nướng nóng đều 2 mặt xương rồng rồi áp lên các vị trí cổ, vai, gáy, lưng,…

Lưu ý: Duy trì sử dụng đều đặn 1 lần trong ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng quả nhàu

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng quả nhàu
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng quả nhàu

Cuối cùng, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ cũng được rất nhiều người áp dụng đó chính là phương pháp điều trị bệnh bằng quả nhàu. Trong trái nhàu có chứa hàm lượng prosertonin và xeronin khá cao giúp giảm đau, loại bỏ độc tố, kháng viêm rất tốt.

Khi dược chất này đi vào cơ thể, nó sẽ góp phần làm chậm lại quá trình thoái hóa xương, kích thích quá trình sửa chữa tế bào xương bị tổn thương. Từ đó mang lại hiệu quả giảm đau xương khớp vai, gáy, cổ hiệu quả. Dưới đây là cách bào chế phương thuốc mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ từ quả nhàu cho mọi người tham khảo:

  • Chuẩn bị 200g quả nhàu cùng với 2l rượu trắng, dụng cụ chế biến thức ăn
  • Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước sau đó sử dụng dao thái lát thành từng miếng nhỏ vừa phải
  • Đổ vào bình rượu ngâm trong khoảng 30 ngày. Sau đó có thể thưởng thức. Lưu ý, người bệnh chỉ nên uống 1 cốc nhỏ để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, không nên lạm dụng uống quá nhiều. 

Ngoài các mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ dân gian bên trên, bạn có thể tham khảo thêm thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ của Mỹ: như X7 – Care, Flex – 5, Mason Natural Glucosamine Sulfate,… hoặc một số loại thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ của Nhật Bản như: Q&P Kowa Koshitekuta, Bột pha Collagen Hanamai Gold, Orihiro Squalene,… Cũng có tác dụng giảm đau, cải thiện các bệnh lý liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ rất tốt. 

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng các bài tập thể dục

Bài tập xoay cổ

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bài tập
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bài tập
  • Bước 1: Cúi thấp cổ sao cho cổ và cằm chạm với nhau, giữ lưng thẳng đứng
  • Bước 2: Nghiêng cổ vai sang bên trái, đồng thời gập cổ vai bên trái, giữ yên tư thế trong khoảng 5 – 10 giây. Làm tương tự như vậy với vùng vai và cổ bên phải
  • Bước 3: Lặp lại các thao tác trên khoảng 4 – 5 lần như vậy để giảm đau cổ, vai, gáy

Bài tập lực cân bằng

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bài tập
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bài tập
  • Bước 1: Đặt 2 tay phía trước trán để đẩy đầu về phía sau. Đầu và cổ lúc này cũng cần tạo lực để chống lại lực của tay
  • Bước 2: Sau khi thực hiện thao tác trên thì giữ đầu ở vị trí thẳng đứng trong 10 giây đến khi khớp cổ thấy mỏi thì dừng lại.
  • Bước 3: Lặp lại các thao tác trên khoảng 4 – 5 lần như vậy để giảm đau cổ, vai, gáy

Bài tập kéo giãn cột sống cổ

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bài tập thể dục
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bài tập thể dục
  • Bước 1: Thả lỏng cơ thể, dùng tay từ từ đẩy ngửa cổ ra đằng sau
  • Bước 2: Lặp lại tư thế này khoảng 10 lần. Thực hiện bài tập này 2 lần mỗi ngày

Hướng dẫn cách tập yoga chữa thoái hoá đốt sống cổ

Ngoài các mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ mà chúng tôi giới thiệu bên trên, các bạn cũng nên kết hợp thêm cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ, cách tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống cổ để giúp bệnh được thuyên giảm nhanh chóng bạn nhé! Dưới đây là video clip hướng dẫn xoa bóp khớp vai, gáy, cổ cực giúp giảm đau hiệu quả cho các bạn tham khảo

Cách phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” và để giúp mọi người phòng ngừa được căn bệnh này hiệu quả thì chúng tôi sẽ bật mí một số mẹo sau đây:

  • Thực hiện xoa bóp trực tiếp đến vùng cổ, vai, gáy thường xuyên. Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược mà chúng tôi gợi ý bên trên hoặc một số loại máy mát xa chuyên dụng để chăm sóc bộ phận cổ và vai gáy.
  • Phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức gây hại cho sức khỏe 
Cách phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Cách phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ
  • Đối với nhân viên văn phòng, bạn nên thay đổi dáng ngồi của mình một cách thường xuyên hoặc một vài động tác thể dục nhẹ nhàng ngay tại chỗ ngồi để các khối cơ, xương khớp có thời gian được vận động. Không nên ngồi quá lâu trước máy tính khiến các cơ xương khớp bị căng cứng. Hơn nữa, nó cũng rất hại mắt.
  • Lựa chọn các loại bàn/ghế làm việc có chiều cao tương xứng với nhau để không làm ảnh hưởng đến dáng ngồi, khiến bạn phải cúi thấp người hoặc ngửa đầu quá cao khi làm việc, ảnh hưởng đến đốt sống cổ
  • Khi ngủ, không nên gối đầu quá cao hoặc quá thấp, không nằm sấp khi ngủ vì tư thế này khiến đầu ngửa về sau gây mỏi cổ. Ngoài ra, bạn cũng nên thay đổi dáng ngủ thường xuyên để vùng cổ, vai, gáy không bị tê cứng vào sáng hôm sau khi ngủ dậy, giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. 

FAQs – Những câu hỏi thường gặp

Mặc dù đã tổng hợp rất kỹ những kiến thức liên quan tới bệnh lý này cũng như giới thiệu một số mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả nhưng vẫn có rất nhiều những câu hỏi của mọi người xoay quanh chủ đề này. Chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất dưới đây để trả lời cho các bạn

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ có cần lưu ý gì không?

Các mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ chỉ có tác dụng làm giảm đau một cách tạm thời chứ không có tính triệt để. Vì thế, bạn vẫn cần sử dụng các loại thuốc tây, tuân thủ theo đơn thuốc chỉ định của các bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không sử dụng các bài thuốc mẹo này cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 18 tuổi.

Làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ?

Khi phát hiện bản thân bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần đến các địa chỉ bệnh viện uy tín để được thăm khám. Bên cạnh đó, xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học, chế độ dinh dưỡng đảm bảo để cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất nhé

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở đâu?

Bạn có thể đến các phòng khám, bệnh viện đa khoa uy tín trên cả nước để được thăm khám và chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Ví dụ như Bệnh viện Đa khoa Vinmec, Bạch Mai, Hồng Ngọc,…

Ăn gì để chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ?

Một số món ăn giúp bạn hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ tốt là canh vịt gà sắn dây, canh mướp đắng ninh với sườn heo, trứng vịt lộn,… Những món ăn này không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều thành phần vitamin D3, vitamin K giúp cho xương mọc chắc khỏe. Từ đó chúng có tác dụng hỗ trợ bạn chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Lời kết

Mong rằng bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn một số mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ an toàn và hiệu quả ngay tại nhà. Và nếu như bạn mong muốn có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích khác về kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp thì hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Hapigo chúng tôi nhé!

Share.

Leave A Reply