Chat with us, powered by LiveChat

Huyết áp thấp được biết đến là một trong những tình trạng biến động của huyết áp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp. Chỉ số huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng luôn được kiểm tra trong các kỳ khám sức khỏe định kỳ. Huyết áp có sự liên kết nhất định đến sức khỏe tim mạch. Vậy nên chắc chắn việc huyết áp thấp có thể sẽ gây ra những nguy cơ tiềm ẩn ngoài ý muốn. 

Trong bài viết dưới đây, Hapigo sẽ gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm. Đồng thời chúng mình cũng sẽ giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc liên quan. Từ đó để bạn có thể phòng ngừa, theo dõi và tránh được những nguy hiểm do bệnh huyết áp thấp gây ra nhé !!! 

Huyết áp bao nhiêu là thấp? 

Tìm hiểu chi tiết chỉ số huyết áp được coi là huyết áp thấp.
Tìm hiểu chi tiết chỉ số huyết áp được coi là huyết áp thấp.

Huyết áp được biết đến là con số đo lường áp lực của dòng máu trong cơ thể tác dụng lên khu vực thành mạch máu. Đơn vị đo lường này được tính bằng mmHg. Huyết áp được thể hiện thông qua 2 chỉ số chính đó là huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu và huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương. 

Trong đó, huyết áp tối đa là áp lực của máu động mạch bên trong thì tâm thu. Nếu như huyết áp bình thường đạt chỉ số an toàn thì sẽ nằm trong mức từ 90 đến 139 mmHg. Bên cạnh đó, huyết áp tối thiểu là áp lực của máu động mạch lên khu vực kỳ tâm trương. Chỉ số huyết áp tối thiểu đạt mức bình thường an toàn nằm dao động từ 60 đến 89 mmHg. 

Huyết áp thấp là một trong những tình trạng biến động của chỉ số huyết áp. Có nhiều nguyên nhân và lý do gây lên tình trạng huyết áp thấp. Trong đó có thể do bệnh lý hoặc sinh lý. Nếu nguyên nhân được xác định là do bệnh lý thì có thể gây ra tình trạng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. 

Vậy chỉ số huyết áp bao nhiêu là huyết áp thấp? Theo các con số mà chúng mình đã liệt kê chi tiết ở phía trên thì sau khi đo huyết áp, nếu huyết áp tâm thu của bạn nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương của bạn nhỏ hơn 60 mmHG thì chứng tỏ bạn bị huyết áp thấp. 

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? 

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? 
Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? 

Đối với người bình thường thì huyết áp sẽ dao động trong mức an toàn. Cụ thể là huyết áp tâm thu dao động trong khoảng 120 mmHg còn huyết áp tâm trương dao động trong khoảng 80 mmHg. Tuy nhiên nếu huyết áp tụt xuống ở mức 90 mmHg cho huyết áp tâm thu và ở mức 60 mmHg cho huyết áp tâm trương thì đồng nghĩa với việc bạn đã bị mắc bệnh huyết áp thấp. 

Vậy mức huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? Câu trả lời ở đây chính là nếu như mức huyết áp thấp của bạn đột ngột tụt xuống thấp hơn cả chỉ số 90 mmHg cho huyết áp tâm thu hoặc thấp hơn chỉ số 60 mmHg cho huyết áp tâm trương thì đây chính là báo động đỏ cho tình trạng sức khỏe của bạn. Chỉ số huyết áp này đang báo hiệu cơ thể có thể sẽ gặp phải nguy hiểm. 

Khi chỉ số huyết áp xuống quá thấp và bị hạ xuống đột ngột có thể gây lên tình trạng chóng mặt, ngất xỉu do não không được nhận đủ lượng máu cần thiết. Đồng thời có thể xảy ra những triệu chứng khác như chảy máu không kiểm soát, bị mất nước nhanh, tiêu chảy, nôn mửa hoặc nặng hơn nữa là bị nhiễm trùng nặng hoặc kích ứng, dị ứng gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Bên cạnh đó, khi chỉ số huyết áp đột ngột bị tụt xuống quá thấp so với mức cho phép thì một số người sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như bị ngất xỉu và té ngã bất ngờ dẫn đến chấn thương. Không chỉ vậy, một số người ghi nhận bị sốc đột ngột do các cơ quan trong cơ thể bị thiếu máu và thiếu oxy trầm trọng. Huyết áp thấp ảnh hưởng đến tình trạng máu lưu thông nên cũng có thể gây ra suy giảm trí nhớ, đột quỵ, truy tim,… cực kỳ nguy hiểm. 

Những đối tượng có nguy cơ bị huyết áp thấp 

Theo thống kê của các bệnh viện và cơ sở y khoa thì huyết áp thấp là một bệnh lý đem lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ra nguy hiểm với sức khỏe con người. Bệnh này thường được phát hiện và có nguy cơ bị mắc phải tại một số đối tượng cụ thể sau đây: 

Người bị bệnh tim mạch là đối tượng có nguy cơ bị huyết áp thấp.
Người bị bệnh tim mạch là đối tượng có nguy cơ bị huyết áp thấp.

Người mắc bệnh về tim mạch 

Sau khi đã xác định được thông tin huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm thì bạn đọc cũng cần xác định những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp cao. Từ đó có thể nghi ngờ và phát hiện được bệnh trong thời gian sớm nhất. Huyết áp được biết đến là chỉ số biểu hiện tác động của máu lên thành mạch. Chính vì vậy, huyết áp có sự ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng co bóp và hoạt động của tim. 

Những đối tượng gặp vấn đề về tim mạch và có triệu chứng rối loạn nhịp tim thì có nguy cơ cao gặp các vấn đề về huyết áp. Vậy nên những người có sẵn bệnh liên quan đến tim mạch như hở van tim, suy tim, rối loạn nhịp tim,…. thì cần thường xuyên theo dõi huyết áp để tránh khỏi những rủi ro không đáng có. 

Phụ nữ đang trong quá trình mang thai 

Phụ nữ đang trong quá trình mang thai luôn được phổ cập các kiến thức quan trọng như huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm bởi bác sĩ. Bởi lẽ tình trạng huyết áp của phụ nữ đang mang thai cũng thường xuyên xảy ra nhiều vấn đề do tác động của sinh lý thay đổi. 

Trong quá trình thai kỳ, phụ nữ có thể rơi vào nguy cơ tiền sản giật nếu bị huyết áp cao. Đồng thời mẹ bầu cũng có thể gặp phải tình trạng tụt huyết áp khiến cơ thể bị chóng mặt, khó chịu,… ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe mẹ bầu. 

Thai nhi quá lớn chèn vào bụng mẹ bầu cũng có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp.
Thai nhi quá lớn chèn vào bụng mẹ bầu cũng có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp.

Người bị xuất huyết 

Khi cơ thể bị thiếu máu trầm trọng do bất kỳ nguyên nhân nào, có thể là do chảy máu nội tạng, xuất huyết tiêu hóa, bị thương,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tụt huyết áp. Lượng máu lưu thông trong cơ thể bị giảm đột ngột và không đủ để tác động vào thành mạch máu khiến cho huyết áp bị tụt và gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Người bị thiếu hụt folate 

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, những ai bị thiếu hụt vitamin B12 cũng như folate thường bị rơi vào trạng thái thiếu máu trầm trọng. Lượng máu huyết không đủ để đi nuôi dưỡng khắp cơ thể và tác động lên thành mạch máu cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp bị tụt. 

Không chỉ vậy, khi cơ thể bị thiếu dưỡng chất, hệ đề kháng trở lên yếu kém, dễ dàng bị tấn công bởi các loại vi khuẩn virus. Nếu như bị ốm sốt gây ra mất nước, nôn mửa, tiêu chảy,… cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp.

Tình trạng dị ứng thường xuyên cũng báo hiệu cho triệu chứng huyết áp thấp.
Tình trạng dị ứng thường xuyên cũng báo hiệu cho triệu chứng huyết áp thấp.

Người mắc bệnh liên quan đến nội tiết 

Những đối tượng mắc phải bệnh nội tiết cũng có thể gây ra các bệnh liên quan đến huyết áp. Điều này thường được gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp. Một số nghiên cứu cho thấy nếu tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc quá kém thì đều có thể gây lên tình trạng tụt huyết áp gây nguy hiểm cho người bệnh. 

Người bị nhiễm trùng hoặc dị ứng nặng 

Tình trạng nhiễm trùng nặng ăn vào máu sẽ gây ra tình trạng tụt huyết áp đột ngột và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 

Bên cạnh đó, với những bệnh nhân bị dị ứng với các triệu chứng khó thở, nôn mửa, ngứa toàn thân, nổi mề đay, sưng to cổ họng,… cũng có nguy cơ cao bị huyết áp thấp. 

Những dấu hiệu biểu hiện huyết áp thấp 

Bị buồn nôn hoa mắt chóng mặt là một trong những biểu hiện thường thấy của huyết áp thấp.
Bị buồn nôn hoa mắt chóng mặt là một trong những biểu hiện thường thấy của huyết áp thấp.

Tình trạng huyết áp thấp giảm đột ngột có thể gây lên những nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe cũng như tính mạng của con người. Nếu như bạn không thường xuyên đo huyết áp và không tự xác định được huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm thì có thể tham khảo những biểu hiện nhận biết tình trạng huyết áp giảm đột ngột dưới đây: 

  • Hoa mắt chóng mặt
  • Bị buồn nôn, nôn nao như say xe 
  • Thường xuyên thiếu tập trung và có giảm giác buồn ngủ cả ngày dài 
  • Bị mệt mỏi và ngất xỉu 
  • Nhìn mặt mũi nhợt nhạt, ngoài da có cảm giác lạnh và ẩm
  • Tình trạng lú lẫn không kiểm soát thường gặp ở người già 
  • Nhìn người nhợt nhạt, tay chân lạnh toát, không có sức sống 
  • Hơi thở gấp và rất nông, không được sâu và khỏe 
  • Mạch đập yếu và nhanh 

Nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp 

Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp 
Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp 

Bên cạnh việc nắm bắt được thông tin huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm thì chúng ta cũng cần hiểu rõ được những nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp. Theo chia sẻ của các chuyên gia sức khỏe thì có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến huyết áp. Trong đó không thể không kể đến những nguyên nhân điển hình thường gặp nhất sau đây: 

  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị ảnh hưởng lên cơ thể như các loại thuốc lợi tiểu, thuốc gây mê, gây tê, các loại thuốc có chứa thành phần nitrat, những loại thuốc điều trị trầm cảm,… 
  • Cơ thể bị mất nước hoặc mất máu trầm trọng có thể do các bệnh lý như tiêu chảy cấp, chảy máu nội tạng,… 
  • Thay đổi tư thế đột ngột 
  • Bị choáng và gây tụt huyết áp do tình trạng nhiễm trùng cấp tính, suy tim, rối loạn nhịp tim bất thường,… 
  • Bị sốc phản vệ hoặc do biến chứng của bệnh đái tháo đường
  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai khi thai nhi trong bụng quá lớn cũng có thể gây ra chèn ép và gây ra tình trạng huyết áp thấp 

Các biện pháp cải thiện huyết áp thấp hiệu quả 

Đối với những người đang trong tình trạng bị huyết áp thấp thì có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện hiệu quả tại nhà được chia sẻ bởi các chuyên gia y tế cụ thể dưới đây: 

Ăn quá nhạt không tốt cho người bị bệnh huyết áp thấp.
Ăn quá nhạt không tốt cho người bị bệnh huyết áp thấp.

Cung cấp thêm muối cho cơ thể 

Đối với những đối tượng bị huyết áp cao thì cần phải hạn chế tối đa lượng muối có trong thực đơn hàng ngày. Bởi lẽ trong muối có chứa thành phần natri có thể gây lên tình trạng tăng huyết áp. Tuy nhiên, muối lại là thực phẩm cần thiết cho những người bị huyết áp thấp. Một số người ăn kiêng với thực đơn nghèo nàn và thiếu muối cũng là một trong những nguyên nhân gây lên tình trạng hạ huyết áp. 

Vậy nên, bạn có thể cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống để cung cấp đủ lượng natri cho cơ thể và tránh phải tình trạng tụt huyết áp do thiếu hụt chất này gây lên. Tuy nhiên trước khi thay đổi thực đơn thì bạn cũng nên hỏi ý kiến và tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất cho cơ thể. 

Cung cấp nhiều nước cho cơ thể 

Theo một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh uống nhiều nước có thể giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp. Khi uống nước vào cơ thể, lượng chất lỏng này có thể tác động và làm tăng lên thể tích của máu. Từ đó giúp điều hòa huyết áp đồng thời ngăn chặn tình trạng mất nước của cơ thể. 

Đây là những vấn đề rất quan trọng và được lưu ý trong tiến trình chữa trị và cải thiện tình trạng huyết áp thấp. Vậy nên bất kỳ bác sĩ nào cũng sẽ đưa ra lời khuyên cho người huyết áp thấp và nên uống đủ nước cho cơ thể. 

Sử dụng thuốc điều trị huyết áp 

Một số người gặp phải tình trạng huyết áp thấp gây ra những triệu chứng khó chịu như chóng mặt, buồn nôn,… ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt. Lúc này bạn cần phải đến ngay các trụ sở y tế để thăm khám và nhờ sự tư vấn của các chuyên gia bác sĩ có kinh nghiệm. Từ đó có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh lý sớm nhất. 

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người huyết áp thấp 

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người huyết áp thấp 
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người huyết áp thấp 

Ngoài những thông tin quan trọng cần nắm được như huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm, biểu hiện của huyết áp thấp, các biện pháp cải thiện huyết áp thấp,… thì người bệnh cũng cần áp dụng chế độ sinh hoạt phù hợp để có thể giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng: 

  • Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể, uống nước lọc và các loại nước ép tốt cho sức khỏe. Tránh xa những loại nước có cồn như rượu, bia. Rượu, bia chính là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể nhanh chóng bị mất nước. Vậy nên cần phải tránh xa loại nước uống có cồn này. Thay vào đó người bị huyết áp thấp nên uống khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể và hỗ trợ tăng thể tích máu. 
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có nhiều rau xanh, trái cây, thịt gà và cá. Tránh ăn những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ. Không nên ăn quá nhạt nhé các bạn. 
  • Trong các hoạt động thường ngày cần phải chú ý không di chuyển và thay đổi tư thế đột ngột. Đang nằm thì phải ngồi dậy thật từ từ. Khi chuyển đổi tư thế phải làm thật nhẹ nhàng và vững chãi. 
  • Chia nhỏ các bữa ăn và trong các bữa ăn thì nên ăn ít lượng tinh bột lại. Hạn chế sử dụng gạo, khoai tây, mì, bánh mì,…. 

Lời Kết 

“Huyết áp thấp xuống thấp bao nhiêu là nguy hiểm?” là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm hiện nay. Việc thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp cũng như nắm được chỉ số huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm sẽ giúp cho bạn tránh được những rủi ro ngoài ý muốn về sức khỏe.

Trong bài viết trên đây, Hapigo đã giải đáp tất tần tật những thắc mắc liên quan đến tình trạng huyết áp thấp. Bên cạnh đó, bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm về bài viết uống nước gì để hạ huyết áp nhanh để biết thêm nhiều tips áp dụng cho người huyết áp cao nhé !!!

Share.

Leave A Reply