Khối lập phương rubik – một món đồ chơi không còn xa lạ gì với các thế hệ trẻ em trên toàn thế giới. Rubik không những giúp giải trí sau những giờ học căng thẳng mà nó còn giúp phát triển trí tuệ và tăng tư duy nhạy bén cho não bộ. Liệu bạn đã biết được bao nhiêu loại rubik khác nhau và cách giải của chúng thế nào? Cùng theo dõi và tìm hiểu về các loại rubik khó nhất thế giới nhé.
Vài nét về khối lập phương rubik
Khối lập phương rubik được phát minh năm 1974 bởi nhà điêu khắc, giáo sư kiến trúc người Hungary, Erno Rubik. Loại trò chơi giải đố cơ học này được thiết kế hình khối lập phương 6 mặt với 6 màu sắc khác nhau: vàng, đỏ, cam, xanh lá, xanh dương, trắng. Trên mỗi mặt của khối rubik sẽ có 9 ô vuông nhỏ, bên trong rubik sẽ là một tâm để có thể xoay chuyển các ô vuông.
Đề bài chung đặt ra của các loại rubik là xáo trộn tất cả các mặt với các ô vuông nhỏ mang màu sắc khác nhau, người chơi cần phải tìm ra giải thuật để các ô vuông được trở về vị trí đồng màu với nhau. Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rõ được vị trí của món đồ chơi giáo dục này trong lòng các bạn trẻ, vì thế chẳng xa lạ gì khi các loại rubik là một trong nhiều món đồ chơi bán chạy nhất thế giới tính đến hiện tại.
Các loại rubik và cách giải cơ bản
Hiện nay, các loại rubik trên thị trường có rất nhiều loại biến thể khác nhau. Vì thế mà các loại rubik sẽ có cách giải không giống nhau. Sau đây sẽ là các bước cơ bản nhất để thực hiện giải thuật toán của rubik 3x3x3 – loại rubik cổ điển phổ biến nhất. Quy ước dành cho các mặt rubik như sau: mặt sau (B), mặt dưới (D), mặt trước (F), mặt trái (L), mặt phải (R ), mặt trên (U), trục giữa (M).
- Bước 1: Đầu tiên, các bạn tạo hình chữ thập trắng, tuy nhiên các cạnh cần đặt đúng với màu của tâm rubik.
- Bước 2: Đến bước này, các bạn sẽ thực hiện xếp các góc khác nhau của rubik. Bước xếp chữ thập trên cần lưu ý phải đúng góc và cạnh với màu tâm. Tiếp theo các bạn sẽ tìm góc trắng để di chuyển rubik sao cho hai màu tâm trùng với hai màu còn lại. Thực hiện cho đến khi đúng màu theo các bước: R U R’ U’.
- Bước 3: Tiếp theo, các bạn chuyển sang giải tầng thứ 2 của rubik trong khi tầng 1 vẫn giữ nguyên. Tìm một cạnh màu bất kỳ nhưng không phải cạnh vàng, xoay tầng 3 của rubik sao cho màu cạnh đó trùng với màu của tâm. Quan sát mặt trên của rubik, nếu cạnh có màu giống màu mặt bên phải, ta sẽ thực hiện: U R U R’ U’ F’ U’ F. Ngược lại, ta có công thức: U’ L’ U’ L U F U F’ nếu màu cạnh bên trùng màu mặt trái.
- Bước 4: Bước này ta sẽ giữ tầng 2 và tạo chữ thập màu vàng. Công thức thực hiện như sau: F R U R’ U’ F’, các bạn biến thanh ngang nếu thấy có thanh dọc để thực hiện theo công thức.
- Bước 5: Ở bước này, các bạn xoay U để có một cạnh đúng màu, các bạn có thể thực hiện công thức sau nếu không có được cạnh đúng: R U R’ U R U2 R’.
- Bước 6: Bước này các bạn tìm viên góc có màu trung với 3 màu trung tâm xung quanh rồi theo công thức U R U’ L’ U R’ U’ L để đặt cạnh đúng ở tay phải. Thực hiện cho đến khi cá cạnh đều đúng.
- Bước 7: Đây là bước chúng ta sẽ tiến hành giải toàn bộ khối lập phương. Sau khi đã định hướng, các bạn quay lên mặt trắng của rubik rồi thực hiện cho đến khi đúng công thức U R’ U’ R’ để đặt góc không đúng màu bên trên tay phải. Sau đó sẽ xoay F để phần góc sai nằm ở vị trí như cạnh thứ nhất. Cứ thực hiện như thế cho đến khi giải xong khối lập phương rubik.
Khám phá các loại rubik và cách giải khác nhau
Rubik bỏ túi 2x2x2
Rubik 2x2x2 là một trong những phiên bản biến thể khác nhau của lập phương rubik cổ điển. Loại rubik này chỉ có 8 khối góc, thường được giải theo các phương pháp của khối 3x3x3, tuy nhiên lại ngắn gọn và dễ dàng hơn khá nhiều. Các bước để giải rubik bỏ túi 2x2x2 như sau:
- Bước 1: Bước đầu tiên, các bạn cần chọn một mặt của rubik để thực hiện giải toán. Lấy ví dụ về mặt trắng, các bạn xoay rubik để các mặt bên của từng mảng được trùng màu sắc với nhau.
- Bước 2: Ở bước này, chúng ta sẽ tiến hành đưa các viên ở góc về vị trí của nó. Khi đã giải được tầng đầu của rubik, các bạn lật mặt màu trắng xuống phía dưới để mặt này làm đáy. Tiếp theo sẽ đưa 4 viên góc ở tầng trên về vị trí đúng.
- Bước 3: Quan sát và định hướng cho các góc. Như đã thấy, những bước trên chúng ta đã tiến hành đặt 4 góc tầng trên về vị trí đúng của nó. Ở bước này, các bạn cần thực hiện để viên góc chưa được định hướng được nằm theo vị trí lần lượt trước – phải – trên (FRU). Có thể sau bước định hướng, bạn sẽ thấy chiếc rubik của mình bị rối tung lên, hãy xoay U’ hoặc U để định hướng các viên góc còn lại vào FRU, cứ lặp lại theo các công thức trên cho đến khi hoàn thành chiếc rubik.
Rubik báo thù 4x4x4
Sau phiên bản rubik lập phương cổ điển, đã có nhiều nhà sáng chế đã phát minh ra các loại rubik khác nhau nhằm tạo nên độ khó nhằn cho trò chơi trí tuệ này. Rubik báo thù được nâng cấp lên trông có vẻ “không dễ xơi” nhưng thực chất cách giải đều tương tự như rubik 3×3. Các bước giải cơ bản dành cho rubik báo thù như sau:
- Bước 1: Theo công thức D’ R’ D, các bạn chọn lựa tâm màu trắng để di chuyển 5 lần.
- Bước 2: Tâm vàng là tâm đối diện với tâm màu trắng đã chọn trước đó, các bạn quan sát và cầm khối rubik để cho tâm trắng ở mặt D, sau đó thực hiện công thức R U2 R’ rồi đến R U R’.
- Bước 3: Đến phần tâm thứ 3 của rubik, chúng ta có thể xoay tự do nó theo nhiều cách khác nhau. Các bạn chọn lựa quay theo cách R, L và U. Điều này nhằm mục đích tạo nên một cặp có hai mảnh ở vị trí nằm giữa và sắp xếp theo chiều dọc phía bên tay trái. Tiếp theo, các bạn sẽ tạo cặp thứ hai và ghép đôi cùng với các cặp còn lại cho đến khi thực hiện xong.
- Bước 4: Tương tự như tâm thứ ba, tâm thứ tư của chiếc rubik có thể được thực hiện theo cách thức R, L và U. Tuy nhiên nên chú ý không gây ảnh hưởng đến tâm đã hoàn thành ở mặt B, tức là bước thứ 3. Sau khi đã hoàn thành xong, các bạn xoay rubik để đặt lên mặt B.
- Bước 5: Các bạn tiến hành thực hiện nốt 2 tâm còn lại.
Rubik giáo sư 5x5x5
Rubik giáo sư – một dạng rubik biến thể trong số tất cả các loại rubik. Loại rubik này được thiết kế với hình lập phương giống khối rubik cổ điển, tuy nhiên nó có các mảnh hình vuông được sắp xếp theo 5x5x5. Các bạn cần sử dụng phương pháp rút gọn khi tiến hành giải rubik 5x5x5. Dễ hiểu hơn, đây là cách làm giúp giảm dần khối rubik 5x5x5 về tương đương với khối rubik 3x3x3 lần lượt theo các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên các bạn tiến hành giải các miếng ghép ở vị trí trung tâm của rubik.
- Bước 2: Tiếp theo sẽ đến công đoạn giải thuật kết hợp với các miếng ở cạnh rubik.
- Bước 3: Chúng ta có thể áp dụng cách giải rubik 5×5 theo công thức và cách giải của rubik cổ điển 3x3x3.
Rubik Big Cube (từ 6x6x6 trở lên)
So với bản rubik lập phương cổ điển 3x3x3, các loại rubik được phát hành về sau này thường được sáng tạo với mục đích tăng thêm sự gay cấn và khó nhằn cho món đồ chơi trí tuệ này. Thông thường, bản rubik từ 4x4x4 trở lên đã được gọi là bản big cube. Bên cạnh các bản rubik được cải tiến với số lượng lớn hơn, người ta còn biến tấu nó sang những phiên bản rubik biến thể với cấu trúc và mẫu mã hoàn toàn khác biệt.
Các loại rubik big cube tuy có kích thước lớn hơn và số ô vuông cũng tăng lên nhưng về cơ bản, chúng đều có cách giải thuật giống nhau, phương pháp rút gọn. Qua các bước rút gọn ban đầu để đưa về dạng rubik 3x3x3, các bạn tiến hành giải rubik như cách giải của rubik 3x3x3 cổ điển. Thông thường, các bước giải rubik big cube sẽ như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, cần chọn các viên trung tâm để tiến hành giải thuật toán.
- Bước 2: Sau các viên trung tâm, các bạn quan sát và thực hiện xử lý các viên cạnh bên trong.
- Bước 3: Tiếp theo đó là các viên cạnh bên ngoài.
- Bước 4: Ứng dụng phương pháp giải rubik 3x3x3 cổ điền vào giải các loại rubik big cube.
Rubik kim tự tháp pyraminx
Rubik pyraminx hay còn được gọi là rubik kim tự tháp, chiếc rubik này được phát minh vào năm 1970 bởi nhà thiết kế Uwe Meffert. Thiết kế của rubik này gồm có 3 tầng với bốn mặt của tam giác được đánh dấu bằng các màu sắc khác nhau. Bên trên các mặt tam giác là những hình tam giác nhỏ giống hệt nhau, mỗi mặt có chín hình. Đây được coi là món đồ chơi trí tuệ bán chạy nhất trong số các loại rubik biến thể khác nhau.
Các bước giải rubik kim tự tháp pyraminx như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, các bạn xoay các viên góc tại mỗi đỉnh của rubik kim tự tháp để chúng có thể trùng màu với các viên ở vị trí trung tâm.
- Bước 2: Các bạn tiến hành giải các viên trung tâm sau khi đã giải xong các viên góc ở bước 1. Quan sát và xoay đỉnh cùng tầng 2 của rubik, tương đương với ⅔ khối rubik để màu của các viên trung tâm trùng với tất cả các mặt rubik.
- Bước 3: Sau đó, tiến hành giải các viên ở cạnh tầng 1. Các bạn chọn 1 màu làm đáy sau khi đã giải xong 2 bước trên. Các bạn có thể ứng dụng thuật toán phải theo công thức: R U’ R’ hoặc thuật toán trái: L’ U L.
- Bước 4: Cuối cùng, các bạn chỉ cần hoán vị 3 viên ở cạnh cuối tầng 2 của rubik. Các bạn có thể áp dụng cách hoán vị theo chiều kim đồng hồ, hoán vị ngược chiều kim đồng hồ hoặc lật 2 cạnh ở bên dưới của rubik.
Rubik skewb
Rubik skewb là một trong số các loại rubik biến thế với thiết kế 8 góc và 6 mảnh vuông ở vị trí trung tâm. Rubik này hoạt động với nguyên lý cơ chế 4 trục. Mặc dù cũng được thiết kế với khối lập phương nhưng rubik skewb khác với loại rubik 3x3x3 cổ điển đó là các trục quay của rubik sẽ cắt chéo các góc chứ không phải ở tâm các mặt. Sau đây sẽ là các cách giải rubik skewb dành cho các bạn tham khảo và thực hiện các thử thách:
- Bước 1: Các bạn sẽ xử lý tầng đầu tiên của rubik skewb, trước tiên bạn tìm viên tâm lớn nhất nằm trên đỉnh của rubik. Tiếp theo sẽ tiến hành giải 3 viên góc rồi đưa viên góc cuối về đúng vị trí của nó. Áp dụng các công thức ngược chiều kim đồng hồ hoặc cùng chiều kim đồng hồ để xoay các góc.
- Bước 2: Sau khi hoàn thiện mặt đầu tiên của rubik skewb, chúng ta sẽ đưa 5 mảnh trung tâm về đúng vị trí. Tùy trường hợp mà các bạn áp dụng cách xoay ngược chiều kim đồng hồ và xoay theo chiều kim đồng hồ.
- Bước 3: Áp dụng công thức L’ F L F’ – L’ F L F’ để giải 4 viên góc ở đáy.
Rubik gương
Trong các loại rubik biến thế khác nhau trên thị trường hiện nay, không thể không kể đến loại rubik gương bắt mắt và thú vị. So với các loại rubik khác, rubik gương có thiết kế tất cả các mặt đều đồng nhất với nhau và đề toán đặt ra là đưa rubik trở về lại với khối hình vuông ban đầu. Về mặt cấu trúc, rubik gương có thiết kế 1 tâm khá giống với rubik cổ điển, chỉ khác là nó có đúng 1 màu ở các mặt. Cách chơi rubik gương như sau:
- Bước 1: coi mặt có viên trung tâm dài nhất là mặt trắng. Các bạn thực hiện đưa 4 viên cạnh để khớp với viên tâm cùng chiều cao để tạo thành hình chữ thập.
- Bước 2: Tiếp theo các bạn sẽ thực hiện giải 4 góc của phần đáy rubik gương. Các bạn sẽ chèn các góc, thực hiện liên tục những thao tác mà bạn nghĩ nó sẽ khớp để hoàn thành tầng đầu tiên .
- Bước 3: Đây sẽ là bước tiến hành hoàn thành tầng thứ 2 của rubik. Có 2 công thức hoán vị cạnh của tầng hai và cạnh của tầng ba, chúng ta có thể sử dụng thuật toán trái và thuật toán phải tương tự như khi giải rubik 3x3x3.
- Bước 4: Ở tầng cuối của rubik gương, các bạn sẽ tiến hành tạo dấu thập cho tầng cuối như cách thức thực hiện ở rubik cổ điển.
- Bước 5: Đây sẽ là bước chúng ta đi vào giải các viên góc ở tầng cuối của rubik. Đầu tiên các bạn tìm viên góc nằm đúng vị trí và giữ chiếc rubik gương rồi thực hiện công thức: U R U’ L’ U R’ U’ L. Sau đó sẽ sử dụng: R’ D’ R D đến khi viên góc được khớp thành công.
Rubik megaminx
Trong số các loại rubik biến thể khác nhau, rubik megaminx được biết đến như loại rubik thập nhị diện với thiết kế độc đáo và bắt mắt. Loại rubik này đã có rất nhiều bản sản xuất khác nhau, cuối cùng nó đã được lấy tên là megaminx. Các loại rubik megaminx đa dạng được chia làm 2 dạng: phiên bản 6 màu và phiên bản 12 màu. Nhìn chung, phương pháp để chơi loại rubik này khá giống với phương pháp của loại rubik cổ điển 3x3x3.
Với các loại rubik megaminx, chúng ta sẽ có thêm một quy ước nữa trong số các quy ước đã biết đó là mặt dưới bên phải (DR) và mặt dưới bên trái (DL).
- Bước 1: chúng ta sẽ tiến hành tạo một ngôi sao màu trắng, tương tự như tạo chữ thập trắng ở rubik cổ điển 3x3x3. Lưu ý cá viên ở cạnh cần phải khớp với nhau sao cho các màu tạo thành đường thẳng nối tâm ở mặt bên của rubik.
- Bước 2: Các bạn sẽ tiến hành hoàn thiện tầng rubik đầu tiên sau khi đã thực hiện xong ngôi sao năm cánh.
- Bước 3: Tiến hành giải tầng thứ 2 của rubik tương tự như khi chúng ta giải rubik 3x3x3.
- Bước 4: Bước này các bạn sẽ giải các viên ở phần góc và cạnh của tầng thứ ba. Cụ thể là các viên góc thấp của tầng thứ 3, giải các viên bên cạnh và cuối cùng là giải các viên góc cao ở tầng thứ ba của rubik.
- Bước 5: Đây chưa phải là bước cuối cùng, các bạn cần giải các viên cạnh ở tầng thứ 4, hãy áp dụng một trong các công thức sau: U’ L’ U L U F U’ F’ hoặc U R U’ R’ U’ F’ U F.
- Bước 6: Các bạn hãy tạo thành hình ngôi sao tương đương với việc tạo dấu thập vàng ở rubik cổ điển 3x3x3.
- Bước 7: Áp dụng các cách hoán vị 3 cạnh liền kề, hoán vị 3 cạnh đối diện hoặc hoán vị 2 cặp cạnh để giải các viên cạnh ở tầng cuối cùng.
- Bước 8: Các bạn hoán đổi vị trí góc để đưa được tất cả 6 viên góc về với vị trí của chúng, tuy nhiên chưa cần phải khớp màu.
- Bước 9: Có thể nói, đây là bước gây nhầm lẫn nhiều nhất để các bạn có thể định hướng được các viên góc ở tầng cuối. Các bạn tiếp tục xoay tầng trên để đưa các viên góc còn lại theo thuật toán R’ DR’ R DR để hoàn thành các bước giải rubik megaminx.
Rubik fisher
Trong số các loại rubik thì rubik fisher là một trong nhiều dạng shape mode của rubik cổ điển 3x3x3 nổi danh nhất. Loại rubik này được đặt tên theo người sáng tạo ra nó cũng như các món đồ chơi trí tuệ giải đố – Tony Fisher. Khối rubik Fisher này có cách giải rất giống với khối 3x3x3, tuy nhiên nó không bị cắt ngang qua mặt và tâm như rubik cổ điển mà nó lại có những hình xiên chéo khác nhau. Cách giải rubik Fisher như sau:
- Bước 1: Đầu tiên các bạn sẽ tiến hành lắp tầng 1, lắp hình chữ thập tương tự như cách chơi của rubik cổ điển 3x3x3. Để dễ dàng hơn, các bạn hãy bắt đầu từ mặt vàng hoặc mặt trắng của rubik nhé.
- Bước 2: Lắp tầng 2 của rubik Fisher, tìm kiếm viên chéo của rubik để lắp các viên góc.
- Bước 3: Tiến hành thao tác mặt cuối của khối rubik, cách tạo hình chữ thập ở mặt cuối của loại rubik này cũng tương tự như rubik 3x3x3.
- Bước 4: Ở bước này, các bạn tiến hành sử dụng công thức hoán vị cạnh để mỗi viên giữa của mặt cuối sẽ trùng với màu của viên thẳng nó. Sau đó các bạn tiếp tục hoán vị góc. Để khắc phục viên sai ở tầng 2, các bạn thực hiện sao cho viên giữa nằm ở hướng xoay R.
Rubik dino
Rubik dino, một trong số những loại rubik biến thể đáng để thử dành cho các bạn trẻ. Khác với các loại rubi khác, rubik dino phải mất đến hơn 10 năm sau khi được phát minh mới có thể được sản xuất và đưa ra thị trường. Các bạn cũng sẽ cảm thấy loại rubik này quen mắt vì nó khá giống với rubik skewb đã kể trên, tuy nhiên chúng không hoàn toàn giống nhau. Loại rubik này có cách chơi khá đơn giản, các bạn chỉ cần thực hiện xoay 8 góc của nó.
Có thể bạn chưa biết, phiên bản đầu tiên của rubik dino được làm từ giấy và trên các mặt xoay của loại rubik này có in hình những chú khủng long với hình dáng khác nhau. Sau đó chúng được sản xuất và đưa ra thị trường, trở thành một trong số các loại rubik được ưa chuộng của giới trẻ.
Rubik gear
Rubik gear – một trong số các loại rubik hiện nay được thiết kế với vẻ ngoài khá khó nhằn và hóc búa dành cho các bạn trẻ. Đây là dạng rubik được thiết kế với các khối bánh răng độc đáo, lúc di chuyển các khớp nối, bánh răng sẽ di chuyển với các lần quay 180 độ để giải câu đố. Các cấu trúc bánh răng của rubik gear sẽ được đặt bên ngoài nên trông nó có vẻ hơi đáng sợ.
Tuy nhiên, việc giải câu đố cho loại rubik này được đánh giá là dễ dàng hơn so với khối rubik cổ điển 3×3. Sau đây là các bước cơ bản để giải toán cho chiếc rubik bánh răng này.
- Bước 1: Đầu tiên, các bạn sẽ lấy hai góc ở cạnh nhau và thực hiện các bước khác nhau để nhằm đưa hai góc về đúng vị trí.
- Bước 2: Khi bạn đã hoàn thành bước ghép hai góc xanh lá cây với nhau, ghép bộ xanh lá cây khác nữa để hoàn thành một mặt chỉ có riêng màu sắc này. Xoay các bên sao cho phía đối diện các góc khớp với nhau. Sau đó tiếp tục xoay mỗi bên để các góc của rubik khớp với mảng vuông ở giữa.
- Bước 3: Các bạn tiến hành quan sát để tìm ra hai mảnh của răng cưa nằm đối diện nhau nhằm hoán đổi các cạnh tương ứng với màu của 2 mặt. Đồng thời các bạn cũng cần định hướng khối rubik để các cạnh đó nằm phía trên.
- Bước 4: Ở bước này, các bạn thực hiện lại các bước trước đó để các mảnh cạnh được nằm đúng vị trí.
- Bước 5: Cuối cùng, các bạn cần xoay các cạnh của khối rubik gear cho đến khi các bánh răng trở lại khối đồng nhất màu sắc. Các bước thực hiện rất đơn giản đúng không các bạn.
Rubik ghost
Trong số các loại rubik, chúng ta không thể không kể đến loại rubik ghost cực kỳ hóc búa và “hack não” dành cho các bạn trẻ đam mê các trò chơi giải đố trí tuệ. Khối lập phương này được thiết kế hình khối vuông giống như rubik cổ điển 3x3x3, tuy nhiên chúng lại khá khó nhằn. Bởi lẽ điều các bạn cần làm là đưa các mảnh ghép về với trạng thái vuông vắn, nguyên vẹn như ban đầu.
Vấn đề là chúng ta sẽ khó để có thể xác định được mảnh nào là mảnh trung tâm nên vì thế cái tên rubik ghost của nó đã nói lên rằng nó không hề “dễ xơi”. Các bước tiến hành giải đố cơ bản rubik ghost như sau:
- Bước 1: Các bạn chọn tâm ra tâm rubik đầu tiên và chọn 4 góc nằm xung quanh tâm.
- Bước 2: Tiếp theo các bạn sẽ áp dụng công thức lên lên xuống xuống để giúp đưa các tâm về vị trí của nó.
- Bước 3: Đây là bước các bạn sẽ lật góc của rubik. Nhận biết các viên của rubik như sau: 6 tâm, 2 tâm 2 sticker, 4 tâm 3 sticker. Các bạn chọn tâm 2 sticker làm hình thang cân số 1, góc mỏ quạ và góc tam giác sẽ ở vị trí khớp với tâm còn góc còn lại lệch tâm một chút. Các bạn cần chú ý góc tâm của tam giác cần được đặt đúng chiều, các bạn kiểm tra bằng các sticker, nếu 3 góc hoặc 1 góc lật, bạn cần thực hiện lại vì chưa đúng góc tam giác cân.
Rubik axis
Hay còn được gọi với cái tên khác là Axel cube, rubik axis là một trong các loại rubik biến thể có hình thù trông khá xù xì khi nó bị làm rối tung lên. Thực chất ở trạng thái ban đầu, loại rubik này có hình thái là một khối lập phương. Trong lúc di chuyển, rubik axis có các hình dạng khác nhau với nhiều mảnh không đồng đều.
Tuy nhiên, so với vẻ bề ngoài xù xì và có vẻ “ khó tính” thì loại rubik này khá dễ dàng khi giải đố, các bạn có thể ứng dụng phương pháp giải rubik cổ điển 3x3x3 để giải mã chiếc rubik này. Các bước thực hiện để giải rubik axis như sau:
- Bước 1: Cũng giống như việc giải mã rubik cổ điển 3x3x3, các bạn chọn một mặt tầng 1 của rubik axis sau đó bắt đầu giải hình chữ thập, rồi lần lượt là các tầng khác nhau. Các bạn giải tầng 1 bằng cách chọn các mảnh cạnh của rubik. Sau khi đã hoàn thành xong bước này, các bạn cần lưu ý các mặt của mặt bên phải cần được đặt ở vị trí chính xác gồm mảng góc và mảng cạnh của rubik.
- Bước 2: Các bạn sẽ tiến hành giải tầng thứ 2 của rubik. Tương tự như cách giải rubik cổ điển 3x3x3, các bạn đưa chúng về tầng thứ 3 rồi áp dụng theo cách xoay trái hoặc xoay phải để chèn các mảnh.
- Bước 3: Đây là bước giải tầng 3 của rubik, các bạn áp dụng công thức F R U R’ U’ F’ để tạo chữ thập và đưa chúng về cùng vị trí với các màu của mặt cạnh. Sau đó sẽ đưa các viên góc về vị trí của ní và lật các viên góc lên để hoàn thành giải đố rubik axis.
Rubik mastermorphix
Xét về hình thức, chúng ta dễ dàng thấy rubik biến thể mastermorphix gần giống với ruik kim tự tháp pyraminx. Tuy nhiên trên thực tế, các loại rubik này lại có cấu trúc khá giống với rubik bản cổ điển 3x3x3. Có thể thấy, nó chính là một trong các loại rubik phiên bản shape mode của rubik 3x3x3, đồng thời nó cũng chính là bản nâng cao của rubik pyraminx. Loại rubik mastermorphix hiện nay có hai phiên bản khác nhau đó là 4 màu và 1 màu, phổ biến nhất vẫn là bản 4 màu.
Ta có các bước cơ bản để giải mã rubik mastermorphix như sau:
- Bước 1: Bước đầu tiên tương tự như giải rubik 3x3x3 đó là giải dấu cộng.
- Bước 2: Các bạn tiến hành giải các góc tầng 1 của rubik để dứt điểm phần tầng 1.
- Bước 3: Tiếp đó sẽ đến bước giải tầng 2 của rubik mastermorphix.
- Bước 4: Ở bước này, các bạn sẽ giải dấu cộng ở vị trí tầng ba của rubik, có thể không cần phải đúng mặt cạnh của nó.
- Bước 5: Sau khi giải xong dấu cộng ở tầng ba, tiến hành giải tầng ba của rubik mastermorphix, cũng không cần phải đúng mặt cạnh.
- Bước 6: Đến bước này, các bạn sẽ thực hiện việc hoán vị các góc của chiếc rubik.
- Bước 7: Sau khi hoán vị các góc, ta sẽ tiến hành hoán vị các cạnh.
- Bước 8: Đây là bước cuối cùng để giải rubik mastermorphix, các bạn cần giải các viên tâm của rubik, áp dụng công thức R U R’ U để kết thúc các bước giải mã câu đố.
Rubik helicopter
Rubik helicopter – rubik trực thăng, chiếc rubik này được phát minh vào năm 2005 bởi nhà thiết kế Adam G. Cowan. Chiếc rubik helicopter này được đánh giá là một trong số các loại rubik biến thế khó nhằn nhất thế giới với nhiều chi tiết hóc búa. Rubik helicopter không những là phiên bản sáng tạo về hình dạng, cấu trúc mà nó còn khác hoàn toàn về công thức giải thuật.
Khối rubik này được thiết kế với 24 mảnh trung tâm có hình tam giác và 8 góc khác nhau. Ngoài ra còn có thêm 4 mảnh trung tâm ở mỗi mặt. Các bạn chỉ có thể xoay rubik helicopter bằng cách xáo trộn 180 độ và ở mỗi lần dịch chuyển khối rubik sẽ thực hiện bằng cách lật 4 mảnh phía trung tâm và 2 mảnh góc. Chính vì vậy, việc giải mã chiếc rubik này khi không tham khảo qua các video hướng dẫn là một điều khá khó khăn để bắt đầu.
Rubik void
Trong số các loại rubik, rubik void là loại có thiết kế tương tự như rubik cổ điển 3x3x3, tuy nhiên điểm khác biệt đó là nó không có mảnh ở giữa mà là lỗ trống hoàn toàn. Với cấu tạo này, rubik void thường có độ xoay chuyển không được mượt mà cho lắm khi đem lên bàn cân để so sánh với các loại rubik biến thể khác, đồng thời khả năng cắt góc của nó cũng không quá tốt.
Mặc dù vậy, nó vẫn rất xứng đáng để các bạn thêm vào bộ sưu tập rubik đa dạng của mình. Để giải mã những đường đi nước bước cụ thể của rubik void, các bạn có thể tham khảo video hướng dẫn cụ thể và dễ hiểu dưới đây.
Rubik ivy
Lấy cảm hứng từ những nét thanh mảnh của chiếc lá, nhà thiết kế Eitan Cher đã sáng tạo ra chiếc rubik ivy. Loại rubik này cũng giống các loại rubik khác là có 6 mặt tương đương với các màu sắc khác nhau. Bên cạnh đó, nó được tạo thành bởi 4 mảnh góc và 6 mảnh trung tâm có hình chiếc lá. Có thể nói, đây chính là loại rubik khá đơn giản để tìm ra cách giải mã chúng.
Đặc biệt hơn, các bạn có thể sử dụng cảm tính của mình để xoay chuyền và giải đố rubik ivy. Để giải được rubik ivy, chúng ta sẽ cần thực hiện các nước đi cơ bản sau đây:
- Bước 1: Đầu tiên, các bạn cần tiến hành giải 1 mặt của khối lập phương ivy cube, thực hiện di chuyển sao cho mảnh trung tâm của rubik có hình chiếc lá sẽ khớp với mảnh góc cùng màu.
- Bước 2: Bước tiếp theo, các bạn cần tiến hành giải mặt đối diện của rubik, thực hiện di chuyển để các khớp trung tâm đối diện với 2 góc đối diện và đồng nhất về màu sắc.
- Bước 3: Các bạn sẽ tiến hành điều chỉnh các viên rubik ở khu vực trung tâm nhằm mục đích di chuyển đúng về vị trí của nó để kết thúc giải mã ivy cube.
Qua những bước giải thuật trên, chúng ta có thể thấy cách thức thực hiện giải đố ivy cube khá tương đồng với cách giải các loại rubik skewb. Chúng ta bắt đầu thực hiện xây dựng các mặt đối diện và tiếp đó là hoán vị các mặt trung tâm của rubik.
Như đã kể trên, ivy cube là một trong số các loại rubik đặc biệt không cần dùng đến thuật toán, các bạn có thể giải nó bằng cảm tính hay giác quan bằng cách di chuyển các khớp nối của rubik sao cho hợp lý. Tuy nhiên nếu các bạn muốn học cách giải thuật loại rubik biến thể đặc biệt này thì có thể theo dõi và làm theo các bước chỉ dẫn trong video dưới đây.
Kết luận
Bài viết trên đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn các loại rubik hiện hành và nổi tiếng với mức độ đặc biệt khác nhau, mang đậm chất của món đồ chơi trí tuệ hiện đại. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ học được thêm nhiều bước giải mã hay ho để chinh phục bộ sưu tập các loại rubik của mình. Chúc các bạn thành công!