Chat with us, powered by LiveChat

Có nhiều lý do phụ huynh có thể chọn cho con bú sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh xen kẽ việc uống sữa mẹ như một chất bổ sung hoặc hoàn toàn thay thế sữa mẹ. Nhiều bậc cha mẹ nhận thấy rằng đứa con nhỏ của họ cần nhiều hơn những gì có thể được cung cấp bởi riêng sữa mẹ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị “cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời” và “tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến hai tuổi hoặc hơn”. Nhưng Sarah Sobik, một bác sĩ nhi khoa tại Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em Arkansas nói rằng nhiều bà mẹ gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ sữa cho trẻ hoặc không thể cho trẻ bú bằng ngực. “Cho con bú rất khó. Việc này hiếm khi dễ dàng với bất kỳ ai.”

Bên cạnh đó, một số trẻ sơ sinh có dạ dày nhạy cảm hoặc các bệnh chuyển hóa cần một chế độ ăn uống đặc biệt. Vì tất cả những lý do này và hơn thế nữa, sữa công thức cho trẻ sơ sinh có thể là một giải pháp hữu ích.

Vậy trong bài viết này, hãy cùng Hapigo tìm hiểu về sữa công thức, lợi ích, liều lượng, cách sử dụng cũng như ưu nhược điểm của loại sữa này nhé!

Sữa công thức là gì?

sua-cong-thuc
Sữa công thức

Sữa công thức là một loại sữa được dành riêng cho trẻ sơ sinh. Chúng được sản xuất với công thức và thành phần dinh dưỡng giống như sữa mẹ. Sữa công thức thường được dùng để thay thế hoặc xen kẽ với sữa mẹ khi những bà mẹ không thể hoặc quyết định không cho trẻ uống sữa mẹ.

Phân biệt các dạng sữa công thức

Sữa công thức hiện nay được phân loại dựa trên hai dạng chính: Sữa công thức dạng bột khô và sữa công thức dạng trộn với nước. Sữa công thức dạng sữa bột pha sẵn dành cho trẻ ăn dặm. Hai dạng sữa công thức này không có nhiều sự khác biệt về thành phần. Tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt vì sữa pha sẵn thường sẽ có xu hướng đắt hơn và bao bì dày hơn loại còn lại một chút.

Ngoài ra, những nhà sản xuất sữa công thức khác nhau sẽ có sự khác nhau về thành phần, cũng có sự khác biệt giữa các lô.

Thành phần trong sữa công thức thường thấy

Tuy rằng sẽ có sự khác biệt giữa các loại sữa công thức của các hãng khác nhau nhưng đa số tất cả các loại sữa công thức cho trẻ đều được tạo nên từ cơ sở sữa bò hoặc sữa dê. Sau khi được thu hoạch, chúng sẽ được tiến hành tách béo.

Có một số thành phần dinh dưỡng thường thấy trong tất cả các loại sữa công thức như: Protein, đường Lactose, chất béo, các loại carbohydrate khác, cá, một số loại thực vật bổ dưỡng, vitamin cùng các khoáng chất. Tất cả các chất dinh dưỡng này đều sẽ được thêm vào nền sữa.

Để biết cụ thể các thành phần dinh dưỡng của sữa công thức bạn muốn cho bé sử dụng, hãy chú ý đọc các thành phần trên bao bì của hộp sữa công thức.

Sữa công thức hay sữa mẹ tốt hơn cho bé?

Khi sữa công thức được pha theo đúng các quy chuẩn an toàn thì chúng sẽ mang đến cho bé tất cả những dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển trong những năm tháng đầu đời.

Tuy nhiên, sữa công thức không thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tương tự như việc cho con bú sữa mẹ, chẳng hạn như bảo vệ khỏi nhiễm trùng và các bệnh khác. Điều này là do các tế bào sống, nội tiết tố và vi khuẩn thân thiện không thể tái tạo bằng quá trình nhân tạo. Tuy nhiên, sữa công thức cũng sẽ bổ sung cho bé những dưỡng chất mà trong sữa mẹ không hề có.

Để đảm bảo trẻ được cung cấp dinh dưỡng một cách toàn diện nhất, bạn có thể cho bé sử dụng đồng thời sữa công thức và sữa mẹ nếu có thể. Nếu bạn tiếp tục cho con bú sữa mẹ cũng như bú sữa công thức, sữa mẹ của bạn sẽ bổ sung lợi ích cho bé. 

Tuy nhiên, đối với mẹ, việc này khiến cho cơ thể của mẹ tạo ra ít sữa hơn. Nguồn sữa tự nhiên của mẹ thường được thúc đẩy bởi việc cho con bú thường xuyên để duy trì. Cho con bạn uống sữa công thức có thể ảnh hưởng đến điều này, vì nó có thể khiến cho con bạn bú mẹ ít thường xuyên hơn, và do đó bạn tạo ra ít sữa hơn.

Cách pha sữa công thức chuẩn cho bé

Việc đầu tiên bạn cần làm để chuẩn bị sữa cho bé là đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng được in trên hộp sữa mà bạn đã mua. Tuy đa số cách pha và bảo quản các loại sữa công thức đều khá giống nhau nhưng cũng có một số khác biệt nhỏ về liều lượng sử dụng.

Vì sữa công thức dạng bột không phải là vô trùng, điều quan trọng là mỗi lần pha sữa phải được pha đúng cách, sử dụng nước đun sôi để nguội không quá 30 phút. Để tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong sữa bột mà vẫn đảm bảo không mất đi dưỡng chất thì nhiệt độ nước để pha phải đảm bảo ít nhất là 70 ° C.

Chuẩn bị trước khi pha sữa cho bé

  • Đầu tiên trước khi thực hiện, bạn cần phải đảm bảo tay mình đã được rửa sạch sẽ trước khi chuẩn bị bình sữa cho bé cũng như trước khi cho trẻ bú. Để an toàn, cũng hãy đảm bảo không gian bạn pha sữa cho bé phải đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Về những chiếc chai lọ, bình sữa cho bé sử dụng uống sữa, bạn cần phải khử trùng và rửa sạch sẽ.
  • Tuy bước này là không cần thiết nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn muốn hâm nóng bình sữa cho trẻ trước khi pha sữa. Nếu muốn bạn có thể hâm nóng bằng việc tráng qua nước sôi chứ không nên sử dụng lò vi sóng. Nguyên nhân là bởi lò vi sóng sẽ khiến cho các điểm nóng trên bình không đồng đều, có thể gây ra việc bé bị bỏng khi uống sữa bằng miệng.
  • Nếu bạn sử dụng sữa bột pha cho trẻ, hãy sử dụng nguồn nước sạch và an toàn để pha cho bé. Đồng thời, chỉ nên pha lượng nước và lượng bột theo như hướng dẫn sử dụng của hãng vì việc pha thừa lượng nước cần thiết sẽ không đáp ứng được lượng dinh dưỡng cung cấp cho trẻ. Nhưng quá ít nước có thể khiến thận và hệ tiêu hóa phải hoạt động quá sức để “tiêu hóa” chất dinh dưỡng dồi dào có trong sữa công thức và cuối cùng có thể khiến bé bị mất nước.
  • Chú ý hãy đong nước trước rồi cuối cùng mới cho bột vào sau.
  • Trong trường hợp con bạn còn rất nhỏ (dưới 3 tháng tuổi), bị sinh non hoặc có hệ thống miễn dịch quá kém, bạn có thể cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung khi chuẩn bị sữa công thức cho bé để bảo vệ cơ thể bé chống lại Cronobacter.
cach-pha-sua-cong-thuc
Cách pha sữa công thức

Các bước pha sữa công thức chuẩn cho bé

  • Bước 1: Đun sôi nước và đảm bảo nguồn nước pha sữa: Bước đầu tiên là bạn cần đun nóng nước cho bé khi pha sữa. Chú ý không đun sôi 100 độ. Chỉ sử dụng nước đã được đun sôi (đã nguội) để pha cho trẻ. Không nên sử dụng nước đóng chai để pha sữa cho bé bởi nước khoáng không hề vô trùng, chúng có thể chứa nhiều chất không tốt cho trẻ như sulphat hoặc quá nhiều muối natri.
  • Bước 2: Vệ sinh tay, rửa tay thật sạch và khử trùng bề mặt nơi bạn chuẩn bị pha sữa cho bé.
  • Bước 3: Rửa sạch bình sữa: Bạn có thể tráng bình sữa, núm uống sữa qua nước sôi để khử khuẩn.
  • Bước 4: Đổ nước vào trong bình, đảm bảo mực nước dùng để pha sữa đã phù hợp với tỉ lệ giống như khuyến cáo.
  • Bước 5: Sau khi cho sữa vào bình, hãy đổ bột vào bằng chính muỗng của hộp sữa đó. Các hộp sữa khác nhau của các hãng khác nhau sẽ có những loại muỗng khác nhau với liều lượng pha khác nhau.
  • Bước 6: Vặn chặt núm vú vào bình sữa, cầm vào mép để vặn và lắc nhẹ bình cho đến khi bột đã được tan ra hoàn toàn.
  • Bước 7: Làm mát bình sữa cho bé sau khi pha, đảm bảo sữa trong bình không được quá nóng để tránh việc bé bị bỏng khi bú. Bạn có thể làm nhanh quá trình này bằng cách để phần thân chai ngâm vào trong nước lạnh.
  • Bước 8: Kiểm tra lại một lần nữa nhiệt độ sữa trong bình trước khi cho trẻ uống sữa. Bạn có thể cho một giọt ra cổ tay của mình để xem sữa đã đạt đến nhiệt độ vừa phải hay chưa.
  • Bước 10: Cuối cùng sau khi trẻ uống xong mà vẫn còn thừa sữa thì bạn hãy đổ chúng đi chứ không nên cho trẻ uống lại sau một thời gian dài.

Lưu ý khi pha sữa công thức cho trẻ

  • Hãy chú ý luôn làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất một cách cẩn thận vì mỗi hãng khác nhau sẽ có sự khác nhau về lượng nước và bột sử dụng.
  • Không bao giờ cho quá nhiều bột sữa công thức với lượng nước ít vì điều này có thể khiến bé bị táo bón hoặc mất nước. Tuy nhiên nếu cho quá ít bột sữa có thể khiến cho em bé của bạn không nhận được hoàn toàn lượng chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Bạn cũng không nên thêm bất cứ thứ gì khác vào bình sữa của trẻ như đường hoặc ngũ cốc tránh việc bé bị dị ứng, táo bón hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa.
  • Không bao giờ hâm nóng sữa công thức trong lò vi sóng vì cơ chế làm nóng lò vi sóng khiến cho bình sữa không được nóng đồng đều và cuối cùng khiến bé bị bỏng khi sử dụng sữa.
  • Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém hơn những đứa trẻ khác. Đặc biệt là trẻ sinh non, cơ thể non nớt của bé sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công hơn. Việc chú ý cách sử dụng là đặc biệt quan trọng và bạn phải tuân theo các nguyên tắc này hoặc cân nhắc sử dụng thức ăn lỏng làm sẵn tiệt trùng nếu bé của bạn sinh non.

Cách bảo quản sữa công thức hiệu quả nhất

cach-bao-quan-sua-cong-thuc
Cách bảo quản sữa công thức

Để sữa công thức được bảo quản tốt nhất thì bạn hãy lưu ý những cách bảo quản sau đây:

  • Sữa công thức dạng bột pha sẵn có thể bị hỏng nếu để ngoài nhiệt độ phòng vì vi khuẩn sinh sôi khá nhanh trong môi trường này.
  • Chỉ sử dụng sữa công thức pha sẵn cho trẻ sơ sinh trong vòng 2 giờ sau khi pha chế và trong vòng một giờ kể từ khi bắt đầu cho ăn.
  • Nếu bạn cho bé sử dụng sữa công thức pha sẵn thì chỉ cho bé sử dụng trong vòng 2 giờ đồng hồ ở nhiệt độ thường hoặc cất ngay và tủ lạnh thì có thể sử dụng trong vòng 24h.
  • Sau khi bé bú sữa trong bình còn thừa thì nên vứt bỏ chứ không nên cho bé sử dụng tiếp. Khi có nước bọt của bé trong sữa có thể diễn ra phản ứng khiến cho vi khuẩn phát triển. 
  • Sau khi mở hộp, hãy đặt chúng ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Lưu ý không nên đặt chúng cho xe, nhà để xe hay ở ngoài trời. 
  • Hầu hết các loại sữa công thức hiện nay dành cho trẻ em đều cần sử dụng hết trong vòng 1 tháng kể từ khi mở hộp (kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng). Để đảm bảo bạn nhớ điều này, hãy ghi ngày tháng trên nắp vào ngày đầu tiên mà bạn mở hộp sữa đó. 

Tần suất cho trẻ bú sữa công thức

Tần suất cho trẻ bú sữa công thức sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà bạn cần chú ý để xác định chính xác. Những yếu tố đó có thể là nhu cầu của bé, thể trạng của bé hay số tuổi của bé. Bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn tần suất cho trẻ bú sữa công thức dưới đây:

Cho trẻ uống sữa công thức trong tuần đầu tiên

Khi mới sinh ra, trẻ còn rất non nớt chính vì thế nếu muốn cho trẻ uống sữa công thức ngay từ những ngày đầu tiên thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia.

Bụng của em bé sơ sinh khi mới được sinh ra còn rất nhỏ. Bạn không nhất thiết phải cho trẻ uống quá nhiều sữa mỗi lần bú.

Ở thời điểm này, bạn có thể bắt đầu bằng cách cho trẻ uống khoảng 30-60ml sữa công thức cứ sau 2 đến 3 giờ trong tuần đầu tiên của bé (trong trường hợp bé chỉ uống sữa công thức và không uống sữa mẹ). Bạn có thể tự điều chỉnh nếu bé có dấu hiệu đói nhiều hơn.

Hầu hết trẻ sơ sinh đều sẽ bú một ngày từ 8-12 lần. Theo thời gian, bé lớn dần lên thì bé sẽ có dấu hiệu uống nhiều hơn và thời gian giữa các lần uống sẽ ngày càng kéo dài hơn.

Cho trẻ uống sữa công thức trong tuần và tháng đầu đời

Trong vài tuần đầu tiên và tháng đầu tiên trong đời của trẻ, bạn có thể cho trẻ uống với tần suất 3-4h/lần. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc bạn phải đánh thức bé khi ngủ để cho bé uống sữa. Để tránh việc khiến bé bị khó chịu thì bạn có thể thực hiện vỗ nhẹ, vuốt ve, gọi nhẹ nhàng, cởi quần áo hoặc thay tã cho bé để bé thức dậy tự nhiên mà không bị khó chịu quá nhiều.

sua-cong-thuc-cho-be
Cho trẻ uống sữa công thức vào thời điểm thích hợp

Cho trẻ uống sữa công thức vào 6 đến 12 tháng tuổi

Đây là thời điểm bé đã lớn hơn một chút. Lúc này, bạn chỉ cần cho bé uống bất cứ khi nào bé có dấu hiệu đói bụng. Tần suất uống lúc này sẽ dao động trong khoảng 5-6 lần/ngày.

Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu ăn dặm. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn dặm cho bé tại đây vào thời điểm này. Lúc này, bé bắt đầu ăn những dạng thức ăn đặc hơn thì lượng sữa công thức cho bé có thể sẽ giảm dần.

Trẻ uống sữa công thức khi từ 12 đến 24 tháng tuổi

Khi trẻ được 12 tháng tuổi, đây là lúc bé đã cứng cáp. Khi đó bạn hoàn toàn có thể chuyển từ sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh sang sữa bò nguyên chất hoặc nước giải khát đậu nành không đường tăng cường để giúp trẻ hấp thu nhiều dưỡng chất hơn. Chú ý hãy cho bé chuyển dần sang dạng sữa khác chứ không nên thay đổi đột ngột.

Có nên thường xuyên thay đổi sữa thông thức cho bé không?

Theo truyền thống, các bậc cha mẹ được khuyên nên gắn bó với một thương hiệu, nhưng không có bằng chứng xác đáng nào cho thấy việc thay đổi sữa công thức sẽ không gây hại gì. Bạn có thể thử các loại sữa công thức khác nhau để xem bé có thể thích loại nào hơn trong trường hợp những thay đổi nhỏ trong thành phần có ảnh hưởng tới khẩu vị của bé.

Các nhà sản xuất đôi khi sẽ thay đổi thành phần một chút từ lô này sang lô khác. Điều này có thể khiến cho một thương hiệu không còn phù hợp với con bạn nữa. Nếu muốn an toàn hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia hoặc bác sĩ khi bạn muốn thay đổi loại sữa công thức cho bé đặc biệt là khi bé có hệ miễn dịch kém hoặc sinh non. Nếu như chưa biết các loại sữa công thức nào tốt thì bạn có thể tham khảo sữa công thức Grow Plus của nhà NutiFood

Kết luận

Sữa công thức là loại sữa rất cần thiết cho trẻ ở những năm tháng đầu đời mà cha mẹ hoàn toàn nên bổ sung cho trẻ để trẻ hấp thụ được tất cả những chất dinh dưỡng tốt nhất. Trên đây là những kiến thức cần thiết về sữa công thức mà cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ uống loại sữa này. Hapigo chúc cha mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Share.

Leave A Reply