Chat with us, powered by LiveChat

PC đồ họa là dòng máy để bàn dành riêng cho dân thiết kế hoặc những người có việc liên quan đến thiết kế. Một chiếc máy tính có cấu hình đồ họa chuyên dụng sẽ hỗ trợ tốt hơn cho người dùng trong công việc của họ. Cùng mình tìm hiểu ngay những dòng máy tính đồ họa đáng mua nhất hiện nay nhé.

1. Có nên dùng PC đồ họa riêng biệt không?

PC đồ họa hay máy tính để bàn dành riêng cho đồ họa là những dòng máy tính bàn chuyên dùng cho những người sử dụng làm trong các lĩnh vực thiết kế, đồ họa, sáng tạo hay kỹ thuật. Loại máy tính này thường có cấu hình khá cao, được lắp ráp dành riêng cho các ứng dụng đồ họa hay một số phần mềm thiết kế khác.

Một trong những đặc điểm dễ thấy của các dòng pc đồ họa hiện nay chính là một bộ xử lý CPU vô cùng mạnh mẽ, bộ nhớ RAM lớn, card đồ họa chuyên biệt và ổ cứng khá “khủng” so với các dòng máy tính phổ thông khác.

Bên cạnh đó máy tính đồ họa cũng sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với hiệu suất thời gian dài. Bởi các công việc liên quan đến thiết kế, sáng tạo đều cần duy trì máy trong khoảng thời gian khá dài hoặc gần như là xuyên suốt cả ngày. Các linh kiện cũng được đầu tư một cách chỉnh chu, hoàn hảo để đảm bảo sự ổn định, độ bền của máy.

Ưu điểm của các loại PC đồ họa

Đối với những người dùng làm trong khối ngành thiết kế, đồ họa thì việc sử dụng PC đồ họa chuyên biệt sẽ giúp hỗ trợ tối đa trong công việc. Người dùng có thể đạt hiệu quả cao hơn trong các công việc chuyên môn của mình.

Việc sử dụng máy tính chuyên biệt cũng giúp cho máy tính không gặp phải các trục trặc liên quan đến phần cứng, phần mềm của máy. Sử dụng các phần mềm đồ họa trên các dòng máy tính phổ thông đôi khi sẽ xảy ra một số vấn đề như không thể cài đặt, xung đột phần mềm,…

Cấu hình của các dòng máy tính thông thường đôi khi cũng không đủ cao để tải về cũng như chạy các phần mềm thiết kế, đồ họa có dung lượng lớn. Chính vì vậy người làm trong ngành thiết kế hay đồ họa sẽ cần những dòng máy tính có tính chuyên biệt cao nhất.

Bên cạnh đó việc sử dụng các dòng PC đồ họa dành riêng cho thiết kế sẽ giúp bạn giảm thiểu mọi thiệt hại có thể xảy ra với máy tính của mình. Ví dụ như khi sử dụng các loại máy tính thông thường để thiết kế có thể gây hại máy, giảm tuổi thọ của máy.

Bên cạnh đó việc sử dụng các loại máy tính chuyên dụng cũng giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc sử dụng, không cần có quá nhiều thao tác phức tạp.

Nhược điểm

Tuy nhiên các dòng máy tính bảng dành riêng cho dân đồ họa hiện nay thường có giá tương đối cao. Mức giá cơ bản cho các dòng PC đồ họa hiện nay cũng lên tới vài chục triệu đồng, đôi khi có các sản phẩm có thể lên tới cả 100 triệu đồng.

Các dòng máy tính đồ họa hiện nay thường có các cấu tạo khá phức tạp, chuyên biệt nên việc tháo lắp, sửa chữa hay nâng cấp cũng khó hơn. Người dùng nếu gặp phải các vấn đề liên quan đến phần cứng, phần mềm thường thì mức chi phí sửa chữa cũng khá cao.

2. Top 10 PC đồ họa tốt nhất 2024

2.1. HP Z4 G4

Nếu là những người dùng trong khối thiết kế, văn phòng thì chắc hẳn đã không còn xa lạ với những cái tên của dòng Z Series Workstation của nhà HP. Một trong số đó không thể bỏ qua cái tên HP Z4 G4 – dòng máy tính để bàn chuyên dụng cho đồ họa được rất nhiều người dùng quan tâm.

PC đồ họa HP Z4 G4
PC đồ họa HP Z4 G4

Thông số kỹ thuật:

  • CPU: Intel Xeon W-2125 (4.0 Upto 4.8GHz, 4 Cores 8 Threads, 8.25MB)
  • RAM: 8GB DDR4 2666 DIMM ECC
  • VGA: NVIDIA Quadro P620 2GB (4)mDP GFX
  • Ổ cứng: 1TB 7200RPM SATA 3.5in
  • Hệ điều hành: HP Linux-ready
  • Nguồn: HP Z4 G4 90 750W ẠP Chassis
  • Ổ quang: 9.5mm DVD-Writer 1st ODD
  • Bàn Phím: USB Business Slim Wired Keyboard A/P
  • Quạt tản nhiệt: HPZ4 CPU
  • Phần mềm: HP Remote Graphics for Z

Ưu điểm

Tương tự như những dòng sản phẩm khác của dòng HP Z, chiếc HP Z4 lần này cũng được thiết kế với phong cách hoàn toàn mới lạ và có sức hút riêng. Với sản phẩm này người dùng sẽ thấy nó không hề màu mè như một số dòng PC gaming mà chọn một tông đen vừa toát lên được sự sang trọng cho sản phẩm lại vừa thể hiện được sự chuyên nghiệp cho người dùng.

Phần kết cấu của sản phẩm đều được đạt tới sự tỉ mỉ và hoàn thiện cao nhất. Phần khung kim loại đem đến cho sản phẩm sự chắc chắn và độ bền cao, giúp người dùng có thể an tâm sử dụng trong thời gian dài.

Một trong những ưu điểm của sản phẩm này chính là phần thùng máy khá lớn. Bạn hoàn toàn có thể thiết kế và lắp đặt thêm các linh kiện một cách dễ dàng hơn. Thùng máy cũng được tích hợp thêm 4 cổng USB tốc độ cao để đáp ứng đủ nhu cầu của người sử dụng.

Thay vì sử dụng card màn hình thì những dòng PC đồ họa hiện nay sẽ được trang bị những chiếc card đồ họa vô cùng mạnh mẽ để hỗ trợ tốt nhất cho người dùng. Tùy vào từng cấu hình của từng dòng sản phẩm sẽ được đi kèm với card đồ họa khác nhau.

Đối với chiếc HP Z4 này, mays ẽ được trang bị cấu hình CPU Intel Xeon W-2102 với dung lượng ổ SSD lên tới 256 GB và RAM 8GB cao cấp. Con chip này được sản xuất dành riêng cho các dòng PC đồ họa hiện nay để mang đến hiệu năng cao hơn cho sản phẩm.

Nếu như chip Xeon giúp cho máy tính xử lý các thao tác nhanh chóng hơn thì nhiệm vụ của thanh RAM ECC chính là đảm bảo cho máy luôn hoạt động một cách ổn định. Chính vì vậy người dùng hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng máy trong môi trường làm việc cần năng suất cao.

Ngoài ra sản phẩm vẫn được trang bị đầy đủ các công nghệ bảo mật độc quyền của nhà sản xuất HP để đảm bảo đáp ứng tối ưu nhu cầu sử dụng của người dùng. Đặc biệt chức năng tự phục hồi BIOS cũng là điểm sáng giúp cho những người dùng trong ngành thiết kế có thể an tâm hơn trong công việc.

Nhược điểm

Đối với những người dùng yêu thích sự sáng tạo, bắt mắt thì sẽ thấy phiên bản Hp 4Z này khá đơn điệu. Mặc dù hiệu suất của máy cao nhưng so với các thương hiệu khác có cùng cấu hình vẫn được đánh giá là thấp hơn.

Ngoài ra tiếng ồn từ quạt tản nhiệt của sản phẩm này cũng khá lớn, có thể gây khó chịu trong các môi trường làm việc với nâng suất cao.

2.2. HP Workstation Z820

Một trong những sản phẩm tiếp theo của nhà sản xuất HP chắc chắn phải nhắc tới cái tên HP Workstation Z820. Vẫn nối tiếp truyền thống của dòng Pc đồ họa HP Z, chiếc Z820 này cũng có một thiết kế khá đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ tinh tế.

Thông số kỹ thuật:

  • Model: HP Z820 Workstation
  • Chip: Intel C602 hỗ trợ bộ vi xử lý socket
  • Đồ họa: VGA NVIDIA Quadro K4200
  • RAM: 16GB DDR3 ECC
  • Ổ cứng HDD: gồm 1 ổ cứng SSD 240GB + 1 ổ cứng HDD 500GB SATA 7200rpm tốc độ cao
  • Ổ quang: DVD
  • Card tích hợp: Integrated Intel 82579LM PCle GbE
  • Card âm thanh: Integrated Intel/Realtek HD ALC262 Audio
  • Nguồn: 850W, 88% công suất thực

Ưu điểm

Sản phẩm này nằm trong phân khúc cao nhất của các dòng máy trạm HP trên thị trường hiện nay. Sản phẩm được đánh giá là khá phù hợp với các nhà làm biên tập, sáng tạo, các nhà thiết kế cần một công cụ làm việc có hiệu năng cũng như tần suất cao nhất.

Chiếc Z820 này vẫn giữ nguyên kiểu dáng đứng truyền thống của dòng Z800. Máy sử dụng Mainboard HP Z820 với Chipset Intel C602 2 Socket LA2011 hỗ trợ tối đa chho người dùng trong công việc. Bên cạnh đó sản phẩm còn được thiết kế tản nhiệt cao cấp, đảm bảo cho máy có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài.

 Laptop HP Workstation Z820
Laptop HP Workstation Z820

Mainboard của chiếc PC đồ họa này cũng được hỗ trợ tới 16 khe ECC REG với chức năng quản lý RAM hiệu quả hơn, đem lại hoạt động ổn định cho máy. Bộ nguồn 1125W CS cho phép khả năng tính toán của máy luôn đạt ở mức cao nhất.

Mainboard Z820 8 khe hỗ trợ Raid 10 cùng một lúc với 8 ổ cứng chính là ưu điểm lớn nhất của dòng sản phẩm này, đem đến các phương án lưu trữ thông tin, dữ liệu công việc một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Dòng máy này cũng được đánh giá cao hơn về số lõi nhiều gấp 4 lần các dòng máy tính bàn thông thường khác. Chính vì vậy sản phẩm có thể hỗ trợ mọi người hoàn tất cả các thao tác nặng trên máy vô cùng nhanh chóng, tiết kiệm khá nhiều thời gian cho công việc.

Chiếc PC đồ họa Z820 này còn hỗ trợ chạy song song 2 card đồ họa tăng tốc để đảm bảo có thể tạo n ên sức mạnh tốt nhất cho thiết bị của bạn. Sản phẩm có thể lưu trữ tối đa 4 ổ cứng cho tốc độ đọc ghi vô cùng nhanh chóng.

Ngoài ra máy còn được trang bị bộ nguồn lên tới 1125 W cho phép người dùng có thể hoạt động máy liên tục 24/7 mà không hề gặp bất cứ trục trặc nào.

Nhược điểm

Sản phẩm không được đánh giá cao về phần thiết kế, có phần quá đơn giản và không bắt mắt. Bên cạnh đó tiếng ồn từ quạt tản nhiệt cũng là điều khiến người dùng cảm thấy phiền toái khi sử dụng liên tục.

2.3. PC đồ họa Dell Precision T7610

Thông số kỹ thuật:

  • CPU: 3th Gen Dual
  • RAM: 32GB DDR3 ECC REG 1600MHz
  • Ổ cứng: SSD 240GB + HDD 1TB
  • Card đồ họa: Nvidia Quadro K4000 (3GB 192 bit GDDR5)
  • Card mạng LAN: Intel 82579 Gigabit Ethernet
  • Chip xử lý ấm: High Definition Audio Codec ALC 269Q
  • Hỗ trợ trên máy tính: window 7, 8, 10

Ưu điểm

Bên cạnh thương hiệu HP thì Dell cũng là một trong những thương hiệu đang được rất nhiều người dùng quan tâm hiện nay. Trong đó, dòng sản phẩm Dell Precision T7610 chính là cái tên đang được rất nhiều người dùng quan tâm hiện nay.

Phiên bản T7610 được biết tới là sản phẩm cao cấp nhất của tương hiệu Dell. Sản phẩm này sẽ được thiết kế theo hướng là mang tới dòng sản phẩm chuyên về kỹ thuật để đảm bảo hỗ trợ tối đa cho người dùng trong các công việc đòi hỏi hiệu suất cao như thiết kế, làm phim,…

 PC đồ họa Dell Precision T7610
PC đồ họa Dell Precision T7610

Cũng bởi là một trong những dòng máy chuyên dụng về kỹ thuật nên một trong những đặc điểm có thể thấy rõ nhất của dòng máy này chính là kích thước khủng của nó. Sản phẩm có kích thước lên tới 17×8,5×20,6 inch và trọng lượng đạt 14 kg.

Sản phẩm này sở hữu bộ xử lý Intel Xeon vô cùng cao cấp, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng của người dùng về hiệu năng. Sản phẩm này có thể chứa tối đa 2 bộ vi xử lý và tối đa 12 lõi cho mỗi bộ, đảm bảo hiệu suất làm việc cao nhất.

Khả năng xử lý các kho dữ liệu khổng lồ của dòng máy này cũng cực nhanh với bộ nhớ ECC lên tới 512GB. Bạn hoàn toàn có thể nâng cấp máy tính một cách dễ dàng với 16 khe cắm DIMM giúp bạn hoàn thiện chiếc máy của mình một cách tốt nhất.

Khả năng đồ họa của sản phẩm cũng ở mức cao nhất, đảm bảo đáp ứng mọi đòi hỏi trong công việc. Giúp người dùng giải quyết nhanh chóng cả những phần mềm đồ họa phức tạp nhất, khắt khe nhất. Dung lượng lưu trữ linh hoạt với khả năng mở rộng tối đa cho không gian sử dụng.

Vấn đề bảo mật của sản phẩm này cũng được nhà sản xuất lưu tâm và hoàn thiện vô cùng an toàn. Sản phẩm còn nhận được chứng nhận ISV về hiệu suất liền mạch, đảm bảo mang đến một thiết bị tốt nhất, thông minh nhất cho người dùng.

Nhược điểm

Một trong những hạn chế có thể thấy rõ của sản phẩm này chính là ở phần kích thước khá cồng kềnh, khó linh động. Khi máy gặp các vấn đề trong quá trình sửa chữa cũng khó mang đi, cần đến các chuyên gia kỹ thuật chuyên nghiệp mới có thể sửa được.

2.4. Máy tính đồ họa HP Prodesk 400 G4 MT

Thông số kỹ thuật:

  • Model: HP ProDesk 400 G4
  • Chipset: Intel H270 hỗ trợ xử lý socket 1151 thế hệ 6&7
  • CPU: Intel Core i5-6400
  • Đồ họa: Card đồ họa tích hợp Intel HD Graphics 530
  • RAM: 8GB DDR4
  • Ổ đĩa cứng SSD: SSD 120GB + HDD 500GB 2.5
  • Ổ đĩa quang ODD: DVD Slim
  • Card mạng: Realtek RTL8111HSH-CG Gigabit Network

Ưu điểm

Với nhu cầu sử dụng thiết bị tiết kiệm chi phí và vẫn đảm bảo hiệu suất làm việc cao thì chiếc HP Prodesk 400 G4 MT chính là cái tên phù hợp nhất dành cho bạn. Sản phẩm đảm bảo có thể đáp ứng nhu cầu cho cả cá nhân lẫn các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực đồ họa, thiết kế.

Chiếc Prodesk 400 này được trang bị chip intel thế hệ 7 với các tùy chọn từ i3 đến i7 cho người dùng tùy ý lựa chọn. Đối với những người dùng thuộc về lĩnh vực thiết kế đồ họa thì bạn có thể lựa chọn nâng cấp máy lên mức tối ưu nhất là 32GB RAM và sử dụng thêm card đồ họa thông qua khe cắm PCLex16 để có thể dễ dàng xử lý các công việc như render, đồ họa, các phần mềm giả lập,..

 HP Prodesk 400 G4 MT
HP Prodesk 400 G4 MT

HP Prodesk 400 G4 MT khá mạnh mẽ với ổ SSD Cache tích hợp thêm công nghệ SRT để đảm mang đến cho người dùng những trải nghiệm tối ưu nhất. Theo đó người dùng sẽ nhận được tốc độ cao từ SSD trong khi vẫn tiết kiệm được chi phí của dung lượng lưu trữ.

Những sản phẩm của nhà sản xuất HP đều được đi đầu về tính bảo mật, là một trong những thương hiệu tin cậy hàng đầu của các doanh nghiệp, công ty. Sản phẩm đã được tích hợp sẵn chip TPM 2.0 để bảo vệ tốt nhất cho các phần cứng của máy. Theo đó, người dùng có thể bảo vệ máy tính của mình bằng cách khóa cổng USB, SATA, cài mặt khẩu BIOS.

Ngoài ra sản phẩm cũng làm rất tốt trong việc tối ưu không gian làm việc và cung cấp đa dạng các cổng kết nối cho người dùng. So với các thế hệ trước thì phiên bản này đã có những thiết kế gọn gàng, tinh tế hơn với thùng máy có kích thước chỉ khoảng 17×33,8×27,4.

Sản phẩm này cũng được tích hợp thêm khả năng kết nối với điện thoại vô cùng thông minh. Sản phẩm sẽ động khóa khi người dùng đang ra ngoài và tự động mở khóa khi bạn quay trở lại sử dụng. Bạn chỉ cần cài đặt ứng dụng trên điện thoại của mình để giúp máy dễ dàng phát hiện ra người dùng giả mạo, đang cố tình truy cập vào máy tính của mình.

Nhược điểm

Tuy nhiên hiệu suất của máy vẫn chưa được giới chuyên môn cũng như người dùng trong ngành đồ họa đánh giá cao. Sản phẩm vẫn còn cần phải nâng cấp cấu hình cũng như hiệu suất cao hơn nữa để đảm bảo có thể xử lý được mọi thao tác phức tạp trong các ngành đồ họa, thiết kế nặng.

2.5. PC đồ họa Dell Vostro 3470

Thông số kỹ thuật:

  • Model: Vostro 3470-STI31508
  • CPU: Intel Pentium G5420 có tốc độ xử lý nhanh 3.80 GHz
  • RAM: bộ nhớ DDR4 4GB
  • Lưu trữ PC Dell Vostro 3470 ST HXKWJ2: 1 TB, 7200RPM
  • Ổ quang: Ổ địa DVD
  • Bộ vi xử lý: Core i3 – 8100 8th Generation

Ưu điểm

Một trong những chiếc máy tính để bàn dành riêng cho dân thiết kế đồ họa đang được khá nhiều người quan tâm chính là cái tên Dell Vostro 3470. Sản phẩm ngay từ lần đầu ra mắt đã gây ấn tượng với những thiết kế khá chắc chắn, đơn giản.

Hiệu năng hoạt động của sản phẩm này luôn đạt mức ổn định, đảm bảo có thể đáp ứng tối đa mọi nhu cầu sử dụng của người dùng, đặc biệt là trong công việc thiết kế đồ họa. Nếu như bạn đang tìm kiếm một dòng sản phẩm có hiệu suất ổn, mức giá hợp lỳ thì đây chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Máy tính bàn đồ họa Dell Vostro 3470
Máy tính bàn đồ họa Dell Vostro 3470

Chiếc PC đồ họa này có màu sắc đen khá tinh tế với thiết kế lưới vô cùng nổi bật ở phần mặt trước đã giúp cho sản phẩm được cải thiện phần luồng khí tốt hơn. Phần lưới vừa giúp ngăn bụi đi vào hệ thống của máy, vừa giúp máy luôn được làm mát, hoạt động ổn định xuyên suốt.

Chiếc máy tính để bản này còn được trang bị con chip xử lý Intel Core I3 8100 cùng RAM lên tới 4GB cho tốc độ xử lý máy luôn mượt mà và nhanh chóng nhất. Ổ cứng HDD cho dung lượng leenn tới 1 TB đảm bảo cho bạn có đủ không gian lưu trữ mọi dữ liệu cũng như các phần mềm phục vụ cho công việc.

Card đồ họa Intel HD Graphic với ưu điểm giúp cho máy luôn hiển thị hình ảnh, màu sắc một cách trung thực nhất. Theo đó sẽ giúp người dùng đạt hiệu quả cao hơn trong việc sáng tạo, sản xuất các thiết kế, sản phẩm của mình.

Sản phẩm cũng cung cấp đầy đủ các thiết cổng kết nối như USB, VGA, HDMI,… tạo điều kiện cho người dùng kết nối dễ dàng hơn. Khả năng kết nối wifi khá tốt giúp cho người dùng có thể truy cập internet nhanh chóng và làm việc hiệu quả hơn.

Nhược điểm

Sản phẩm vẫn còn tồn tại một số hạn chế như dung lượng RAM khá ít cũng không có đồ họa độc lập trên máy.

2.6. PC đồ họa Acer Aspire TC-780

Thông số kỹ thuật:

  • Model: PC Acer Aspire TC780
  • Bộ vi xử lý: Intel Core i5-7400
  • Đồ họa Intel HD Graphics
  • RAM: RAM 4GB DDR3 1600MHz
  • Ổ đĩa cứng: 1TB SATA 7200prm
  • Ổ đĩa quang: DVDRW
  • Card đồ hoa: VGA Intel HD Graphics
  • Hệ điều hành hỗ trợ: Free Dos

Ưu điểm

Một trong những thương hiệu tiếp theo mà bạn có thể tham khảo là cái tên Acer. Acer nằm trong phân khúc dòng máy tính giá rẻ. Tuy nhiên sản phẩm cũng vẫn được giới chuyên gia đánh giá là sở hữu cấu hình đồ họa khá tốt. Nếu bạn còn đang là sinh viên thuộc khối ngành thiết kế thì đây sẽ là phương án phù hợp nhất.

Cái tên mà mình muốn nhắc đến ngày hôm nay là sản phẩm Acer Aspire TC-780. Đây được coi là chiếc PC đồ họa có thiết kế nhỏ gọn và thân thiện nhất trên thị trường hiện nay. Sản phẩm đảm bảo có thể phù hợp với mọi không gian làm việc của bạn.

PC đồ họa của Acer
PC đồ họa của Acer

Sản phẩm được trang bị chip xử lý Core i5 khá mạnh mẽ và phù hợp với nhu cầu sử dụng của đại đa số người dùng hiện nay. Sản phẩm còn được trang bị thêm 4GB bộ nhớ RAM cùng với đó là ổ HHD với dung lượng siêu khủng lên tới 1 TB đảm bảo giúp cho người sử dụng có đầy đủ không gian để lưu trữ cũng như thực hiện các thao tác một cách mượt mà nhất.

Điều đặc biệt là dân thiết kế cần quan tâm ở đây là sản phẩm đã được tích hợp card đồ họa rời Nvidia GT720M 2 GB để hỗ trợ tối đa trong việc sử dụng các phần mềm như chỉnh sửa bản vẽ, chỉnh sửa ảnh của người dùng.

Sản phẩm còn được trang bị thêm module wifi và kết nối Bluetooth 4.0 để giúp người dùng có thể kết nối máy một cách dễ dàng hơn.

Nhược điểm

Dung lượng RAM của sản phẩm vẫn còn khá ít nên có thể gây khó khăn cho người dùng khi cần tải quá nhiều các phần mềm đồ họa có cấu hình nặng.

2.7. Máy tính đồ họa HP Pavilion 590-P0079D

Thông số kỹ thuật:

  • Model: Pavilion 590-P0079D 4LY18AA
  • Bộ vi xử lý: Core i7 – 8700
  • Chipset: Intel H370
  • Card đồ họa: VGA rời Nvidia Geforce GT730 2GB
  • RAM: 8GB DDR4 2400Mhz
  • Ổ quang: SuperMulti DVDRW
  • Ổ cứng: HDD 1TB 7200RPM
  • Card mạng tích hợp: Realtek RTL8111HSH
  • Âm thanh: tích hợp Audio Codec ALC3601

Ưu điểm

Một trong những cái tên tiếp theo của thương hiệu HP nhưng với phân khúc giá rẻ hơn chính là dòng sản phẩm HP Pavilion 590-P0079D. Chiếc PC đồ họa này của HP có thiết kế cũng khá nhỏ gọn nhưng vẫn vô cùng cứng cáp, chắc chắn.

Sản phẩm cũng tạo được ấn tượng với người dùng nhờ vào vẻ ngoài mạnh mẽ mà đầy tinh tế. Các nút điều khiển trên máy cũng được thiết kế khá gọn gàng, dễ sử dụng, giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc thao tác.

Sản phẩm được trang bị hệ thống vi xử lý Intel Core i7 8700 với dung lượng RAM lên tới 8GB. Bên cạnh đó sản phẩm cũng được tích hợp thêm con card hồ họa rời Nvidia Gerorce GT370 2 GB cho phép người dùng chạy đa nhiệm vô cùng nhanh gọn, mượt mà.

Ở cứng của chiếc PC đồ họa này cũng có dung lượng lên tới 1TB đảm bảo cung cấp không gian vô cùng thoải mái cho người dùng có thể cài đặt mọi ứng dụng, phần mềm cho công việc. Các tác vụ năng như thiết kế, chỉnh sửa ảnh,.. cũng trở nên mượt mà, nhanh chóng hơn với cấu hình khủng của dòng máy này.

HP Pavilion 590-P0079D cũng được trang bị đầy đủ các cổng kết nối như VGA, HDMI, USB,.. để đảm bảo người dùng có thể kết nối với các thiết bị khác một cách nhanh chóng hơn. Thay vì sử dụng wifi thì phiên bản này sẽ có cổng LAN giúp người dùng kết nối internet ổn định hơn.

Nhược điểm

Cấu hình không quá cao nên một số ứng dụng thiết kế nặng có thể gặp tình trạng bị chậm, lag. Bên cạnh đó sản phẩm cũng không được tích hợp khả năng kết nối wifi nên sẽ phải dùng mạng dây khá phức tạp.

2.8. PC đồ họa Dell Inspiron 3470

Thông số kỹ thuật:

  • CPU: Core i5, Intel Core thế hệ 8
  • RAM: 8GB DDR4 2666MHz
  • Lưu trữ: 1TB HDD 7200RPM
  • Chip đồ họa: intel UHD Graphics 630
  • Ổ đĩa quang: DVD/CD RW
  • Cổng xuất: HDMI, VGA/D-sub

Ưu điểm

Sản phẩm Dell Inspiron 3470 với định hướng mang tới cho người dùng sản phẩm vừa tiết kiệm không gian, vừa vẫn đảm bảo công năng  làm việc vô cùng hiệu quả. Sản phẩm có chiều rộng khoảng 92,6mm nên giúp người dùng có thể dễ dàng hơn trong việc sắp xếp vị trí của sản phẩm.

Sản phẩm có chứa các lỗ lưu thông không khí ở 1 bên cạnh máy để đảm bảo hệ thống bên trong luôn được tỏa nhiệt hiệu quả, không làm nóng máy. Các cổng kết nối của máy tính sẽ được bố trí ở phần mặt trước chạy dọc theo chân máy để đảm bảo có thể tối ưu nhất về diện tích sử dụng.

Ổ cứng của sản phẩm cũng được thiết kế với dung lượng khá cao, bộ vi xử ly Inspiron Desktop đảm bảo sẽ cung cấp cho người dùng hiệu suất làm việc tốt nhất. Bộ vi xử lý Intel Core thế hệ thứ 9 giúp cho người dùng có thể đạt được hiệu suất làm việc như mong đợi.

Dung lượng của ổ cứng khá cao với dung lượng tối đa lên tới 1 TB cho phép bạn có thể nâng cấp các ổ đĩa để có thêm nhiều không gian lưu trữ các phần mềm đồ họa, thiết kế nặng. Người dùng đánh giá sản phẩm vẫn chạy khá mượt ngay cả khi đang mở nhiều ứng dụng và chất lượng hình ảnh vô cùng sắc nét.

Nhờ vào DDR4 SDRAM sản phẩm cũng tăng tốc hơn trong thời gian tải dữ liệu cũng như giảm bớt khả năng tiêu thụ điện năng của các thiết bị. Sản phẩm cũng được tích hợp khả năng kết nối Wifi và Bluetooth vô cùng tiện lợi.

Nhược điểm

Cấu hình chưa phù hợp với một số phần mềm đồ họa nặng, dung lượng RAM không cao.

2.9. PC đồ họa Dell OptiPlex 3050MT 42OT350W04

Thông số kỹ thuật:

  • Model: Optiplex 3050MT (420T350W04)
  • CPU: Intel Core i5-7500
  • RAM: 4GB DDR4 2400MHz
  • Ổ cứng: HDD 1TB
  • Ổ quang: DVD-RW
  • Âm thanh: Realtek ALC3234 High Definition Audio Codec
  • Bộ nguồn: 100 VAC-240VAC
  • Hệ điều hành hỗ trợ: Windows 10 pro

Ưu điểm

Chiếc Dell OptiPlex 3050MT 42OT350W04 là một trong những sản phẩm máy tính để bàn đồ họa nằm trong phân khúc giá rẻ hiện nay. Sản phẩm có kích thước cũng quá lớn, phù hợp với các không gian làm việc của người dùng.

Máy tính đồ họa  Dell OptiPlex 3050MT 42OT350W04
Máy tính đồ họa Dell OptiPlex 3050MT 42OT350W04

Sản phẩm được thiết kế với CPU Intel Core i5 7500 với tốc độ 3,4 GHz. Dung lượng bộ nhớ Ram lên tới 4GB cùng ổ cứng HHD cho phép lưu trữ lên tới 1 TB, đảm bảo cho người dùng có đầy đủ mọi không gian lưu trữ.

Sản phẩm cũng được tích hợp đầy đủ các cổng kết nối như LAN, USB, HDMI,… giúp cho người dùng có thể kết nối với các thiết bị bên ngoài một cách dễ dàng hơn. Sản phẩm được đánh giá cao trong việc truyền tải dữ liệu nhanh chóng cũng như có thể chạy đồng thời nhiều file cùng một lúc mà không gây nên tình trạng giật, lag.

Nhược điểm

Hiệu suất của máy được đánh giá là không quá cao, chưa thực sự phù hợp với các phần mềm đồ họa nặng, đôi khi sẽ gặp phải tình trạng giật, lag trong quá trình làm việc.

2.10. Máy tính để bàn đồ họa Dell Inspiron 3670

Thông số kỹ thuật:

  • CPU: Intel Core i5 – 8400, 2.84GHz
  • Bộ nhớ đệm 9MB
  • RAM: 8GB – DDR4, 2666MHz
  • Ổ cứng: HDD 1TB
  • Ổ đĩa quang: DVD-RW
  • Card đồ họa: Intel UHD Graphics 630
  • Cổng kết nối màn hình: VGA/HDMI
  • Cổng USB: 2xUSB 3.1 Gen 1,4 x USB 2.0

Ưu điểm

Sản phẩm có phần thiết kế vô cùng tinh tế với cầu hình đồ họa tương đối ổn định. Sản phẩm không chỉ phù hợp với các cá nhân mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng các các doanh nghiệp, công ty đồ họa, thiết kế hiện nay.

Pc đồ họa Dell Inspiron 3670
Pc đồ họa Dell Inspiron 3670

Máy được trang bị con chip Core i3 8100 với dung lượng RAM 4GB khá khiêm tốn. Tuy nhiên sản phẩm cũng được tích hợp thêm ổ SSD và ổ cứng 1TB cho phép người dùng có thể xử lý các tác vụ một cách nhanh chóng, mượt mà nhất.

Ngoài ra sản phẩm cũng được trang bị đầy đủ các cổng kết nối để người dùng có thể thoải mái trong việc kết nối với các thiết bị bên ngoài. Khả năng kết nối wifi của thiết bị cũng được người dùng đánh giá cao, mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc.

Nhược điểm

Dung lượng RAM còn khá thấp, có thể sẽ xảy ra các lỗi trong quá trình tải xuống các phần mềm đồ họa nặng.

3. Một số câu hỏi về PC đồ họa

Mac và PC đồ họa cái nào phù hợp hơn?

Trên thực tế cả hai dòng này đều có thể hỗ trợ người dùng trong các ngành thiết kế, đồ họa nói chung. Tuy nhiên các sản phẩm PC đồ họa sẽ có độ ổn định và cấu hình cao hơn các dòng MAC trên thị trường hiện nay.

Bên cạnh đó, các dòng máy tính để bàn cũng sẽ có sự ổn định và “trâu bò” hơn trong việc chạy các phần mềm nặng. Việc sử dụng các phần mềm nặng có thể làm cho các sản phẩm của nhà Apple bị giảm tuổi thọ, hiệu suất làm việc giảm đáng kể theo thời gian.

Tóm lại việc lựa chọn MAC hay PC trong ngành đồ họa là hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu cũng như sở thích của người dùng, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái và mang lại hiệu quả trong công việc.

PC đồ họa cần RAM bao nhiêu?

Đối với dung lượng RAM, các dòng PC đồ họa hiện nay sẽ cần đạt từ 16 đến 32GB là hiệu quả nhất. Trong khi đó có một số phần mềm có thể yêu cầu RAM từ 32GB trở lên.

PC gaming có thể dùng cho đồ họa không?

Người dùng hoàn toàn có thể sử dụng các dòng PC Gaming hiện nay cho các công việc thiết kế đồ họa của mình. Tuy nhiên bạn sẽ cần phải lưu ý phần GPU cho phù hợp với các phần mềm đồ họa của mình hay không?

Mức giá của các dòng PC đồ hiện nay là bao nhiêu?

Mức giá của các sản phẩm máy tính bàn đồ họa hiện nay cũng khá đa dạng, phong phú tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng. Bạn có thể lựa chọn theo từng phân khúc máy như giá rẻ, tầm trung hoặc hàng cao cấp tuy vào điều kiện kinh tế của bản thân.

Các mức giá hiện nay của PC đồ họa có thể giao động từ PC 15 triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Hầu hết các dòng máy giá rẻ hiện nay đều đã được đáp ứng những tiêu chí cơ bản của dòng máy đồ họa nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu kinh phí không đủ để mua các sản phẩm cao cấp hơn.

PC đồ họa là một công cụ hỗ trợ vô cùng đắc lực cho những người dùng trong ngành thiết kế, đồ họa hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của mình sẽ giúp bạn lựa chọn được các sản phẩm phù hợp nhất, đem lại hiệu quả cao trong công việc của bạn.

Share.

Leave A Reply