Chat with us, powered by LiveChat

Chăm sóc, bao bọc con khi con còn nhỏ là cách giáo dục của rất nhiều ba mẹ với suy nghĩ đem lại cho con những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, bao bọc quá kỹ sẽ khiến con mất đi những kỹ năng cần thiết để thích nghi với cuộc sống và trưởng thành. Những phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ giúp các bé phát triển toàn diện, đủ bản lĩnh để vượt qua những thách thức, khó khăn trong cuộc sống mà không phải phụ thuộc vào bố mẹ.

Vậy những kỹ năng này bao gồm những gì? Cùng Hapigo tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non

Những kỹ năng sống cho trẻ mầm non không đơn giản chỉ là ăn, uống, ngủ, nghỉ hay chơi, đó là tổng hòa của rất nhiều yếu tố trong cuộc sống. Rèn luyện kỹ năng cho bé ngay từ khi còn nhỏ sẽ tạo thói quen tốt cho bé, không lệ thuộc vào ba mẹ hay bất kỳ ai. Đây là cách giáo dục hiện đại mà ba mẹ nên áp dụng để bé có thể trưởng thành và tự tin khi đối diện với bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống.

Cùng tham khảo ngay những kỹ năng quan trọng được Hapigo tổng hợp và giới thiệu trong bài viết dưới đây nhé.

Kỹ năng tự ăn uống

Kỹ năng tự ăn uống
Kỹ năng tự ăn uống

Kỹ năng ăn uống là kỹ năng cơ bản nhất mà các bé cần học được trong những năm tháng đầu đời. Đây là nhu cầu cơ bản nhất, giúp con có thể hình thành tính cách tự lập, không phụ thuộc vào ba mẹ. Với việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm nón này ba mẹ có thể yên tâm khi cho bé đi nhà trẻ hoặc khi ba mẹ đi vắng không thể tự chăm sóc con. Tốt nhất nên hình thành thói quen tự xúc đồ ăn, tự uống nước cho bé từ khi bé được 1 tuổi, đây là thời gian bé dễ tiếp thu và học hỏi nhất.

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Không phải khi nào ba mẹ cũng có thể theo sát để quan tâm, chăm sóc đến từng vấn đề của con, do đó tự chăm sóc bản thân cũng là một kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà trẻ cần học được. Những kỹ năng này sẽ giúp bé không bị phụ thuộc hay có thói quen dựa dẫm vào ba mẹ.

Có rất nhiều công việc đơn giản để bé có thể học thói quen tự chăm sóc bản thâm như tự đánh răng, tự vệ sinh cá nhân. tự đi ngủ,… Với những kỹ năng này ba mẹ có thể hướng dẫn bé ngay từ khi còn nhỏ, tránh cho bé bị ỷ lại vào người lớn.

Kỹ năng ứng xử

Kỹ năng ứng xử
Kỹ năng ứng xử

Một trong những kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần được rèn luyện càng sớm càng tốt đó chính là kỹ năng ứng xử. Đây là những bài học cần rèn luyện qua thời gian dài, tuy nhiên ngay từ khi còn nhỏ chính là độ tuổi thích hợp nhất để bắt đầu. Khi được dạy kỹ năng ứng xử sẽ giúp bé trở nên khôn khéo, linh hoạt hơn, không bị nhiễm những thói quen xấu từ những người xung quanh.

Ba mẹ có thể hướng dẫn bé kỹ năng này thông qua những hành động cực kỳ đơn giản như ăn nói lễ phép, chào hỏi khi đến và đi, tạm biệt bạn bè,… Việc học hỏi ngay từ khi còn nhỏ sẽ hình thành cho bé những phẩm chất tốt đẹp nhất.

Kỹ năng học hỏi

Khi thực hiện dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non ba mẹ hay các giáo viên cần lưu ý đến kỹ năng học hỏi của bé. Đây là độ tuổi bé có sự tò mò, quan sát tốt đối với mọi thứ xung quanh, do đó việc học hỏi cần đúng cách và có chọn lọc. Ba mẹ có thể hướng dẫn bé bằng cách cho bé tham gia các hoạt động nhóm bổ ích, chơi những trò chơi thông minh, đọc sách,… để kích thích trí tuệ của bé.

Ngoài ra, một trong những cách để bé học hỏi nhanh nhất đó chính là có thói quen đặt câu hỏi dạng tại sao, như thế nào và nhiệm vụ của người lớn là hướng dẫn bé để trả lời những câu hỏi này.

Kỹ năng bơi lội

Bơi lội là một trong số những kỹ năng sống cho trẻ em được nhiều người quan tâm nhất. Không chỉ có tác dụng tốt đối với sự phát triển về thể chất mà những kỹ năng này còn giúp bé sinh tồn an toàn trong những trường hợp cần thiết. Ba mẹ nên cho bé làm quen với môi trường nước ngay từ khi còn nhỏ, hướng dẫn bé những kỹ năng bơi lội hiệu quả nhất.

Kỹ năng sắp xếp đồ đạc

Kỹ năng sắp xếp đồ đạc
Kỹ năng sắp xếp đồ đạc

Nghe có vẻ không quá quan trọng, tuy nhiên đây là một kỹ năng để bé hình thành thói quen sắp xếp đồ đạc một cách ngăn nắp, gọn gàng. Ba mẹ cần định hướng để bé biết, thói quen gọn gàng sẽ giúp bé có thể tìm thấy đồ đạc cần thiết một cách nhanh chóng hơn, không cần nhờ tới sự trợ giúp của bố mẹ.

Khi mới làm quen với kỹ năng sống cho trẻ mầm non này các bạn có thể bắt đầu bằng cách hướng dẫn bé gấp quần áo, sắp xếp giày dép, sách vở. Ba mẹ có thể hướng dẫn và cùng thực hiện để tăng thêm hứng thú với bé, giúp bé học hỏi nhanh hơn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Trẻ nhỏ thường không ý thức được tầm quan trọng của thời gian, thường thì ba mẹ luôn phải sắp xếp, thúc giục trẻ thực hiện các công việc hằng ngày. Tuy nhiên, ba mẹ nên hướng dẫn những kỹ năng sống cho trẻ mầm non này cho con để con có thể biết cách sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Mặc dù có thể khá phức tạp ở lứa tuổi này, thế nhưng đây là bước đầu hình thành suy nghĩ về thời gian cho bé.

Khi mới bắt đầu ba mẹ có thể chỉ dẫn các bé lên lịch và sắp xếp thời gian tham gia những hoạt động quen thuộc như đi ngủ, xem tivi, đọc sách, ăn uống,… Từ những thói quen đúng giờ cơ bản, sau khi trưởng thành các bé sẽ tạo được sự nề nếp, biết sắp xếp và cân bằng thời gian khi làm bất cứ việc gì.

Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm

Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm
Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm

Ở lứa tuổi mầm non, ba mẹ không thể lúc nào cũng ở bên để chăm lo và bảo vệ cho con, do đó nguy hiểm có thể rình rập mọi nơi. Việc dạy kỹ năng phòng tránh và bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm này là vô cùng quan trọng.

Các bạn có thể chỉ ra những nguy hiểm có thể xuất hiện cũng như hướng dẫn bé cách phòng tránh như không chạm tay vào ổ điện, không chơi tại ban công, cửa sổ nhà cao tầng, ao hồ có nước,… Việc hướng dẫn bé phòng tránh nguy hiểm không khó, điều quan trọng là ba mẹ phải chỉ ra cho bé hiểu việc phòng tránh nguy hiểm có ý nghĩa như thế nào.

Kỹ năng chia sẻ, giúp đỡ mọi người

Optimized Ky nang se chia va giup do nguoi khac
kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Hầu hết ba mẹ đều mong muốn con lớn lên trở thành người có lòng nhân ái, biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người. Cách tốt nhất đó chính là hướng dẫn những kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngay từ khi bé mới có nhận thức. Các bạn có thể dạy bé thông qua những hành động đơn giản như giúp ba mẹ dọn dẹp bát đĩa sau khi ăn, lấy đồ giúp mẹ, quét nhà,… Ba mẹ có thể rủ bé cùng thực hiện những công việc đơn giản trong nhà.

Kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật

Song song với tấm lòng nhân hậu, biết chia sẻ thì bố mẹ cũng nên xây dựng cho bé kỹ năng trồng cây và chăm sóc các loại động vật. Việc dành thời gian chăm sóc, tiếp xúc với các loại động vật, cây cối sẽ giúp kích thích được tình yêu thương, duy trì những cảm xúc tích cực cho bé. Bên cạnh đó khi quan sát, tiếp xúc với cây cối, các loài động vật cũng sẽ giúp bé học hỏi được thêm nhiều kiến thức, quý trong thiên nhiên và môi trường hơn.

Kỹ năng giao tiếp

Bất kể là khi còn nhỏ hay đã trưởng thành, kỹ năng giao tiếp đều được xem là công cụ đắc lực nhằm truyền đạt thông tin, kết nối với những người xung quanh. Các bạn có thể rèn luyện kỹ năng này từ sớm để trẻ biết lắng nghe, truyền đạt thông tin, tránh được trường hợp bé quấy khóc, không nghe lời. Bên cạnh đó, với kỹ năng sống cho trẻ mầm non này sẽ giúp các bé thêm tự tin, sẵn sàng giao tiếp và kết bạn với nhiều người hơn.

Kỹ năng tham gia giao thông an toàn

Kỹ năng tham gia giao thông an toàn
Kỹ năng tham gia giao thông an toàn

Một trong những bài học đầu đời dành cho các bé đó chính là học cách tham gia giao thông an toàn. Đây là kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà bất kỳ ba mẹ hay trường học mầm non nào cũng phải giảng dạy cho bé. Các bạn có thể kết hợp lý thuyết xen lẫn thực hành để các bé có thể tiếp thu và ghi nhớ tốt nhất. Khi đưa trẻ đến trường các bạn có thể tận dụng thời gian này để chỉ dạy bé cách đi bộ trên vỉa hè, cách qua đường khi đèn xanh, đi trên vạch kẻ đường,…

Kỹ năng vượt qua khó khăn, trở ngại

Như đã đề cập ở trên, trẻ nhỏ có thói quen ỷ lại vào cha mẹ, vì thế khi gặp khó khăn cũng không biết cách giải quyết hay vượt qua. Do đó, một trong những kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần được người lớn quan tâm đó chính là học cách vượt qua khó khăn và trở ngại.

Ba mẹ nên kiên nhẫn hướng dẫn và động viên con khi con gặp vấn đề khó giải quyết, tuy nhiên tuyệt đối không giúp con hoàn thành hoặc quá bao bọc con. Hãy để bé tự vượt qua và chinh phục những thử thách trong cuộc sống, khuyến khích con chủ động giải quyết những khó khăn.

Kỹ năng nói thật

Trẻ nhỏ, nhất là ở lứa tuổi mầm non chưa nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của những lời nói dối, nếu duy trì lâu ngày sẽ hình thành thói quen không tốt, khiến bé trở thành người không đáng tin. Do đó, khi dạy bé các kỹ năng sống cho trẻ mầm non các bạn nên lồng ghép cả những kiến thức quan trọng này. 

Việc giáo dục con cách nói thật và chịu trách nhiệm về lời nói không quá phức tạp, các bạn chỉ cần thường xuyên trò chuyện cùng con, khuyến khích con nói ra suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó, khi bé mắc lỗi, hãy nhẹ nhàng xử lý để bé có thể nhận ra lỗi và xin lỗi. Việc nặng lời hay trách mắng bé sẽ gây ra tâm lý sợ hãi và nói dối để che đậy những lỗi lầm. Để đạt được hiệu quả cho kỹ năng này các ba mẹ cần kiên nhẫn hơn với con rất nhiều.

Kỹ năng tự vệ

Tự vệ là kỹ năng quan trọng dù là ở bất kỳ độ tuổi nào. Khi lựa chọn dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non các bạn có thể dạy những bài học tự về cơ bản nhất, chẳng hạn như tham gia vào lớp tập võ, các tư thế phòng thủ, tự vệ,… Những bài tập này vừa có thể giúp các bé an toàn vừa phát triển về cả thể chất.

Tự vệ không chỉ đơn giản là những hành động, đó còn là kỹ năng thuyết phục bằng lời nói để hạn chế những xung đột nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những khóa học như vậy cũng có thể xây dựng cho trẻ khả năng tự phục hồi. Mặc dù những lớp học phòng vệ rất tốt, tuy nhiên cần hướng dẫn trẻ đúng cách để trẻ không lạm dụng và biến chúng trở thành bạo lực.

Kỹ năng nấu ăn

Dạy nấu ăn khi xây dựng kỹ năng cho trẻ mầm non có thể khá sớm đối với nhiều người, tuy nhiên ở mỗi một độ tuổi sẽ có thể học hỏi và tiếp thu những bài học khác nhau. Việc hướng dẫn và cùng con tham gia những hoạt động nấu ăn cũng sẽ tạo nên sự gắn kết cho gia đình. Nếu bé còn quá nhỏ các bạn có thể cho con tham gia vào những công đoạn đơn giản như nhặt rau, rửa trái cây,…

Kỹ năng nấu ăn
Kỹ năng nấu ăn

Việc tiếp xúc với các công việc nấu ăn sẽ kích thích đến trí não, sự phát triển của tinh thần và sự sáng tạo vượt trội. Sau khi trẻ đã làm quen với những công việc đơn giản tại căn bếp, các bạn có thể hướng dẫn và đồng hành cùng bé làm những món ăn đơn giản như cùng làm bánh, nấu các món con yêu thích.

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng sống cho trẻ mầm non quan trọng hàng đầu bởi loài người chúng ta không tồn tại đơn độc trên thế giới này. Việc thành thục kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp con thích nghi, hòa nhập tốt với các nhóm khác nhau. Ba mẹ có thể hướng dẫn con kỹ năng làm việc nhóm cơ bản ngay từ khi đi học, chẳng hạn như thành lập các nhóm nhỏ để học tập hoặc vui chơi.

Với những kỹ năng và kinh nghiệp được rèn luyện từ nhỏ, khi lớn lên các con sẽ có thể hòa nhập tốt với các bạn học, đồng nghiệp, biết cách ứng xử với những người xung quanh dù ở bất kỳ môi trường nào.

Kỹ năng tiết kiệm và quản lý chi tiêu

Nghe thì có vẻ khá lạ, tuy nhiên đây lại là một kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần được ba mẹ hướng dẫn ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ nhỏ cũng sẽ có những khoản tiền lớn hay nhỏ do người thân, gia đình tặng cho, tuy nhiên nếu không hướng dẫn bé quản lý sẽ dẫn đến sự tiêu xài phung phí. Hậu quả của việc này vô cùng nghiêm trọng, dễ hình thành thói quen xấu, khi trưởng thành con cũng sẽ phụ thuộc vào bố mẹ, yêu cầu bố mẹ phải cung cấp tiền cho mình mà không biết quản lý chi tiêu.

Với những bạn nhỏ không có thói quen tiết kiệm và quản lý chi tiêu, khi gặp khó khăn sẽ chỉ biết nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình, không biết cách tự lập. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ ba mẹ nên hướng dẫn con biết cách tiêu tiền hợp lý, cần tiết kiệm và trân trọng những đồng tiền vất vả kiếm ra.

Kỹ năng từ chối người lạ

Kỹ năng từ chối người lạ
Kỹ năng từ chối người lạ

Sau những vụ án bắt cóc trẻ nhỏ nguy hiểm, bất kỳ gia đình nào cũng nên hướng dẫn con cách từ chối người lạ. Đây là kỹ năng sống cho trẻ mầm non cực kỳ quan trọng, giúp trẻ không bị lợi dụng bởi kẻ xấu. Cách tốt nhất đó là luôn dạy con biết cách từ chối lịch sự, không nhận đồ của người lạ khi không có người lớn ở nhà.

Trong trường hợp bị người lạ bắt giữ, ép buộc, cần dạy trẻ kêu cứu và yêu cầu hỗ trợ từ những người xung quanh. Ngoài ra, cần dạy con biết những nguy hiểm tiềm tàng nếu nhận đồ ăn, những món quà từ người lạ để con có thể tránh. Đặc biệt, cần cảnh giác với những chiêu trò giả người quen để tiếp xúc với bé và thực hiện những ý đồ xấu.

Những phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ

Cho bé tham gia các trò chơi kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Cho bé tham gia các trò chơi kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non có thể thực hiện thông qua rất nhiều phương pháp, do đó các ba mẹ, trường học có thể linh hoạt để tạo sự hứng khởi cho bé. Một số phương pháp thường được sử dụng nhất như:

  • Sử dụng đồ chơi kỹ năng sống cho trẻ mầm non
  • Sử dụng video dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non
  • Xây dựng những tình huống kỹ năng sống cho trẻ mầm non
  • Cho bé tham gia các trò chơi kỹ năng sống cho trẻ mầm non
  • Đọc sách kỹ năng sống cho trẻ mầm non
  • Dạy kỹ năng sống cho bé thông qua các hành động thực tế hằng ngày

Lời kết

Trẻ nhỏ là đối tượng cần học hỏi rất nhiều để có thể phát triển toàn diện. Những bài học kỹ năng sống cho trẻ mầm non cực kỳ quan trọng và không thể thiếu với bất kỳ đứa trẻ nào, do đó ba mẹ cần lưu ý rèn luyện để tạo thói quen tốt cho bé. Với những thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp các bạn có định hướng giáo dục con cái tốt nhất. Theo dõi Hapigo để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé.

Share.

Leave A Reply