Chat with us, powered by LiveChat

Khoai lang mọc mầm có ăn được không đang là thắc mắc chung của rất nhiều người. Vậy thực hư vấn đề này là như thế nào? Có cách sử dụng nào tối ưu nhất dành cho khoai lang mọc mầm hay không? Cùng tìm hiểu cách bảo quản khoai lang để có thể sử dụng lâu dài nhất.

Vì sao khoai lang bị mọc mầm?

Để giải đáp được các thắc khoai lang mọc mầm có ăn được không thì trước tiên bạn cần phải nắm được lý do khoai lang mọc mầm là do đâu. Theo như nghiên cứu từ các chuyên gia về thực phẩm thì cứ ở nhiệt độ khoảng 21 độ C thì đồng hồ sinh học riêng của các giống khoai lang sẽ tự đến thời điểm có thể bị mọc mầm.

Nếu bạn bảo quản các loại khoai lang ở nhiệt độ khoảng 21 độ C thì khả năng cao nó sẽ để được từ 1 đến 2 tuần. Sau đó chúng sẽ bắt đầu quá trình mọc mầm thuận theo tự nhiên mà không thể ngăn cản được. Còn nếu ở nhiệt độ từ 12 đến 14 độ C thì khoai lang sẽ không mọc mầm.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Vì sao khoai lang bị mọc mầm?
Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Vì sao khoai lang bị mọc mầm?

Thậm chí quá trình mọc mầm của khoai lang còn có thể diễn ra nhanh chóng hơn trong điều kiện nhiệt độ cao hơn bình thường. Nhiệt độ trung bình hoàn toàn là điều kiện thích hợp để khoai lang có thể mọc mầm.

Nhiều người còn cho rằng việc bỏ khoai lang vào ngăn tủ mát để đảm bảo nhiệt độ thấp hơn và ngăn chặn được tình trạng khoai lang mọc mầm. Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy, khi nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cho kết cấu và mùi hương bị ảnh hưởng và món ăn sau khi chế biến cũng sẽ không được đảm bảo mùi vị tốt nhất.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Bởi khoai tây mọc mầm được nghiên cứu là có chứa chất độc không thể sử dụng được nên rất nhiều người đều đang thắc mắc rằng vậy khoai lang mọc mầm có ăn được không. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Khoai lang mọc mầm có ăn được hay không? Theo như nghiên cứu từ các chuyên gia thì khoai lang mọc mầm hoàn toàn có thể ăn được.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cũng như hương vị tốt nhất cho các loại khoai tây thì tốt nhất là bạn nên gọt sạch phần mọc mầm trên mỗi củ khoai. Bên cạnh đó bạn cũng có thể ngâm nước muối loãng từ 10 đến 15 phút sau đó mới chế biến các món ăn từ khoai lang.

Tuy nhiên khuyên lang mọc mầm vẫn tồn tại một vài vấn đề mà người dùng có thể cân nhắc trước khi sử dụng các loại khoai lang mọc mầm. Dưới đây sẽ là một số trường hợp mà bạn cần quan tâm để có thể sử dụng khoai lang mọc mầm hiệu quả nhất.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không
Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
  • Về dưỡng chất thì các loại khoai lang mọc mầm sẽ có hàm lượng dưỡng chất bị giảm đi rất nhiều, không thể đảm bảo 100% như với các loại khoai lang bình thường khác. Các dưỡng chất thường có trong các loại khoai lang bao gồm vitamin, khoáng chất,…
  • Khoai lang bị mọc mầm sẽ có khả năng đi kèm với rất nhiều các tình trạng không tốt khác như khoai bị hà, đắng, đốm đen,… đặc biệt là khi khoai bị hà sẽ gây ra những mùi vị khá khó chịu khiến bạn không thể ăn được các củ khoai đó nữa.
  • Ăn khoai lang mọc mầm có sao không? Mặc dù khoai lang mọc mầm hoàn toàn không có chứa độc tố nhưng nó vẫn có thể xuất hiện các loại nấm mốc, có thể gây nên những tác động xấu với cơ thể của bạn.
  • Trường hợp các củ khoai lang mọc mầm mà còn có thêm các đốm đen, sần sùi, mềm nhũn thì tuyệt đối không nên sử dụng loại khoai này. Việc này sẽ giúp bạn có thể hạn chế được tối đa tình trạng nhiễm độc thực phẩm sau khi ăn.
  • Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại khoai lang mọc mầm thì tốt nhất là bạn nên những củ khoai còn mới, còn tươi. Bên cạnh đó các củ khoai mọc mầm tốt nhất là không nên xuất hiện những đốm đen, đốm nâu,…

Xử lý khoai lang bị mọc mầm như thế nào?

Từ những thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn nắm được khoai lang mọc mầm có ăn được không. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải tìm hiểu xem cách xử lý các loại khoai lang mọc mầm này là như thế nào. Dưới đây sẽ là một vài các lưu ý mà bạn cần nắm được để sử dụng các loại khoai lang mọc mầm hiệu quả nhất.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Cách xử lý
Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Cách xử lý
  • Loại bỏ hoàn toàn các sợi mầm còn non và có thể sử dụng củ khoai đó để chế biến như bình thường.
  • Sau khi nạo gọt sạch sẽ các của khoai thì tốt nhất là bạn nên nên ngâm với nước để đảm bảo các độc tố, vi khuẩn hay nấm từ các loại mầm có thể biến mất hoàn toàn.
  • Sau khi ngâm khoai lang với nước, bạn chỉ cần vớt ra để ráo và chế biến cá món ăn như bình thường.
  • Việc xử lý các loại khoai lang mọc mầm theo cách này sẽ giúp cho các củ khoai lang có thể loại bỏ hoàn toàn các độc tố cũng như những chất không có lợi đối với sức khỏe của người sử dụng.
  • Hạn chế việc sử dụng các loại khoai lang mọc mầm khi mầm của nó đã quá lớn. Lúc này khoai đã hoàn toàn bị hấp thụ hết các chất dinh dưỡng nên có chế biến cũng không còn đảm bảo vị ngon ban đầu của loại khoai đó nữa.
  • Có thể chế biến các loại khoai mọc mầm theo nhiều cách chế khác nhau để có thể mang lại những hương vị thơm ngon nhất cho món ăn này.

Cách chọn và bảo quản khoai lang để không mọc mầm

Cách chọn khoai tươi ngon

Để hạn chế việc phải sử dụng các loại khoai lang mọc mầm thì ngay từ khi mua, bạn nên lựa chọn những củ khoai lang còn tươi nhất, cứng cáp, không bị dập, nhũn hay bị thâm đen, lồi lõm nhiều.

khoai lang mọc mầm có ăn được không? Cách bảo quản về chế biến
khoai lang mọc mầm có ăn được không? Cách bảo quản về chế biến

Bên cạnh đó bạn cũng chỉ nên lựa chọn các loại khoai lang có kích thước vừa phải, không quá lớn cũng không quá nhỏ để đảm bảo nó là đạt được độ tươi ngon chuẩn nhất.

Các củ khoai không nên có những đốm nâu hay bị sâu, hà thì chắc chắn hương vị của khoai sẽ đảm bảo thơm ngon hơn, không bị xơ bở, giữ được độ bùi, ngon nhất cho các loại khoai lang.

Mẹo bảo quản khoai lang không mọc mầm

Để đảm bảo khoai lang của bạn không bị mọc mầm hoặc kéo dài thời gian mọc mầm thì bạn sẽ cần phải nắm được các cách bảo quản khoai lang phổ biến nhất dưới đây:

  • Bạn nên bảo quản khoai lang ở những nơi thoáng mát, khô ráo với nhiệt độ từ 14 đến 19 độ C là tốt nhất.
  • Khi bảo quản khoai lang thì tốt nhất là không nên để khoai lang trong bọc túi nilon vì nó dễ làm tăng nhiệt độ, khiến khoai lang dễ bị ẩm, mọc mầm và thậm chí là bị nhũn.
khoai lang mọc mầm có ăn được không? Cách bảo quản về chế biến
khoai lang mọc mầm có ăn được không? Cách bảo quản về chế biến
  • Không nên bảo quản khoai lang trong tủ nhiệt với nhiệt độ quá thấp vì khả năng cao nó có thể bị mất đi hoàn toàn mùi vị, kết cấu của các củ khoai. Theo đó các món ăn chế biến cũng sẽ không được đảm bảo hương vị ban đầu nữa.
  • Không nên dự trữ quá nhiều khoai lang một lúc. Việc tích trữ quá nhiều khoai lang không chỉ khiến khoai dễ bị mọc mầm mà còn ảnh hưởng đến hương vị món ăn cũng như các vấn đề về sức khỏe của mình.
  • Nếu bạn biết bảo quản khoai lang đúng cách với nhiệt độ và môi trường thích hợp thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng trong vòng từ 7 đến 10 ngày là tốt nhất. Việc này sẽ giúp cho bạn có thể giữ được hoàn toàn hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng tốt nhất của khoai.

Một số loại rau củ không nên ăn khi mọc mầm

Bên cạnh các thắc mắc liên quan đến việc khoai lang mọc mầm có ăn được không, chắc hẳn bạn cũng quan tâm đến các loại rau củ không nên ăn khi đã mọc mầm. Dưới đây sẽ là một số loại thực phẩm cần tuyệt đối tránh khi mọc mầm.

  • Củ khoai tây là loại thực phẩm đầu tiên bị cấm sử dụng khi mọc mầm. Bởi trong thành phần của các loại mầm khoai tây đều có chứa một loại chất độc là solanine ở mức quá cao so với tiêu chuẩn cho phép, có thể gây nên những tác hại khôn lường đối với người sử dụng.
Một số loại rau củ không nên ăn khi mọc mầm
Một số loại rau củ không nên ăn khi mọc mầm
  • Củ sắn mọc mầm cũng là loại thực phẩm mang khá nhiều độc tố. Các chất độc này có thể gây nên tình trạng tiêu chảy, đau tức ngực, nôn ói hay thậm chí có thể khiến bạn tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời, nhanh chóng. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng củ sắn thì tốt nhất là bạn nên sơ chế thật kỹ càng trước khi chế biến. Sắn cần được làm sạch bỏ và cắt bớt cả 2 đầu bởi đây là khu vực mà nó có thể dễ mọc mầm nhất. Sau đó bạn cũng có thể ngâm thêm với nước vo gạo trong để đảm bảo hạn loại bỏ hoàn toàn các chất gây hại trong thời gian ít nhất là một tiếng đồng hồ.
  • Hạt đậu phộng cũng là một trong những loại hạt cần tránh tuyệt đối khi mọc mầm bởi nó có khả năng gây ung thư khá cao. Hạt đậu phộng khi mọc mầm thường sẽ sinh ra rất nhiều độc tố aflatoxin với hàm lượng khá lớn. Chất này được cho là có khả năng gây ung thư khá cao đã được tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rất nhiều. Vì vậy tốt nhất là bạn không nên sử dụng các loại đậu phộng/lạc đã lên mầm dưới bất cứ hình thức nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.

Lời kết

Có thể thấy với những nội dung trên đây đã phần nào giúp bạn giải đáp được khoai lang mọc mầm có ăn được không. Bên cạnh đó chúng mình cũng muốn chia sẻ các cách chọn và bảo quản khoai lang sao cho hạn chế được tình trạng bị mọc mầm.

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến nước gạo lứt và muốn biết xem những ai không nên uống nước gạo lứt rang thì có thể xem thêm bài viết tại đây để có cách chăm sóc sức khỏe khoa học nhất.

Share.

Leave A Reply