Chat with us, powered by LiveChat

Hoa hồng cổ Sapa hay còn được biết đến với tên gọi khác là hồng pháp cổ. Đây là loài hoa đầu tiên được ghi tên vào danh sách ”hoa hồng cổ Việt Nam” và chúng có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa chơi hoa hồng của người Việt.

Hiện nay, người ta mua hoa hồng cổ Sapa để trang trí cho ban công, sân vườn tạo không gian sống đẹp đẽ, lý tưởng. Bên cạnh vẻ đẹp hoàn hảo, hoa hồng cổ Sapa còn được nhiều người yêu thích bởi sự đa dạng về giống hoa, với mỗi loại hoa mang đến một vẻ đẹp riêng khiến ai cũng muốn sở hữu. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về loài hoa hồng độc đáo này nhé!

Nguồn gốc của hoa hồng cổ Sapa

Nguồn gốc của hoa hồng cổ Sapa
Nguồn gốc của hoa hồng cổ Sapa

Hoa hồng cổ Sapa có nguồn gốc từ thời Pháp thuộc được những người từ châu Âu mang tới Việt Nam trồng tại các dinh thự ở Sapa. Sau nhiều năm giống hồng ngày dẫn thích nghi với môi trường cũng như khí hậu tại đây và trở thành một trong những giống hoa hồng được yêu thích và quý hiếm, có giá trị cao của nước ta. 

Đặc điểm hoa hồng cổ Sapa

Để có thể biết được cách nhận biết hoa hồng cổ Sapa, cùng đến với những đặc điểm nổi bật của loài cây này nhé. Đây là loại cây thân bụi với chiều cao dao động từ 2-3 m, có đường kính tán khá rộng lên tới 1-4m. Thân của hồng cổ Sapa thuộc loại thân gỗ với màu nâu sẫm, có nhiều gai và có lông mao trên thân cây, mang lại một vẻ cổ kính, xù xì khá lạ mắt.

Optimized hoa hong co sapa 3
Hoa có lá hình thuôn nhọn, răng cưa màu xanh đậm

Lá của cây hoa hồng cổ Sapa có hình bầu dục, ở đầu lá hơi thuôn nhọn, có răng cưa xung quanh lá. Lá cây có màu xanh đậm cứng cáp có thể chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết, 

Hoa hồng cổ Sapa có hoa lớn với kích thước dao động từ 6-8 cm đường kính, đầy đặn. Hoa thường có màu hồng phấn tươi tắn với những loại hoa kép cánh xếp, với nhiều cánh hoa xếp xen kẽ với nhau hướng vào tâm. Thông thường mỗi bông hoa hồng cổ Sapa sẽ có từ 30-50 cánh, lâu tàn. Nếu được chăm sóc đúng cách thì có thể nở rộ từ 8-12 ngày mới tán.

Hương của hoa hồng cổ Sapa có mùi hương nhẹ nhàng, thanh khiết, mùi hương thơm bền vô cùng dễ chịu. 

Điều kiện sinh trưởng của hoa hồng cổ Sapa

Hoa hồng cổ Sapa thích hợp trồng ở những vùng có nhiệt độ thấp, khí hậu ôn hòa
Hoa hồng cổ Sapa thích hợp trồng ở những vùng có nhiệt độ thấp, khí hậu ôn hòa

Hoa hồng cổ Sapa đang dần trở nên phổ biến và được yêu thích tại Việt Nam. Loại cây này có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, đồng thời kháng được sâu bệnh tốt cũng như phù hợp với những điều kiện khí hậu có nhiệt độ thấp,  khí hậu ôn hòa, có độ ẩm cao. Thường cây có thời gian ra hoa nhanh, nếu biết cách chăm sóc có thể ra hoa quanh năm. Tuổi thọ của một cây hoa hồng cổ Sapa có thể sống lên tới hàng chục năm vô cùng bền khỏe. 

Cách trồng hoa hồng cổ Sapa nở hoa cực to thơm ngát

Đất trồng

Đất trồng hoa hồng cổ Sapa thích hợp nhất là loại đất phù sa màu mỡ, đất cát pha có độ tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, thường có độ pH từ 6-8 là phù hợp nhất. Nếu khu vực bạn có đất có độ pH dưới 5,5 có độ phèn cao thì có thể trộn thêm vôi bột để giúp tăng độ pH trong đất lên. Khi trồng đất cần được làm tơi xốp và làm sạch cỏ dại để giúp cây phát triển tốt hơn.

Trồng hoa hồng cổ Sapa
Trồng hoa hồng cổ Sapa

Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn những loại đất sạch đã qua xử lý và phối trộn hợp lý theo tỷ lệ để trồng, hoặc tìm mua những loại đất được pha sẵn để có thể tiện lợi hơn trong việc trồng cây. 

Chọn cây giống

Hoa hồng cổ Sapa cũng tương tự như những mẫu hoa hồng khác sẽ được nhân giống phổ biến bằng cách giâm cành, chiết cành hoặc trồng bàng hạt. Tuy nhiên cách giâm cành sẽ có tỷ lệ sống và phát triển tốt hơn so với phương pháp gieo bằng hạt nếu bạn không có chuyên môn. 

Nếu bạn trồng bằng hạt thì nên gieo hạt vào đất đã được chuẩn bị sẵn sau đó bổ sung cách chất như phân bón để có thể giúp cây kích thích bộ rễ phát triển khỏe mạnh hơn. Cách này thường khá khó áp dụng tại Việt Nam cũng như có tỷ lệ nảy mầm khá thấp. Giâm cành thì nên lựa chọn những mẫu cây hoa hồng cổ Sapa có thân khỏe mạnh, tán rộng.

Kỹ thuật trồng cây hoa hồng cổ Sapa

Hồng cổ Sapa nên được trồng vào đất vườn trực tiếp để có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất, cần được trồng ở nơi có đầy đủ điều kiện ánh sáng cũng như đất có độ thoát nước phù hợp. 

Kỹ thuật trồng cây hoa hồng cổ Sapa
Kỹ thuật trồng cây hoa hồng cổ Sapa

Trước khi trồng bạn nên đào một hố đủ sâu để có thể đặt bầu đất cũ của cây xuống. Trộn phân chuồng hoai mục và đất vườn theo tỷ lệ 3:5 để có thể lấp lên trên cây. Nén chặt tay để giúp cây được cố định, sau đó tưới đẫm nước ngay sau khi trồng. Tiếp tục đợi thêm từ 3-5 ngày sau tưới thêm một lượt nước nữa. Theo dõi cây thêm tầm 7-10 ngày nếu cây để ổn định và khỏe mạnh thì cách ngày tưới cho cây là được nhé. 

Cách chăm sóc hoa hồng cổ Sapa sau khi trồng

Tưới nước

Nếu bạn trồng những cây hoa hồng cổ Sapa vào chậu thì nên tưới nước tầm ngày 2 lần còn nếu trồng cây trực tiếp trên đất vườn thì có thể tưới 1 ngày/ lần. Nếu cây không được cung cấp đủ nước thì có thể khiến sâu bệnh phát triển nhiều hơn. Khi tưới cũng nên tưới một lượng vừa đủ để tránh tình trạng cây bị úng, hỏng thối rễ nhé. 

Cách cắt tỉa hoa hồng cổ Sapa

Để có thể giúp dáng cây được đẹp và tạo được dáng mà mình mong muốn, ngoài ra việc cắt tỉa cây cũng sẽ giúp cây được thông thoáng hơn, loại bỏ những cánh lá bị hỏng hay sâu bệnh. 

Cắt tỉa hoa tàn cũng giúp ngăn cây cho ra quả, lúc này các chất dinh dưỡng của cây sẽ nuôi quả ảnh hưởng đến tốc độ và năng suất ra hoa, khiến hoa mới nhỏ hơn, héo và mất dáng. Cắt tỉa đồng loạt sẽ giúp cây mọc lên cũng như ra hoa được hiệu quả hơn. 

Tỉa và chăm sóc hoa hồng
Tỉa và chăm sóc hoa hồng

Bón phân

Để có thể giúp cây phát triển khỏe mạnh hơn thì nên bón phân cho cây từ 1-2 lần/ tháng. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung thêm cách thành phần có nguồn gốc từ thực vật như bã cà phê, đậu nành, ngâm sẽ giúp hoa hồng cổ Sapa có hoa thơm hơn. Ngoài ra các loại phân như phân trùn quế cũng được ưa thich sử dụng nhờ vào độ lành tính, an toàn trong quá trình sử dụng. 

Phòng trừ sâu bệnh trên cây hoa hồng cổ Sapa

Mặc dù được yêu thích là loại cây có thể kháng được sâu bệnh tốt nhưng hoa hồng cổ Sapa cũng vẫn xảy ra tình trạng bị bọ trĩ xuất hiện tàn phá cũng như bị khô héo vào thời tiết mùa hè nóng nực. Cách nhận biết là khi các chồi mới đen, cong và bị nhiễm trùng. Để có thể cải thiện thì bạn có thế sử dụng những chế phẩn sinh học như chế phẩn tự nhiên từ rượu, tỏi, ớt pha loại với nước hay sử dung dầu neem  để phu lên cầy tầm 1-2 tuần/ lần để giúp cây được khỏe mạnh hơn nhé. 

Cách nhân giống cây hoa hồng cổ Sapa

Tham khảo cách nhân giống phổ biến của loại cây này là cách chiết hoa hồng cổ sapa, bạn có thể thực hiện như sau: Cắt một đoạn vỏ dài trên cành cây to khỏe có kích thước lớn hơn 1 ngón tay với độ dài từ 3-4 nơi ngã ba cành cây. Sau đó sử dụng thuốc kích rễ bôi vào xung quanh chỗ cắt vỏ đó, chuẩn bị đất để cho vào chỗ khoanh đem buộc lại bằng túi để cố định đất. Bạn có thể trộn đất cùng với bèo tấm, xơ dừa để tăng dinh dưỡng giúp cây nhanh ra rễ hơn, lưu ý chọn đất ẩm để giúp cây phát triển tốt nhất. 

Tầm từ 10-30 ngày tùy thuộc thì bạn sẽ thấy rễ mọc được khỏi chỗ chiết, lúc này bạn cắt cành cây và đem đi trồng là được nhé. 

Hoa hồng cổ Sapa
Hoa hồng cổ Sapa

Ý nghĩa và công dụng của hoa hồng cổ Sapa

Hoa hồng cổ Sapa  mang ý nghĩa giúp mong muốn giữ lửa cho tình yêu đôi lứa, giúp tình cảm thêm bền chặt hơn giữa các cặp đôi đang yêu nha. Hoa hồng cổ Sapa có sự tươi tắn giúp không gian gia đình bạn thêm sinh động và ấm áp hơn, sử dụng để trang trí vườn, trang trí cổng nhà cũng như trong không gian phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp đều vô cùng đẹp và có hương thơm dễ chịu. 

Hoa hồng cổ Sapa còn được yêu thích sử dụng để sản xuất nước hoa. Đây cũng được coi là một tỏng những loại thảo dược được yêu thích để bồi bổ sức khỏe và giúp làn da được khỏe mạnh và tươi trẻ hơn. Hương thơm dễ chịu giúp an thân và giải tỏa căng thẳng của hoa hồng cổ Sapa. 

FAQs – Những câu hỏi thường gặp

Hoa hồng cổ Sapa có mấy màu?

Giống hoa hồng cổ Sapa có các màu đa dạng như màu hồng đậm, màu đỏ nhưng nổi bật nhất vẫn là sắc hồng phấn nhàn nhạt. Song, màu sắc của hoa phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nóng hay lạnh cũng như độ PH của đất trồng. 

Hoa hồng cổ Sapa có leo không?

Đây là loại cây thân gỗ dạng bụi có kích thước khá cao, có thể phát triển, đào tạo thành kiểu bán leo nhưng sẽ không thể tạo thành những dáng leo rủ uyển chuyển như cây hoa hồng leo thông thường. 

Mua hoa hồng cổ Sapa ở đâu?

Mua hoa hồng cổ Sapa ở Hà Nội
– Vườn hồng The Capital Rose
– Vườn cây xanh Hà Đông
Mua hoa hồng cổ Sapa ở TPHCM
– Happy Trees
– Nhà vườn Khánh Võ
Ngoài ra bạn cũng có thể tìm mua tại những trang website hay mua trên những sàn thương mại điện tử các loại cây giống hoa hồng cổ Sapa với nhiều mức giá vô cùng đa dạng tùy vào kích thước và chất lượng cây.
Giá của một cây hoa hồng cổ Sapa sẽ dao động theo độ tuổi, chiều cao, độ rộng tán, có từ vài trăm nghìn cho tới cả vài trăm triệu cũng có. Còn giá của cành chiết hoa hồng cổ Sapa sẽ rẻ hơn chỉ từ hơn 100.000 VNĐ là bạn cũng có thể mua được cành chiết của loại cây này về tự trồng và chăm sóc rồi nhé. 

Mua hoa hồng cổ Sapa ở TPHCM
Mua hoa hồng cổ Sapa ở TPHCM

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về hoa hồng cổ Sapa cũng như cách trồng và chăm sóc loại cây này. Mong rằng với những chia sẻ này bạn nào yêu hoa hồng cổ Sapa có thể hiểu hơn về loại cây này cũng như có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi trồng một cây hoa khỏe mạnh. Ngoài ra nếu bạn đang tìm kiếm những loại hoa hồng Juliet đẹp và ấn tượng thì có thể tham khảo thêm thông tin trên hapigo nhé.

Share.

Leave A Reply