Hoa cứt lợn tím được biết đến là một loại dược liệu Đông y rất phổ biến trong dân gian. Vậy công dụng của loại hoa cứt lợn tím này như thế nào? Cùng mình tìm hiểu chi tiết về thành phần cũng như công dụng của loài cây cứt lợn tìm này.
Giới thiệu về hoa cứt lợn tím
Hoa cứt lợn tím được biết đến là một loại thảo dược Đông y khá phổ biến với tên thường gọi là cây Bù xít, Cỏ hôi, Bù kích, Thắng hồng kế,… Hoa cứt lợn tím được gọi với tên khoa học là Ageratum Conyzoides L. Thảo dược này thuộc loại thảo mộc họ Cúc.
Đặc điểm sinh trưởng của hoa cứt lợn tím
Hoa cứt lợn tím là một loại cây mọc dại nên bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm kiếm chúng ở bất cứ đâu. Khả năng thích nghi của loại thảo dược này cũng được đánh giá rất cao vì nó có khả năng tồn tại ở nhiều loại đất khác nhau từ đất vệ đường, bờ ruộng hay bờ rào đều có thể dễ dàng thấy loài cây này xuất hiện.
Loại cây nào không mọc theo mùa mà mọc quanh năm, dưới mọi điều kiện thời tiết nên mọi người có thể thu hoạch chúng bất cứ lúc nào. Theo đó người ta sẽ lựa chọn cây trưởng thành, các cây đã già để nhổ về, sau đó cắt bỏ phần rễ hay các lá bị khô héo.
Tiếp theo đó người ta sẽ rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn và sử dụng để chữa trị nhiều bệnh khác nhau. Hoa cứt lợn tím có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều khá hiệu quả. Cách thức bảo quản và sử dụng loại cây này cũng khá đơn giản.
Nếu dùng tươi thì bạn có thể cả cây với nước muối loãng để đảm bảo khử trùng hoàn toàn và chưng cất hay ăn tươi tùy theo từng phương pháp điều trị bệnh của bạn. Đối với những người muốn sử dụng hoa cứt lợn tím khô để dùng được lâu dài thì có thể cắt nhỏ hoa cứt lợn tím thành các khúc vừa đủ sau đó có thể đem sấy hoặc phơi khô là hiệu quả nhất.
Mô tả về cây hoa cứt lợn tím
Hoa cứt lợn tím là loại cây thân thảo, kích thước của cây cũng khá nhỏ, khi mọc sẽ không quá cao. Chiều cao trung bình của loại cây này thường chỉ giao động từ 25cm đến 50cm là lớn nhất. Thân của loại cây này thường có màu xanh hoặc tím là phổ biến nhất với một lớp lông tơ ngắn bên ngoài, sờ sẽ có cảm giác hơi ráp ráp.
Cấu tạo của lá hoa cứt lợn tím có dạng hình trứng và mọc đối xứng. Kích thước mỗi lá sẽ là giao động khoảng 2-6cm theo chiều dài. Hai bên mép lá có răng cưa tròn và mặt lá cũng có lông. Mặt trên của lá bao giờ cũng có màu xanh đậm hơn so với mặt bên dưới.
Hoa cứt lợn tím thường mọc thành chùm trên mỗi cây có màu tím hoặc tính xanh khác đặc trưng. Bên cạnh hoa cứt lợn tím thì hoa cứt lợn trắng cũng là loại cây khá phổ biến. Khi bạn vò lá và đưa lên ngửi thì sẽ thấy loại cây này có một mùi hắc khá đặc trưng.
Để làm thuốc thì người dùng sẽ sử dụng toàn bộ cây hoa cứt lợn tím, chỉ loại bỏ duy nhất rễ mà thôi. Người dùng có thể điều chế thuốc dưới dạng tươi hoặc khô đều tốt. Trong đó tùy theo từng loại bệnh, người dùng sẽ cân nhắc việc lựa chọn uống tươi hay uống khô.
Cách sử dụng hoa cứt lợn tím trong chữa bệnh
Thành phần cấu tạo hoa cứt lợn tím
Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người dùng quan tâm đến thành phần của hoa cứt lợn tím như thế nào mà có thể trở thành một loại dược liệu vô cùng phổ biến trong dân gian. Dưới đây sẽ là một số thành phần hóa học có trong loại cây này.
- Tinh dầu trong hoa cứt lợn tím chiếm khoảng 0,7% đến 2%, có dạng sệt, màu vàng nhạt và mùi dễ chịu.
- Flavonoid, Ancaloit, Terpen, Sterol, Saponin,… với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm.
Tác dụng y học của hoa cứt lợn tím
Theo như nghiên cứu từ các chuyên gia hàng đầu thì cây hoa cứt lợn tím mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho cơ thể con người. Trong đó các công dụng phổ biến nhất của loại cây này có thể kể đến như:
- Ức chế các loại vi khuẩn bên trong cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn.
- Hoa cứt lợn tím có khả năng chống phù nề, chống viêm khá hiệu quả.
- Khả năng làm loãng dịch đờm và loại bỏ dịch khỏi các hốc xoang, giúp điều trị viêm xoang hiệu quả và cải thiện các vấn đề liên quan đến đường hô hấp, ho khan kéo dà.
- Loại thảo dược này còn có tác dụng trong việc ngăn ngừa tình trạng tạo bón nhờ hàm lượng chất xơ và protein khá dồi dào.
- Hoa cứt lợn tím có khả năng điều trị viêm mũi, viêm xoang dị ứng vô cùng hiệu quả, kể cả với viêm xoang mãn tính.
- Phụ nữ cũng thường sử dụng hoa cứt lợn tím để điều trị tình trạng rong huyết sau sinh bởi nó có thành phần giúp cầm máu hiệu quả.
Với những công dụng hàng đầu của loại thảo dược này đã mang đến cho người dùng, hoa cứt lợn tím vẫn được coi là một trong những loại thảo dược “trị bách bệnh” được nhiều người tin dùng. Nếu bạn không muốn sử dụng các loại thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể thì có thể tận dụng các phương pháp chữa bệnh bằng hoa cứt lợn tím xem hiệu quả ra sao nhé.
Cách dùng và liều dùng hoa cứt lợn tím
Cách dùng và liều dùng cứt lợn tím sẽ còn phải phụ thuộc vào từng loại bệnh cũng như tình trạng bệnh của người dùng. Hoa cứt lợn tím hoàn toàn có thể dùng tươi, uống trực tiếp hoặc phơi khô để sử dụng nhiều lần.
Các cách chữa bệnh bằng cứt lợn tím cũng có rất nhiều phương thức khác nhau để đảm bảo có thể phát huy tối đa công dụng của sản phẩm này. Theo đó liều dùng phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo khi điều trị bệnh với hoa cứt lợn tím như sau:
- Đối với khi uống thì bạn nên sử dụng mỗi lần khoảng 15-30g dược liệu khô và 30-60gr dược liệu tươi.
- Đối với việc dùng ngoài thì sẽ không kể liều lượng nhất định.
Đối tượng sử dụng hoa cứt lợn tím sẽ bao gồm:
- Những người đang mắc bệnh viêm xoang trong thời kỳ đầu của bệnh.
- Phụ nữ thường xuyên bị rong kinh.
- Những người đang bị cảm sốt.
- Những người dễ bị nóng trong người.
- Người đang gặp các vấn đề về viêm nhiễm, nhiễm trùng bên trong cơ thể.
Chống chỉ định sử dụng hoa cứt lợn tím:
- Không nên sử dụng cho những người dùng có tiền sử bị dị ứng với các thành phần của cây.
- Hoa cứt lợn tím mặc dù thảo dược lành tính nhưng bạn cũng nên lưu ý sử dụng đúng liều lượng, không nên quá lạm dụng loại thảo dược này với bất cứ trường hợp nào.
Cách bảo quản
Đối với phần hoa cứt lợn tím tươi thì bạn nên sử dụng để điều chế thuốc ngay sau khi sơ chế để giữ được phần dược tính tốt nhất trong sản phẩm. Tuy nhiên bạn cũng cần phải đảm bảo rửa sạch phần dược liệu và để ráo nước trước khi sử dụng.
Nếu bạn muốn bảo quản trong tủ mát thì cũng cần phải đảm bảo rửa sạch và để cho phần dược liệu này được ráo nước hoàn toàn rồi cho vào túi nilon và giữ trong tủ mát để sử dụng dần. Tuy nhiên cũng không nên lưu trữ quá lâu mà chỉ tối đa từ 2-3 ngày là tốt nhất.
Các bài thuốc dân gian liên quan đến hoa cứt lợn tím
Hoa cứt lợn tím được biết đến là một trong những bài thuốc cổ truyền đã được sử dụng rất nhiều trong dân gian và cho đến nay nó vẫn được lưu truyền rộng rãi. Loại thảo dược này mang đến rất nhiều tác dụng cho người sử dụng và được rất nhiều người dùng áp dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Hoa cứt lợn tím hỗ trợ điều trị viêm xoang
Hoa cứt lợn tím được biết đến là một trong những phương thức hỗ trợ điều trị viêm xoang vô cùng hiệu quả. Theo đó trong dân gian cũng được lưu truyền rất nhiều các phương thức điều trị viêm xoang khác nhau, đảm bảo phù hợp với mọi tình trạng bệnh của người sử dụng.
Sắc nước uống từ hoa cứt lợn tím
Phương pháp này được coi là phổ biến và đơn giản nhất dành cho những người đang mới chớm các dậu hiệu của bệnh viêm xoang. Phương pháp này được đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho người sử dụng. Vì vậy rất nhiều người bị viêm xoang đều đang áp dụng phương thức này.
- Người dùng có thể sử dụng hoa cứt lợn tím tươi hoặc khô và đun cùng với 500ml nước sạch cho đến khi nồi nước cạn dần còn khoảng 200ml.
- Chia 200ml nước đun hoa cứt lợn tím thành 2 lần và uống sau 2 bữa ăn khoảng 2 giờ để đảm bảo mang lại hiệu quả như mong muốn, vừa tránh được các kích ứng bên trong dạ dày.
Sử dụng dung dịch hoa cứt lợn
Bên cạnh cách đun nước hoa cứt lợn tím để chữa viêm xoang thì cũng có rất nhiều người lựa chọn hình thức dùng dung dịch tươi của loại hoa này để điều trị bệnh viêm xoang, đặc biệt là với viêm xoang mãn tính, khó chữa.
Cách làm dung dịch hoa cứt lợn tím cũng khá đơn giản, dễ làm. Người dùng chỉ cần rửa sạch hoa cứt lợn tím tươi và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Sau đó giã lấy nước và bỏ vào các ống thuốc nhỏ mũi đã hết.
Sau đó sử dụng lọ dung dịch nhỏ mũi bằng hoa cứt lợn tím đó để nhỏ từ 2-3 lần/ngày. Tuy nhiên nếu như sau vài lần mà tình trạng viêm xoang vẫn còn khá nặng thì có thể đẩy nhanh bằng cách sử dụng tăm bông.
Theo đó bạn có thể tẩm phần dung dịch hoa cứt lợn và đầu tăm bông đã chuẩn bị sẵn và đưa vào bên trong mũi. Tiếp tục giữ tăm bông trong khoảng 3-5 phút để đảm bảo các thành phần trong hoa cứt lợn có thể thẩm thấu vào phần xoang mũi và loại bỏ các vi khuẩn gây viêm xoang.
Xông hơi chữa viêm xoang bằng hoa cứt lợn tím
Một trong những cách thức cũng được rất nhiều người sử dụng chính là việc xông hơi xoang mũi bằng hoa cứt lợn tím. Xông hơi cũng được biết đến là một trong những liệu pháp chữa xoang vô cùng hiệu quả mà cũng rất dễ thực hiện.
Bạn chỉ cần lấy một ít hoa cứt lợn tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi là có thể tắt bếp. Tiếp theo sử dụng nồi đun để xông hơi trực tiếp bằng cách trùm khăn kín đầu và trùm lên cả nồi để hơi từ nồi đun có thể xông trực tiếp lên mũi.
Người bệnh nên kiên trì sử dụng từ 2-3 lần mỗi tuần và duy trì sử dụng như vậy trong vòng 1 tháng để thấy được những thay đổi tích cực về tình trạng bệnh. Tuy nhiên khi xông bạn cũng nên lưu ý không xông quá nóng hoặc quá lâu bởi nó có thể gây tổn thương cho các niêm mạc trong mũi.
Khắc phục tình trạng rong huyết sau sinh
Hoa cứt lợn tím cũng được biết đến với các thành phần có công dụng cầm máu vô cùng hiệu quả. Vì vậy sản phẩm cũng được nhiều người dùng sử dụng như một phương thức hạn chế tình trạng rong kinh ở phụ nữ sau sinh.
Theo đó bạn chỉ cần chọn khoảng 30 đến 50g hoa cứt lợn tươi sau đó rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, bùn đất. Tiếp theo đó dùng cối giã nát cả cây và vắt lấy phần nước cốt để uống. Bạn chỉ cần sử dụng từ 3-4 ngày là tình trạng rong kinh sẽ biến mất hoàn toàn, hạn chế nguy cơ thiếu máu ở phụ nữ sau sinh.
Hỗ trợ điều trị về đường hô hấp
Nếu như bạn chưa biết thì hoa cứt lợn tím cũng có chứa rất nhiều các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Vì vậy sản phẩm cũng được nhiều người sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, ho kéo dài,…
Để điều trị bệnh liên quan đến đường hô hấp, bạn có thể kết hợp hoa cứt lợn tím với các loại thảo dược khác như kim ngân, cam thảo, rẻ quạt,… Các loại này thường sẽ được sắc theo thang và mỗi ngày bạn có thể sắc 1 thang để uống và chia làm 2-3 lần.
Điều trị cảm sốt
Với thành phần kháng viêm, hạ sốt thì hoa cứt lợn tím cũng được sử dụng như một dược liệu trị cảm sốt vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 60gr hoa cứt lợn tươi hoặc 30gr hoa cứt lợn khô rồi sắc lên và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Dung dịch nước đun cứt lợn tím được đánh giá là có khả năng hạ sốt khá nhanh chóng. Bạn chỉ cần duy trì uống hàng ngày cho đến khi bệnh của mình được khỏi hoàn toàn.
Chữa mụn nhọt
Hoa cứt lợn tím được biết đến với thành phần kháng viêm, kháng khuẩn nên loại cây này cũng được rất nhiều người dùng sử dụng để làm giảm kích ứng của các loại mụn độc gây đau nhức. Theo đó bạn chỉ cần lấy một nắm hoa cứt lợn vừa đủ, rửa sạch, giã nát và bỏ thêm muối để tạo thành hỗn hợp đắt lên các vết mụn.
Có thể giữ trên da trong một khoảng thời gian để các kích ứng được giảm hẳn và không còn cảm giác đau nhức. Bạn có thể đắp từ 1-2 lần mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả nhanh chóng, kịp thời.
Chữa đau nhức xương khớp, sái khớp
Hoa cứt lợn cũng được sử dụng như loại thuốc bóp điều trị đau nhức xương khớp, sái khớp vô cùng hiệu quả. Bạn có thể lấy một nắm cứt lợn tím và đốt cháy cho nóng rồi đắp vào những chỗ đang bị đau nhức xương để giảm các cơn đau.
Hoa cứt lợn tím dùng ngoài
Hoa cứt lợn tím cũng thường được sử dụng như một loại thuốc đắp ngoài chữa vết thương vô cùng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng để chữa các vết thương lở loét hay các vết thương nặng cũng khá hiệu quả, đảm bảo vết thương có thể lành nhanh hơn, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương.
Bạn chỉ cần lấy một nắm cây cứt lợn tím, rửa sạch với nước và cắt nhỏ, giã nát. Sau đó lấy hỗn hợp để đắp trực tiếp lên các khu vực có vết thương hở và dùng băng gạc để cố định lại các vết thương của mình. Bạn nên thay băng 2 lần mỗi ngày để giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất.
Hoa cứt lợn tím trị gàu
Nếu như da đầu bạn bị gàu mà không muốn sử dụng các loại gầu dội nhiều hóa chất thì có thể tận dụng ngay hoa cứt lợn tím. Hoa cứt lợn tím cũng được biết đến với công dụng loại bỏ vi khuẩn nấm ngứa vô cùng hiệu quả.
Theo đó bạn chỉ cần lấy một nắm hoa cứt lợn tím tươi và đem nấu chung với bồ kết để đảm bảo có thể loại bỏ hoàn toàn gàu, nấm ngứa chỉ sau một thời gian kiên trì sử dụng. Bạn có thể sử dụng dung dịch hoa cứt lợn tím và bồ kết khoảng 2-3 lần/tuần và duy trì trong khoảng 1-2 tháng để thấy được hiệu quả rõ rệt nhất.
Xem thêm: Uống tinh bột nghệ có tác dụng gì? 11 Tác dụng rõ rệt nhất
Các lưu ý khi điều trị bệnh với hoa cứt lợn tím
- Khi sử dụng hoa cứt lợn tím, người dùng không nên quá lạm dụng liều lượng. Mặc dù thành phần hoa cứt lợn tím được đánh giá là khá lành tính nhưng việc sử dụng quá nhiều vẫn có thể gây nên những tác hại không hề nhỏ tới người sử dụng.
- Hiệu quả trong việc điều trị bệnh với hoa cứt lợn tím cũng sẽ còn phải tùy thuộc vào cơ địa của từng người cũng như tình trạng bệnh.
- Với những người có cơ địa quá mẫn cảm thì test trước lên da khi dùng để điều trị bên ngoài, đảm bảo không gặp phải các phản ứng không đáng có.
- Bên cạnh việc sử dụng hoa cứt lợn tím thì bạn cũng nên kết hợp đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể và hiệu quả nhất.
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin mà bạn cần nắm được về hoa cứt lợn tím cũng như công dụng của nó. Hy vọng bạn có thể tham khảo được những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất, vừa an toàn và tiết kiệm tối đa các chi phí cho bản thân