Chat with us, powered by LiveChat

Giãn tĩnh mạch là hiện tượng rất nhiều người gặp phải, tuy nhiên không phải ai cũng biết làm sao để chữa khỏi được. Trong dân gian có thể sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch rất tốt. Vậy thực hư hiệu quả của phương pháp này thế nào, cùng Hapigo tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết thêm những cách chữa giãn tĩnh mạch hay ho nhé.

Giãn tĩnh mạch là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trong hệ thống tĩnh mạch của chúng ta có những van để kiểm soát lượng máu cũng như ngăn không cho máu chảy ngược dòng, đảm bảo nhận máu từ tim, đưa đến khắp cơ quan trong cơ thể để nuôi dưỡng và cung cấp năng lượng cho hoạt động sống, sau đó sẽ chảy về lại tim để lọc máu.

Quá trình này diễn ra liên tục và tĩnh mạch cũng phải làm việc không ngừng nghỉ để truyền máu. Tuy nhiên nếu áp lực đè nén lên hệ thống tĩnh mạch quá nhiều, làm các van tổn thương hoặc yếu đi thì lượng máu sẽ không còn được kiểm soát như trước nữa.

Giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch là gì?

Đây chính là nguyên nhân lượng máu dồn xuống chân tăng, khiến thành tĩnh mạch không khỏi phình ra để chứa máu. Đây chính là giãn tĩnh mạch. Khi bị giãn tĩnh mạch, bạn sẽ nhận thấy những mạch máu nổi trên bề mặt da, có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.

Bị giãn tĩnh mạch không những gây áp lực quá lớn đến tĩnh mạch, đem đến cảm giác khó chịu, đau nhức mà còn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến người bị mất tự tin.

Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà có khá nhiều, chúng ta cùng đi tìm hiểu thực hư gừng chữa giãn tĩnh mạch có thật không và phương pháp này có an toàn hay không nhé.

Sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch có hiệu quả không?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh hay còn có tên gọi là Varicocele thực tế là tình trạng giãn đám rối của các tĩnh mạch sinh tinh và các tĩnh mạch thừng tinh nằm trên tinh hoàn. Thông thường hiện tượng giãn tĩnh mạch này thường xảy ra ở tinh hoàn phía bên trái, tỉ lệ cao lên tới 90%. Ngoài ra, cũng có những trường hợp mắc cả 2 bên nhưng khá ít, chỉ chiếm khoảng 10%. Thực tế tỉ lệ mắc phải bệnh này ở trẻ em nam dưới 10 tuổi chỉ khoảng 1%, tuy nhiên lại cực kỳ nguy hiểm bởi đây là nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh nam.

Hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu. Hiện bệnh vẫn đang được xếp vào nhóm bệnh tự phát, hay còn gọi là idiopathic.

Sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch có hiệu quả không?
Sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch có hiệu quả không?

Có rất nhiều suy đoán, lập luận về nguyên nhân gây ra chứng bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh này. Một số nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất như:

  • Suy van tĩnh mạch
  • Sự bất thường của vị trí đổ của tĩnh mạch tinh vào tĩnh mạch thận trái hoặc tĩnh mạch chủ bụng
  • Các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng như khối u vùng tiểu khung, sau phúc mạc,…

Lý giải về hiện tượng giãn tĩnh mạch thừng có thể hiểu đơn giản là do máu chảy ngược về chỗ thấp, tương tự như trường hợp giãn tĩnh mạch ở dưới chân. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh này đó là sự suy yếu của hệ thống van tĩnh mạch, khiến máu trào ngược từ hệ thống tĩnh mạch chủ vào hệ thống tĩnh mạch tinh. Điều này khiến cho các đám rối tĩnh mạch tinh ở vùng bẹn và bìu bị giãn.

Khi đám rối tĩnh mạch tinh bị giãn sẽ dẫn đến việc ứ trệ máu, làm tăng nhiệt độ tinh hoàn, từ đó sẽ gây ảnh hưởng đến tinh trùng. Vì vậy khả năng xảy ra tình trạng vô sinh khi mắc bệnh này là rất cao.

Các phương pháp chữa giãn tĩnh mạch bằng gừng

Có nhiều cách sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch, các bạn có thể tham khảo những phương pháp đơn giản nhất dưới đây.

Uống trà gừng chữa giãn tĩnh mạch

Optimized Uong tra gung chua gian tinh mach
Uống trà gừng chữa giãn tĩnh mạch

Sử dụng trà gừng để chữa giãn tĩnh mạch là phương pháp đơn giản nhất, các bạn có thể thực hiện mỗi ngày. Nếu kiên trì uống 1 – 2 cốc trà gừng mỗi ngày sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.

Để tiến hành thực hiện phương pháp này chúng ta cần có các nguyên liệu sau:

  • Gừng thái lát mỏng
  • Nước đun sôi
  • Một thìa mật ong

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Sử dụng vài lát gừng rửa qua với nước muối loãng.
  • Bước 2: Cho gừng vào cốc và đổ trực tiếp nước sôi vào. Tùy thuộc vào việc uống được cay hay không mà căn chỉnh lượng nước phù hợp, nếu không uống được cay thì nên pha loãng hơn.
  • Bước 3: Nếu có mật ong có thể bỏ một chút vào để dễ uống hơn. Nên sử dụng khi trà còn ấm là tốt nhất.

Chườm chân chữa giãn tĩnh mạch với gừng

Sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch
Sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch

Sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch thông qua việc chườm nóng cũng đem lại hiệu quả rất tốt. Với nhiệt độ cao, các dưỡng chất có trong gừng có thể thẩm thấu qua da và các mạch máu, giúp điều trị bệnh nhanh chóng hơn. Bạn có thể tham khảo một số loại túi chườm nóng tốt đã được Hapigo giới thiệu ở những số trước nhé!

Các bước tiến hành chườm nóng bằng gừng chữa giãn tĩnh mạch như sau:

  • Bước 1: Giã nhuyễn khoảng 100gr gừng tươi.
  • Bước 2: Sử dụng nước sôi cho vào phần gừng vừa giã và để nguội bớt.
  • Bước 3: Sử dụng một chiếc khăn lông mềm nhúng vào hỗn hợp, vớt bớt nước sau đó đắp lên vùng da bị giãn tĩnh mạch. Lặp lại nhiều lần cho đến khi hỗn hợp nước nguội hẳn.

Nên áp dụng phương pháp chườm nóng bằng gừng chữa giãn tĩnh mạch khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ cải thiện được tình trạng giãn tĩnh mạch nhanh chóng hơn.

Dùng gừng chữa giãn tĩnh mạch
Dùng gừng chữa giãn tĩnh mạch

Massage trị giãn tĩnh mạch bằng gừng tươi

Phương pháp massage bằng gừng chữa giãn tĩnh mạch cũng đem lại hiệu quả cực kỳ tốt. Chỉ cần kiên trì thực hiện phương pháp này mỗi ngày 15 – 20 phút sẽ đem lại kết quả như mong muốn.

Các nguyên liệu cần thiết để thực hiện phương pháp này bao gồm:

  • 1 củ gừng tươi
  • Dầu oliu
  • Bông gòn
  • Khăn sạch
Sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch
Sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Gừng tươi cần làm sạch sau đó xay nhuyễn.
  • Bước 2: Sử dụng rây lọc lấy phần nước cốt gừng.
  • Bước 3: Trộn hỗn hợp theo tỉ lệ 2 thìa nước cốt gừng và 4 thìa dầu oliu.
  • Bước 4: Làm sạch vùng da bị giãn tĩnh mạch, nhũng bông gòn vào hỗn hợp và thoa đều lên da.
  • Bước 5: Dùng tay massage nhẹ nhàng trên da trong khoảng 5 – 10 phút. Sau khi thực hiện trong khoảng 30 phút thì có thể dùng khăn để lau sạch.

Bất kể là thực hiện phương pháp nào cũng cần sự kiên trì thì mới đem lại hiệu quả, vì vậy nếu muốn chữa khỏi bệnh bằng gừng các bạn nên kiên trì thực hiện mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch

Lưu ý khi sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch
Lưu ý khi sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch

Mặc dù gừng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh giãn tĩnh mạch rất tốt, tuy nhiên khi sử dụng những phương pháp này cũng cần lưu ý một số vấn để như:

  • Không nên sử dụng với những bệnh nhân vừa thực hiện phẫu thuật bởi trong gừng có thành phần Gingerol có thể khiến máu bị loãng, khó đông.
  • Phụ nữ trong thời gian mang thai không nên sử dụng quá 1000mg gừng mỗi ngày.
  • Bệnh nhân mắc sỏi mật nên thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch.

Một số phương pháp chữa giãn tĩnh mạch khác

Cách chữa giãn tĩnh mạch bằng tỏi

Đây cũng là một công thức đơn giản để chữa giãn tĩnh mạch tại nhà. Các bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Xay nhuyễn hỗn hợp gồm 5 – 6 tép tỏi, nước cam, 2 muốn dầu oliu.
  • Bước 2: Thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị giãn tĩnh mạch và tiến hành massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút.

Với phương pháp này cũng cần thực hiện đều đặn mỗi ngày, sau khoảng 1 – 2 tháng sẽ có được kết quả, cải thiện tình trạng bệnh rất tốt.

Cách chữa giãn tĩnh mạch bằng vớ ngăn tĩnh mạch

Vớ chữa giãn tĩnh mạch là sản phẩm khá đặc biệt, hoạt động theo cơ chế ôm sát, tạo áp lực lên bàn chân, càng lên trên áp lực sẽ càng giảm dần. Thông qua những tác động này sẽ giúp nâng đỡ hạn chế tình trạng máu đổ xuống dưới, nhờ đó mà hạn chế áp lực lên các mạch máu ở chân.

Tùy theo từng cơ địa, thể trạng của mỗi người mà sẽ có loại vớ phù hợp, các bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết nên sử dụng loại nào.

Cách chữa giãn tĩnh mạch bằng vớ ngăn tĩnh mạch
Dùng gừng chữa giãn tĩnh mạch

Chữa giãn tĩnh mạch bằng cúc vạn thọ

Ngoài cách sử dụng gừng để chữa giãn tĩnh mạch, cúc vạn thọ cũng là một nguyên liệu thảo dược có thể thực hiện nhiệm vụ này. Các bạn có thể sử dụng trà hoa cúc hằng ngày bằng cách đun sôi với nước sau đó sử dụng khăn nhúng nước và đắp lên da. Nếu kiên trì sử dụng thì hiệu quả sẽ đạt được rất nhanh.

Chữa giãn tĩnh mạch bằng ớt đỏ

Không chỉ sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch, hiện nay ớt cũng được sử dụng phổ biến bởi công dụng kích thích lưu thông máu, làm tan máu đông và giảm đau. Có thể sử dụng bột ớt sừng để pha với nước nóng uống hằng ngày. Tuy nhiên, không nên uống quá cay sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.

Cách chữa tĩnh mạch bằng dầu ô liu

Ngoài dùng dầu oliu kết hợp với gừng chữa giãn tĩnh mạch thì các bạn cũng có thể dùng dầu oliu để tăng cường tuần hoàn máu. Các bạn chỉ cần bôi dầu oliu lên vùng da bị giãn tĩnh mạch và massage đều đặn mỗi ngày 2 lần. Nên duy trì massage khoảng 1 – 2 tháng để đạt được hiệu quả.

Cách chữa giãn tĩnh mạch bằng giấm táo

Cách chữa giãn tĩnh mạch bằng giấm táo
Dùng gừng chữa giãn tĩnh mạch

Dùng giấm táo bôi lên vùng  da bị giãn tĩnh mạch và massage nhẹ nhàng. Mỗi ngày nên bôi 2 lần, kiên trì sau khoảng 2 tháng sẽ giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch cực kỳ tốt,

Cách chữa giãn tĩnh mạch bằng rau bắp cải

Một phương pháp cực kỳ đơn giản để chữa giãn tĩnh mạch đó là sử dụng lá bắp cải xay nhuyễn đắp lên vùng da bị giãn tĩnh mạch. Kiên trì sử dụng trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch rất tốt.

Cách chữa giãn tĩnh mạch bằng nha đam

Với các thành phần như axit salicylic, glucomannan có hiệu quả chống viêm, ngoài ra có thể khắc phục được tình trạng sưng, đau do giãn tĩnh mạch. Phương pháp này cực kỳ đơn giản, chỉ cần bôi phần nhựa trên lá nha đam trên vùng da bị giãn tĩnh mạch và để trong khoảng 20 phút. Nên thực hiện 2 lần mỗi ngày 2 lần để đạt được hiệu quả nhanh nhất.

Lời kết

Những phương pháp sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch phổ biến và có hiệu quả nhất đã được Hapigo gửi tới các bạn trong bài viết này. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn cải thiện được tình trạng sức khỏe và tận hưởng cuộc sống lành mạnh nhất.

Share.

Leave A Reply