Chat with us, powered by LiveChat

Cây xương cá là một trong những giống cây mang tính thẩm mỹ cao được sử dụng rất nhiều để trang trí nhà cửa, bàn làm việc để khiến không gian thêm sang trọng hơn. Bên cạnh đó loại cây này cũng mang tới rất nhiều lợi ích khác cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách trồng cây xương cá để chúng phát triển nhanh chóng nhất và đẹp mắt nhất. Chính vì thế hãy cùng Hapigo ngắm nhìn các loại cây cảnh xương cá và tham khảo hướng dẫn cách trồng cây xương cá đẹp dưới đây.

Tìm hiểu về cây cảnh xương cá

Cây xương cá là gì?

Cây xương cá là gì?
Cây xương cá là gì?

Cây xương cá là một loài cây thuộc họ thầu dầu hay còn được gọi với cái tên khác là cây giao, cây san hô, cây xương nhỏ, cây nọc rắn, cây quỳnh giao,…và có tên khoa học là Euphorbia tirucallil. Thực chất cây có nguồn gốc từ Châu Phi và Ả Rập, tại những nơi có khí hậu nhiệt đới. Ngay tại Châu Á, cây cũng phát triển rất tốt tại Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Cây có sức sống rất mãnh liệt và được liệt vào một trong những loài cây dại mọc tự nhiên. Đây cũng là giải đáp cho nhiều người thắc mắc “Cây xương cá mọc ở đâu?”.

Trong dân gian, cây thường được sử dụng để tạo thành những hàng rào chắn bởi vì trên thân của cây này có nhiều đốt, mọc tua rua từ nhiều phía khác nhau. Trong số các loại cây, đây là giống cây khá dễ nhận biết bởi hình thái khác biệt hơn so với các giống cây khác. Trong y học cổ truyền, cây xương cá cũng được ứng dụng để chữa rất nhiều bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, trật tay chân, thấp khớp,… Không chỉ thế, cây cảnh xương cá còn dùng để làm trang trí nhà cửa, phòng làm việc, cảnh quan, sân vườn, phòng khách,…

Đặc điểm hình thái

Để phân biệt rõ hơn về cây xương quá, chúng ta cùng phân biệt chúng qua đặc điểm hình thái đặc trưng.

Thân cây xương cá

thân cây xương cá
Cây giao có rất nhiều kiểu thân

Đầu tiên chúng ta cùng phân biệt qua thân của cây xương cá. Cây có phần thân gồm nhiều đốt tròn với đường tính khoảng như chiếc đũa. Phần thân màu xanh đặc trưng và không đều nhau về độ dài, tại đây có các tua rủa ra nhiều phía khác nhau. Thân của loại cây này sống chủ yếu nhờ vào lớp biểu bì phía bên ngoài của vỏ cây khi mà phần cành của cây đã bị gãy do tác động của thiên nhiên hoặc trong quá trình cắt tỉa để tạo thành cây cảnh xương cá bonsai.

Đặc biệt trong thân cây còn chứa một lượng mủ trắng mà nếu như vô tình bị gãy thì chất mủ trắng này sẽ theo đó mà chảy ra bên ngoài.

Lá cây xương cá

lá cây xương cá
Phần lá của cây khá đặc biệt

Sau khi đã quan sát phần thân, nhìn lên trên phần lá, lá của cây xương cá sẽ có đặc điểm riêng là nhỏ và mảnh nhưng rụng lại khá sớm nên đa số thời gian chỉ còn lại cành và nhánh trông khá trơ trọi. 

Cành cây xương cá cảnh

Đa số mọi người phân biệt cây xương cá nhờ vào cành của loại cây này. Cành cây mang một nét đặc trưng khá rõ bởi hình dáng của chúng giống như sợi chổi dù là với cây xương cá rừng, cây cảnh xương cá, cây xương cá bonsai, cây xương cá thủy sinh, cây xương cá thân gỗ,…

Đây là loại cây dễ biến đổi từ cây bụi, cây mọc dại thành những cây lớn tùy thuộc vào môi trường sinh trưởng và phát triển của cây.

Hoa và quả cây xương cá

Nhiều người thường thắc mắc rằng “Hoa cây xương cá như thế nào?”. Cây xương cá tuy có mọc hoa nhưng thực tế thì lại không hề dễ thấy. Khi ra hoa, hoa của cây xương cá sẽ được mọc trên đỉnh cụm của các nhánh cây ngắn hoặc trong góc của các cành mọc ra. Thông thường, hoa của cây sẽ được uốn cong một góc và thường sẽ nở vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12.

hoa cây xương cá
Cây xương cá có thể ra hoa

quả của cây xương cá này được chia thành 3 phần và đường kính trung bình khoảng 12mm. quả của cây xương cá thường sẽ có phần cuống ngắn, màu xanh lá cây, trên quả có những sợi lông tơ hồng và mọc khá dễ thấy. Thông thường các quả sẽ bị nứt ngay khi vẫn còn đang mọc ở trên thân cây và khoảng thời gian thích hợp để cây ra quả đó là từ tháng 11- tháng 12.

Trong quả của cây xương cá có hạt, hạt nhỏ, hình bầu dục và khá nhẵn mịn, nhìn thoáng qua sẽ có màu chủ đạo là nâu đậm, có một dòng trắng ở quanh núm trắng nhỏ.

Đặc điểm sinh trưởng

Khi trồng một loại cây nào đó, yếu tố sinh trưởng cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần phải quan tâm khi xem xét về việc có nên trồng loại cây đó hay không. Xét về riêng cây xương cá, đây là loại cây có sức sống rất mãnh liệt có thể so sánh được với cây xương rồng.

Chính vì thế mà cây có thể tồn tại ở rất nhiều môi trường khác nhau, dù là mọc dại ở ven đường, trong nhà cửa, ven sông, mặt đá, vách núi, đồi cọ hoặc ngay cả những nơi có khí hậu khắc nghiệt. Thậm chí, nhiều cây xương cá đã được ghi nhận là có thể sống trong môi trường sa mạc khắc nghiệt.

Không chỉ riêng sức sống mạnh mẽ, tốc độ sinh trưởng của loại cây này cũng được đánh giá là rất mạnh mẽ và nhanh chóng. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng đây là loại cây rất dễ bị thối gốc một khi đã bị ngập úng trong nước. Chính vì thế không nên đặt cây tại những nơi quá nhiều nước và nên trồng cây tại nơi có vị trí thoát nước tốt.

Phân loại cây xương cá

Cây xương cá thủy sinh

Cây xương cá thủy sinh
Cây xương cá thủy sinh

Cây xương cá thủy sinh hay còn được gọi là cây rong xương cá. Chúng được coi là một trong những loại cây thủy sinh có sức sống vô cùng mãnh liệt. Với hình dáng vẻ ngoài rất tuyệt vời, đây là một trong những loại cây được rất nhiều người săn tìm để trang trí cho bể thủy sinh của riêng mình. 

Cây xương cá thủy sinh có hình thái đặc điểm là màu xanh tươi với những chiếc lá như xương của con cá, có nhu cầu sáng cao, độ tăng trưởng nhanh và rất dễ chăm sóc. Chỉ cần trồng cây ở nhiệt độ từ 18-30 độ C là cây sẽ phát triển tốt và chiều cao sẽ đạt tới khi đụng mặt nước.

Cách trồng và cách chăm sóc rất dễ dàng, loại cây này có thể chấp nhận được mọi thông số nước, mọi điều kiện ánh sáng và dinh dưỡng cao. Đặc biệt nếu muốn cây xương cá phát triển nhanh hơn, bạn có thể bổ sung thêm cho cây lượng CO2 để phần lá xanh tươi hơn, bung xòe hơn và vươn cao nhanh hơn.

Nhìn chung, cây xương cá thủy sinh đích thị là ứng cử viên tuyệt vời cho những chiếc hồ thủy sinh hoặc bể cá đang dư dinh dưỡng.

Cây xương cá rừng, cây xương cá thân gỗ

Cây xương cá rừng thân gỗ
Cây xương cá rừng thân gỗ

Đây là loại cây xương cá phổ biến nhất hiện nay. Như đã nói ở trên, cây có thân gỗ, nhiều đốt tròn, phần gỗ của cây theo thời gian sẽ bị rộng ruột gần và cuối cùng tạo thành các hốc sâu. Trong thân cây có mủ nhựa màu trắng, các cành cây có hình dáng giống như sợi chổi và dễ biến thành bụi cây thành các cây thân gỗ lớn. 

Cây xương cá bonsai đẹp

Cây xương cá bonsai đẹp
Cây bonsai đẹp

Nếu như cây xương cá rừng sẽ được mọc và phát triển tự nhiên thành các dáng cây to, đồ sộ thì cây xương cá bonsai sẽ được trồng trong các chậu, khay và cắt tỉa theo những phương pháp đặc biệt để giúp cho cây xương cá vừa mang nét cổ thụ mà vừa mang đậm tính nghệ thuật của thiên thiên và nghệ thuật làm vườn.

Ngoài ra, các đặc tính của loại cây này vẫn sẽ được giữ nguyên giống với cây xương cá rừng hoặc cây xương cá thân gỗ. Chỉ khác biệt ở chỗ được cắt tỉa uốn cành khéo léo hơn dưới bàn tay của các nghệ nhân chuyên nghiệp.

Cây tùng xương cá

Cây tùng xương cá
Cây tùng xương cá

Ngoài các loại cây trên, khi nhắc tới cây xương cá thì cây tùng xương cá cũng được rất nhiều người ưa chuộng để trang trí nhà cửa bởi ngoại hình đẹp mắt cũng như ý nghĩa phong thủy tốt lành mà chúng mang lại cho người sở hữu.

Cây cùng xương cá hay còn được gọi với những cái tên như tùng bồng lai, tùng gai… là giống cây thuộc họ Bách Tán với đặc điểm nhận dạng là phiến lá của cây mọc theo hình xương cá màu xanh đậm rất đẹp mắt, vài năm sẽ thay lá một lần.

Cây thường sẽ có độ cao trung bình khoảng từ 30-40cm. phần thân của cây và phần nhánh cây mọc khá sát phần gốc, thân cây khá mềm và dẻo nên dễ uốn nắn tạo hình. Phần rễ của cây có độ vươn rộng, vững chắc và mọc bám chặt vào đất đá. 

Về ý nghĩa phong thủy, cây xương cá này được cho là có khả năng đem lại những điều tốt lành, may mắn, sức khỏe tốt cho gia chủ và đồng thời xua đuổi tà ma, điềm xấu, ma quỷ, khí xấu…

Hiện nay, cây tùng xương cá đang là một trong những loại cây xa xỉ, có hình dáng đẹp, bắt mắt là rất phổ biến trên thị trường cây cảnh.

Cây quỳnh xương cá

Cây quỳnh xương cá
Cây quỳnh xương cá

Cây quỳnh xương cá hay còn gọi là fishbone cactus, đây là một trong những loài cây được rất nhiều người yêu thích dùng để trang trí cho căn nhà của mình. Đa số mọi người ngắm nhìn đều cho rằng chỉ cần nhìn vào cây thôi đã thấy vui vẻ và hạnh phúc.

Cây quỳnh xương cá hơi khác so với các loại cây xương cá kể trên, chúng có dáng dài và mọng nước, phần thân giống với hình xương cá, đôi khi cũng sẽ được gọi là zig zag cactus hoặc ric rac cactus.

Cây quỳnh xương cá là loài cây dễ sống, dễ chăm sóc, có thể sống mà không cần phải chăm sóc nhiều. Chính vì thế mà nếu như bạn cho rằng bạn không “mát tay” để nuôi cây thì đây có thể là loại cây rất phù hợp cho bạn thử trồng để trang trí nhà cửa của mình. Cây quỳnh xương cá có mọc hoa, tuy nhiên không nhiều và chỉ nở trong điều kiện thích hợp.

Cây quỳnh xương cá có thân lá mọc thẳng đứng khi mới ban đầu, tuy nhiên dần đà, chúng sẽ dần phát triển và dài ra rồi sau đó rủ xuống nhẹ nên đây thường là sự lựa chọn khá tuyệt vời để làm cây treo hoặc bày lên trên các bàn bệ trồng cây cao.

Cây xương cá có tác dụng gì?

Cây giao (xương cá) không phải tự nhiên mà được nhiều người yêu thích đến thế. Bởi cây mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho con người trong cuộc sống. Một số lợi ích có thể kể đến của cây xương cá như sau:

Cây xương cá trị bệnh gì? 

Cây xương cá có khả năng trị rất nhiều bệnh hiệu quả. Một số căn bệnh có thể chữa được bởi loại cây này như sau:

Cây xương cá chữa viêm xoang

Cây xương cá chữa viêm xoang
Cây có khả năng trị viêm xoang hiệu quả

Một trong những công dụng nổi bật nhất của cây xương cá đó là việc chúng có khả năng chữa bệnh viêm xoang rất tốt và đạt hiệu quả lên tới 80%. Không chỉ riêng tại Việt Nam mà ngay tại nhiều nước cũng đã tận dụng cây này như một bài thuốc y học cổ truyền để chữa bệnh viêm xoang với công thức như sau:

Chuẩn bị

  • Để dùng cây xương cá trị viêm xoang, cần chuẩn bị khoảng 2-3 nhánh cây xương cá.
  • Chuẩn bị một chiếc ấm sứ hoặc ấm làm bằng kim loại để sắc bài thuốc bằng cây xương cá chữa bệnh viêm xoang.
  • Chuẩn bị 1 ống ti ô hoặc ống tre nhỏ để làm ống dẫn.

Cách thực hiện trị viêm xoang bằng cây xương cá

  • Bước 1: Để trị viêm xoang bằng cây xương cá, đầu tiên hãy tiến hành rửa sạch nhanh cây xương cá để loại bỏ bụi bẩn, loại bỏ vi khuẩn có trên cây tránh gây ngộ độc khi sử dụng.
  • Bước 2: Cắt cây thành từng đốt ngắn có chiều dài khoảng từ 1.5cm – 2.5cm. Khi cắt nên để cành cây ở miệng ấm để cho phần nhựa của cây chảy dần xuống dưới phần đáy của ám.
  • Bước 3: Cho thêm vào trong ấm khoảng 300ml nước sạch rồi cho lên trên bếp đun với lửa to.
  • Bước 4: Khi hơi trong ấm bốc lên nhiều rồi thì hãy vặn bếp cho nhiệt độ nhỏ lại rồi dùng ống ti tô đã chuẩn bị đưa vào trong vòi ấm, vòi con lại đưa lên gần mũi để hít.

Kiên trì cùng cách xông này khoảng 20-30 phút vào sáng và tối, ngày hai lần thì chỉ sau 2-3 tuần bạn có thể sẽ cảm nhận được rõ ràng hiệu quả trị bệnh của loại cây này.

Cây xương cá có thể trị viêm xoang
Cây xương cá có thể trị viêm xoang
Lưu ý khi trị viêm xoang bằng cây xương cá
  • Khi trị viêm xoang bằng cây xương cá, nên thực hiện xông hơi ngay khi nước đã bắt đầu sôi để tận dụng được tốt nhất chất mủ đậm đặc.
  • Không được cho ống xông vào hẳn bên trong mũi để tránh tổn thương và tránh bị bỏng khi xông.
  • Không nên áp dụng bài thuốc này cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và không nên áp dụng cho trẻ nhỏ.
  • khi cắt cành cây xương cá thì hãy cố gắng tuyệt đói tránh để mủ của chúng bắn vào mắt dễ khiến mắt bị tổn thương nặng nề.

Cây xương cá trị đau răng

Cây xương cá chữa viêm xoang
Cây có khả năng trị đau răng tốt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau răng ví dụ như răng sâu, sai khớp, nhiễm trùng, áp xe miệng…Và trong số đó thì nhiễm trùng miệng là nguyên nhân hàng đầu thường gặp nhất dẫn tới việc răng bị đau.

May mắn rằng trong cây xương cá có rất nhiều thành phần mang dược tính chống viêm, khử khuẩn rất tốt nên loại cây này thường được sử dụng như một bài thuốc y học cổ truyền để chữa đau răng rất hiệu quả. Chỉ cần áp dụng theo hướng dẫn sau thì tình trạng đau buốt lên tận óc sẽ nhanh chóng được cải thiện đáng kể.

Chuẩn bị

  • Đầu tiên bạn chuẩn bị khoảng 50g cành giao khô.
  • 100ml dung dịch cồn khoảng 90 độ C

Cách làm

  • Bước 1: Đầu tiên bạn lấy phần cây giao khô (xương cá) đã được rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Ngâm phần cành đã qua sơ chế vào trong 100ml dung dịch cồn 90 độ C đã được chuẩn bị sẵn.
  • Bước 3: Sau đó cho khoảng 1 thìa cà phê nước thuốc đang ngăm vào trong 50ml nước sôi để nguội.
  • Bước 4: người bị đau răng nên ngậm dung dịch này khoảng từ 5-7 phút sau đó trực tiếp súc miệng và nhổ bỏ đi. Tuyệt đối không được uống.

Kiên trì sử dụng cách trị đau răng này khoảng 3-4 lần mỗi ngày sẽ giúp cho răng đỡ đau hơn rất nhiều.

Cây xương cá trị bong gân

Bong gân là trường hợp rất dễ gặp phải trong cuộc sống gây đau đớn và bất tiện trong đời sống sinh hoạt khi gặp phải tổn thương này ở châm, dây chằng xung quanh các khớp. Nếu không được kịp thời xử lý thì trường hợp này cũng rất dễ dẫn tới những tình trạng nghiêm trọng như cứng khớp, hạn chế khả năng vận động của khớp.

Theo như y học cổ truyền, cây giao hoàn toàn có thể ứng dụng được trong việc trị bong gân.

Cách chữa bong gân bằng cây giao (xương cá):

  • Bước 1: Đầu tiên bản chuẩn bị vài cành giao tươi, một chút muối bột và vải băng bó.
  • Bước 2: Cắt các cành giao tươi ra khỏi cây rồi đem đi rửa sạch để ráo nước.
  • Bước 3: Hãy cho hỗn hợp vào trong túi nilon rồi tiến hành đập nát.
  • Bước 4: Đắp thuốc vào trong những vùng bị tổn thương do bong gân rồi sử dụng vải đã chuẩn bị để bó chặt chúng lại.

Cây xương cá chữa viêm mũi dị ứng

Cây xương cá chữa viêm mũi dị ứng
Cây xương cá chữa viêm mũi dị ứng

Chuẩn bị

  • Đầu tiên bạn cắt khoảng 15 – 20 đốt cây giao
  • Chuẩn bị một ấm nước nhỏ.
  • Chuẩn bị một tờ giấy dài khoảng 50 cm.

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Bước 1: Bạn cuộn miếng giấy đã chuẩn bị lại thành một đầu to, một đầu nhỏ (tương tự hình chiếc phễu).
  • Bước 2: Bạn cho nước và các đốt cây giao (xương cá) đã chuẩn bị vào trong ấm rồi đun ở lửa lớn cho tới khi nước sôi có hơi bốc ra. Ở bước này nên đặt các đốt cây giao ngay tại miệng ấm để lượng mủ có thể chảy xuống).
  • Bước 3: Vặn nhỏ lửa, đưa đầu lớn của ống giấy bìa cứng đã chuẩn bị vào trong phần vòi ấm, đầu bé thì ghé gần hoặc sát mũi để út luồng hơi đang được bốc lên.

Với cách xông mũi bằng cây xương cá này, bạn có thể áp dụng 2 ngày/lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối. Kiên trì duy trì mỗi lần xông 15-20 phút. Không nên đổ đi khi đã dùng xong để tránh lãng phí, hãy giữ lại chúng và thêm vào vài đốt giao trong mỗi lần đun nước để dùng vào những lần tiếp theo trong ngày.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Nhiều người vẫn cho rằng phần mủ của cây giao có độc nên không nên dùng ấm đun nước uống để đun cây giao với mục đích xông.
  • Đối với những người lớn thì nên xông mỗi ngày 15 phút và tăng dần thời gian lên 15-30 phút và hãy kiên trì cho tới khi thấy đỡ hơn hoặc khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Đối với trẻ em sử dụng cách thức này chữa viêm mũi dị ứng thì nên xông trong thời gian ngắn rồi tăng dần thời gian.
  • Nên xông ngay khi nồi đã có hơi nước bốc lên vì lúc này hơi khí đang rất đặc dược tính và sẽ cho ra hiệu quả tốt nhất.
  • Lưu ý rằng không nên cho ống xông vào trong mũi, phải duy trì khoảng cách với ống thông mũi và miệng ấm với phạm vi vừa phải để tránh bị bỏng trong quá trình chữa trị bằng loại cây này.

Cây có khả năng chữa côn trùng đốt

Nhựa của cây giao này có khả năng rất tốt trong việc diệt khuẩn để từ đó làm ức chế và đào thải nọc độc côn trùng đốt như muỗi, ong, rắn, bọ cạp,… Khi bị côn trùng đốt thì bạn hãy sử dụng nhựa của cây giao để bôi lên vết thương sẽ giúp cho vết sưng giảm được nhanh chóng, hết đau vô cùng hiệu nghiệm. Tuy nhiên khi bôi, cần tuyệt đối không được bôi lên mắt và không nên bôi cho những ai có làn da quá nhạy cảm.

Cây có khả năng chữa mụn cóc hiệu quả

Mụn cóc thường là hiện tượng xảy ra bởi virus HPV nguy hiểm. Những loại mụn cóc này nếu mọc tại những vùng da bị hở khi mặc quần áo sẽ gây nên mất thẩm mỹ. Đặc biệt là ở gương mặt và thân hình.

Khi gặp mụn cóc thì bạn chỉ cần sử dụng nhựa cây chấm lên vùng da có mụn cóc vào 2 lần sáng và tối. Kiên trì áp dụng thì tình trạng mụn cóc sẽ cải thiện ngay chỉ sau 7-10 ngày.

Tác dụng của cây xương cá trong phong thủy

Cây xương cá, đặc biệt là cây tùng xương cá được đánh giá rất cao về ý nghĩa phong thủy. Cây được cho là cá khả năng trừ tà, xua đuổi những điều xấu, xua đuổi ma quỷ và đem lại cho gia chủ vượng khí tốt, những điều tốt lành và may mắn trong cuộc sống. Đồng thời cải thiện sức khỏe, giúp cho gia chủ luôn thành công.

Đặc biệt theo như ý nghĩa phong thủy thì cây rất hợp với những người tuổi thân, cây còn hợp với những người mệnh Mộc, mệnh Hỏa để giúp cho gia chủ luôn thịnh vượng, sức khỏe tốt, bình an và có nhiều tiền tài.

Chính vì ý nghĩa phong thủy đó mà cây thường được sử dụng để làm quà tặng, đặc trong nhà hoặc làm món quà tân gia rất ý nghĩa.

Tác dụng của cây xương cá trong cuộc sống

Cây xương cá là một trong những loại cây được đánh giá cao về khả năng chống sự câm nhập của muỗi, bọ xít và sâu bọ rất tốt. Chính vì thế mà cây giao (xương cá) được ứng dụng rất rộng rãi vào việc trang trí nhà cửa, tạo nên không gian sống xanh, sạch, đẹp hơn, giúp không gian trở nên sang trọng hơn đẹp mắt hơn.

Ngoài ra, cây còn được sử dụng để làm hàng rào bao quanh nhà cửa, vườn tược, trang trại và cột chống nhà để chống côn trùng và bảo vệ nhà cửa. Sử dụng cây giao trong cuộc sống để cho con người được hòa quyện vào thiên nhiên giúp tăng sức khỏe cho gia chủ, khiến cho tinh thần luôn khoan khoái, vui vẻ.

Ý nghĩa của cây xương cá, bạn đã biết

Cây xương cá tuy tằng có vẻ bề ngoài rất gai góc, thô cứng nhưng lại mang trong mình rất nhiều ý nghĩa ẩn chứa. Cây có sức sống rất mãnh liệt và luôn tượng trưng cho những người biết vươn lên trong cuộc sống dù hoàn cảnh có khắc nghiệt ra sao. Cây cũng tượng trưng cho tinh thần mỗi người luôn cố gắng để vượt qua khó khăn thử thách, không ngừng phấn đấu để ngày một tốt hơn.

Cách trồng và chăm sóc cây xương cá

cách sử dụng cây xương cá
Cách sử dụng cây

Chúng ta đã biết rằng cây xương cá đem lại khá nhiều lợi ích cho cơ thể. Vậy làm thế nào để sử dụng loại cây này? Dưới đây mà một số hướng dẫn về cách trồng và cách chăm sóc loại cây này để cây phát triển tốt nhất.

Cách trồng cây xương cá

Đất trồng

Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố rất quan trọng khi trồng cây xương cá đó là bạn phải chọn được một loại đất trồng cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng thoát nước tốt và độ ẩm hoàn hảo trong cơ chế của đất thì cây mới có thể lớn nhanh, phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt cây xương cá không nên trồng tại những nơi có đất phèn quá chua, độ PH quá thấp hoặc quá cao. Độ PH hoàn hảo trong đất để trồng loại cây này là  từ 6-7 độ.

Chọn giống

Khi chọn mua cây xương cá, nên chọn giống cây được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, chọn những cây được nhâm từ những cành có độ sinh trưởng tốt, to khỏe, không có sâu bệnh để cây phát triển nhanh chóng nhất mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì.

Cách thực hiện

Khi cắt cành cây, hãy cẩn thận chiết bằng một chiếc dao sắc. Cắt nhiều dài mỗi cây trên 3-4 đốt ngón tay. Tránh để chồi  bị dập, nát hoặc đứt lìa bởi khi như vậy thì cây sẽ không thể mọc được và phần rễ dễ bị thối, không thể bén rễ được. Sau khi cắt lìa cành từ cây mẹ thì cần phải chú ý kiên nhẫn đợi cho tới khi cành cây khô hẳn mới trồng vào trong đất.

Trong thời gian đợi phần mủ khô hơn thì hãy cho cây con vào trong chỗ mát khoảng 2 ngày rồi tiếp tục giâm cành vào trong một chậu đất ẩm khoảng 20cm. Sau khi trồng xong cây xương cá thì cần phải tưới nước đầy đủ cũng như có chế độ chăm sóc cây phù hợp. Cây xương cá gặp môi trường tốt mới có thể phục hồi vết cắt.  

Cách chăm sóc cây xương cá

cách chăm sóc cây xương cá
Cách chăm sóc cây giao

Để cây xương cá, các loại cây xương cá khác như cây tùng xương cá thì cần phải có chế độ chăm sóc cây phù hợp. Một số cách chăm sóc có thể kể đến như:

Bón phân

Đầu tiên bạn cần biết rằng trên thực tế thì cây xương cá có thể sống rất dễ dàng tại vách đá, sa mạc, nên không cần thiết phải bón nhiều phân bón cho cây, cũng có thể không cần bón cây vẫn sẽ phát triển tốt.

uy nhiên để cây phát triển thuận lợi nhất, tốt nhất thì bạn vẫn nên bón thêm phân hữu cơ cho cây để cây nhận được nhiều khoáng chất, dinh dưỡng để phát triển mạnh hơn. Tần suất bón phân và một tháng một lần hoặc cứ 3 tháng 1 lần bạn có thể rắc thêm một chút phân đạm hoặc phân NPK (16-16-8) quanh gốc vào những ngày mưa nhẹ hoặc khi có độ ẩm cao.

Tưới nước

Cây xương cá có cùng họ với cây xương rồng có chứa rất nhiều nước trong thân cây nên khi trồng loại cây này bạn không cần thiết phải tưới quá nước cho cây. Tuy nhiên khi mới mua cây về hoặc mới trồng cây thì bạn hãy cố gắng tưới nước mỗi ngày 1 lần vào những lúc chiều mát hoặc sáng sớm khi có ánh nắng nhẹ và nhiệt độ mát, không nên tưới nước buổi trưa sẽ dễ xảy ra hiện tượng bị hầm cây.

Sau khi cây xương cá đã mọc ra rễ, thân , cành thì nên giảm lượng nước tưới xuống, chỉ nên tưới 3 ngày 1 lần với lượng nước phù hợp, không nên tưới quá nhiều nước để tránh cho cây xương cá bị thối gốc, úng rễ cây.

Dọn cỏ thường xuyên

Để cho cây xương cá phát triển tốt nhất thì tốt hơn hết bạn nên dọn cỏ thường xuyên cho phần xung quanh gốc của cây định kỳ 2 tháng/lần để cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Việc vun xới quanh gốc sẽ giúp cho cây tập trung chất dưỡng và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.

Cắt tỉa cây

Khi trồng cây thì việc cắt tỉa thường xuyên vô cùng quan trọng, nên cắt đi những cành bị chết, già, khô, héo, dài hoặc bị bệnh định kỳ 4 tháng một lần. Việc cắt tỉa này sẽ giúp cho cây xương cá tránh sâu bệnh xâm nhập và tạo tính mỹ quan, đồng thời việc này cũng sẽ khống chế được chiều cao của cây.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây xương cá

Cây xương cá cũng giống với rất nhiều loại cây khác, dễ gặp phải sâu bệnh và khi đó nếu như không biết cách chăm sóc phù hợp sẽ dễ khiến cây bị chết. Vậy nên để tránh cho cây gặp phải sự xâm nhâp của sâu bệnh cũng như tìm hiểu những cách khắc phục thì bạn cần phải lưu ý một số bệnh sau:

Bệnh thối rễ

Thối rễ là một trường hợp khá dễ gặp khi trồng cây xương cá vì phần thân dễ bị ngập úng nước. Cây khi bị dư lượng nước cần thiết để phát triển trong thời gian lâu dài sẽ dẫn tới việc bị ứ đọng nước. Để tránh cho trường hợp này xảy ra hoặc khắc phục chúng khi còn có thể, bạn hãy chú ý điều chỉnh lại lượng nước cung cấp cây sao cho đảm bảo được rằng chế độ thoát nước của đất trồng thật tốt để cây có thể sống khỏe và phát triển thuận lợi nhất.

Bệnh rầy, rệp

Dù trồng bất cứ cây nào thì cũng khó tránh khỏi được tình trạng bị xâm hại của sâu bệnh. Đặc biệt cây xương cá rất thu hút rầy, rệp xanh. Một khi những loại rệp và rầy xanh này xâm nhập sẽ dễ khiến cho cây bị áp và khó phát triển. Trong trường hợp này, bạn cần phải tỉa hết tất cả những cành bị rệp và rầy tấn công rồi chọn mua thuốc trừ sâu sinh học để phun cho cây theo đúng liều lượng được chỉ định.

Xem thêm: Những cây kiêng kỵ trồng trước nhà tránh rước họa cho gia đình

Thắc mắc về cây xương cá

Cây xương cá mua ở đâu?

Để trồng được cây xương cá khỏe mạnh và sống lâu dài, việc chọn mua cây xương cá ở đâu là rất quan trọng. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán cây xương cá. Bạn có thể mua trực tiếp tại cửa hàng, ngoài ra, bạn có thể mua cây xương cá trên các sàn thương mại điện tử cũng rất nhanh chóng và thuận tiện để sở hữu một chiếc cây xương cá trang trí thêm cho căn nhà của mình.

Cây xương cá giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mức giá cho loại cây xương cá này. Cây rẻ sẽ chỉ khoảng 100.000đ/cây, tuy nhiên cũng có thể lên tới chục triệu đồng một cây tùy thuộc vào kích thước, địa chỉ cung cấp, giống to hay nhỏ, tuổi thọ lâu hay ít,…

Cây xương cá có độc không?

Cây xương cá có độc không là mối quan tâm hàng đầu khi chúng ta bắt đầu trồng loại cây này. Thực tế rằng hiện nay chưa có một tài liệu nào khi nhận rằng cây xương cá có độc, đặc biệt là khi trồng để làm cảnh, trang trí nhà cửa. Tuy nhiên nếu khi cần dùng cây xương cá để chữa bệnh thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau để tránh những nguy hại không đáng có.
– Nhựa của cây xương cá có thể có độc nên nếu như dính vào mắt cũng có thể gây ra các bệnh về mắt hoặc nguy hiểm hơn là mù lòa.
– Có một số làn da nhạy cảm sẽ bị dị ứng với mủ xương cá. Các hiện tượng có thể gặp phải như phồng rộp, mụn nước, nổi mẩn đỏ…
– Cây xương cá khi dùng làm thuốc có thể tương tác với thuốc giảm ho và từ đó mang lại nhiều tác dụng phụ nguy hại cho cơ thể.
– Cây xương cá là một trong những loại thảo dược có độc tính khá mạnh nên để tránh những tác dụng phụ ngoài không đáng có thì chỉ nên sử dụng theo hướng dẫn của những người có chuyên môn hoặc bác sĩ.

Cây xương cá ăn được không?

Cây xương cá không thể ăn được vì toàn thân của cây có chứa mủ độc. Kể cả con người hay trâu bò cũng không ăn được loại cây này.

Tạm kết

Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan tới cây xương cá, cách trồng và cách chăm sóc loại cây này. Hapigo chúc bạn luôn khỏe mạnh và có không gian sống thật tuyệt vời nhé!

Share.

Leave A Reply