Chat with us, powered by LiveChat

Thiếu máu hiện là tình trạng khá phổ biến hiện nay, không chỉ xuất hiện ở người già, trẻ nhỏ mà còn gặp ở phụ nữ sau sinh, những người làm việc trí óc,…Những loại cây bổ máu thảo dược lành tính hiện rất được quan tâm. Trong Đông y, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu chủ yếu là do các vấn đề từ khí huyết. Do đó muốn bổ khí huyết cần tăng lưu thông tuần hoàn, bổ sung máu để nuôi dưỡng cơ thể. Bài viết này cùng Hapigo tìm hiểu chi tiết nhé.

Cây bổ máu có tác dụng gì?

Cây bổ máu mang đến tác dụng chính là bổ máu cho cơ thể, tăng cường vòng tuần hoàn cũng như thúc đẩy cơ thể sản sinh nhiều tế bào hồng cầu. Trong Đông y, các loại thảo dược bổ máu rất được chú trọng, cụ thể công dụng như sau:

Cây bổ máu
Những cây thuốc nam bổ máu tăng cường sức khỏe
  • Cây bổ máu giúp bổ huyết, dưỡng huyết, thúc đẩy lưu thông máu lên não và nuôi cơ thể.
  • Các loại cây bổ máu là thảo dược lành tính, giúp ích cho việc thanh nhiệt, giải độc.
  • Hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn
  • Cây bổ máu cung cấp dinh dưỡng, giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt và axit folic để tái tạo hồng cầu.
  • Cây bổ máu cho hiệu quả làm đẹp da, cải thiện chức năng gan, thận, tim mạch.
  • Hiệu quả điều hòa kinh nguyệt cho chị em phụ nữ mỗi khi đến chu kỳ, tránh cảm giác mệt mỏi.
  • Các loại cây bổ  máu giúp giảm đau đầu, giảm đau vai gáy. Đồng thời giúp tinh thần thư giãn, ngủ ngon, bớt căng thẳng mệt mỏi.

Một số cây bổ máu tăng cường sức khỏe 

Thiếu máu không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng nếu tình trạng này không được khắc phục sớm sẽ mang đến nhiều tác hại tiêu cực với sức khỏe. Bên cạnh các phương pháp Tây y, những vị thuốc Đông y hiện nay cũng được quan tâm và cho hiệu quả rất tốt. Những thảo dược bổ máu từ Đông y vừa tiết kiệm chi phí, không ảnh hưởng đến sức khỏe là điều mà bạn cần lưu lại ngay. Cùng Hapigo tham khảo những cây bổ máu tốt cho sức khỏe nhé.

Đương quy

Đương quy hay còn có tên gọi khác là nhân sâm dành cho chị em phụ nữ, tên khoa học là Angelica sinensis. Đây là vị thuốc có nguồn gốc từ TrunG Quốc, hiện nay mọc nhiều ở một số tỉnh vùng Tây Bắc. Trong đó nổi bật nhất là: Lai Châu, Lào Cai. Bên cạnh đó một số ít cũng được tìm thấy ở Lâm Đồng.

Đương quy
Đương quy – cây bổ máu

Về thành phần, đương quy chứa hàm lượng lớn tinh dầu, bên cạnh đó còn có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Trong Đông y, đương quy khi kết hợp với xuyên khung, thục địa mang đến tác dụng thuyên giảm các triệu chứng đau đầu hoa mắt, chữa bệnh nội tiết, viêm khớp, đầy hơi và bệnh về da. Đặc biệt phần cuối của rễ đương quy cho tác dụng bổ máu được đánh giá cao.

Đương quy được biết đến với công dụng tăng cường tuần hoàn não, hỗ trợ điều trị thiếu máu, suy nhược cơ thể, điều trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Thục địa

Thục địa là vị thuốc Đông y có tính hàn, vị ngọt. Đây là cây sống lâu năm có tên gọi khác là sao tùng thục địa, hoặc địa hoàng than, tên khoa học là Rehmannia glutinosa libosch.

Thục địa
Thục địa – những cây thuốc nam bổ máu

Thục địa là thảo dược được chế biến từ rễ cây thuộc họ hoa mõm chó. Đây là loại cây sinh sống ở khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Trong Đông y, thục địa là vị thuốc có tác dụng kháng viêm, tăng cường tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn bảo vệ gan, lợi tiểu, cải thiện suy nhược cơ thể,..Hơn nữa tác dụng của thục địa với cả nam lẫn nữ đều giống nhau.

Trong y học hiện đại, thục địa là thảo dược mang đến hiệu quả trị loãng xương, ổn định dưỡng huyết và tăng cường hệ miễn dịch khá tốt.

Cây cỏ máu

Cây cỏ máu cũng là thảo dược bổ máu rất tốt, cho hiệu quả vượt trội. Thực tế cỏ máu là cái tên dân gian của thảo dược kê huyết đằng. Loại thảo dược này còn có tên gọi khác là: cây huyết rồng, cây máu gà, đại huyết đằng, cây dây máu,…Trong đó tên khoa học là sargentodoxaceae.

Các loại cây bổ máu
Cây cỏ máu – một trong các loại cây bổ máu

Từ lâu cỏ máu đã được lưu truyền là phương thuốc quý giúp bổ máu và tăng cân. Trong Đông y, cây cỏ máu cho hiệu quả bồi bổ khí huyết, mát gan, giải độc, điều hòa kinh nguyệt rất tốt. Do đó cây là thảo dược được sử dụng phổ biến để điều trị thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt,… Một số nghiên cứu cũng cho thấy cây cỏ máu còn giúp an thần, giúp mọi người có giấc ngủ ngon hơn.

Để mang đến hiệu quả tốt, bạn có thể đun cây cỏ máu lên uống hàng ngày. Vị của thảo dược này khá chát, mát và ngọt chứ không hề khó uống gì cả. 

Cây bồ công anh

Bồ công anh chắc chắn là thảo dược bổ máu rất quen thuộc với tất cả mọi người. Thành phần của bồ công anh chứa khá nhiều vitamin và dưỡng chất, nhất là vitamin nhóm B, sắt, kẽm, kali,…Do đó bồ công anh là thảo dược rất cần thiết cho việc tuần hoàn máu.

Cây bồ công anh
Bồ công canh là cây bổ máu có thể sử dụng cả thân lẫn rễ, tươi lẫn khô

Trong Đông y, bồ canh anh giúp thanh lọc máu, nhuận tràng, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ cho chức năng tiêu hóa, gan và mật. Hơn nữa với  thảo dược này, người dùng có thể sử dụng cả tươi hay khô gì đều được. Tuy nhiên trước khi sử dụng, nên ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết vi khuẩn cũng như tạp chất.

Đặc biệt rễ cây bổ máu này cũng được đánh giá cao về thành phần dinh dưỡng. Các chuyên  gia cũng khuyến khích nướng rễ cây bồ công anh làm nước uống thay cho trà hoặc cà phê. Cách pha rất đơn giản, bạn chỉ cần nướng rễ cây, sau đó ngâm vào nước ấm 10 phút là được. Hơn nữa bồ công anh cũng là một trong những cây thuốc nam chữa máu nhiễm mỡ được áp dụng rộng rãi và cho hiệu quả bất ngờ.

Cây ngưu bàng

Ngưu bàng tiếp tục là cây bổ máu được sử dụng nhiều hiện nay. Cây thuốc bổ máu này có nguồn gốc từ Nhật Bản, được đưa về nước ta trồng từ lâu. Trong Đông y, cây ngưu bàng chủ yếu sử dụng phần rễ cây.

Cây ngưu bàng
Cây ngưu bàng – một trong những cây thuốc bổ máu

Với hàm lượng dinh dưỡng khá cao, rễ cây ngưu bàng cho hiệu quả hạ sốt, tăng cường tuần hoàn máu, điều trị đau khớp, viêm bàng quang, hỗ trợ tiêu hóa,… Bên cạnh đó cây ngưu bàng cũng hỗ trợ kiểm soát chứng xơ cứng động mạch, gan và huyết áp cao.

Bạch quả

Bạch quả cũng là dược liệu quý được ứng dụng rộng rãi trong Đông y. Đây cũng là cây bổ máu được kiểm nghiệm, hỗ trợ điều trị rối loạn tuần hoàn máu hiệu quả. Đặc biệt người bệnh có các dấu hiệu: chóng mặt, nhức đầu, ù tai, suy giảm trí nhớ, tê cứng chân tay,…đều được khuyên dùng cao bạch quả.

Cây bổ máu
Cây bạch quả bổ máu

Các bài thuốc kết hợp với đinh lăng, đương quy mang đến hiệu quả trong việc điều trị thiếu máu, tăng cường trí nhớ, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu.

Tam thất

Tam thất cũng là dược liệu quen thuộc, mang đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Hầu hết các bộ phận của cây bổ máu này đều được sử dụng để làm  thuốc. Tuy nhiên bộ phận giàu dưỡng chất và có hiệu quả tốt nhất chính là rễ củ tam thất. Trong Đông y, tam thất có hiệu quả tốt trong việc điều trị thổ huyết, băng huyết,…

Tam thất
Củ tam thất bổ máu

Bên cạnh đó sử dụng tam thất còn hỗ trợ điều trị các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, căng thẳng,…Đặc biệt các nghiên cứu cũng cho thấy thành phần của tam thất có chứa Saponin giúp kích thích thần kinh trung ương, hạn chế căng thẳng, suy giảm trí nhớ,… Tam thất cũng được đánh giá cao trong việc phòng tai biến mạch máu não, làm tan máu đông hiệu quả.

Sâm ngọc linh

Sâm ngọc linh chắc chắn là thảo dược quý hiếm  được săn đón nhiều nhất hiện nay. Thảo dược quý này còn có tên gọi khác là sâm ngọc lĩnh, sâm Trúc, sâm khu 5, cây thuốc giấu. Đặc biệt tên khoa học của sâm ngọc linh là Panax vietnamensis. Đây cũng là loại dược liệu thượng đẳng được xếp  trong 5 loại nhân sâm tốt nhất trên thế giới hiện nay.

Hiện nay sâm ngọc linh là cây bổ máu chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt phải kể đến như: các vitamin, saponin giúp điều hòa khí huyết, kích thích sản sinh hồng cầu và tăng cường lưu thông máu. Đặc biệt các nghiên cứu cũng cho thấy sâm ngọc linh chứa đến 50 loại saponin, nhiều axit béo, axit amin quý hiếm,…

Các bài thuốc từ sâm ngọc linh rất tốt với người thiếu máu, hỗ trợ chữa ưu bướu, tăng sức đề kháng, thúc đẩy tạo hồng cầu và tiểu cầu cho cơ thể. Bên cạnh đó sâm ngọc linh cũng là thảo dược quý hiếm mang đến nhiều công dụng lớn chống suy nhược, điều hòa đường huyết, bảo vệ sức khỏe tim mạch,…

Cây chút chít vàng

Cây chút chít vàng cũng là cây bổ máu được ghi nhận hiệu quả trong việc tăng cường nồng độ sắt trong máu, cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả. Cây chút chít vàng có tên khoa học là Rumex wallichii Meisn. Tên gọi khác là cây lưỡi bò, cây dương đề,… Cây chút chít trong Đông y có tính hàn, vị đắng, là thành phần chủ yếu trong các bài thuốc nam trị thiếu máu, sát trùng, chữa táo bón, mụn nhọt,…

Cây chút chít vàng
Cây chút chít vàng bổ máu

Các nghiên cứu cũng cho thấy sử dụng 1000mg chút chít vàng mỗi sáng cho hiệu quả bổ máu, kích thích sản sinh hồng cầu và tiểu cầu ngừa thiếu máu rất tốt.

Cây khổ sâm

Khổ sâm cũng là cây thuốc nam bổ máu tốt cho sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua. Cây khổ sâm được chứng minh với nhiều công dụng, trong đó điển hình nhất là tốt cho hệ tiêu hóa, dạ dày và cả bổ máu. Trong dân gian, cây khổ sâm còn có tên gọi khác là khổ sâm Bắc Bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón,.. Còn tên khoa học của thảo dược này là Croton tonkinensis Gagnep.

Cây khổ sâm
Cây khổ sâm bổ máu

Theo Đông y, cây khổ sâm giúp cơ thể hấp thu nhanh chóng sắt, tăng cường dự trữ sắt cho cơ thể. Từ đó mang đến hiệu quả kích thích khả năng tái tạo hồng cầu và tiểu cầu ngừa thiếu máu.

Bên cạnh đó, khổ sâm còn được ghi nhận với công dụng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng qua thành ruột,…

Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ cũng là thảo dược bổ máu tốt cho sức khỏe được khuyên dùng. Trong Đông y, hà thủ ô đỏ có vị ngọt đắng, tính ấm, mang đến tác dụng bổ mãu và điều hòa khí huyết. Đặc biệt các bài thuốc hà thủ ô đỏ còn hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, thúc đẩy sản sinh hồng cầu. Các nghiên cứu cũng chỉ rõ thành phần của hà thủ ô có chứa polysaccharide thúc đẩy quá trình tạo máu của các tế bào lá lách, cải thiện nhanh chóng chỉ số huyết học. 

Hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ

Bên cạnh hiệu quả bổ máu, hà thủ ô đỏ còn mang đến công dụng hỗ trợ điều trị tóc bạc sớm, mất ngủ, táo bón, tiêu hóa sớm, suy nhược thần kinh, cao huyết áp, ho gà,…. Trước đây hà thủ ô đỏ chủ yếu được trồng ở vùng đồi núi cao, về sau nhờ tính dược lý cao nên hà thủ ô được đem về trồng ở vùng đồng bằng phục vụ cho việc chữa bệnh. 

Sâm đại hành

Sâm đại hành cũng là thảo dược quen thuộc với tất cả mọi người. Trong Đông y, sâm đại hành mang đến tác dụng bổ huyết, tiêu độc, an thần, trị thiếu máu, mệt mỏi,… Sâm đại hành thuộc họ Diên vĩ, tên khoa học là Eleutherine bulbosa, tên thường gọi khác là hành lào, tỏi đỏ, tỏi lào, sâm cau, phong nhạn,…

Sâm đại hành
Sâm đại hành bổ máu

Các nghiên cứu cũng cho thấy sâm đại hành chứa các chất như Eleuthero, Eleutherin mang đến hiệu quả bổ máu cao, kích thích sản sinh hồng cầu. Trong Đông y, thảo dược bổ máu này có vị ngọt nhạt, tác dụng bổ huyết, thông huyết, an thần, tiêu độc hiệu quả. 

Lưu ý khi sử dụng cây bổ máu cần biết

Cây bổ máu mặc dù tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên trước khi sử dụng các loại thảo dược tăng cường tuần hoàn máu, cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Trước khi dùng cây thuốc bổ máu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe.
  • Nếu tự ý mua và dùng cây bổ máu không đúng liều lượng, dùng cây bổ máu không đúng thời gian có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.
  • Khi mua thảo dược bổ máu, hãy tìm hiểu và chọn đơn vị cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng và độ an toàn.
  • Không tự ý pha trộn các loại thảo dược và sử dụng, hãy đến với y bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn chi tiết.

Kết luận

Trên đây là một số gợi ý và giới thiệu cây bổ máu mà người dùng nên tham khảo. Để tăng cường sức khỏe bên cạnh Tây y thì các liệu pháp Đông y cũng cho hiệu quả tốt và rất được quan tâm. Những loại cây bổ máu là thảo dược lành tính, an toàn và đã được các chuyên gia hàng đầu kiểm nghiệm. Nếu bạn đang bị thiếu máu, tham khảo ngay để tăng cường sức khỏe nhé. Tuy nhiên cây bổ máu hiện được áp dụng cho nhiều bài thuốc khác nhau, đừng quên đến với địa chỉ uy tín để được tư vấn chi tiết. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích giúp người dùng có thêm các kiến thức quan trọng với  sức khỏe nhé. 

Share.

Leave A Reply