Cách làm bánh mì hoa cúc chắc chắn là một trong những công thức làm bánh được nhiều bạn quan tâm vì những chiếc bánh mì hoa cúc không chỉ thơm ngon mà còn vô cùng dễ ăn được cả nhà cùng mê. Nếu bạn nào đang tìm kiếm những công thức cách làm bánh mì hoa cúc tại nhà đơn giản cũng như đa dạng để có thể biến tấu phù hợp với từng điều kiện thì cùng mình đến với top 4 cách làm bánh mì hoa cúc thơm ngon dưới đây nhé.
Cách làm bánh mì hoa cúc bằng nồi cơm điện
Bánh mì hoa cúc có thực hiện được bằng nồi cơm điện hay không? Chắc hẳn đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về dòng bánh này vì không phải nhà bạn nào cũng đã đầu tư lò nướng hay nồi chiên không dầu. Vì thế để giúp bạn có được cách làm bánh mì hoa cúc không cần lò nướng chỉ với nồi cơm điện thì cùng mình theo dõi phần tiếp theo nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột mì đa dụng: 360g
- Trứng gà: 2 quá
- Bơ lạt để nhiệt độ phòng: 100g
- Muối: ⅓ thìa cà phê
- Đường: 50g
- Men nở: 8g
- Nước cam: 50ml
- Nước ấm: 50ml
Lưu ý: Với công thức này, nếu bạn thấy chiếc bánh có phần khô thì có thể cho thêm nước cam từng chút một để có thể giúp bánh được mềm mịn hơn nhé.
Cách làm bánh mì hoa cúc đơn giản tại nhà bằng nồi cơm điện
Bước 1: Chuẩn bị men
Để có thể giúp chiếc bánh của bạn có thể đạt độ nở như mong muốn, bạn cần chuẩn bị men nở thật cẩn thận. Cho men đã chuẩn bị vào hòa cùng với nước ấm, cho thêm một chút muối hòa cho tan và để cho men nở trong vòng 10 phút. Bạn thấy men nở như gạch cua thì là đạt, còn nếu men không nở thì men đã chết, cần mua men mới để kích hoạt lại nhé.
Bước 2: Nhào bột, ủ bột
Dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh mì hoa cúc nhồi tay khi nhà bạn không có máy nhồi bột. Công đoạn này cần sự kiên nhẫn để có thể giúp khối bột được mịn và đồng nhất, nhồi càng kỹ thì bánh sẽ càng ngon và có độ dai.
- Chuẩn bị một chiếc âu lớn, cho phần bột mì, đường, trứng, bơ, nước cam, muối và bát men đã kích hoạt vào trộn đều. Bạn đeo găng tay và tiến hành nhồi cho đến khi hỗn hợp bột dẻo, mịn đến khi không bị dính tay là được.
- Sau đó, cho phần bột vào âu, sử dụng một chiếc khăn ấm phủ kín miệng âu, để bột ủ trong vòng 1 tiếng
- Sau một tiếng, bạn lấy phần bột đã trộn trong âu, lúc này bột đã nở khá lớn, nhồi bột lại rồi ủ tiếp trong 1 tiếng nữa
Việc ủ bột 2 lần sẽ giúp bánh mì được dai và mềm hơn.
Bước 3: Tạo hình bánh
- Sau 1 tiếng khi ủ lần 2, bạn ngồi lại bột sơn lại tầm 3-4 phút, sau đó dùng cắt bột cắt chia bột thành 3 phần bằng nhau.
- Mỗi phần bạn nặn và vê bột thành những đoạn bột có độ dài tương đương nhau. Bạn căn chỉnh để giúp độ dài của bột vừa với khuôn nồi cơm điện mà bạn có
- Cho phần đầu của 3 đoạn dây bột dính vào nhau, tiến hành tết như tết tóc đến khi hết bột. Phần đuôi của đoạn bột tụm lại.
- Sau khi tết xong bột, bạn cho bột vào khuôn nướng bánh đã được thoa bơ xung quanh lòng nồi cơm điện từ trước, để bột ủ tiếp trong 90 phút nữa.
- Lưu ý: Cần để bột nở to hoàn toàn trước khi đem bánh đi nướng
Bước 4: Nướng bánh bằng nồi cơm điện
Với cách làm naỳ, bánh đã được cho vào nồi cơm điện, bạn bật chế độ Cook trong 10 phút, đến khi nút đun chuyển chế độ sang Warm bạn lại ấn lại Cook. Ấn nút Cook 3 lần như vậy thì mở nồi ra để kiểm tra xem bánh đã chín hẳn chưa bằng cách cắm đầu tăm vào bánh, nếu rút đầu tăm ra đầu tăm không bị ướt là bên trong bánh đã chín. Lúc này, phần bánh bên ngoài vàng ruộm, bên trong chín không bị ướt là hoàn thành.
Nếu bánh chưa chín, bạn ấn Cook thêm 1-2 lần nữa để giúp bánh được chín hoàn toàn. Với những chiếc bánh khi thực hiện bằng nồi cơm điện sẽ cho ra thành quả khá khô và công đoạn nướng bánh cũng khá vất vả, bạn cần phải canh nồi liên tục cũng như phần đế bánh có thể sẽ bị cứng.
Cách làm bánh mì hoa cúc kiểu Pháp
Cũng vẫn là những chiếc bánh mì hoa cúc vô cùng thơm ngon nhưng hôm nay Hapigo sẽ gửi tới các bạn một công thức cách làm bánh mì hoa cúc Pháp mang hương vị thơm dịu của bơ cùng với vị ngọt tự nhiên từ mật ong chắc chắn không thể bỏ lỡ được.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột bánh mì số 13: 260-300g
- Bơ lạt: 38g
- Kem tươi ít béo ( 30-35%): 80g
- Sữa tươi không đường: 40g
- Tinh chất vani: 3ml
- Trứng gà: 2 quả
- Men nở instant: 5g
- Hạt hạnh nhân thái lát: 20g
- Mè trắng: 1 thìa canh
- Đường cát: 40g
- Muối 2g
Hướng dẫn cách làm bánh mì hoa cúc đơn giản kiểu Pháp
Bước 1: Trộn bột làm bánh
- Đun cách thủy: 38g bơ, 2g đường cùng 40g sữa tươi không đường đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Tắt bếp để nguội.
- Đến khi hỗn hợp nguội bớt, sờ tay vào thấy ấm ấm thì cho phần mềm vào. Lưu ý không nên để hỗn hợp còn nóng vì như thế khi cho men vào có thể làm chết men
- Đạp 2 quả trứng gà vào bát, dùng đũa đánh tan nhẹ nhàng cho lòng trắng và lòng đỏ quyện vào nhau, không nên để cho trứng bị đánh bông qua
- Lấy 75g trứng đã đánh tan, cho vào âu gồm bơ sữa và đường
- Cho vào sâu thêm 2g muối và một phần tinh chất vani vào âu trên và trộn đều
- Sau khi hỗn hợp đã được hòa tan, bạn cho một nửa phần bột vào trong nồi trộn đều tay đến khi bột không còn bị vón cục, sau đó cho tiếp phần bột còn lại vào và trộn đều lần 2.
Nếu thực hiện các làm bánh mì hoa cúc bằng tay không sử dụng máy trộn bột thì bạn đeo bao tay, sau đó có thể để bột ra bàn và dùng tay để trộn đều trong 15 phút. Sau 15 phút, bạn cho vào bột 10ml kem tươi ít béo hoặc 10m sữa tươi để giúp bột được mềm hơn. Tiếp tục trộn đều cho kem tươi được trộn đều với bột đến khi không còn dính tay.
Nếu bạn thực hiện cách làm bánh mì hoa cúc bằng máy nhồi bột thì bạn cũng cho phần bột vào âu, dùng máy nhồi nhồi bột trong vòng 10 phút ở tốc độ thấp. Sau đó bạn cho 10ml kem tươi vào trong âu nhồi đến khi bột mịn và đồng nhất là hoàn thành. Ở bước này, bạn không cần nhồi bột quá lâu có thể khiến gluten bị hỏng, bột có thể bị nhão.
Bước 2: Ủ bột và nhồi bột
- Sử dụng khăn ẩm lên phủ lên toàn bộ mặt âu tầm 10-15 phút để bột được nghỉ.
- Sau 10-15 phút bột nghỉ, bạn lấy bột và nhồi tiếp trong vòng từ 10-15 phút đến khi bột dẻo và có độ đàn hồi, ấn tay lên bột có vết lõm nhưng nhanh chóng bột trở lại trạng thái bình thường thì ngừng nhồi.
- Lúc này bạn quét một lớp dầu ăn vào âu đựng bột, cho tiếp bột vào ủ trong nhiệt độ phòng từ 60-90 phút, đậy khăn ẩm phủ kín miệng âu. Tùy thuộc vào nhiệt độ phòng mà bạn cân đối về thời gian ủ cho phù hợp. Nếu nhiệt độ phòng càng cao thì thời gian ủ bột càng nhanh
- Khi bột đã nở lớn gấp đôi, bạn ép bột cho đến khi khí bên trong bột có thể thoát ra ngoài, sau đó nhẹ nhàng nhồi thêm bột trong từ 1-2 phút nữa để giúp nhồi bột được đồng nhất.
- Sau đó cho bột vào âu, bọc kín với màng bọc nilon và ủ trong tủ lạnh từ 2-2.5 giờ, khi thấy bột nở gấp đôi thì có thể lấy ra nhé.
Bước 3: Tạo hình bánh mì hoa cúc kiểu Pháp
- Sau khi để bột ủ trong tủ lạnh, bạn lấy ra và tiếp tục nhồi bột nhẹ nhàng trong 1 phút.
- Cũng tương tự như cách thắt bím bên trên, ở bước này chúng ta cũng chia bột thành 3 phần bằng nhau, vê bột cho dài phù hợp với phần khuôn đã được chuẩn bị
- Thắt hình thành bướm như tết tóc.
- Bạn quét vào trong mặt khuôn một lớp dầu mỏng để chống dính, cho bột đã tạo hình vào khuôn, đậy khăn ẩm lên và tiếp tục ủ bột ở nhiệt độ phòng đến khi bột nở đến 80% thì là bột đã đạt, đem bột đi nướng
Bước 4: Nướng bánh
- Bạn nên làm nóng lò ở nhiệt độ 174 trong 10 phút trước khi cho bánh vào. Lúc chờ đợi lò, bạn có thể chuẩn bị một phần trứng còn thừa hòa cùng với 1 thìa nước lọc, khuấy cho tan và lọc qua rây,
- Dùng hỗn hợp trứng đã lọc quét một lớp lên mặt bánh, rắc thêm một ít mè trắng và hạnh nhân lát lên mặt bánh
- Cho phần bánh vào lò nướng và tiến hành nướng bánh vớ 175 độ ở 2 lửa trong tầm 25-30 phút.
- Bánh chín, bạn lấy ra khỏi lò và để nguội là đã có thể thưởng thức rồi nhé.
Thành phẩm nhận được là phần bánh có mùi thơm đặc trưng của mùi bơ cùng với phần mặt trên được nướng vàng ươm, không bị cháy. Khi xé bánh thấy được sự tơi xốp và thành từng thớ dai mềm. Khi ăn bánh tan trong miệng với vị ngọt và thơm nhẹ từ sữa và vani. Đây là một trong những cách làm bánh mì hoa cúc bằng lò nướng với phong cách Pháp vô cùng đơn giản các bạn nên thử ngay tại nhà nhé.
Cách làm bánh mì hoa cúc Socola
Nếu bạn nào yêu thích socola thì chắc chắn bất kỳ món bánh nào cũng muốn được hòa quyện với hương vị của socola. Để chiều lòng các tín đồ của Socola, dưới đây Hapigo sẽ gửi tới bạn công thức thực hiện món bánh mì hoa cúc mềm ngon socola ai cũng phải mê mẩn.
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh mì Socola
- 290g Bột bánh mì
- 15g Bột cacao
- 70g Đường bột
- 1 Nửa thìa cà phê muối
- 6g Men instant đỏ
- 75g Sữa tươi
- 15g Bột cà phê hòa tan
- 75g Whipping Cream
- 2 Quả trứng gà
- 1 Nửa thìa cà phê Vani
- 50g Bơ
- 50 Socola chip
- 30 Hạnh nhân lát
Cách thực hiện món bánh mì hoa cúc socola
Bước 1: Pha hỗn hợp cà phê
Bạn chuẩn bị sữa ấm và hòa tan phần bột cà phê với trong sữa, sau đó cho whipping cream vào trộn đều
Bước 2: Trộn bốt
Rây bột mì, đường bột, bột cacao, muối vào câu, sau đó tiến hành trộn đều. Tiếp tục cho men nở vào trộn cùng bột.
Lưu ý với men nở và muối, không cho vào cùng vị trí bột vì có thể muối sẽ khiến men hoạt động kém đi hoặc làm chết men khiến bánh không nở được. Bạn có thể cho muối vào 1 vị trí bột rồi trộn đều và cho men vào một vị trí trộn đều.
Bước 3: Nhào bột
Đập 2 quả trứng gà vào tô, đánh tan nhẹ nhàng không để cho trứng bị bông và nổi nhiều bọt khí, động lấy 75g trứng sau đó phần còn lại sử dụng để quét mặt bánh. Đổ hỗn hợp kem sữa cà phê, vani cùng 75g trứng gà vào âu bột, trộn đều để giúp nguyên liệu được hòa quyện
Bước 4: Ủ bột
Bạn cho bột vào trong âu, đậy khăn ẩm hoặc màng bọc thực phẩm bào bọc kín âu, cho bột nghỉ trong 15-20 phút. Bước này sẽ giúp công đoạn trộn bột được dễ dàng ơn
Bước 5: Nhội bột và tạo hình
- Sau khi để bột nghỉ đủ thời gian, bơ để nhiệt độ phòng đã mềm, bạn cắt từng phần nhỏ bơ vào trong bột, dùng máy đánh trứng để nhồi bột đến khi bờ hòa quyện hoàn toàn đồng nhất với bột, tiếp tục cho phần tiếp theo đến khi hết bơ,
- Sau khi toàn bộ bơ đã hòa tan với bột, bàn để máy lên tốc độ vừa và nhồi đến khi bột được dẻo, mịn hơn ( Đánh tầm khoảng 10-12 phút). Sau đó bạn rắc ít bột khô lên bề mặt bàn cho toàn bộ chỗ bột ra bàn để tiến hành nhồi bột.
- Bạn nhồi và đập bột liên tục trong vòng 3-5 phút đến khi bột được mịn và có độ dẻo dai hơn, có thể kéo được màng mỏng không bị rách là đạt. Bạn cũng có thể nhào bột bằng tay, thời gian nhồi từ 10-15 phút. Lúc này bột không bị dính tay, có độ đàn hồi tốt, nhấn ngón tay bột nhanh chóng phồng trở lại.
Bước 6: Ủ bột lần 2 và nướng
Để giúp bánh được dai mềm thì chắc chắn bạn cần ủ bột lần 2 trong quá trình thực hiện món bánh mì hoa cúc.
- Sau khi đã nhồi bột xong, bạn cho bột vào âu và sử dụng khăn để che kín miệng bột, giúp bột không bị khô. Sau từ 45-60 phút tùy thuộc vào nhiệt độ mà bột sẽ nở nhanh hay chậm. Bột nở to gấp đôi thì mang bột ra ngoài tiếp tục nhồi sơ bộ trong 1-2 phút.
- Sau khi nhào bột xong, bạn chia bột ra thành 3 phần bằng nhau. Mỗi phần bột dàn đều để rải socola chip lên, sau đó trộn bột lại và về thành những sợi bột dài. Tết lại thành bướm như tết tóc.
- Với khuôn nướng bánh, bạn quét một lớp dầu ăn vừa đủ để bao phủ toàn bộ khuôn, sau đó cho vào khuôn 1 chút bột phủ đều rồi đập ngược khuôn xuống cho bột rơi ra ngoài. Như vậy khuôn của bạn có thể dễ dàng chống dính rồi nhé.
- Cho phần bột đã tạo hình vào khuôn, dùng khăn ẩm che kín mặt khuôn và tiếp tục đợi ủ bột trong nhiệt độ phòng đến khi bột nở gần gấp đôi là được nhé,
- Bạn quét phần trứng còn thừa lên mặt bánh, sau đó chó hạnh nhân cắt lát lên trên rồi cho bánh vào lò nướng hoặc nồi chiên không dầu.
- Với cách làm bằng lò nướng, bạn có thể tham khảo cách nướng bên trên của cách làm bánh mì hoa cúc kiểu Pháp. Còn với cách làm bánh mì hoa học bằng nồi chiên không dầu, bạn cần làm nóng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 160 độ trong 4 phút, sau đó cho bánh vào nồi, nướng 5 phút trong nhiệt độ 160 phút, sau đó mở nồi trở bánh và nướng thêm 160 độ trong 5 phút nữa để bánh được chín đều.
Thành phẩm nhận được là một chiếc bánh mì hoa cúc vô cùng thơm ngon với phần mặt bánh được chín vàng hấp dẫn, thơm béo mùi bơ. Nếu bạn muốn thực hiện cách làm bánh mì hoa cúc trà xanh thì cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thay thế 15g bột cacao bằng 15g bột trà xanh. Ngoài ra phần socola chip và cà phê cũng không cần bỏ vào nữa nhé.
Cách làm bánh mì hoa cúc bằng bột nguyên cám
Vẫn là món bánh mì hoa cúc vô cùng hấp dẫn nhưng đây là phiên bản Healthy dành riêng cho những bạn nào đang thực hiện chế độ ăn kiêng. Bắt đầu ngay thôi
Chuẩn bị nguyên liệu
- 113g Bột mì số 13
- 87g Bột mì nguyên cám
- 3g Men instant
- 47ml sữa tươi ấm
- 3g Muối
- 2 Quả trứng gà
- 30g Mật ong
- 47g Bơ lạt
- 5g Hạnh nhân lát
- 2g Mè đen
Cách tiến hành món bánh mì hoa cúc bằng bột nguyên cám
Bước 1: Trộn bột bánh
- Bạn chuẩn bị sữa tươi ấm từ 40-42 độ C là phù hợp nhất cho vào âu, cùng 27g bột bánh mì và 3g men nở, dùng phới lồng trộn đều và phủ kín âu với màng bọc thực phẩm để giúp kích hoạt men.
- Cho vào âu mới 86g bột mì số 13 cùng 87g bột mì nguyên cám cùng 3g muối trộn đều
- Đánh tan trứng nhẹ nhàng để trứng không bị nổi bọt khí lớn, sau đó cho vào tô hỗn hợp sữa và men 90g trứng đánh tan cùng 30g mật ong, bột khô đã trộn. Trộn đều hỗn hợp sau đó dùng khăn phủ kín miệng âu để bột nghỉ tầm 10 phút
Bước 2: Nhồi bột
- Sử dụng tay để nhào bột thành một khối thống nhất, không bị vón cục. Sau đó cho vào âu 47g bơ lạt sau đó tiếp tục nhào để bơ hòa quyện với một thành khối.
- Rắc một lớp bột áo ra bàn để chống dính, cho bột ra và thực hiện thao tác nhồi bột theo kỹ thuật Folding and Stretching để có thẻ giúp bột được nhào mịn màng
Bước 3: Ủ bột
Sau khi đã nhào bột xong, bạn cho bột vào âu và đậy kín với khăn ẩm hoặc màng bọc thực phẩm để ủ bột trong 1-2 tiếng đến khi bột được nở ra gấp đôi. Sau đó bạn lại dùng tay nhào bột lại từ 1-2 phút và tiếp tục bọc kín ủ tiếp lần 2 trong ngăn mát tủ lạnh từ 3-4 tiếng.
Bước 4: Tạo hình cho bánh
Để tạo được hình truyền thống của bánh mì hoa cúc, bạn chia khối bột thành 3 phần bằng nhau, vo bột cho tròn rồi về thành sợi bột dài. Tết bột thành hình bím như tết tóc và dính 2 đầu lại với nhau.
Chuẩn bị khuôn nướng bằng cách quét một lớp dầu mỏng lên trên mặt trong của khay, sau đó phủ bột lên. Đập ngược khay xuống bàn để bột thừa được đổ ra ngoài. Sau đó cho phần bột đã tạo hình vào trong khuôn, bọc kín khuôn với màng bọc thực phẩm và tiếp tục thực hiện ủ bành đến khi bánh nở gấp đôi tầm 40-60 phút.
Bước 5: Nướng bánh
- Phần trứng còn dư cho thêm một chút nước để khuấy đều, sau đó phết lên mặt bánh và rắc thêm hạnh nhân cắt lát cùng mè đen lên.
- Lò nướng cần bật trước nhiệt độ 170 độ C trong 15 phút để giúp lò được ổn định nhiệt. Sau đó cho khuôn bánh vào nướng 2 nhiệt ở nhiệt độ 35-40 phút.
- Trong quá trình nướng, để giúp bánh không bị cháy mặt, sau ½ thời gian nướng bạn có thể sử dụng giấy bạc để che mặt bánh.
- Thành quả nhận được khi bánh ra lò là bánh có độ dai và vị ngọt nhẹ, phù hợp với những bạn không thích ăn ngọt cũng như đang trong quá trình ăn kiêng nhé.
Một số lưu ý trong quá trình thực hiện món bánh mì hoa cúc
Để có thể thực hiện được món bánh mì hoa cúc bất bại thì bạn cần lưu ý một số những chú ý dưới đây nhé:
Lưu ý khi nhồi bột bằng tay
Chắc hẳn không phải bạn nào cũng có máy trộn bột nhưng quá trình trộn bột bằng tay lại vô cùng khó khăn khiến nhiều bạn có phần nản lòng, tuy nhiên bạn có thể tham khảo cách nhồi bột dưới đây nhé:
- Sau khi tiến hành trộn bột, trước khi nhồi, bạn có thể để bột trong tủ lạnh nghỉ tầm 15 phút để giúp tránh làm chảy bơ. Bên cạnh đó, nên nhồi bột từ 10-15 phút với các theo tác như gấp bột( Folding)- sau đó dùng mu bàn tay ấn miết và đẩy bột ra xa ( Stretching) và cuối cùng là xoay bột lại theo chiều vuông góc và tiến hành lặp lại việc ấn miết và đẩy bột ra xa. Cứ làm như vậy đến khi bột đạt.
Cách nhận biết bột đạt yêu cầu
Trong quá trình nhào trộn bột, nhiều bạn không biết bột như nào là đã đạt yêu cầu. Khi bột nhồi đã đạt yêu cầu sẽ có những đặc điểm sau:
- Bột có độ đàn hồi tốt, dẻo mịn
- Khi nhồi không bị dính tay. Trong quá trình nhồi khi ấn tay vào có thể thấy hơi dính nhưng khi nhấc ngón tay thì không bị dính bột vào tay
- Kiểm tra bột bằng cách ngắt một phần bột và thực hiện kéo dãn bột, nếp bột được tạo thành màng mỏng mà không dễ bị rách thì lúc này bột đã đạt rồi nhé
Ủ bột như thế nào cho đúng
- Thời gian ủ cũng khá linh hoạt phụ thuộc vào nhiệt độ phòng của bạn như nào, nếu thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao thì bột sẽ có tốc độ nở nhanh hơn và ngược lại. Do đó tùy thuộc vào tình hình thời gian mà bạn căn chỉnh thời gian ủ nhé
- Khi bột sau khi ủ mà nở lên gấp đôi thì tức đây là trạng thái nở đạt chuẩn. Các bạn có thể sử dụng ngón tay ấn vào khối bột khoảng 1-2 cm. Nếu vết lõm phồng đàn hồi trở lại là bột chưa đạt. Còn nếu vết lõm giữa nguyên là bột đã đạt nhé
- Nếu khi ấn vào cả khối bột và bột bị xẹp ngay lập tức là bột đã bị ủ quá lâu. Lúc này khi đem bột đi làm bánh sẽ bị chưa và có mùi men rượu
- Thời gian khi bạn ủ bột lần 2 thường sẽ ngắn hơn và chỉ bằng ⅔ lần ủ lần 1. Do đó bạn nên điều chỉnh thời gian ủ cho hợp lý để tránh bột bị ủ quá lâu
- Nhiệt độ ủ dao động từ 33-38 độ để có thể giúp men nở được kích hoạt tốt nhất
- Với nhiệt độ quá cao có thể khiến men bị chết dẫn đến không thể nở được. Nhiệt độ thấp thì hoạt động của men yếu dẫn đến mất nhiều thời gian ủ bột
- Trước khi tiến hành nướng bánh tại lò nướng hay nồi chiên không dầu thì cần làm nóng lò trước 15 phút ở nhiệt độ nướng bánh, giúp lò được ổn định nhiệt giúp bánh đạt được độ nở ổn định hơn
Các kích hoạt men nở tốt
Nhiều công thức sẽ thường trộn men với bột cùng lúc vào nhau và men sẽ được kích hoạt trong quá trình hoàn thiện bánh. Tuy nhiên với cách này, bạn sẽ không phát hiện được sớm các vấn đề của men như men đã bị hỏng hay chưa. Do đó thông thường khi thực hiện các loại bánh cần khả năng nở bột tốt, mình thường sẽ thực hiện kích hoạt men riêng, như vậy vừa giúp phát hiện main hỏng từ sớm cũng như có thể tiết kiệm được nguyên liệu và thời gian.
Cách kích hoạt men được thực hiện bằng cách:
- Bạn chuẩn bị cốc nước và cho men vào theo công thức đã định lượng
- Cho vào bát nước ấm từ 32-38 độ tùy chỉnh liều lượng để có thể giúp men có nhiệt độ nở tốt nhất
- Lúc này bạn có thể cho thêm vào bát một ít nước sẽ giúp men hoạt động tốt hơn, quấy đều và đợi men được kích hoạt tầm 10 phút
- Men nổi váng như gạch cua thì tức là men có thể hoạt động tốt, có thể làm bánh được. Men không nở thì chứng tỏ bạn đã bị chết do bản thân mến đã cũ hoặc cũng có thể bạn cho nước quá nóng hoặc quá lạnh khiến men không nở được nhé.
- Khi men đạt, cho men trộn cùng với bột là thực hiện nhồi- ủ bột như bình thường.
Một số lưu ý khác
- Sau khi nướng bánh xong, bạn cần để bánh nguội trước khi cho bánh vào túi để buộc kín, tránh để bánh bị mốc
- Khi quét lớp trứng trước khi cho bánh vào nướng, bạn cần quét một cách nhẹ nhàng để giúp giữ được form bánh, tráng làm bánh bị xẹp. Chì cần quét một lớp trứng mỏng không quá dày
- Khuôn sử dụng bánh có thể thay đổi linh hoạt, thường các công thức trên bạn có thể sử dụng khuôn bánh 22-26cm đề được nhé. Tùy vào loại khuôn mà bạn có thể chia bánh, tạo hình sao cho phù hợp nhất nhé
- Mỗi loại bột sẽ có khả năng hút nước khác nhau, do đó trong quá trình nhào bột, bạn cần linh hoạt xử lý các tình huống như bột bị khô quá nên bổ sung thêm nước. Lúc này, bạn sẽ cho từng ít nước bột chứ không nên đổ quá nhiều
- Nếu không tìm được bột mì số 13 hay các loại bột chuyên làm bánh mì hoa cúc thì bạn cũng có thể sử dụng loại bột mì đa dạng với hàm lượng gluten từ 11% là được nhé.
- Phần bột ủ lần 1 có thể bảo quản được trong thời gian dài trong ngăn đông. kHi nào làm thì có thể lấy ra rã đông và thực hiện nhồi ủ lần 2.
- Nếu u lần một quá lâu khiến bột đá có mùi chua thì khi lần 2 bạn cần rút ngắn thời gian để giúp bánh không bị hỏng vị nhé
- Cẩn bảo quản bánh trong tủ lạnh, dùng được trong 2-3 ngày. Nếu bọc kín có thẻ sử dụng được trong vòng 5 ngày. Trước khi ăn bánh có thể xịt một chút tia nước lên mặt bánh và nướng bánh từ 4-5 phút trong vòng 150 độ C là có thể ăn được nhé.
- Bạn có thể thực hiện cách làm bánh mì hoa cúc bằng máy bear hay các dòng máy nhồi bột khác trên thị trường. Nên lựa chọn những chiếc máy sở hữu công suất khỏe và có thể nhồi được lượng bột lớn tốt.
Mua bánh mì hoa cúc thơm ngon nhất ở đâu?
Bánh mì hoa cúc là một trong những loại bánh rất được yêu thích trên thị trường và phù hợp với mọi độ tuổi. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian cũng như các vật dụng để có thể tạo ra một chiếc bánh mì hoa cúc thơm ngon thì bạn cũng có thể dễ dàng mua được những chiếc bánh này tại những cửa hàng bánh trên thị trường.
Một chiếc bánh mì hoa cúc 500g sẽ có giá thành dao động từ 80.000-130.000 VNĐ tùy thuộc vào từng cửa hàng cũng như từng hãng bánh mì.
Kết luận
Trên đây là top 4 cách làm bánh mì hoa cúc ngon nhất đã được Hapigo tổng hợp. Mong rằng với những chia sẻ này có thể giúp bạn có thêm được những kinh nghiệm cũng như bỏ túi được cách làm bánh mì hoa cúc bất bại nhé. Ngoài ra nếu bạn đang quan tâm đến những loại bánh mì nướng thì có thể tham khảo ngay top 4 cách làm bánh mì nướng bằng nồi chiên không dầu đơn giản thơm ngon mà Hapigo cũng đã có bài review chi tiết nhé.