Chat with us, powered by LiveChat

Bạn có thể trổ tài làm bánh mì tại nhà cực kỳ đơn giản thơm ngon không kèm gì bánh ngoài tiệm đâu nhé. Làm bánh mì chưa bao giờ dễ dàng đến thế cùng Hapigo vào bếp làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu. Đảm bảo bạn sẽ thành công từ lần thực hiện đầu tiên.

Cách làm bánh mì truyền thống bằng nồi chiên không dầu

Nếu như bạn nghĩ cần phải có một lò nướng khổng lồ, kích thước lớn mới có thể làm được bánh mì. Thì bạn sẽ rất bất ngờ khi việc tự làm bánh mì tại nhà cực kỳ đơn giản bằng nồi chiên không dầu. Quan trọng hơn hết là ai cũng có thể làm được, Hapigo đảm bảo rằng bạn sẽ thành công ngay từ lần đầu tiên đấy nhé. Cùng vào bếp thực hiện cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu cùng với Hapigo luôn nhé !

Làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 300 gram bột mì đa dụng hoặc lựa chọn bột mì số 13 ( loại bột chuyên dụng để làm bánh mì )
  • 60ml sữa tươi không đường. Nên sử dụng sữa tươi không đường vì thành phẩm bánh mì làm ra sẽ dễ ăn hơn và đúng vị bánh mì cơ bản.
  • 45 gram bơ lạt 
  • 5 gram men nở
  • 1 gram muối
  • 30 gram đường
  • 2 quả trứng gà.

Làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu thì ngoài những liệu trên bạn cần có nồi chiên không dầu và những dụng cụ hỗ trợ: giấy nến, đồ dùng trộn bột, cốc, thìa, bát, màng bọc thực phẩm,…

Các bước làm bánh mì tại nhà 

Bước 1: Trộn bột 

Để chiếc bánh mì to phồng như ở ngoài lò bánh thì công đoạn kích men nở rất quan trọng. Cho những nguyên liệu sau vào bát tô để kích men nở: 30 gram đường, 5 gram men nở, 60ml sữa tươi ấm khoảng 50 độ C. Dùng đũa khuấy đều để men nghỉ. Khi men nở sẽ có hiện tượng nổi bong bóng trên bề mặt.

Lúc đầu nếu chưa quen kích men bạn sẽ thấy hơi phức tạp, nhưng thực hiện nhiều lần bạn sẽ biết cách kiểm tra men dễ dàng. Bí quyết là đảm bảo nước ngâm men không quá nóng, dưới 110 độ C là tốt nhất.

Làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
Trộn vào nhào bột đều tay

Tiếp theo đến công đoạn trộn bột, bạn dùng lò vi sóng hoặc đun cách thủy làm cho bơ tan chảy.  Sau đó cho 300 gram bột mì và 1 gram muối vào 1 cái tô lớn rồi trộn 2 loại bột vào với nhau. Tạo một khoảng trống ở giữa sau đó đổ từ từ sữa, bơ, hỗn hợp men nở đã chuẩn bị trước đó rồi trộn đều các nguyên liệu trên thành bột mềm.

Bước 2: Nhào bột 

Sau khi hoàn thành công đoạn trộn bột và gia vị. Chúng ta sẽ nhào bột cho bột mịn dai hơn bằng cách kéo dài bột ra rồi gập lại, thực hiện lặp lại nhiều lần cho tới khi bột có độ dẻo, dai, mịn không còn thấy gồ ghề trên bề mặt là hoàn thành. Một mẹo nhỏ cho các bạn là trong lúc nhào bột hãy rắc thêm lớp bột mì lên bề mặt bàn, thớt để tránh bột dính tay. Đồng thời cũng giúp bột có độ dẻo quánh hơn.

Bước 3: Ủ bột 

Bột sau khi nhào sẽ để bột nghỉ khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ. Tuyệt đối không được bỏ qua bước làm này bởi bánh mì có ngon hay không là do công đoạn ủ bánh. Việc ủ bột nghỉ giúp men và các gia vị có đủ thời gian làm bột bánh nở đều khiến bánh mềm, thơm ngon hơn. Tùy vào điều kiện môi trường mà thời gian ủ bột khác nhau.

Làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
Ủ bột để bánh mỳ nở tốt

Hapigo gợi ý bạn hãy ủ bột làm 2 lần:

  • Lần 1: Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng thau bột vừa nhào để trong khoảng 60 phút.
  • Lần 2: Sau khi ủ 60 phút bạn cho bột ra bàn và tiếp tục nhào kỹ trong khoảng 8-10 phút rồi ủ tiếp 60 phút nữa. Nhớ dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bạn nhé.

Bước 4: Tạo hình bánh

Bước tiếp theo là tạo hình cho chiếc bánh mì của bạn. Sau khi bột đã ủ xong bạn cho bột ra mặt bàn, chia bột thành từng phần bằng nhau. Nếu bạn cẩn thận hơn có thể dùng cân chuyên dụng để cân đo. 

Optimized Lam banh mi bang noi chien khong dau 10
Làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu

Dùng cây cán bột cán dẹt mỏng thành hình dài. Sau đó dùng ngón tay gấp mép và cuộn bánh lại, lưu ý hãy đè thật chặt và kín mép bột để không khí không bị lọt vào. Điều chỉnh kích thước hình dáng theo sở thích của bạn. 

Ngoài ra bạn nên tạo hình có kích thước phù hợp với nồi chiên nhà bạn, kích thước bánh mì tốt nhất chỉ nên bằng ⅔  đường kính của lòng nồi. Để bánh chín đều sâu bên trong, nhìn đẹp mặt hơn bạn nên dùng dao rạch 2 – 3 đường trên bề mặt bánh và xịt một lớp nước lên mặt bánh để bánh có độ ẩm.

Bước 5: Nướng bánh bằng nồi chiên không dầu

Để ổn định mức nhiệt của nồi chiên không dầu bạn nên khởi động nồi chiên không dầu trước khi nước 3 – 5 phút ở mức nhiệt 180 độ C – 200 độ C. Sau đó chỉnh mức nhiệt ở 170 độ C nướng trong vòng 15 phút  và cho khay bánh vào nồi bắt đầu nướng. 

Làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
Nướng bánh mì bằng nồi chiên không dầu

Để bánh có độ ẩm mềm không quá khô hãy kiểm tra bánh trong quá trình nướng. Cứ 2 phút nướng, bạn mở nồi chiên và xịt lên bề mặt bánh 1 lớp nước, lặp lại 2 – 3 lần trong quá trình nướng. 

Một mẹo nhỏ dành cho bạn khi nướng bánh:  Để biết bánh mì của bạn có được nướng chín hoàn toàn hay không, hãy sử dụng nhiệt kế thực phẩm giống như nhiệt kế thịt. Một chiếc bánh mì nướng hoàn toàn sẽ có nhiệt độ khoảng 190 độ F. Mặt trên của bánh mì phải có màu nâu vàng nhạt.

Thành phẩm

Thành phẩm bánh mì tự làm tại nhà là những chiếc bánh mì vàng rộm đẹp mắt, bánh có độ giòn ở vỏ ngoài, trong ruột mềm tan. Được thưởng thức những chiếc bánh tự làm bạn cảm thấy ngon miệng hơn bao giờ hết. 

Những chiếc bánh này ăn kèm cùng pate, sữa đặc, thịt nguội, mứt trái cây đảm bảo ngon “ nhức “ nách. Khi bạn muốn làm nóng thì chỉ cần cho vào nồi chiên không dầu điều chỉnh nhiệt 150 độ C trong 5 phút là hoàn thành. 

Làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu không cần nhồi bột 

Nhồi bột khi làm bánh không phải là công đoạn “ nhẹ nhàng” mà tốn khá nhiều sức lực, do đó nhiều chị em thường ngại làm bánh ở công đoạn này. Hapigo chia sẻ cho chị em lười nhồi bột hay không biết nhồi, không có máy nhồi bột hoàn toàn vẫn có thể làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 200g bột mì đa dụng số 13 hoặc bột bánh mì. Hoặc dùng hỗn hợp bột 150g bột bánh mì số 13 + 50g bột cake số 8 
  • 115 ml nước
  • 1/2 quả trứng (~20-25g)
  •  3 gram muỗng cafe men nở 
  •  1 muỗng cafe đường
  • 1/2 muỗng muối

Các bước thực hiện

Công đoạn các bước tương tự như cách làm bánh mì bình thường, cách làm dưới đây sẽ tiết kiệm thời gian công sức hơn, thành quả làm ra cũng “ rất ra gì và này nọ” đấy nhé. 

Tối hôm trước

  • Trộn đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị. Đậy lại để bột nở từ 45 phút đến 60 phút ở nhiệt độ khoảng 30 độ C
  • Sau thời gian ủ bột, lấy bột ra khỏi thau kéo giãn bột cho xẹp bóng khí. Sau đó, bọc lại bằng màng bọc thực phẩm và để tủ lạnh ủ qua đêm. (Nếu bạn làm trong ngày, có thể bỏ qua bước ủ tủ lạnh tiến hành tạo hình luôn. Hoặc có thể tạo hình trước cho vào tủ lạnh ủ qua đêm sáng hôm sau nướng bánh.)

 Sáng hôm sau

  • Lấy bột ủ từ tủ lạnh ra, bột đã nở gấp đôi, kéo giãn bột cho xẹp bóng khí rồi tiến hành tạo hình bánh mì Việt Nam 
  • Để bột nghỉ, nở lần cuối từ 30 đến 45 phút. Trong thời gian chờ đợi, bạn hãy làm nóng lò nướng ở 250 độ C khoảng 30 phút.
  • Sau thời gian 30 đến 45 phút, bột nở được gấp rưỡi đến gấp đôi. Dùng dao rạch bánh dứt khoát lên bề mặt bánh và xịt nước cho vào lò nướng.

Nướng bánh

  • Cho bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 150 độ C trong vòng 15 phút đến 20 phút kèm đá nướng hoặc khay nước nóng.
  • Sau 10 phút bạn lấy khay đá nướng hoặc khay nước ra. Sau đó nướng bánh  tiếp 5 đến 10 phút. Thành phẩm cho bánh vàng chín, bánh chín lấy ra để nguội, vỏ nổ tí tách tự nứt vết chân chim. 

Làm bánh mì hoa cúc bằng nồi chiên không dầu thơm ngon

Bánh mì hoa cúc phổ biến tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây và được nhiều người yêu thích bởi bánh mềm và có vị béo ngậy. Bánh mì hoa cúc xuất xứ từ nước Pháp xa xôi tuy nhiên chúng ta có thể làm bánh mì hoa cúc tại nhà bằng nồi chiên không dầu đơn giản ngon mềm không thua kém gì hàng “ xịn” đâu nhé. 

Làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
Làm bánh mì hoa cúc bằng nồi chiên không dầu

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 150g Bột mì số 13
  • 75g   Bơ lạt (nếu lần đầu làm thì nên dùng 50g tập trước, rồi tăng dần sau)
  • 35g Sữa tươi không đường
  • 02 Quả trứng (dùng 1,5 quả trộn bột, còn lại để quét bánh)
  • 5g Nước hoa cam
  • 2g Men nở
  • 20g Đường (có thể tăng thêm nếu thích)
  • 1g Muối
  • 10g Bột sư tử (có thể bỏ qua)

Tất nhiên không thể thiếu dụng cụ làm bánh: nồi chiên không dầu, giấy nến, tô thau, màng bọc thực phẩm,..

Cách làm bánh mì hoa cúc

Bước 1: Trộn đều bột mì, men nở, sữa, đường, sau đó mới cho muối, 1,5 quả trứng, sữa tươi và nước hoa cam, trộn tới khi thành 1 khối bột.

Bước 2: Nhồi bột bằng tay lần 1 (khoảng 15 phút). Bột bánh này sẽ khó nhồi được bằng tấm nhồi silicon hay bằng thớt có trọng lượng nhẹ vì bột rất dính, sẽ kéo cả tấm nhồi lên. Do đó bạn hãy nhồi trên mặt đá vững chắc hoặc có thể dùng mâm để nhồi cũng được. Nhồi 1 lúc thì bột sẽ bớt dính và có thể dùng thao tác đập bột để nhanh hơn tiết kiệm thời gian và không bị mỏi tay. Khi bột kéo được màng mỏng (dù vẫn còn dính) thì có thể tiếp tục cho thêm bơ.

Bước 3: Bơ đã để ở nhiệt độ phòng từ khi bắt đầu trộn bột để bơ kịp mềm ra, nhồi dễ dàng hơn . Với lượng bơ nhiều thì mình chia khoảng 3 lần để cho dần vào. Mới đầu thì sẽ hơi khó nhồi vì bơ đi đằng bơ, bột đi đằng bột nhưng sau 1 lúc sẽ hòa quyện vào nhau và có thể tiếp tục đập bột. Khoảng 15 phút nữa thì bột có thể kéo màng.

Làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
Các công đoạn tạo hình bánh

(Nếu có hiện tượng tách bơ có thể cho bột vào ngăn đá khoảng 10 phút rồi đem ra nhồi tiếp, hoặc sau khi trộn bơ vào mà cảm thấy trơn, khó thao tác quá thì cũng có thể sử dụng cách này để dễ nhồi hơn). Thời gian nhào bột khoảng 60 phút tùy vào sức của mỗi người có thể lâu hơn.

Bước 4: Ủ bột lần 1 ở nhiệt độ phòng trong khoảng 1 tiếng đến khi bột nở gấp đôi. Sau đó ấn cho xẹp hết các bọt khí, rồi ủ lần 2 trong ngăn mát tủ lạnh tối thiểu 3 tiếng, thời gian tối đa ủ bột là 24 tiếng.

Bước 5: Lấy bột ra khỏi thau nặn tạo hình. Chia bột thành các phần bằng nhau, vê bột thành hình dài và thắt bím. Sau khi tạo hình xong tiếp tục ủ bánh đến khi nở gần gấp đôi (70-80%) thì quét hỗn hợp nửa quả trứng còn lại + 2 thìa sữa tươi lên mặt bánh và rắc topping theo ý thích.

Bước 6: Nướng bánh bằng nồi chiên không dầu

Trước tiên làm nóng nồi ở nhiệt độ 170 độ trong 10 phút. Sau đó cho  nướng bánh ở nhiệt độ 150 độ trong 30 phút. Để bánh mì bung thớ đẹp thì 10 phút đầu bạn chỉnh nhiệt để bánh tiếp xúc nhiệt độ cao, 20 phút sau mới che giấy bạc để không cháy mặt bánh. Có thể để thêm 1 chút nước để bánh được mềm ẩm. Để tránh giấy bạc bị hút lên mayso thì có thể đè góc giấy vào thành nồi

Thành phẩm

Lấy bánh ra sau khi kết thúc quá trình nướng, đợi bánh nguội và thưởng thức nhé.

Lưu ý cần biết khi làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu

  • Tất cả chất lỏng trong công thức Hapigo chia sẻ đều ở nhiệt độ lạnh. Bởi khi nhồi trên khối bột nóng bánh sẽ kém thơm ngon không mềm dai như ý muốn.
  • Độ thấm hút chất lỏng của mỗi bột đều  khác nhau. Khối bột ướt thấm hút tốt hơn khối bột khô nhưng hãy đảm bảo bột không được quá nhão khó nhồi và khi nướng bánh mì dễ bị xẹp không phồng. 
  • Khi tạo hình bánh phải se bánh thật chặt tay, như vậy bánh mới  tách cánh được.
  • Ủ bánh phải vừa tới ủ quá lâu hoặc quá ít thời gian dẫn tới không tách cánh bánh mì được, ủ đến khi gần gấp đôi ấn vào mặt  bột thấy bột từ từ đàn hồi trở lại thì đạt.
  • Khi rạch bánh rạch dứt khoát đặt dao rạch nằm ngang hoặc nghiêng 45 độ khi rạch bánh. Vết rạch thẳng ko bị nhăn, khi rạch bánh ko xẹp thì bánh mới có cánh đẹp.
  •  Nướng bánh bằng nồi chiên không dầu, cho một khay sỏi vào nồi ( có thể bỏ qua) trước hết cần làm nóng sau đó cho bánh mì  vào, đổ một ít nước vào khay sỏi bên dưới,  sỏi  giúp giữ nhiệt   tốt bên dưới trong khi nước tạo độ ẩm để bánh nở tốt  và tách cánh đẹp. Tuy nhiên nhược điểm là phần đáy bánh sẽ không vàng đều đẹp, kiểm tra khi nướng xong nếu thấy bánh chưa vàng đều thì lật lên nướng thêm vài phút cho vàng giòn đẹp.
  • Nhớ xịt nước khi nướng lúc đưa bánh vào sau 3 -5 phút xịt lặp lại 3 lần trong thời gian nướng. Bánh mì Việt Nam  vỏ mỏng giòn là do chúng ta tạo độ ẩm trong lò. Đối với lò công nghiệp đối lưu thì không cần xịt nước,  mình chỉ xịt nước đối với lò gia đình ( lò nướng nhỏ, nồi chiên không dầu )
  • Khi nướng bánh bằng nồi chiên không dầu không nên làm bánh mì cỡ quá lớn, bánh không có chỗ nở vì chật, bánh sẽ bị chai cứng. Trọng lượng bột thì khoảng 130gr đến 140gr 1 ổ, tùy mọi người canh chỉnh sao cho đảm bảo khoảng cách giữa các bánh đủ để bánh nở
  • Nếu nồi chiên không dầu có khay nướng bánh mì  có lỗ bên dưới sẽ tốt hơn, làm  bánh giòn hơn. Nêu không có nướng bằng khay bình thường lót giấy nến để bánh không bị dính, nướng xong nên kiểm tra đáy bánh nếu chưa giòn, lật lên nướng khoảng 3 phút đến 5 phút hoặc thấy vàng hoàn thành.

Cách bảo quản bánh mì thành phẩm được lâu nhất

Trong thành phần làm nên bánh mì có men khô, đây là chất phụ gia có tính axit chua nên bánh mì trong thường không bảo quản được lâu nếu như bạn không biết bảo quản đúng cách. 

Đó là vấn đề với bánh mì nó có thời hạn sử dụng tương đối ngắn. Bánh mì mới nướng chỉ để được từ ba đến bốn ngày và bánh mì mua ở cửa hàng để được khoảng một tuần. Nhưng theo chuyên gia làm bánh mì cho biết cách bảo quản bánh mì sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về thời gian bánh mì sử dụng được chất lượng như vừa mới nướng.

Việc giữ cho bánh mì tự làm luôn tươi ngon là phải tránh ba điều: nhiệt, độ ẩm và không khí. Điều này sẽ giúp bánh mì tươi không bị thiu và mốc. 

Cách tốt nhất để bảo quản bánh mì là đựng trong túi giấy, nhựa hoặc túi đựng bánh mì có thể tái sử dụng. Một sai lầm khi bảo quản bánh mì mà nhiều người mắc phải rất nhiều là để bánh mì của  trong túi Ziplock kín. Bảo quản bằng túi zip làm cho nhiệt độ ẩm tăng lên, bánh mì dễ bị nấm mốc. Khi được bảo quản đúng cách, bánh mì của bạn sẽ giữ được độ giòn và ẩm như ngày mới lấy ra khỏi lò trong tối đa bốn ngày.

Làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
Phương pháp bảo quản bánh mì tốt nhất

Các loại bánh mì khác nhau có thời hạn sử dụng hơi khác nhau. Nếu bạn muốn làm hoặc mua bánh mì có thể để được lâu nhất có thể, Hapigo khuyên bạn nên dùng bột chua – loại bánh mì đã được yêu thích trong thế giới chăm sóc sức khỏe vì các đặc tính hỗ trợ sức khỏe đường ruột của nó . Bởi các enzym tự nhiên có trong bánh mì bột chua hoạt động như một chất bảo quản tự nhiên, giữ cho bánh mì tự làm tươi lâu hơn.

Mẹo để làm bánh mì được lưu trữ tươi trở lại

Khi bạn đang hâm nóng bánh mì hãy bọc ổ bánh mì trong giấy bạc và nướng ở nhiệt độ 300°F cho đến khi nóng hết đồng thời cho biết thêm rằng thời gian hâm nóng phụ thuộc vào độ dày bánh mì.Sau đó, gỡ giấy bạc ra và nướng lâu hơn một chút để vỏ bánh giòn theo ý thích của bạn”.

Ngoài ra,  bạn luôn có thể làm đông lạnh bánh mì, để dành trong nhiều tuần và thậm chí nhiều tháng sau. Để nguyên cả ổ bánh mì hoặc cát lát nhỏ bạn bảo quản bằng ngăn đông. Khi ăn bạn chỉ cần để ở nhiệt độ phòng hoặc sử dụng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu làm nóng là có thể sử dụng.

Bảo quản bánh mì trong ngăn đông là cách giúp hạn chế sự phát triển của nấm mốc, thời gian sử dụng lâu hơn nhưng đồng nghĩa bánh mì sẽ bị khô không được mềm dai như lúc mới làm. Hãy bọc kín bánh mì bằng màng bọc thực phẩm hoặc hộp kín để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Kết luận

Qua nội dung bài viết trên bạn có thể thấy làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu cực kỳ đơn giản phải không nào. Hy vọng rằng qua các bước làm bánh mì Hapigo chia sẻ ở trên giúp bạn làm được những chiếc bánh mì tươi ngon cho người thân yêu của mình thưởng thức nhé. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết cách làm bánh bông lan bằng nồi chiên không dầu, nướng khoai lang bằng nồi chiên không dầu hay cách làm gà Đông Tảo ủ muối ngon giòn vị ngọt nhé!

Share.

Leave A Reply