Chat with us, powered by LiveChat

HIV được biết đến là căn bệnh thế kỷ và hầu hết chúng ta đều cảm thấy sợ hãi khi nhắc đến căn bệnh này. Vậy bệnh HIV có chữa được không? Những bệnh nhân bị nhiễm HIV cần điều trị như thế nào? Tất cả đều sẽ được làm rõ trong các nội dung bên dưới đây.

Bệnh HIV có chữa được không?

HIV là căn bệnh được gây nên bởi một loại virus có thể làm suy giảm hệ miễn dịch ở con người. Theo đó có thể hiểu là khi người bệnh nhiễm virus HIV thì hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ bị suy giảm và tạo điều kiện cho những bệnh truyền nhiễm có thể phát triển mạnh mẽ.

Bệnh HIV được chia thành rất nhiều giai đoạn và trong đó AIDS là giai đoạn cuối cùng khi bị lây nhiễm virus HIV. Lúc này cơ thể gần như đã bị phá hủy hoàn toàn hệ miễn dịch và nguy cơ tử vong là rất cao. Bệnh HIV là bệnh truyền nhiễm nên có thể lây qua các con đường như quan hệ tình dục, từ mẹ sang con hoặc đường máu.

Vậy bệnh HIV có chữa được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, cả bệnh nhân cũng như những người không nhiễm virus cũng rất muốn được giải đáp câu hỏi này. Mặc dù y học ngày càng phát triển đã sản xuất ra khá nhiều loại thuốc điều trị HIV, giúp người bệnh sống lâu hơn nhưng để chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này thì y học vẫn chưa thể làm được.

Chúng ta chỉ có thể áp dụng các loại thuốc để giúp ức chế sự phát triển của các loại virus, kiểm soát bệnh trong một thời gian dài chứ không thể tiêu diệt được hoàn toàn các loại virus gây nên bệnh HIV trong cơ thể của chúng ta.

Bệnh HIV có chữa được không
Bệnh HIV có chữa được không

Ngày nay bệnh HIV cũng đã có thể kiểm soát được sự lây nhiễm. Theo đó những người sử dụng các phương thức kháng virus cũng đã có thể làm giảm được lượng virus trong cơ thể, kéo dài sự sống của mình và không bị tổn hại quá nhiều đến sức khỏe.

Bên cạnh đó một số phương pháp điều trị thử nghiệm HIV trên thế giới cũng đã có những bước đầu thành công khi mang đến hiệu quả trị khỏi bệnh với một số ít người thử nghiệm. Vì vậy mà các nhà khoa học vẫn luôn tin tưởng rằng trong tương lai có thể tìm ra được những loại thuốc có tác dụng chữa trị khỏi hoàn toàn căn bệnh thế kỷ này.

Cách điều trị bệnh HIV hiện nay

Sau khi đã nắm được câu trả lời cho câu hỏi bệnh HIV có chữa được không, hẳn sẽ khiến nhiều người cảm thấy hoang mang hơn về căn bệnh này. Tuy nhiên có thể thấy hiện nay các phương pháp điều trị bệnh HIV đều đã mang đến những hiệu quả vô cùng tích cực cho người bệnh.

Theo đó việc điều trị HIV bằng các thuốc kháng virus ARV đang là lựa chọn hàng đầu của những người không may mắc phải căn bệnh thế kỷ này. Đây là một trong những loại thuốc kháng virus được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam để điều trị bệnh HIV.

Thuốc ARV sẽ bao gồm 3 nhóm chính và mỗi nhóm sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau trong việc trong việc điều trị bệnh HIV. Khi thực hiện phương pháp điều trị này, bạn sẽ cần phải kết hợp cả 3 loại để mang đến hiệu quả cao nhất.

Sau một thời gian điều trị với ARV, nồng độ virus trong máu sẽ được giảm xuống nhanh chóng đồng thời cũng làm giảm các nguy cơ lây nhiễm, ngăn chặn tình trạng lây lan HIV trong cộng đồng.

Bệnh HIV có chữa được không? Cách điều trị thế nào?
Bệnh HIV có chữa được không? Cách điều trị thế nào?

Phương thức điều trị ARV không chỉ giúp người bệnh có thể kéo dài sự sống của mình mà còn làm giảm sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ chuyển sang giai đoạn AIDS. Người bị nhiễm virus HIV hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ của mình và tham gia vào cuộc sống hàng ngày một cách thoải mái nhất.

Việc điều trị HIV bằng ARV sẽ phải kéo dài suốt đời và một khi đã sử dụng thì sẽ cần phải duy trì liều uống hàng ngày. Việc bỏ quan liều hoặc dừng uống thuốc giữa chừng sẽ gây nên rất nhiều tác hại khó lường với sức khỏe của người bị nhiễm HIV.

Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc điều trị HIV cũng có thể gặp phải một vài các tác dụng phụ. Tùy theo cơ địa của từng người thì bệnh cũng sẽ có những tác dụng phụ hoàn toàn khác nhau. Vì vậy bạn cũng không cần phải quá lo lắng nếu gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, nổi ban, rối loạn giấc ngủ,…

Cách hạn chế rủi ro khi sống chung với người bệnh HIV

Sau khi đã tìm hiểu bệnh HIV có chữa được không, hẳn sẽ có nhiều người quan tâm đến việc làm thế nào để hạn chế rủi ro lây nhiễm khi sống chung với những người đang bị nhiễm HIV. Bên cạnh đó đây cũng là nội dung được khuyến cáo nên phổ biến tới cả xã hội để những người bị nhiễm HIV có thể chung sống với cộng đồng.

Trước tiên bạn cần nắm được các phương thức làm lây lan chủ yếu của căn bệnh này bao gồm:

  • Virus HIV lây lan chủ yếu qua dịch cơ thể, máu, dịch âm đạo, sữa mẹ.
  • HIV có thể lây qua đường quan hệ tình dục, hậu môn hoặc âm đạo.
  • Virus HIV có thể lây lan bằng việc sử dụng chung kim tiêm, chung đồ dùng cá nhân.
  • Trong quá trình mang thai, người mẹ cũng có thể lây virus sang con cái và trong quá trình cho con bú cũng có thể trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh.

Như vậy có thể thấy HIV hoàn toàn không lây lan khi va chạm cơ thể, bị côn trùng đốt hay qua nụ hôn. Chỉ trừ các trường hợp trên cơ thể hoặc trong miệng của bạn có các vết thương hở có thể tiếp xúc với người bệnh.

Bên cạnh đó virus HIV cũng không lây nhiễm qua các đồ dùng trong nhà, đồ dùng vệ sinh, nguồn nước,… nên việc sống chung với những người bị nhiễm HIV mà không bị lây nhiễm vẫn là điều hoàn toàn có thể.

Bệnh HIV có chữa được không? Cách phòng tránh bệnh HIV
Bệnh HIV có chữa được không? Cách phòng tránh bệnh HIV

Theo đó chúng ta chỉ cần tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây để hạn chế tình trang lây nhiễm virus HIV như sau:

  • Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, bao gồm bao cu su đạt chất lượng và các loại thuốc dự phòng trước phơi nhiễm PrEP.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung kim tiêm trong bất cứ trường hợp nào.
  • Đối với những người bị nhiễm HIV thì tốt nhất nên tuân chủ các phác đồ điều trị một cách đều đặn để có thể làm giảm hoàn toàn lượng virus trong cơ thể, hạn chế nguy cơ lây lan cho những người xung quanh.
  • Nếu bạn phải trợ giúp việc đi vệ sinh cho những người đang bị nhiễm HIV thì nên sử dụng găng tay bảo vệ và rửa sạch tay bằng xà phòng để hạn chế việc lây nhiễm.
  • Virus không thể lây lan qua nước bọt nên không cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa trong quá trình ăn uống hàng ngày.
  • Đối với việc dọn dẹp chất nôn của người bệnh cũng không có nguy cơ lây nhiễm tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng khẩu trang, găng tay và rửa tay sạch sẽ để ngăn ngừa mọi nguy cơ lây nhiễm.

Cách thức dự phòng lây nhiễm HIV, bạn cần biết!

Một trong những phương thức quan trọng nhất để hạn chế lây nhiễm virus HIV cũng như không phải đắn đo về câu hỏi bệnh HIV có chữa được không chính là áp dụng các phương thức dự phòng lây nhiễm HIV cho bản thân, đặc biệt là với những người thường xuyên phải tiếp xúc với những người nhiễm HIV.

Sử dụng thuốc ARV để dự phòng trước phơi nhiễm

Bệnh HIV có chữa được không? Sử dụng thuốc để dự phòng trước phơi nhiễm
Bệnh HIV có chữa được không? Sử dụng thuốc để dự phòng trước phơi nhiễm

Dự phòng trước phơi nhiễm cũng là yếu tố giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV vô cùng quan trọng. Phương thức này được đánh giá là có khả năng ngăn ngừa lây nhiễm HIV vô cùng cao nếu thực hiện đúng theo chỉ định của các bác sĩ.

  • PrEP giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm trong quan hệ tình dục lên tớ 99%.
  • Dự phòng trước phơi nhiễm cũng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV do tiêm chích lên tới 74%.

Tuy nhiên bạn sẽ cần phải thực hiện theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất. Dự phòng thường sẽ có hiệu quả kém hơn nếu không thực hiện theo đúng và đủ các hướng dẫn.

Một điểm mà bạn cũng cần lưu ý là phương thức dự phòng lây nhiễm PrEP chỉ áp dụng với việc chống lại các virus lây nhiễm HIV. Còn với các bệnh lây lan qua đường tình dục khác thì không. Vì vậy bạn cần phải đảm bảo luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ để bảo vệ tốt nhất cho cơ thể của mình.

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV được hiểu là cách thức ngăn chặn virus HIV xâm nhập vào cơ thể sau khi vô tình tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm HIV. Phương thức này thường được gọi với thuật ngữ là PEP. PEP được yêu cầu sẽ phải thực hiện trong vòng 72 giờ ngay sau khi phơi nhiễm với virus HIV.

Bệnh HIV có chữa được không? Sử dụng thuốc sau khi phơi nhiễm
Bệnh HIV có chữa được không? Sử dụng thuốc sau khi phơi nhiễm

Theo đó khi được kê thuốc PEP, bạn sẽ cần phải duy trì thực hiện trong vòng 28 ngày để đảm bảo có thể mang lại hiệu quả ngăn chặn tốt nhất. Bạn cần phải liên hệ với các trung tâm y tế ngay lập tức nếu như nhận thấy mình đã có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV, bao gồm một trong số các trường hợp cụ thể dưới đây:

  • Khi bạn thực hiện quan hệ tình dục không an toàn và nghi ngờ có thể người đó đã nhiễm virus HIV.
  • Khi bạn bị tấn công tình dục mà hoàn toàn không có các biện pháp bảo vệ an toàn cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm khá cao.
  • PEP cũng có thể được áp dụng khi bạn sử dụng chung kim tiêm, ống kiêm hoặc một số vật dụng khác có thể làm lây nhiễm virus HIV.

PEP thực tế chỉ sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp và ngay sau các đối tượng nghi ngờ mình bị phơi nhiễm HIV. Vì thế phương thức này sẽ không được sử dụng thay thế cho các biện pháp phòng ngừa HIV khác.

FAQs – Những câu hỏi liên quan

Để giúp cho bạn có thêm những kiến thức cơ bản nhất xung quanh câu hỏi bệnh HIV có chữa được không, dưới đây sẽ là những câu hỏi liên quan về căn bệnh này mà bạn nên biết.

Mới nhiễm HIV có chữa được không?

Tương tự như câu hỏi bệnh HIV chữa được không thì cũng có rất nhiều người quan tâm nhiễm HIV giai đoạn đầu có chữa được không? Thực hư vấn đề này như thế nào?
Thực tế việc đã bị lây nhiễm HIV thì ở giai đoạn nào cũng đều chưa có phương thức để chữa khỏi hoàn toàn. Ngay cả với những người mới bị, những người đang bị HIV ở giai đoạn cửa sổ đều chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên nguy cơ cao bạn vẫn phải sống với căn bệnh này suốt đời.
Mặc dù chưa có cách chữa khỏi nhưng với bệnh nhân mới nhiễm HIV nếu được áp dụng các phương thức điều trị hiệu quả thì bạn vẫn có thể chung sống trong cộng đồng và kéo dài tuổi thọ của mình trong một khoảng thời gian tương đối dài.

Phơi nhiễm HIV có chữa được không?

Khác với những người mới bị nhiễm HIV thì người phơi nhiễm HIV hoàn toàn có thể loại bỏ được virus HIV ra khỏi cơ thể của mình. Tuy nhiên với điều kiện người bị phơi nhiễm phải khẩn trương áp dụng điều trị phơi nhiễm HIV ngay trong 72 giờ đầu tiên khi nghi ngờ bị phơi nhiễm.
Vì vậy sau 72 giờ nếu bạn không có bất cứ biện pháp kháng virus nào thì nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV là điều không tránh khỏi. Nếu để cơ thể bị nhiễm virus thì việc chữa khỏi là điều hoàn toàn không thể đối với y học hiện nay.

Có thể mua thuốc điều trị HIV ở đâu?

Mặc dù HIV là căn bệnh không thể chữa khỏi nhưng bạn vẫn có thể sống chung với nó và duy trì tuổi thọ của mình bằng cách sử dụng thuốc điều trị HIV – ARV. Hiện nay mọi người đều đã có thể dễ dàng tìm kiếm và mua loại thuốc này theo nhiều cách khác nhau.
Trong đó bạn có thể trực tiếp liên hệ với các trung tâm y tế dự phòng, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện,… trên khắp cả nước để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Không nên mua thuốc ở bên ngoài hay do người khác giới thiệu bởi nó không đảm bảo có thể mang đến hiệu quả trong việc điều trị bệnh mà đôi khi còn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Có thể mang thai khi bị nhiễm HIV không?

Mặc dù nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con là vô cùng lớn tuy nhiên người mẹ vẫn có thể mang thai khi biết mình mắc HIV. Để giảm thiểu rủi ro cho việc lây nhiễm từ mẹ sang con, tốt nhất là bạn nên trao đổi với các bác sĩ để đảm bảo nhận được các phác đồ chăm sóc cho cả mẹ và con hiệu quả nhất.
Phụ nữ mang thai nhiễm virus HIV có thể sử dụng các loại thuốc để điều trị và hạn chế việc lây nhiễm, giúp thai nhi trong bụng có đủ kháng nguyên để chống lại virus và ra đời một cách mạnh khỏe nhất.

Que test HIV tại nhà có chính xác không?

Việc sử dụng các loại que test HIV tại nhà đang ngày càng phổ biến hơn. Vậy que test HIV có chính xác không? Hiện nay vẫn có không ít người nghi ngờ về tính chính xác của loại xét nghiệm này.
Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì các loại tết HIV tại nhà hiện nay đều có tính chính xác cao và cho ra kết quả ngay lập tức. Dù vậy so với việc xét nghiệm máu tại các cơ sơ y tế thì test HIV tại nhà vẫn không có độ chính xác cao bằng.

Quan hệ bằng miệng có bị HIV?

Có thể thấy việc quan hệ bằng miệng vẫn có khả năng lây nhiễm HIV tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm này sẽ thấp hơn rất nhiều so với các phương thức quan hệ tình dục phổ biến khác. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải chú ý sử dụng các biện pháp an toàn để tránh việc lây nhiễm.

HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Một khi đã bị lây nhiễm HIV và tiến triển thành sang giai đoạn cuối thì tỷ lệ tử vong của người bệnh là vô cùng cao. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì những người bệnh ở giai đoạn cuối chỉ có thể sống được thêm khoảng 3 năm và trường hợp tiến triển nặng, nhiễm trùng cao thì khả năng chỉ còn duy trì sự sống được khoảng 1 năm.

Lời kết

Với những thông tin trên đây hẳn đã phần nào giúp bạn trả lời được câu hỏi bệnh HIV có chữa được không. Hy vọng sau các nội dung này sẽ giúp cho bạn có thể nắm được các thông tin cơ bản nhất về HIV cũng như cách để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.

Ngoài ra Hapigo cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về một số căn bệnh dễ lây nhiễm như: bệnh viêm gan siêu vi B, bệnh giang mai, bệnh sùi mào gà,…

Share.

Leave A Reply