Chat with us, powered by LiveChat

Khi mang bầu, người mẹ cần phải rất cẩn thận và tỉ mỉ trong việc ăn uống. Rau xanh là loại thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt, luôn được bác sĩ khuyên dùng trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên giữa muôn vàn loại rau trên thị trường, các mẹ có biết được đâu là loại rau tốt trong thời kỳ mang thai, đâu là loại rau mà mình nên tránh hoặc dùng hạn chế không? Nếu không biết bà bầu không nên ăn rau gì? thì đọc bài viết ngay sau đây nhé.

Bà bầu không nên ăn rau gì? – 7 loại tránh xa

Một vài loại rau tốt cho sức khỏe, cho bà bầu những có những loại rau mà bà bầu không nên ăn, gây nguy hiểm cho thai kỳ cần phải tránh xa, bà bầu không nên ăn gì? Đây là kiến thức bạn cần lưu tâm để có được bữa ăn chế độ dinh dưỡng an toàn trong suốt thai kỳ!

Rau bà bầu không nên ăn – Mướp đắng

Rau bà bầu không nên ăn - Mướp đắng
Rau bà bầu không nên ăn – Mướp đắng

Bà bầu không nên ăn rau gì? Mướp đắng ( Khổ qua) là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích bởi vị đắng nhẹ, rất tốt cho sức khỏe và cũng là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh, tốt nhất là với những người tiểu đường hoặc bị táo bón.

Trong mướp đắng có chứa Folate, Vitamin C và một số nguyên tố vi lượng như Kali, Magie, Mangan,… đều là những chất cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên, việc sử dụng loại thực phẩm này với bà bầu nên hạn chế và tuyệt đối không ăn trong ba tháng đầu thai kỳ, bởi vì:

  • Mướp đắng làm tăng co bóp dạ dày và tử cung, gây ra những cơn co thắt tử cung có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu khi thai chưa làm tổ vững chắc, đặc biệt với phụ nữ có tử cung nghiêng, có sẹo hay nạo phá thai nhiều lần.
  • Ăn nhiều mướp đắng có thể gây hại cho tiêu hóa: đầy hơi, ợ nóng, đau bụng, gây ngộ độc nhức đầu, nôn mửa,.. nguy cơ chuyển dạ sớm khi sắp sinh
  • Mặt khác, việc ăn mướp đắng gây dị tật thai nhi hiện nay vẫn chưa có kết quả rõ ràng. Tuy nhiên theo các nghiên cứu lâm sàng trên chuột thì ăn nhiều mướp đắng gây nên dị tật bào thai ở chuột. Do vậy mà các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai hạn chế ăn mướp đắng

Ngoài ra, trong hạt mướp đắng còn chứa các chất Vicine có thể gây ngộ độc, vì thế khi ăn các bạn nên bỏ hạt mướp đắng ra nhé.

Rau ngải cứu – Bà bầu không nên ăn rau gì?

Bà bầu không nên ăn rau ngải cứu
Bà bầu không nên ăn rau ngải cứu

Ngải cứu được biết đến như một loại thảo dược giúp xoa dịu những cơn đau, có tác dụng lưu thông máu, dịu thần kinh, giảm đau bụng, giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như chán ăn, trào ngược dạ dày,… Đặc biệt với nhiều thầy thuốc đông y sử dụng ngải cứu để giúp an thai khi có các vấn đề như động thai, sảy thai liên tục.

Mặc dù chưa có những nghiên cứu trực tiếp trên cơ thể người, nhưng khi tiến hành trên chuột, các nghiên cứu đã chỉ ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, việc sử dụng ngải cứu khiến tăng tỷ lệ sảy thai, thai khó làm tổ. Ngoài ra ngải cứu còn làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Vì thế nếu mẹ nào muốn sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai thì nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước nhé.

Bà bầu không nên ăn rau gì? – Rau răm

Bà bầu không nên ăn rau gì? - Rau răm
Bà bầu không nên ăn rau gì? – Rau răm

Rau răm là một loại rau ăn kèm rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Với hương vị cay nồng cùng mùi thơm đặc trưng giúp các món ăn thêm phần đậm đà. Ngoài ra rau răm cũng có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể như làm ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng. Rau răm còn giúp bổ mắt, ích trí, mạnh gân cốt. 

Tốt như vậy nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng, đặc biệt là phụ nữ khi mang thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ không nên ăn rau răm vì rất dễ bị mất máu, gây ra tình trạng co bóp tử cung liên tục dẫn đến việc sảy thai, sinh non.

Rau chùm ngây – Bà bầu không nên ăn rau gì?

Bà bầu không ăn được rau gì - Rau chùm ngây
Bà bầu không ăn được rau gì – Rau chùm ngây

Bà bầu không ăn được rau gì? Đó là rau chùm ngây là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, các bộ phận của cây gần như đều có thể sử dụng làm thức ăn hoặc làm thuốc. Rau chùm ngây có chứa lượng vitamin C cao gấp 4 lần cam, lượng canxi gấp 4 lần và protein gấp 2 lần trong sữa, lượng vitamin A gấp 4 lần cà rốt, kali gấp 3 lần trong chuối. Nhìn là thấy rau chùm ngây là chùm dinh dưỡng rồi đúng không ạ.

Tuy nhiên vì chứa lượng chất lớn như vậy nên việc sử dụng rau chùm ngây cũng cần lưu ý, vì không phải cứ bổ sung càng nhiều cho cơ thể thì càng tốt. Đặc biệt với những phụ nữ mang thai, rau chùm ngây không phải là loại rau được khuyên dùng.

Trong rau chùm ngây chứa alpha-sitosterol, là một loại hormone có cấu trúc giống với estrogen gây nguy cơ trơn tử cung dễ dẫn đến sảy thai.

Mẹ bầu không nên ăn rau gì? –  Rau sam

Mẹ bầu không nên ăn rau gì? - Rau sam
Mẹ bầu không nên ăn rau gì? – Rau sam

Rau sam là một loại rau dễ trồng dễ chăm, thậm chí còn mọc dại nhưng giá trị dinh dưỡng lại khá cao, với nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt lượng acid béo Omega 3 rất dồi dào. Rau sam có tác dụng thanh nhiệt, trừ giun, giải độc cực kỳ hiệu quả.

Tuy vậy mẹ bầu lại không nên ăn loại rau này, đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ. Rau sam gây kích thích mạng tử cung, gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy rau sam là một trong những loại rau không nên ăn khi mang thai.

Rau ngót

Bà bầu không nên ăn rau ngót
Bà bầu không nên ăn rau ngót

Rau ngót là loại rau phổ biến trong các bữa cơm gia đình. Rau ngót chứa nhiều vitamin và chất khoáng, cụ thể trong 100g rau ngót chứa 169mg canxi,123mg magie,457mg kali, 185mg vitamin C,….

Tuy nhiên trong rau ngót chứa hàm lượng lớn papaverin – chất này gây kích thích cơ trơn tử cung và co thắt. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sảy thai xảy ra. Ngoài ra hợp chất glucocorticoid trong rau ngót có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi, photpho của mẹ bầu. Vì thế mẹ bầu mang thai đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu tiên nên kiêng loại rau này.

Măng tươi – Bà bầu không nên ăn rau gì?

Bà bầu không nên ăn rau gì? - Măng tươi
Bà bầu không nên ăn rau gì? – Măng tươi

Măng tươi được biết đến là món ăn dễ ăn, ngon miệng, là loại rau củ giàu vitamin A, E, niacin, thiamin, chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, chống táo bón. Ngoài ra măng chứa chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, tốt cho quá trình cấu tạo tế bào của thai nhi.

Tuy nhiên măng tươi không thật sự tốt cho bà bầu, đặc biệt 3 tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm.

  • Chất glucozit trong măng khi vào trong dạ dày sẽ hấp thụ và chuyển hóa thành axit xyanhydric có thể gây ngộ độc, buồn nôn, tụt huyết áp,… khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng đến sự phát triển và dinh dưỡng của thai nhi.
  • Măng tươi có một chất gọi là cyanide gây ngộ độc, buồn nôn, khó thở, đau đầu, giàu chất xơ dễ gây đầy bụng.
  • Lưu ý khi ăn măng: nên chế biến kỹ, luộc 2 lượt trước khi chế biến các món khác như xào, ngâm măng để loại bỏ được nhiều chất độc ra nhất có thể.

Mẹ bầu nên ăn rau gì?

Mẹ bầu nên ăn rau gì?
Mẹ bầu nên ăn rau gì?

Rau củ là loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn, vì thế bên cạnh những loại rau củ không tốt cho cơ thể người mẹ và thai nhi, cũng sẽ có những loại rau có lợi cho mẹ bầu, phải kể đến như:

  • Đậu hà lan: Giúp điều hòa đường huyết, cân bằng lượng đường trong máu, loại bỏ cholesterol xấu, tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Ngoài ra đậu hà lan còn hỗ trợ khả năng tiêu hóa cho mẹ bầu.
  • Củ cải trắng: Củ cải trắng vừa bổ sung vitamin và khoáng chất, vừa chữa bệnh lại giúp làn da trẻ đẹp. Tuy nhiên mẹ bầu cần tránh ăn củ cải sống hay muối chua.
  • Bông cải xanh: đây là loại rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh: axit folic, magie, phốt pho và vitamin K, vitamin C… Mẹ bầu ăn bông cải xanh trong 3 tháng đầu thai kì còn giúp hạn chế dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bên cạnh đó bông cải xanh còn giúp giảm táo bón, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu,… cho mẹ bầu.
  • Măng tây: cũng như bông cải xanh, măng tây chứa axit folic, vitamin D, K,.. có khả năng hỗ trợ trẻ phát triển ổn định và toàn diện hơn. Ăn măng tây giúp phòng tránh tình trạng dị tật của trẻ ở ống thần kinh.
  • Rau chân vịt: Loại rau này giàu khoáng chất như kali, kẽm, magie, sắt, canxi cùng các vitamin A, B6, C, K, B1,…Đây là loại rau rất có lợi cho sức khỏe đặc biệt là phụ nữ mang thai với hàm lượng chất béo thấp, giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển mạnh, giúp người mẹ quản lý bệnh đái tháo đường, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ tiêu hóa,…
  • Ngoài ra các loại rau tốt cho mẹ bầu có thể kể đến như: rau dền, bắp cải, mồng tơi, cà chua, rau cần, atiso, đậu bắp,…

Tổng kết

Trên đây là những loại rau mà các bà bầu không nên ăn rau gì? bà bầu không nên ăn gì? nên tránh sử dụng trong quá trình mang thai. Với những loại rau được khuyên dùng, các mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nên thay đổi thực đơn mỗi ngày để bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé. Để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con trong suốt quá trình mang thai, người mẹ nên đi khám định kì đầy đủ và nghe theo những lời khuyên của bác sĩ chuyên môn nhé.

Share.

Leave A Reply