Tình trạng ốm nghén buồn nôn, khó chịu thường xảy ra vào giai đoạn đầu của thai kỳ khiến cho mẹ bầu thường chán ăn ngửi thấy mùi đồ ăn là buồn nôn. Vậy bà bầu nôn xong nên ăn gì để vừa có dinh dưỡng mà không có cảm giác buồn nôn! Đọc bài viết sau để có thêm nhiều kiến thức hay nhé!
Nguyên nhân dẫn đến bà bầu hay bị nôn (ốm nghén)?
Bà bầu bị buồn nôn đây là kết quả của việc ốm nghén. Tình trạng này thường diễn ra ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Hầu hết các chị em phụ nữ mang thai đều trải qua ốm nghén, buồn nôn với mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo cơ địa của từng người.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu bị nôn khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố sinh dục ở phụ nữ, cơ thể sản xuất một lượng hormone progesterone khiến cho các cơ ở hệ tiêu hóa bị giãn thức ăn bị đẩy lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn.
Một vài nguyên nhân khác cũng khiến bà bà bầu ốm nghén hay bị nôn đó là:
- Do di truyền: nếu mẹ bị nghén khi mang thai thì con gái lúc có bầu cũng gặp tình trạng tương tự:
- Sự thay đổi đột ngột trạng thái của cơ thể khiến hệ thần khinh khứu giác của bà bầu cũng trở nên nhạy cảm hơn với những đồ ăn, thức uống có mùi do vậy mà rất nhiều chị em có cảm giác buồn nôn khi ngửi thấy những đồ ăn có thể trước bầu rất yêu thích
- Thói quen ăn uống thất thường một số chị em chưa có kinh nghiệm, mang thai lần đầu với tâm lý cứ ăn cho con lớn khiến nạp quá nhiều chất vào cơ thể tình trạng này gây cảm giác ngấy khiến dạ dày bị trào ngược. Một số người thì lại có tâm lý giữ dáng sợ ăn nên nạp quá ít, dạ dày lại co bóp hoạt động liên tục khiến người có cảm giác buồn nôn.
5 Nhóm dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu khi mang thai
Dinh dưỡng trong quá trình mang thai rất quan trọng điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của mẹ và bé. Do đó mà ở giai đoạn này mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Giai đoạn mang bầu một ngày mẹ cần phải nạp từ 2200 – 2400 kcal một ngày và cần đủ nhóm dưỡng chất sau:
Protein
Chất đạm là dưỡng chất đầu tiên trong tháp dinh dưỡng mà mẹ bầu cần phải bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Để con được phát triển mẹ có sức khỏe tốt thì lượng protein cần nạp phải nhiều gấp 2 lần so với thông thường.
Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu đạm thực vật và động vật như: trứng, thịt nạc, sữa, các loại đậu, măng tây, cải bó xôi, súp lơ xanh,..
Carbohydrate – Chất bột đường
Lượng chất xơ, bột đường tự nhiên được nạp vào cơ thể vô cùng tốt. Mẹ bầu nên ăn các loại hạt như óc chó, hạt điều, các loại đậu, gạo lứt, yến mạch, chuối, sữa ít béo,…đây là những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin giúp giảm táo bón và sản sinh được lượng máu cần thiết cho cả mẹ và con.
Lipid (Chất béo)
Chất béo mẹ cần nạp vào đến từ các loại hạt như lạc vừng, các loại dầu có nguồn gốc thực vật. Mẹ hạn chế không nên ăn những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ động vật, chiên xào sẽ khiến buồn nôn chán ăn ở giai đoạn đầu thai kỳ.
Lưu ý mẹ cũng không nên kỳ thị chất béo bởi dù ít hay nhiều nó cũng có tác dụng nhất định. Khi mà chất béo giúp cho việc hấp thụ các vitamin như A, D, E, K nhanh. Do vậy mà mẹ có thể bổ sung lượng chất béo vừa đủ như cá hồi, cá thu, cá ngừ,…
Vitamin và khoáng chất
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để bổ sung nguồn khóa chất thiết yếu phục vụ các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Trong giai đoạn mang thai mẹ cần bổ sung thêm các loại vitamin A, D, E các loại sắt, canxi để tốt cho mẹ và bé hạn chế được các nguy cơ mắc phải bệnh lý thiếu vitamin D, còi xương thiếu máu ở trẻ.
+) Kẽm: có trong trứng, ngũ cốc, súp lơ xanh
+) Canxi có trong sữa chua, sữa tươi không đường đậu hũ cùng một số loại thực phẩm giàu canxi khác
+) Tổng hợp sắt có trong thịt bò, lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc các loại rau có màu xanh,..
+) Vitamin C: các loại hoa quả như táo, lê, cam, quýt, bưởi
+) Vitamin trong trứng, sữa, đậu, cá hồi
Tham khảo Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu bổ sung đủ dưỡng chất cho mẹ và sự phát triển toàn diện của bé.
Axit Folic
Axit Folic rất cần thiết đối với cơ thể chúng ta nó giúp sản xuất và duy trì các tế bào mới giảm được các nguy cơ dị tật bẩm sinh và các biến chứng ở thai kỳ. Nó giúp ngăn chặn được các dị tật ống thần kinh gồm nứt đốt sống và chứng thiếu não ở trẻ sơ sinh. Do vậy mà mẹ cần đặc biệt chú trọng đến việc nạp các axit folic trong bữa ăn hàng ngày thông qua các loại thực phẩm như cải bó xôi, súp lơ xanh, củ cải trắng
Bà bầu nôn xong nên ăn gì
Tình trạng ốm nghén diễn ra liên tục dần mất kiểm soát khiến cho cơ thể bị mất nước, thiếu chất gây cảm giác mệt mỏi chán chường. Điều quan tâm lúc này chính là cung cấp năng lượng cho cơ thể kịp thời. Vậy bà bầu nôn xong nên ăn gì? Đọc câu trả lời ngay sau đây nhé!
Bánh quy, bánh mì
Đứng đầu trong danh sách những loại thực phẩm mà mẹ nên ăn sau khi bị nôn đó chính là các sản phẩm làm từ bột mì. Bởi lượng Carbohydrate có trong các loại bánh này giúp trung hòa các axit ở dạ dày không những tốt cho mẹ bầu bị ốm nghén mà đối với những người say tàu xe thì chỉ cần ngửi hoặc lót dạ bằng một mẩu bánh mì là đã có thể cắt được cơn buồn nôn rồi.
Sử dụng các sản phẩm làm từ gừng
Trong gừng có chứa 2 hợp chất là gingerol và shogol giúp điều trị được chứng rối loạn tiêu hóa cũng như kiểm soát được các cơn buồn nôn, ói mửa ở phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó gừng còn là một vị thuốc mà trong Đông Y xác định là có tính nóng giúp kiềm được lượng axit có trong dạ dày.
Ở giai đoạn bị ốm nghén thì bạn có thể uống một ly nước ấm mật ong gừng để vừa detox cơ thể vừa giảm được các triệu chứng buồn nôn hiệu quả.
Ăn chuối
Chuối là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao vô cùng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Với mẹ bầu thì việc ăn chuối sẽ giúp cơ thể loại bỏ được hết các chất gây ra tình trạng buồn nôn. Bổ sung thêm kali cần thiết bị mất đi khi thai phụ nôn quá nhiều
Đặc biệt trong chuối có lượng đường tự nhiên vừa phải giúp tâm trạng của mẹ bầu thoải mái hơn sau khi nôn nghén. Ăn chuối thường xuyên vừa thông minh mà còn giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hoạt động được tốt nhất!
Ăn đồ ăn làm từ sữa
Uống sữa khi mang thai đây là chuyện hết sức bình thường với những người bị nôn nghén thì hàng ngày mẹ nên sử dụng thêm sữa chua để hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru. Nó có hiệu quả rất tốt trong việc điều hòa lượng axit có trong dạ dày tạo lớp dịch nhày bao phủ lên bè mặt ruột non giúp bảo vệ niêm mạc tránh được những tác nhân gây hại.
Me
Theo nhiều bài thuốc Đông Y thì việc sử dụng quả me khi bị ốm nghén vô cùng hiệu quả nó giúp ngăn chặn được tình trạng ốm nghén chán ăn hiệu quả. Mẹ có thể dùng me tươi hoặc khô đun sôi lấy nước uống sẽ giảm được triệu chứng nghén. Ngoài ra thì có thể sử dụng kẹo me ngậm, nước me ngâm cũng rất tốt.
Nước ấm
Cơ thể sau khi nôn đang bị thiếu nước trầm trọng do đó mà các bạn cần phải cung cấp nước liên tục đặc biệt khi dạ dày đang bị tổn thương thì mẹ cần bổ sung nước ấm sẽ xoa dịu được cảm giác khó chịu lộn xộn trong dạ dày, làm giảm được cảm giác đau rát họng.
Khi uống nước mẹ có thể chia nhỏ từng ngụm uống thành nhiều lần và liên tục sẽ giúp cắt được cơn buồn nôn đồng thời trung hòa được lượng axit tràn vào cổ họng khi bị nôn ra.
Dưa hấu
Khi mẹ bầu bị nôn ói sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu nước và cần phải bổ sung kịp thời. Do vậy bạn có thể ăn dưa hấu đây là loại trái cây siêu nhiều nước có vị ngọt tự nhiên vừa ăn toàn mà lại chế ngự được cơn buồn nôn hiệu quả
Táo
Đứng đầu trong danh sách loại quả có nhiều chất xơ không thể không nhắc đến táo. Lượng chất xơ có trong táo sẽ loại bỏ được cảm giác buồn nôn ói mửa. Bên cạnh đó khi ăn táo sẽ giúp cơ thể bạn tái tạo được nguồn năng lượng cần thiết giảm mệt mỏi chán ăn
Khoai lang, khoai tây
Đây là loại đồ ăn mà giàu chất xơ giúp mẹ no lâu đồng thời cung cấp thêm những vi chất thiết yếu như Vitamin B6, vitamin C, Folate, Photpho,…giúp giảm hiệu quả rõ rệt các triệu chứng nôn nghén
Những đồ ăn mà mẹ bầu không nên ăn sau nôn
Giai đoạn ốm nghén, mang thai cơ thể mẹ rất nhạy cảm với các loại đồ ăn thực phẩm do đó mà trong sinh hoạt hằng ngày khi chăm sóc bà bầu bạn cần chú ý những loại đồ ăn mà phụ nữ mang bầu không được ăn sau nôn gồm:
Các loại đồ uống từ trà và cà phê
Loại đồ uống này chứa caffeine có tác dụng mạnh với nồng độ axit trong dạ dày dẫn đến tình trạng nôn ói. Vì vậy trong quá trình mang thai mẹ không nên sử dụng trà, cà phê, trà sữa để hạn chế cơn nôn nghén cũng như có những chất gây hại đến sự phát triển của con.
Đồ uống có ga
Việc uống những đồ uống có gas sẽ khiến cho bạn có cảm giác đầy hơi, chất caffeine có trong đồ uống làm kích ứng niêm mạc dạ dày làm khó chịu gây triệu chứng nôn ợ liên tục.
Không được ăn mặn
Mẹ bầu hạn chế ăn các loại đồ ăn thực phẩm nhiều muối bởi muối là dưỡng chất có lợi với vị khuẩn HP gây nên viêm loét dạ dày và tá tràng.
Hạn chế đồ chiên xào dầu mỡ
Những đồ chiên xào dầu mỗ sẽ khiến cho dạ dày cảm giác khó chịu dễ nôn ói với người bình thường khi ngửi nhiều đồ dầu mỡ gây nên cảm giác chán ăn. Do đó mà mẹ bầu tuyệt đối không ăn khi vừa nôn nghén xong nhé!
Tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm gây xảy thai
Giai đoạn đầu của thai kỳ là rất nguy hiểm mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Sau khi bà bầu nôn xong thì tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm “cấm” trong thai kỳ như: đu đủ, rau ngót, dứa, nha đam, rau má, phô mai, gan động vật,…
Mẹo để hết buồn nôn ốm nghén khi mang thai
Buồn nôn, ốm nghén dù nặng hay nhẹ cũng gây những ảnh hưởng không tốt đến tâm lý sức khỏe cho mẹ và bé. Nếu tình trạng này diễn ra lâu sẽ khiến cho mẹ bị stress nặng, gây cảm giác chán ăn thiếu chất dinh dưỡng để con phát triển. Một vài mẹo nhỏ mẹ có thể áp dụng để hạn chế nôn nghén khi mang bầu:
- Không tiếp xúc với thực phẩm có mùi tanh sống như: cá, tôm, thịt sống, mắm tôm,… Mẹ bầu nên tham khảo các loại thực phẩm nên ăn trong 3 tháng đầu.
- Uống nước liên tục để tránh tình trạng mất nước, nên chia nhỏ từng ngụm và uống thành nhiều lần để cắt cơn buồn nôn.
- Nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để luôn có cảm giác đầy bụng. Nạp nhiều đồ ăn giàu chất xơ, ít đường các thực phẩm chứa protein: trứng, sữa, rau xanh, trái cây,…
- Mẹ tuyệt đối không nên uống các loại vitamin khi bụng đói chúng sẽ sinh ra các axit amin làm kích thích dạ dày và gây ra cảm giác buồn nôn cho mẹ.
- Ngay khi có triệu chứng hoặc phòng tránh thì mẹ có thể dùng các sản phẩm từ gừng như trà gừng bánh gừng, kẹo gừng để giúp giữ ấm cơ thể, các chất từ gừng sẽ giúp kiểm soát chứng rối loạn tiêu hóa, các cơn nôn ói ở thai phụ
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi cho hợp lý. Mỗi ngày mẹ nên dành 30 phút để vận động nhẹ như Yoga, thiền, đi bộ luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, ngủ đủ giấc để con phát triển tốt nhất
- Tham khảo các bài thuốc xoa bóp bấm huyệt của Đông Y sử dụng khi có triệu chứng buồn nôn.
Một vài lưu ý cho mẹ bầu nôn xong nên ăn gì?
Cảm giác nôn, ói mửa không hề dễ chịu với tất cả mọi người. Đối với phụ nữ mang thai thì cảm giác đó còn dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn. Một vài lưu ý nhỏ khi mẹ bầu ăn sau nôn nghén:
- Nên chọn những loại thực phẩm mềm có tính nóng để nạp vào dạ dày
- Uống đủ lượng nước nhất là trà gừng để bổ sung kịp thời lượng nước đã mất.
- Mẹ tuyệt đối không làm theo những mẹo dân gian trị nôn ói những bài thuốc trôi nổi trên mạng xã hội, internet để không gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé
- Trong trường hợp mẹ bị nôn nghén quá nặng thì cần đến ngay các bệnh viên chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị cho phù hợp.
Với những điều Hapigo chia sẻ trên hi vọng sẽ là hành trang kiến thức giúp cho nhiều chị em phụ nữ có thêm kinh nghiệm trong việc làm mẹ. Như vậy bạn đã biết bà bầu nôn xong nên ăn gì rồi đúng không? Chia sẻ và lưu ngay bài viết về điện thoại để áp dụng ngay nhé. Theo dõi trang nhiều hơn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích thú vị.