Chat with us, powered by LiveChat

Chàm khô là tình trạng khá phổ biến, kể cả người già hay trẻ nhỏ đều có thể mắc phải. Với chứng bệnh này sẽ khiến bề mặt da trở nên ngứa ngáy, dễ bong tróc và nứt nẻ, tạo thành lớp sừng dày,… gây khó chịu cho người bệnh. Phương pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng bệnh này được các chuyên gia khuyến cáo đó chính là sử dụng thuốc trị chàm khô chuyên dụng. Nếu bạn chưa biết nên sử dụng loại thuốc nào có thể tham khảo ngay những loại thuốc có chất lượng, được đánh giá cao về hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé. 

Các loại thuốc trị chàm khô cho bé hiệu quả

Bệnh chàm khô không hề xa lạ với người Việt Nam, một phần nguyên nhân đó là do điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi khiến bệnh dễ hình thành và phát triển. Ngoài ra, cũng có nhiều yếu tố từ bên ngoài khiến bệnh có thể xuất hiện tại nhiều vùng da khác nhau như tay, chân, mặt,…

Chắc hẳn cũng có nhiều bố mẹ thắc mắc trẻ bị chàm khô bôi thuốc gì? Cách tốt nhất để hạn chế những tổn thương do bệnh chàm khô gây ra, đồng thời có thể điều trị bệnh dứt điểm thì cách tốt nhất là sử dụng thuốc bôi trị chàm khô. Trong phần dưới đây Hapigo sẽ tổng hợp một số loại thuốc có thể điều trị chàm khô hiệu quả và được các chuyên gia khuyên dùng, các bạn có thể tham khảo lựa chọn sản phẩm phù hợp nhé.

Thuốc trị chàm khô Fucicort

Thuốc trị bệnh chàm khô Fucicort là một dạng thuốc có chứa Corticoid có tác dụng điều trị bệnh rất tốt. Với khả năng tác động trực tiếp lên da, loại thuốc này có thể điều trị các vấn đề khác trên da như ngứa ngáy, đỏ rát, bong tróc da, vảy cứng thô ráp,… Đây là loại thuốc có khả năng điều trị đặc hiệu, do đó trước khi sử dụng các bạn cần tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia da liễu.

Trong mỗi tuýp thuốc trị chàm khô Fucicort sẽ có chứa các thành phần chính bao gồm các chất như Betamethasone, Fusidic acid, Các tá dược vừa đủ. Với những thành phần đặc trưng này, Fucicort được sử dụng với công dụng chính là sát trùng, loại bỏ vi khuẩn tại các vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Không chỉ vậy, thuốc trị chàm khô Fucicort còn có khả năng làm dịu các triệu chứng của bệnh như ngứa ngáy, đau rát, sưng đỏ,…

Thuốc trị chàm khô Fucicort
Thuốc trị chàm khô Fucicort

Bên cạnh công dụng điều trị bệnh chàm không, sản phẩm thuốc bôi ngoài da Fucicort còn được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu khác như viêm da cơ địa, vảy nến, lupus ban đỏ, chốc lở,… Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, trước khi sử dụng các bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh rồi bôi thuốc lên. Tốt nhất nên sử dụng thuốc đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả nhanh nhất.

Trước khi sử dụng Fucicort để điều trị chàm khô cho trẻ nhỏ các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đây là loại thuốc thuộc nhóm Corticoid nên cần thận trọng, tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Tuyệt đối không sử dụng cho đối tượng mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Sau khi dùng cần đóng nắp và bảo quản cẩn thận để đảm bảo chất lượng thuốc.

Thuốc trị bệnh chàm khô Gentrisone

Một trong những loại thuốc điều trị chàm khô ở mặt cho bé cũng được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng đó chính là Gentrisone. Loại thuốc này có thể điều trị khá nhiều vấn đề da liễu như nấm, viêm da do nhiễm trùng, lang ben, viêm da cơ địa,… Đặc biệt, đây là loại thuốc có hiệu quả rất tốt với tình trạng chàm khô trên da giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và điều trị bệnh nhanh chóng.

Trong thuốc Gentrisone có chứa các thành phần quan trọng gồm: Clotrimazol, Betamethason dipropionat, Gentamicin, Các tác dược khác. Tương tự như Fucicort, thuốc trị chàm khô Gentrisone cũng là loại thuốc thuộc nhóm Corticoid, có khả năng làm giả các triệu chứng của bệnh chàm. Ngoài ra, loại thuốc này cũng được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp bị viêm nhiễm, lang ben, nấm ngứa,… để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thuốc trị bệnh chàm khô Gentrisone
Thuốc trị chàm khô Gentrisone

Tương tự như các loại thuốc trị chàm khô bôi da khác, các bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm rồi bôi thuốc Gentrisone lên. Chỉ nên lấy một lượng thuốc vừa đủ rồi nhẹ nhàng massage. Kiên trì dùng thuốc 2 lần mỗi ngày sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện nhanh hơn.

Mặc dù thuốc có thể sử dụng cho đối tượng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ và tuân thủ các dùng, liều lượng phù hợp nhất để đảm bảo an toàn. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như nổi mề đay, nóng da hoặc giảm sắc tố hồng cầu,..

Thuốc trị chàm khô Beprosone

Tương tự như các loại thuốc bôi da ở trên, thuốc trị chàm khô Beprosone cũng là sản phẩm quen thuộc được các bác sĩ chỉ định hoặc khuyên dùng. Ngoài trị chàm khô sản phẩm này còn phù hợp với các vấn đề da liễu khác như vảy nến, viêm da, á sừng, lang ben,… Thuốc đặc biệt hiệu quả với các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc trên da, do đó có thể cải thiện tình trạng viêm da, dị ứng da. Tuy nhiên, thuốc này chỉ phù hợp với những người đáp ứng tốt với Corticoid, khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thuốc trị chàm khô Beprosone
Thuốc trị chàm khô Beprosone

Bảng thành phần của thuốc trị chàm khô Beprosone khá đơn giản, bao gồm các thành phần chính như: Acid salicylic 0,3g, Acid benzoic 0,6g, Các tá dược khác. Sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu điều trị bệnh chàm khô cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các vấn đề về da liễu như chàm khô, nấm da, viêm tuyến bã nhờn, viêm da vảy đầu, nấm tóc,… cũng được giải quyết tốt với loại thuốc này.

Trước khi sử dụng thuốc trị chàm khô Beprosone cần vệ sinh sạch vùng da bị chàm. Chri bôi lượng kem vừa đủ, thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn. Khi sử dụng thuốc trị chàm khô Beprosone cần thận trọng, không bôi lên vùng niêm mạc của trẻ nhỏ. Nếu bé dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc cũng không nên sử dụng.

Thuốc bôi Beprosalic

Thuốc bôi Beprosalic cũng là một loại thuốc trị chàm khô ở tay, chân, mặt,… khá quen thuộc và được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Bên cạnh trị chàm thì sản phẩm này cũng có tác dụng với khá nhiều bệnh ngoài da khác. Tuy nhiên, để sử dụng loại thuốc này các bạn cần lưu ý các tác dụng phụ như châm chích da, bỏng rát hoặc phát ban, mưng mủ.

Vì là thuốc đặc trị chàm khô nên các thành phần chính của thuốc Beprosalic cũng khá quen thuộc, gồm: Salicylic acid, Betamethasone, Các tác dược khác. Đây chắc chắn là sản phẩm đặc trị chàm khô, tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng có nhiều công dụng khác như cải thiện vùng da bị bong tróc lớp sừng cứng, điều tiết sự hoạt động của tuyến bã nhờn. Thuốc có khả năng sát khuẩn nhẹ, do đó có thể ngăn ngừa viêm nhiễm tại vùng da bị tổn thương.

Thuốc bôi Beprosalic
Thuốc bôi Beprosalic

Đối với loại thuốc trị chàm khô Beprosalic các bạn cũng chỉ cần bôi kem lên vùng da bị bệnh rồi massage nhẹ nhàng, Có thể sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ giúp thuốc đạt được hiệu quả tốt hơn. Trong quá trình bôi thuốc, để đảm bảo an toàn nên sử dụng tăm bông để lấy thuốc rồi bôi lên da.

Với đặc thù là thuốc thuộc nhóm Corticoid các bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng cho bé. Đặc biệt, không bôi thuốc lên những vùng da quá nhạy cảm, như quanh miệng, quanh mắt của bé.

Thuốc ức chế Calcineurin chữa bệnh chàm

Không chỉ các loại thuốc Corticoid mới có tác dụng trị chàm, sản phẩm thuốc Calcineurin cũng là một loại thuốc trị chàm khô được rất nhiều người tin dùng. Ưu thế của những sản phẩm này đó chính là ít gây ra các tác dụng phụ, đặc biệt là tình trạng nổi mụn trứng cá, làm mỏng da,… Các bạn có thể sử dụng kết hợp loại thuốc này với thuốc Corticoid để giảm các tác dụng phụ do thuốc này gây ra.

Hiện tại dòng thuốc này có 2 loại khác nhau, tuy nhiên công dụng vẫn được đảm bảo như nhau:

  • Thuốc Tacrolimus: Là loại thuốc được điều chế từ vi khuẩn Streptomyces Tsukuba Ensis với hàm lượng 0,03 và 0,1%.
  • Pimecrolimus: Là dẫn xuất của Ascomycin, được kết hợp với liều lượng phù hợp, đem lại hiệu quả điều trị bệnh chàm.
Thuốc trị chàm khô Tacrolimus
Thuốc trị chàm khô Tacrolimus

Đối với loại thuốc trị chàm khô Calcineurin các bạn có thể sử dụng với khá nhiều công dụng, trong đó quan trọng nhất là những công dụng điều trị bệnh da liễu như mẩn đỏ, phù nề, bong tróc vảy, giảm ngứa ngáy. Khi sử dụng các loại thuốc này sẽ hỗ trợ làm bong lớp sừng cứng, tạo điều kiện để thuốc thẩm thấu lên da tốt hơn. Đặc biệt, thuốc có thể điều trị dứt điểm bệnh chàm khô, chính vì vậy được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Thuốc Calcineurin cũng là một loại thuốc trị chàm khô dạng bôi, do đó các bạn có thể bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm. Mỗi ngày có thể bôi từ 2 – 3 lần để đảm bảo hiệu quả trị bệnh. Tuy nhiên, những loại thuốc này được khuyên dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, với những bé nhỏ hơn các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Khi sử dụng thuốc Calcineurin có thể gặp một số tác dụng phụ như dị cảm, đau, phát ban đỏ hoặc nóng da. Thuốc có giá thành khá cao, do đó có thể kết hợp với các loại thuốc khác để có thể sử dụng trong dài hạn.

Ngoài cách sử dụng thuốc trị chàm khô chuyên dụng được giới thiệu ở trên, các bạn có thể kết hợp sử dụng các loại kem dưỡng hoặc dung dịch sát khuẩn để hỗ trợ trị bệnh cho bé. Các sản phẩm này chỉ có tác dụng bổ trợ, thúc đẩy quá trình trị bệnh chàm khô nhanh hơn, do đó các bạn vẫn nên sử dụng thuốc nếu muốn trị bệnh triệt để.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị chàm khô cho bé

Để điều trị dứt điểm bệnh chàm, trong quá trình điều trị các bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Với các loại thuốc trị chàm khô chỉ nên sử dụng trong khoảng thời gian ngắn, không nên sử dụng trong thời gian quá dài bởi các loại thuốc đặc trị đều có khả năng gây mòn da, trừ các loại kem dưỡng ẩm.
  • Nếu sử dụng thuốc trị chàm khô đặc hữu, nên kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh làm khô da, giúp da hồi phục nhanh hơn.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc trị chàm khô nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, nếu xảy ra các dấu hiệu bất thường, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Nếu sử dụng thuốc trị chàm trong thời gian dài nhưng không khỏi, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ.

Chế độ chăm sóc bé bị chàm khô, mẹ cần biết

Bên cạnh việc dùng các loại thuốc trị chàm khô thì các bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, chế độ sinh hoạt,… Dưới đây là những vấn đề quan trọng, các bạn có thể tìm hiểu để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh chàm tốt hơn nhé.

Chế độ dinh dưỡng

Đối với những người bị chàm khô khiến da bị bong tróc và ngứa ngáy, gây khó chịu cho người bệnh. Đây là một bệnh lý khá đặc thù, có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi ác loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể. Chính vì lý do này, các bạn nên thận trọng khi sử dụng một số nhóm thực phẩm để tránh tình trạng bệnh phát triển nhanh, nặng hơn. Các bạn nên lưu ý một số nhóm thực phẩm dưới đây nhé:

  • Nhóm thực phẩm có khả năng gây dị ứng: Đây là nhóm có chứa nhiều chất đạm, chất béo no, chất tăng trưởng dễ khiến chàm phát triển rộng, dễ viêm nhiễm. Các bạn nên tránh xa những loại thực phẩm như lúa mì, sữa, các chế phẩm từ sữa, nấm,…
  • Nhóm thực phẩm có mùi tanh: Bao gồm các loại trứng, sữa, tiết canh, gỏi, hải sản,… vì chúng chứa nhiều arachidon tăng khả năng viêm tấy.
  • Nhóm chứa nhiều tinh bột, chất béo, dầu: Chúng có khả năng gia tăng insulin trong máu, kích thích vùng viêm lan rộng.
  • Mật ong nguyên chất: Có nguy cơ gây kích ứng do có chứa hàm lượng sodium lauryl sulphate cao.
Bị chàm khô không nên ăn gì?
Bị chàm khô không nên ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm không nên ăn thì các bạn cũng có thể sử dụng các loại rau tốt cho sức khỏe, nhất là người bị bệnh chàm như: cải bắp, súp lơ xanh, măng tây, rau xà lách,… Bên cạnh đó, các bạn có thể sử dụng một số chất chống viêm đặc trưng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: Dầu cá, tinh dầu hoa anh thảo, dầu hạt lanh,… Ngoài ra các bạn cũng cần bổ sung các thực phẩm giàu khoáng vi lượng, vitamin cần thiết cho cơ thể.

Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng các bạn cũng nên duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh cho bé để hạn chế tối đa các triệu chứng của bệnh chàm khô. Dưới đây là một vài gợi ý giúp chăm sóc trẻ nhỏ bị chàm, cá bạn nên tham khảo để có thể chăm sóc bé tốt nhất nhé.

Cách tắm cho bé khi bị chàm khô

Trong trường hợp trẻ nhỏ bị chàm khô bố mẹ cần lưu ý cách tắm phù hợp với bé, điều này sẽ giúp bệnh được cải thiện tốt hơn. Trong quá trình tắm bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không nên tắm nước quá nóng cho bé, điều này sẽ khiến lượng dầu trên da bé bị mất đi, khiến da càng khô và dễ ngứa ngáy hơn.
  • Thay thế xà phòng tắm bằng các chất lành tính, thân thiện hơn, tránh các loại xà phòng tạo nhiều bọt.
Cách tắm cho bé khi bị chàm khô
Cách tắm cho bé khi bị chàm khô

Thời điểm phù hợp tắm cho bé

Để hạn chế cảm giác khô da, ngứa ngáy cho bé, giúp bé ngủ ngon giấc hơn, các chuyên gia khuyến cáo nên tắm cho bé vào buổi tối trước khi ngủ. Cùng với đó, cần thực hiện bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để cung cấp độ ẩm, giảm cảm giác khó chịu cho bé.

Không để bé tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng

Bệnh chàm khô có thể xuất hiện do các yếu tố bên ngoài gây dị ứng, do đó bố mẹ cần xác định và giúp bé tránh xa những yếu tố đó. Cùng với đó, nên vệ sinh sạch sẽ không gian sông của bé để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng da. Đặc biệt, cần duy trì độ ẩm phù hợp trong nhà để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh chàm khô.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những loại thuốc trị nám chất lượng, được các chuyên gia khuyên dùng nhiều nhất. Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng bệnh của mình nhé. Tốt nhất nên đến cơ sở y tế thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm tại Hapigo các sản phẩm kem Diệp Bảo trị chàm sữa hay kem bôi chàm sữa khác cho bé nhé!

Share.

Leave A Reply