Máu là một phần không thể thiếu của cơ thể người, hơn nữa còn đóng vai trò rất lớn với sức khỏe. Máu giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng, hormone, tế bào miễn dịch và oxy đi khắp cơ thể. Hơn nữa máu cũng hỗ trợ trong việc đào thải độc tố, phân tán nhiệt,…Người bị thiếu máu thường xuyên mệt mỏi, sức khỏe và tinh thần sa sút. Vậy ăn gì bổ máu và tốt cho sức khỏe. Bài viết hôm nay cùng Hapigo tìm hiểu những thực phẩm bổ sung máu tăng cường sức khỏe mà bạn nên ăn thường xuyên nhé.
Thiếu máu và những vấn đề xảy ra với sức khỏe
Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt hiện nay không hề hiếm gặp. Tình trạng thiếu máu diễn ra khiến cho cơ thể thiếu đi các tế bào hồng cầu khỏe mạnh nên việc mang oxy đến các tế bào trong cơ thể gặp khó khăn. Việc thiếu máu do thiếu sắt làm cho cơ thể không sản sinh đủ các tế bào hồng cầu cần thiết. Do đó đây chính là lý do khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, khó thở và căng thẳng.
Tuy nhiên nếu đang gặp tình trạng thiếu máu, bạn không cần quá lo lắng vì hoàn toàn có thể khắc phục bằng chế độ ăn uống hoặc sử dụng thực phẩm chức năng bổ máu. Tuy nhiên nguyên nhân khiến cơ thể thiếu máu cũng có rất nhiều, và bạn cũng không thể loại trừ khả năng bị chảy máu bên trong được. Do đó nếu cơ thể thường xuyên mệt mỏi và khó thở, hãy làm các xét nghiệm máu cần thiết để có cách điều trị kịp thời, phù hợp.
Một số nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt gồm có:
- Mất máu: Nếu mất máu, cơ thể sẽ bị thiếu hụt lượng lớn hàm lượng sắt. Do đó đây cũng là nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến. Đặc biệt phụ nữ đến thời kỳ kinh nguyệt hàng tháng sẽ có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt cao hơn.
- Chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, chứa quá ít sắt cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể thiếu hụt sắt sau một thời gian.
- Cơ thể không thể hấp thụ sắt: Các loại thực phẩm bổ sung máu được hấp thụ vào màu trong ruột non. Do đó nếu cơ thể không thể hấp thu sắt hoặc khả năng hấp thụ kém cũng sẽ khiến cho cơ thể thiếu máu, gây ra một số căn bệnh.
- Thiếu máu thai kỳ: Trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu phải rất được chú trọng. Nếu không bổ sung đủ sắt, bạn sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt. Từ đó không đủ máu để cung cấp hemoglobin cho thai nhi đang phát triển cũng như sức khỏe mẹ bị giảm sút.
Các đối tượng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt
Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên với một số đối tượng, thiếu máu diễn ra phổ biến và tập trung hơn. Cụ thể:
- Phụ nữ: Phụ nữ thường bị mất máu mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, do đó đây là đối tượng có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao hơn
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ sơ sinh, trẻ nhẹ cân hay sinh con nếu không được cung cấp đủ sắt từ sữa mẹ cũng dễ thiếu sắt gây nên tình trạng thiếu máu. Do đó để bé có thể phát triển toàn diện, việc bổ sung sắt rất cần được chú trọng.
- Những người ăn chay: Người ăn chay hoặc không ăn thịt cũng là đối tượng có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao hơn.
- Những người hiến máu thường xuyên: Hiến máu là công việc thiện nguyện rất tốt và cao đẹp. Tuy nhiên những người thường xuyên hiến máu nhưng không cấp đủ sắt và dưỡng chất sẽ rất dễ gây nên tình trạng thiếu máu.
Những nhóm thực phẩm bổ sung máu tốt nhất
Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò rất quan tọng với sức khỏe. Nắm rõ và duy trì thực dưỡng khoa học, bạn sẽ có sức khỏe tốt, đẩy lùi nhiều bệnh tật. Thiếu máu cũng vậy, bổ sung máu bằng chế độ ăn uống hàng ngày là cách mang đến hiệu quả cao, tốt cho sức khỏe. Thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì, tìm hiểu chi tiết ngay sau đây cùng Hapigo nhé.
Thịt bò
Thịt bò là thực phẩm bổ sung máu tốt cho sức khỏe được khuyên dùng nhiều nhất bởi hàm lượng sắt có trong thịt bò khá cao. Đặc biệt phần thịt nạc chứa nhiều sắt hơn gân và mỡ bò. Đây là thực phẩm cung cấp protein nuôi dưỡng cơ thể, rất cần thiết cho quá trình sản xuất kháng thể và đông máu. Có thể bạn chưa biết hemoglobin cũng là một phân tử của protein. Do đó bổ sung protein mang đến hiệu quả sản sinh hồng cầu rất lớn. Đặc biệt protein bổ máu tốt nhất chính là từ thịt động vật.
Các nghiên cứu cũng cho thấy cứ 100g thịt nạc bò sẽ cung cấp 3,1g sắt cho cơ thể. Thịt bò quả thực là thực phẩm nên được bổ sung trong chế độ ăn uống của người bệnh thiếu máu.
Thịt gà
Nói đến thực phẩm bổ sung máu, chắc chắn không thể bỏ qua thịt gà được. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định rằng việc bổ sung thịt gà vào bữa ăn hàng ngày giúp bổ sung dinh dưỡng, thúc đẩy sản sinh tế bào hồng cầu và hemoglobin. Các nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả tăng lượng sắt, bổ máu từ thịt động vật tốt hơn so với thực vật. Đặc biệt kết hợp thịt gà với rau củ quả giàu vitamin C cũng giúp thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu nhanh chóng hơn.
Cá hồi
Để cải thiện thiếu máu, cá hồi chắc chắn là thực phẩm luôn nằm trong top đầu. Bởi cá hồi là thực phẩm chứa rất nhiều sắt, hỗ trợ điều trị thiếu máu rất tốt. Đặc biệt thành phần trong cá hồi còn chứa lượng lớn axit béo omega 3 tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho biết trung bình cứ 100mg cá hồi chứa 0,7mg sắt giúp cơ thể tái tạo hồng cầu hiệu quả. Hiện nay cá hồi được bán rất nhiều tại thị trường Việt. Bạn thay đổi linh hoạt để chế độ ăn uống thêm phong phú, đủ chất nhé.
Sò huyết
Sò huyết chính là thực phẩm bổ sung máu được khuyên dùng nhiều nhất cho bà bầu, đối tượng bị thiếu máu. Đây cũng là thực phẩm giàu sắt nhất trong các loại hải sản và được đông đảo mọi người yêu thích, sử dụng trong chế độ ăn bồi bổ máu cho cơ thể. Với thực phẩm này, bạn có thể dễ dàng thay đổi để chế biến, bổ sung cho chế độ dinh dưỡng. Điển hình như các món canh, xào, hấp, nấu cháo,…
Gan động vật
Gan động vật cũng là gợi ý thực phẩm bổ sung máu mà bạn không nên bỏ qua. Trong gan động vật có chứa rất nhiều vitamin B12 và vitamin A tốt cho quá trình tái tạo, sản sinh hồng cầu. Do đó gan động vật là thực phẩm mà bạn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng.
Tuy nhiên lời khuyên từ các chuyên gia là bạn không nên ăn quá nhiều gan động vật. Đặc biệt không chế biến chung gan động vật với thực phẩm giàu sắt hoặc thực phẩm giàu vị chua. Bởi sự kết hợp này sẽ tạo nên chất muối khó phân giải, hạn chế quá trình hấp thụ dinh dưỡng để cơ thể tái tạo hồng cầu.
Trứng
Nói đến thực phẩm bổ sung máu, bạn đừng quên các món ăn chế biến từ trứng nhé. Trứng có nhiều loại, nhưng nhìn chung trứng mang đến nguồn protein, sắt, vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Vì vậy nếu người thân của bạn bị thiếu máu, đừng bỏ trứng khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày nhé.
Trứng ít calo, dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng nên ai cũng yêu thích. Bạn có thể chế biến trứng theo nhiều cách: luộc, chiên, ốp, xào,…Dù cách nào thì món ăn cũng rất thơm ngon hấp dẫn, dễ ăn. Tuy nhiên lời khuyên của Hapigo dành cho bạn không nên ăn quá nhiều trứng nhé.
Hàu
Hàu cũng là thực phẩm bổ sung máu rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng trong hàu chứa hàm lượng sắt, vitamin B12 dồi dào.
Thực phẩm bổ sung máu thường là những thực phẩm giàu sắt. Đây là thành phần cực kỳ quan trọng trong việc sản sinh và tái tạo hồng cầu. Thường sắt có trong thực phẩm là động vật sẽ dễ dàng hấp thu hơn nhiều so với thực vật. Do đó việc bổ sung hàu vào chế độ ăn uống là rất cần thiết.
Bên cạnh đó vai trò của vitamin B12 cũng rất quan trọng. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B12 sẽ khiến bạn gặp tình trạng rối loạn tự miễn, hệ miễn dịch sẽ tấn công các tế bào khỏe mạnh làm cho vấn đề thiếu máu nghiêm trọng hơn.
Gạo trắng
Có thể bạn không biết, gạo trắng hạt dài cũng là thực phẩm bổ máu rất quan trọng và cần thiết. Thành phần của gạo trắng chứa rất nhiều axit folic, trung bình cứ 1 bát gạo trắng có thể chứa đến 797 mcg axit folic. Do đó việc ăn cơm hàng ngày cũng là cách bổ sung axit folic, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu.
Để bữa ăn phong phú và hấp dẫn hơn, bạn có thể kết hợp ăn cơm với thịt bò giàu sắt và các loại rau củ quả giàu vitamin C, chất xơ,.. Sự kết hợp trong cùng chế độ ăn uống khoa học là cách hiệu quả để bổ sung máu, tăng cường sức khỏe tốt nhất.
Củ dền đỏ
Theo thống kê, cứ 100g củ dền đỏ chứa đến 5mg hàm lượng sắt. Đây là thành phần cực kỳ quan trọng, giúp cơ thể tái tạo và sản sinh nhiều tế bào máu, nhanh chóng bổ sung tiểu cầu và hồng cầu cho cơ thể.
Cách sử dụng củ dền đỏ cũng rất đa dạng. Hiện tại củ dền đỏ được dùng để làm nước ép, màu thực phẩm trong nấu nướng. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng củ dền đỏ để hầm với xương, khoai tây, cà rốt tạo nên món ăn bổ dưỡng, bổ sung máu đang thiếu hụt cho cơ thể. Mặc dù ép thành nước giúp cơ thể hấp thụ hoàn toàn dinh dưỡng nhưng nước ép chỉ có củ dền sẽ có vị khá hăng.
Củ cải trắng
Tiếp tục là thực phẩm bổ sung máu mà bạn không nên bỏ qua. Có thể bạn không để ý, nhưng trong củ cải trắng có chứa hàm lượng sắt và vitamin B12 rất cao. Củ cải trắng còn được mệnh danh là nhân sâm trắng, giúp tăng cường tổng hợp hemoglobin để ngăn ngừa thiếu máu, tăng cường sức khỏe.
Đặc biệt, vitamin B12 cũng là nhóm chất cần thiết, quan trọng trong quá trình tổng hợp hồng cầu. Theo các chuyên gia, vitamin B12 nên được bổ sung đủ cho cả nam lẫn nữ để thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu. Theo đó hàm lượng cần thiết nên được bổ sung mỗi ngày là 2,4mcg. Việc để cơ thể thiếu hụt vitamin B12 sẽ khiến các tế bào hồng cầu được sản sinh bất thường. Hay còn gọi là hồng cầu to gây suy giảm chức năng của máu.
Đặc biệt củ cải trắng là thực phẩm dễ trồng, dễ chăm sóc, giá thành rẻ. Chần chờ gì nữa mà không bổ sung ngay vào bữa cơm hàng ngày cho cả gia đình. Bạn có thể chế biến củ cải trắng theo nhiều cách khác nhau. Từ hấp, luộc, xào, nấu canh đều rất hấp dẫn, dùng cho mọi lứa tuổi.
Rau đay
Thiếu máu nên ăn gì, rau đay chắc chắn là gợi ý tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua. Rau đay là thực phẩm bổ sung máu cực kỳ quen thuộc với tất cả mọi người. Bạn có thể dùng rau đay để ăn sống, nấu canh chua, canh rau đay nấu mướp,…cũng rất ngon. Tất nhiên hiệu quả bổ sung máu tuyệt vời là ưu điểm nhất định phải kể đến rồi.
Các nghiên cứu cũng cho thấy thành phần của rau đay chứa rất nhiều sắt và folate. Đặc biệt Folate là một dạng tổng hợp của axit folic. Đây là một loại vitamin nhóm B đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản sinh các tế bào hồng cầu. Theo các chuyên gia, liều lượng Folate khuyến khích sử dụng cho cả nam và nữ trưởng thành là 400mcg. Nếu chế độ ăn uống không đủ Folate sẽ mang đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là thiếu máu.
Rau cải bó xôi (rau bina)
Tiếp tục là một loại rau giàu sắt, folate và vitamin chính là cải bó xôi. Theo thống kê, cứ 100g rau cải bó xôi chứa đến 3,75mg hàm lượng sắt. Do đó đây là thực phẩm được sử dụng để tăng cường sức khỏe, giúp sản sinh các tế bào tiểu cầu, hồng cầu nuôi dưỡng cơ thể. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy cải bó xôi chứa rất nhiều chất xơ và vitamin: vitamin A, vitamin C, vitamin K, magie, folate,…Đặc biệt vitamin C thúc đẩy cơ thể hấp thu sắt.
Với cải bó xôi, bạn có thể ép hoặc xay thành sinh tố để sử dụng. Cách này giúp bạn hấp thu trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng dồi dào của thực phẩm này. Nếu chưa quen với việc uống nước ép rau củ, bạn có thể dùng rau cải bó xôi để xào hoặc nấu canh cũng được.
Rau ngót
Nhắc đến thực phẩm bổ sung máu, rau ngót chắc chắn là cái tên không thể bỏ qua. Rau ngót cũng là thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm của các gia đình, được trồng và bán rộng rãi trên thị trường.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trung bình cứ 100g rau ngót có chứa đến 2,7mg sắt. Hơn nữa đi kèm với sắt còn có nhiều loại vitamin tốt cho quá trình tái tạo hồng cầu như: vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, kali, magie,…
Nói về cách dùng, rau ngót quả thực rất hợp để xào, nấu canh. Bạn có thể kết hợp rau ngót với thịt băm, tôm băm hoặc ngao đều được. Sự kết hợp của các nguyên liệu mang đến chế độ dinh dưỡng ngon, hấp dẫn.
Các loại đậu
Người thiếu máu ăn gì bổ máu, họ nhà đậu chính là thực phẩm bạn nên biết. Các loại đậu không chỉ bổ sung chất béo thực vật dễ hòa tan, không gây tăng cân mà còn chứa nhiều sắt, đạm thực vật và vitamin tốt cho cơ thể. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng thiếu máu, đừng bỏ qua họ nhà đậu trong chế độ dinh dưỡng của mình. Với thực phẩm này, bạn có thể nấu nước đậu, hoặc chế độ đậu tươi theo các cách xào, súp, canh, kho,…đều rất dễ ăn. Bữa cơm hàng ngày thêm đa dạng, bổ dưỡng với các loại đậu tươi và khô, tham khảo ngay nhé.
Quả họ cam quýt
Các loại quả họ nhà cam, quýt giàu vitamin C, khoáng chất cũng là thực phẩm bổ sung máu được khuyên dùng hàng đầu. Bổ sung quả họ cam, quýt giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi hơn. Đặc biệt đây cũng là các loại quả chứa ít carbohydrate, giàu vitamin và chất xơ tốt cho sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp ít đường tinh chế và carbohydrate giúp cơ thể giữ lượng đường trong máu ở mức giới hạn và không gây hại cho sức khỏe. Bởi nếu duy trì lượng đường trong máu cao, đường có thể kết hợp với các tế bào hồng cầu tạo nên glycosylated hemoglobin và làm hỏng hồng cầu. Cam quýt nói riêng và hoa quả nói chung quả thực là thực phẩm cần được bổ sung ngay.
Đu đủ
Đu đủ chín mềm cũng là thực phẩm bổ sung máu mà bạn nên thêm ngay vào chế độ dinh dưỡng. Trong đu đủ chín có chứa rất nhiều vitamin có lợi cho cơ thể. Điển hình phải kể đến như vitamin A, vitamin C. Đặc biệt vitamin C là một dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Đu đủ chín là trái cây chứa ít cholesterol, dễ hấp thu và tiêu hóa nên rất được ưa chuộng. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc xay thành sinh tố để thưởng thức đều được.
Bí ngô
Bạn có biết bí ngô cũng là thực phẩm bổ sung máu được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng hay không. Thành phần của bí ngô rất giàu sắt, chất xơ, canxi, kẽm và các axit amin. Nếu bạn muốn bổ sung máu, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu cho cơ thể thì đừng bỏ qua nhé. Đặc biệt với bí ngô, bạn có thể tận dụng được cả thịt lẫn hạt của nó, bởi hàm lượng sắt đều rất dồi dào. Đây cũng là thực phẩm được khuyên dùng cho người thiếu máu, gầy yếu, phụ nữ có thai,…
Khoai tây
Tiếp tục khoai tây là thực phẩm giàu sắt, tăng cường bổ sung máu cho cơ thể bạn nên tham khảo. Các nghiên cứu cũng khẳng định điều này bởi cứ 100g khoai tây có chứa đến 3,2mg sắt. Bạn có thể sử dụng khoai tây để hấp, luộc, xào,nấu canh tùy thích. Đặc biệt khoai tây không chỉ giàu sắt mà còn rất dễ ăn, hương vị thơm ngon vô cùng. Tuy nhiên người bị thiếu máu cũng lưu ý, nên hạn chế tối đa chế biến khoai tây theo cách chiên rán nhiều dầu mỡ nhé.
Mía
Ăn gì bổ máu nhanh nhất, mía chắc chắn là gợi ý không thể bỏ qua rồi. Mía là thực phẩm rất giàu các nguyên tố vi lượng, mà đứng đầu là sắt, canxi, kẽm….Bên cạnh đó mía cũng chứa nhiều vitamin, protein và axit hữu cơ tốt cho quá trình trao đổi chất. Do đó mía không chỉ là thực phẩm bổ sung máu mà còn kích thích ngon miệng, tăng cường dưỡng chất có lợi cho cơ thể.
Rau má
Rau má cũng là loại rau giúp cải thiện chất lượng máu rất tốt. Thành phần của rau má giàu diệp lục và có cấu trúc phân tử giống với cấu trúc của hemoglobin máu người. Vì thế uống nước rau má giúp tăng cường số lượng tiểu cầu và hồng cầu cho cơ thể. Với loại rau này, bạn có thể ép, xay nhuyễn hoặc phơi khô rồi nấu nướng uống đều được. Bên cạnh công dụng bổ sung máu, rau má còn cho hiệu quả thanh lọc giải nhiệt, giải độc gan rất tốt.
Đậu phụ
Đậu phụ cũng là thực phẩm bổ sung máu tốt cho sức khỏe mà bạn nên lưu ngay. Đặc biệt với những người thiếu máu ăn thuần chay, đây là thực phẩm không thể bỏ qua được. Đậu phụ là thực phẩm được sản xuất từ đậu nành, do đó hàm lượng sắt, đạm và vitamin khá dồi dào. Trung bình cứ 100g đậu phụ sẽ có 4,5mg sắt. Do đó việc bổ sung đậu phụ trong chế độ ăn uống là rất cần thiết.
Không chỉ giàu dinh dưỡng, hỗ trợ thúc đẩy cơ thể sản sinh tiểu cầu và hồng cầu mà đậu phụ còn rất dễ ăn, dễ chế biến và hấp thu. Bạn có thể chế biến theo rất nhiều cách để mang đến bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng.
Các loại sữa
Dù là sữa động vật hay sữa hạt thì đây đều là thực phẩm bổ sung máu rất tốt cho cơ thể. Bởi trong sữa chứa rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng vitamin B12 hỗ trợ tích cực cho việc sản sinh hồng cầu. Đây quả thực là thực phẩm cần thiết cho người thiếu máu. Bổ sung ngay 1 ly sữa vào buổi sáng để nạp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên bạn lưu ý không uống sữa khi bụng đói, hãy ăn nhẹ trước khi uống sữa nhé.
Thiếu máu hạn chế ăn gì?
Người thiếu máu không nên ăn gì, hạn chế ăn gì, xem ngay nhóm thực phẩm nên hạn chế này nhé.
Thực phẩm giàu canxi
Thực phẩm giàu canxi chắc chắn cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn đang gặp tình trạng thiếu máu thì nên cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người gặp vấn đề về sức khỏe liên quan đến máu, thiếu máu thì phải bổ sung canxi thận trọng. Bởi canxi dù tốt với xương khớp và một số chức năng thần kinh, nhưng hàm lượng sắt nếu quá cao sẽ khiến cho khả năng hấp thụ sắt bị giảm đáng kể. Đây quả thực là một bất lợi nếu bạn đang bị thiếu máu hoặc muốn bổ sung máu.
Một số thực phẩm giàu canxi nên cân nhắc liều lượng sử dụng phù hợp gồm: rau màu xanh đậm, hải sản, phô mai, sữa chua,…
Thực phẩm giàu tanin
Bên cạnh thực phẩm bổ sung máu, cũng có những nhóm hạn chế khả năng tái tạo hồng cầu của người dùng. Mà cụ thể chính là những thực phẩm chứa tanin này. Thực tế đây là một hợp chất dạng polyphenol, có nhiệm vụ tạo liên kết với các protein. Tuy nhiên hợp chất này khi nạp vào cơ thể cũng mang đến một số tác dụng phụ nhất định. Mà điển hình nhất phải kể đến chính là phản ứng hóa học với sắt gây ức chế quá trình tổng hợp và hấp thụ sắt.
Do đó nếu có tình trạng thiếu máu, hãy hạn chế tối đa nhóm thực phẩm này. Mà đứng đầu không thể bỏ qua chính là: rượu, cà phê, các loại trà, trái cây có vị chát,…
Nhóm thực phẩm giày gluten
Như đã đề cập trước đó, thực phẩm bổ sung máu giàu axit folic là nhóm mà người dùng nên bổ sung thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Bởi sắt và axit folic là 2 chất cực kỳ quan trọng để cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu. Tuy nhiên 2 chất này phải có thời gian thuận lợi ở đường ruột thì mới có thể hấp thu được.
Và một trong những trở ngại mà bạn cần tránh để không làm ảnh hưởng đến quá trình tạo hồng cầu chính là gluten. Nhóm thực phẩm chứa gluten khiến cho thành ruột bị suy giảm khả năng hấp thu sắt và cả axit folic. Theo thời gian gluten khiến cơ thể đào thải sắt, làm cho tình trạng thiếu máu ngày càng nặng hơn.
Theo các chuyên gia, bạn không cần loại bỏ hoàn toàn nhóm thực phẩm này khỏi cơ thể. Nhưng hoàn toàn có thể cắt giảm để đảm bảo sức khỏe ổn định, cơ thể tái tạo hồng cầu thuận lợi. Nhóm thực phẩm giàu gluten phải kể đến gồm: mì ống, lúa mạch, lúa mì, yến mạch,…
Thực phẩm chứa axit oxalic
Thiếu máu nên hạn chế ăn gì, xem ngay nhé. Đây là nhóm thực phẩm dễ khiến các bệnh nhân thiếu máu nhất, cản trở cơ thể sản xuất hồng cầu. Nhóm axit oxalic là các axit hữu cơ, có khả năng phản ứng hóa học với canxi trong máu tạo ra kết tủa. Các kết tủa lâu ngày làm suy giảm sức khỏe hệ tim mạch, khiến cho vòng tuần hoàn máu của người bệnh có nguy cơ bị tắc nghẽn cao.
Do đó đây là nhóm thực phẩm mà bạn nên hạn chế, cân nhắc liều lượng sử dụng thấp nhất. Điển hình phải kể đến gồm: khế, hồ tiêu, mùi tây, củ cải đường, ca cao,…
Rượu bia
Đã có rất nhiều nghiên cứu khẳng định uống rượu bia khiến cho tình trạng thiếu máu ngày càng tệ đi. Bởi uống rượu bia trước hết làm tổn thương, phá vỡ các tế bào hồng cầu có sẵn trong cơ thể. Chưa dừng ở đó, tác dụng của rượu còn ức chế quá trình hấp thu folate, đây là loại vitamin B thúc đẩy quá trình tuần hoàn và phân chia hồng cầu.
Đặc biệt uống rượu bia làm suy giảm chức năng gan, khiến cơ thể thiếu hụt sắt và làm cho tình trạng thiếu máu diễn ra trầm trọng hơn.
Các món ăn được chế biến quá kỹ
Người bị thiếu máu được khuyên rằng nên tăng cường sắt bằng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Hiện tại nhóm thực phẩm bổ sung máu cũng rất đa dạng, mang đến hàm lượng sắt và axit folic dồi dào cho cơ thể sản sinh hồng cầu. Tuy nhiên nếu món ăn được chế biến quá kỹ sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị biến chất. Đặc biệt là khi nấu trên nền nhiệt quá lớn trong thời gian dài.
Nhiệt độ cao làm cho sắt bị phân hủy, nên dù bạn có ăn đúng, ăn đủ hay nhiều thực phẩm bổ sung máu cũng không khiến tình trạng này khá hơn được. Do đó để hấp thụ tối đa các dưỡng chất tốt cho hồng cầu, bạn nên ưu tiên làm chín bằng các phương pháp như hấp hoặc xào. Đặc biệt không nên nấu chung thực phẩm chứa sắt và canxi sẽ khiến hàm lượng sắt bị suy giảm hoặc biến chất.
Kết luận
Thiếu máu là vấn đề thường gặp ở tất cả mọi người và cũng có thể dễ dàng khắc phục. Hiện nay thực phẩm bổ sung máu là điều được nhiều người quan tâm và chú trọng. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh mang đến sức khỏe tốt, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu cho cơ thể. Hơn nữa việc quan tâm đến thực phẩm cũng giúp mọi người duy trì lối sống lành mạnh. Vừa rồi Hapigo đã chia sẻ các thông tin liên quan đến thiếu máu và thực phẩm tốt cho người thiếu máu.
Bên cạnh các thực phẩm bổ máu, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cây bổ máu lành tính để cải thiện sức khỏe. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích, giúp bạn có chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân và gia đình nhé.