Chat with us, powered by LiveChat

Terrarium là gì? Các mẫu terrarium nào hiện đang thịnh hành nhất? Cách tự làm terrarium thế nào? Trên đây là một trong số nhiều câu hỏi được đặt ra từ các bạn trẻ có niềm đam mê với các loại mô hình cây cảnh thủy sinh bán cạn. Cùng theo dõi bài viết sau đây để cùng Hapigo khám phá về terrarium, cách làm terrarium cũng như tìm hiểu các địa chỉ đáng tin cậy mua terrarium. 

Terrarium là gì?

Cây terrarium là gì? Tiểu cảnh terrarium là gì? Bể terrarium là gì? Các câu hỏi trên về terrarium được biết đến như một dạng bể chứa, thùng, lồng thủy tinh trong suốt có chứa các thành phần khác nhau từ tự nhiên như: đất cát, sỏi đá, nước, hệ thực vật, ở một số loại khác nhau có cả động vật sinh sống bên trong. Mục đích của terrarium chính là dùng để thử nghiệm hoặc làm đồ trang trí về mô phỏng cuộc sống từ tự nhiên chứa trong phạm vi mini hơn gấp nhiều lần.

terrarium là gì?
terrarium là gì?

Terrarium là gì? Đơn giản hơn, chúng ta có thể hiểu đây là tên gọi của một dạng hệ sinh thái của thực vật sống trên cạn hoặc thực vật thủy sinh, thực vật bán cạn. Chúng được nuôi trồng trong môi trường kính, tạo ra hệ tuần hoàn tự chăm sóc khép kín và không cần tốn quá nhiều công sức để chăm sóc, cắt tỉa. Với những sự tối giản và dễ chăm sóc nhất, đây chính là một lựa chọn hợp lý dành cho các bạn trẻ yêu thích cây xanh.

Nghệ thuật terrarium là gì? Đây được hiểu như một trò chơi bỏ công sức với quá trình sáng tạo và khéo léo. Bên cạnh đó, nó cũng yêu cầu người chơi phải có niềm đam mê với hệ thực vật thì mới có thể tỉ mỉ và chỉn chu trong từng công đoạn thực hiện. Người chơi terrarium có thể thỏa thích bày trí và sắp xếp các bố cục khác nhau cho môi trường sống của cây bởi lẽ đây là bộ môn nghệ thuật sáng tạo không giới hạn hay quy tắc nào.

terrarium là gì? bình tiểu cảnh mô phỏng tự nhiên
terrarium là gì? bình tiểu cảnh mô phỏng tự nhiên

Chính vì điều này đã góp phần tạo nên sự đặc biệt và độc nhất vô nhị dành cho bình terrarium. Chúng ta có thể sử dụng terrarium để trang trí ở khu vực phòng khách cùng với đèn vàng chuyên dụng, đặt ở phòng làm việc một mẫu bình terrarium với kích thước nhỏ hơn sẽ giúp người mệnh mộc và thủy tăng cường vượng khí và thu hút may mắn. Hoặc terrarium cũng có thể được sử dụng như món quà dành tặng người thân, bạn bè đồng nghiệp rất lịch sự và độc đáo.

terrarium là gì
terrarium là gì

Qua những thông tin được chia sẻ ở trên, ắt hẳn các bạn đều có thể hiểu được terrarium là gì. Terrarium tựa như một khu vườn nhỏ được bao bọc trong lồng kính trong suốt, các bạn có thể theo dõi và quan sát được quá trình tuần hoàn của hệ thực vật thu nhỏ, từ lúc cây mọc mầm cho đến khi rụng lá, hay thời điểm quang hợp và tuần hoàn. Có thể thấy đây chính là một thế giới nhỏ đầy sức sống nhiệt huyết và nội lực mạnh mẽ.   

Terrarium được phân loại thế nào?

Ngoài định nghĩa terrarium là gì, ở phần này bài viết sẽ chia sẻ đến các bạn terrarium được phân loại thế nào, có mấy dạng. Loại hệ sinh thái thực vật thu nhỏ trong bình được chia làm dạng mở và dạng đóng kín. 

Terrarium dạng mở – Open terrariums

Terrarium dạng mở được thiết kế với dạng bình thủy tinh, bể thủy tinh có lỗ hổng to để không khí, ánh nắng và gió có thể dễ dàng tuần hoàn ra vào. Với dạng bình này, chúng ta có thể sử dụng các loại cây cảnh có sức sống và sự chống chọi tốt với môi trường như cây xương rồng, cây sen đá, cây lá may mắn (fittonia), cây lá chấm bi (hypoestes phyllostachya), cây thường xuân mini (hedera helix), nước mắt em bé (soleirolia soleirolii),…

terrarium dạng mở
terrarium dạng mở

Terrarium dạng mở khá phổ biến dành cho các loại môi trường thực vật và cây xanh khác nhau. Để chăm sóc dạng terrarium này, các bạn cần lưu ý đảm bảo các yếu tố sau đây: ánh sáng, độ ẩm,nhiệt độ và các tác nhân ngoài môi trường gây hại như côn trùng, sâu bọ,… Ngoài ra, người chơi cây cảnh theo hệ terrarium cần lưu ý đến vấn đề tìm hiểu các đặc tính cũng như thói quen sống của từng loại cây, nhằm kết hợp với nhau sao cho tránh tình trạng cây chết vì bị úng nước hoặc thiếu nước.

Đối với dạng terrarium dạng mở, tính chất của loại terrarium này chỉ phù hợp để trồng cây xanh, rêu, các loại thực vật mini và trang trí với các bức tượng cỡ nhỏ, sỏi đá màu,… Các bạn không nên nuôi các loài bò sát, nhền nhện hay sâu bọ, động vật nhỏ,… vì chúng sẽ dễ dàng thoát được ra ngoài nhờ vào đặc điểm lỗ hổng thoáng khí của open terrarium. 

Terrarium dạng kín – Closed terrariums

Closed terrarium là gì? Với loại terrarium khép kín này, chúng ta sẽ thu thập được nhiều thông tin hơn do nó có tính phổ biến được đa số tín đồ đam mê thủy sinh và cây cảnh chọn lựa. Với hệ sinh thái khép kín này, closed terrarium hoàn toàn có đủ những điều kiện để cây xanh có thể tồn tại và phát triển. Các loại cây có thể sử dụng trồng trong môi trường của closed terrarium đó là: cây ăn thịt (dionaea muscipula), hoa phong lan mini, cây dương xỉ nút, rêu, cây thuộc họ hồ tiêu peperomia,…

terrarium dạng đóng
terrarium dạng đóng

Cơ chế hoạt động của dạng terrarium khép kín đó là hỏi nước sẽ bốc lên đọng lại trên thành, trên nắp thủy tinh vào ban ngày. Ngược lại vào ban đêm hơi nước sẽ thấm lại vào sỏi đất phía tầng dưới tạo ra môi trường độ ẩm phù hợp để nuôi cây. Có thể thấy, độ ẩm của nhiệt độ và hơi nước bên trong không gian kín sẽ được tuần hoàn liên tục, rất thích hợp cho các loại cây phát triển chậm có thể sinh sống.

Bên cạnh đó, với nguyên lý hoạt động nhờ vào sự luân chuyển quay vòng này, chúng ta không cần mất quá nhiều thời gian để chăm sóc, bón phân hay tưới nước cho cây. Như đã kể trên, các loại thực vật họ rêu, họ dương xỉ, các loại cây không khí (phong lan, tóc tiên…) là những loài thuộc thảm thực vật sinh thái nhiệt đới ẩm nên rất phù hợp với cuộc sống terrarium dạng khép kín. Ngoài ra, môi trường của closed terrarium cũng cực kỳ hoàn hảo khi nuôi các loại cây thủy sinh. 

closed terrarium là gì?
closed terrarium là gì?

Khác với terrarium hệ mở, terrarium dạng khép kín đòi hỏi ở môi trường sống cho hệ thực vật cần có các yếu tố khác nhau như độ ẩm, ánh sáng, dưỡng chất,… và lớp layer trong hỗn hợp đất gồm than bùn, đá perlite, khoáng vermiculite, xỉ than, đá lava, than carbon hoạt tính,… Với loại terrarium khép kín này, người nuôi cần bỏ thời gian ra để chăm sóc và đảm bảo cho không gian sống bên trong lọ của thực vật luôn được cân bằng, ổn định. 

Việc đậy nắp ở terrarium khép kín được cho là cần thiết để hơi nước bên trong bình được tuần hoàn luân phiên nhau. Tuy nhiên, các bạn cũng cần chú ý để mở nắp bình ra ít nhất 1 tuần 1 lần, trong khoảng 1 giờ để giúp lượng khí ẩm dư thừa trong bình chứa được thoát hết ra ngoài. Điều này nhằm giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc sinh sôi gây hại cho thực vật, không những thế còn khiến màu của lồng kính bị biến đổi.

terrarium dạng khép kín
terrarium dạng khép kín

Với dạng terrarium khép kín, tuy nó có thể tự tuần hoàn dòng hơi nước bên trong môi trường bình, nhưng ngoài việc mở nắp cho hơi ẩm thoát ra, các bạn cũng cần chú ý để phun thêm nước cho thực vật trong bình. Trường hợp thực vật sống trong terrarium khép kín bị héo rũ do thiếu nước là điều vẫn có thể xảy ra. Người nuôi hãy chú ý quan sát các giọt nước ngưng tụ trên thành bình để có thể kịp thời bổ sung lượng nước phù hợp cho cây xanh.

Có các mẫu môi trường terrarium nào đang thịnh hành nhất hiện nay?

Những thông tin bên trên của bài viết đã phần nào chia sẻ đến các bạn khái niệm về terrarium cũng như dạng open và close của loại tiểu cảnh này. Ở phần này, Hapigo sẽ đi sâu hơn về các hệ sinh thái mô phỏng thuộc terrarium để làm rõ hơn nữa về khái niệm terrarium là gì.

Aqua Terrarium

Aqua terrarium là gì? Aqua terrarium là một dạng hồ bán cạn mà chúng ta đã từng gặp rất nhiều lần ở nhiều nơi khác nhau như sở thú, hộ gia đình có đam mê cây cảnh thủy sinh, trung tâm bảo tồn động vật,… Với sự kết hợp giữa hồ cá thông thường và hồ cạn, aqua terrarium ra đời với vẻ đẹp mang đậm vẻ đẹp tự nhiên, như một hệ sinh thái thu nhỏ.

aqua terrarium là gì
aqua terrarium là gì

Nhiều thập kỷ qua, người ta đã sử dụng aqua terrarium với một phần nước và một phần trên bờ để nuôi cá sấu, nuôi rùa, các loài bò sát bán cạn,… Ngày nay, người chơi đam mê cây cảnh thủy sinh đã duy trì và sáng tạo hơn nữa để giúp cho môi trường mô phỏng tự nhiên aqua terrarium này được phổ biến hơn. 

Loài rùa có tập tính xé xác sinh vật nhỏ và ăn trực tiếp các sinh vật thủy sinh nên quá trình trồng cây ở bể là điều không hề dễ dàng. Để khắc phục tình trạng này, cây trồng sẽ được di dời lên khu vực bờ cạn để con vật có thể bò lên khỏi mặt nước và tiếp cận cây.  

Riparium

Riparium thuộc terrarium, nó mô phỏng hệ sinh thái một đoạn, một khu vực ở gần bờ sông. Loại terrarium này có đặc điểm phân biệt là tỉ lệ nước lớn hơn phần cạn (với tổng lượng nước chiếm hơn 50%). Bên cạnh đó, các loài sinh vật và thực vật mọc ở khu vực ven bờ sông dưới góc nhìn của riparium được phân bổ dày đặc, xum xuê. 

riparium hệ sinh thái mô phỏng bờ sông
riparium hệ sinh thái mô phỏng bờ sông

Thực vật cạnh bờ sông gồm có các loại thủy sinh mọc ngầm dưới lòng nước và hệ thực vật trên cạn chịu được môi trường sống nơi đầm lầy. Thông thường, riparium có thể được che phủ lại bằng một tấm mái kính hoặc có thể không có mái che. Môi trường hệ sinh thái riparium được đánh giá cao nhờ vào việc dễ trồng các cây thủy sinh cũng như các thực vật trên cạn.

Với loại bể riparium này, các bạn có thể sử dụng ánh sáng chuyên dụng từ đèn led hoặc bóng huỳnh quang để đặt trên bể. Điều này nhằm giúp tăng thêm ánh sáng cho cây thủy sinh, đồng thời cũng đem đến hiệu ứng thị giác đẹp mắt và đầy kinh ngạc cho không gian.

Rivarium

Tương tự như riparium, hệ sinh thái rivarium cũng mô phỏng một đoạn của bờ sông, bờ suối. Tuy nhiên, riavarium thuộc terrarium có điểm khác biệt là nó miêu tả đoạn sông suối với các thành phần tự nhiên như cát, sỏi, đá. Đặc biệt hơn, lượng nước của rivarium chỉ có mật độ dưới 50%, có thể nói là tương đối thấp.

rivarium terrarium
rivarium terrarium

Hệ sinh thái thực vật ở khu vực này được mô tả là các dạng cây bán cạn hoặc những loại cây sống trên cạn. Ngoài ra, không thể không kể đến các loài thực vật mọc cheo leo ở rìa đá tảng cạnh bờ suối hay những tấm lá bèo nổi trên mặt nước. 

Paludarium

Trong tiếng Latinh, “palus” mang ý nghĩa là đầm lầy, còn “arium” là thùng chứa dạng kín. Chúng ta đã từng bắt gặp hệ sinh thái mô phỏng paludarium tại các bảo tàng sinh học. Đây là khu vực sinh sống của các loài thực vật sống bán cạn và mang nét đặc trưng về lượng nước tương đối ít so với riparium. 

paludarium terrarium
paludarium terrarium

Môi trường paludarium thuộc terrarium có thể là môi trường sống lý tưởng dành cho các loại côn trùng, nhện, sâu bọ hoặc các loài động vật lưỡng cư khác.Để đảm bảo nguồn sáng đầy đủ cho phần đất trong đầm lầy, người nuôi có thể sử dụng thêm đèn chiếu sáng ống huỳnh quang.

Forest Terrarium

Forest terrarium là gì? Forest terrarium là một dạng tiểu cảnh mô phỏng môi trường tự nhiên ở các cánh rừng nguyên sinh. Với một bể thủy tinh đặt trang trí tại cửa hàng, phòng khách, phòng làm việc,… có tạo hình cánh rừng thu nhỏ, mang lại cảm giác hoang sơ và bắt mắt hơn bao giờ hết.

forest terrarium là gì?
forest terrarium là gì?

 Với một cây thường xanh nhỏ hoặc cây vạn niên tùng mini, cây đinh lăng mini,… trong chiếc hộp đa giác hoặc đơn giản chỉ là chiếc hộp vuông, hộp chữ nhật chất liệu thủy tinh trong suốt. Chúng ta đã có thể có được một tiểu cảnh terrarium mang hơi thở và sắc màu của những khu rừng nhiệt đới. 

Rainforest Terrarium

Rainforest terrarium là gì? Rainforest terrarium được xem như là một hệ sinh thái nhỏ mô phỏng từ các cánh rừng mưa nhiệt đới, được đựng trong hộp kín trong suốt. Trên thực tế, thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới được chia ra các tầng theo thứ tự: tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng dưới tán rừng,tầng thảm xanh.

rainforest terrarium là gì?
rainforest terrarium là gì?

Các kết cấu mô phỏng từ rừng nhiệt đới ở rainforest terrarium được diễn tả rất sinh động và mướt mắt với lớp cây xanh đa dạng được sắp xếp theo tần suất dày đặc nhưng không rối mắt. Sự đan xen kết hợp này đã giúp cho tiểu cảnh trở nên phong phú và bắt mắt hơn rất nhiều. 

Penguinarium

Penguinarium là một trong số nhiều hệ sinh thái mô phỏng tự nhiên thuộc terrarium, nó thường có ở các khu bảo tồn động vật, công viên về động vật, trung tâm bảo trợ động vật biển,… Đây là môi trường mô tả khí hậu lạnh và khu vực sinh sống của các loại động vật ở địa cực của trái đất, cụ thể như gấu trắng, chim cánh cụt, cáo tuyết, chồn sói, hải cẩu,…

penguinarium là tiểu cảnh mô phỏng hệ sinh thái ở cực lạnh
penguinarium là tiểu cảnh mô phỏng hệ sinh thái ở cực lạnh

Đây là dạng terrarium mô phỏng hệ sinh thái khắc nghiệt với nhiệt độ xuống cực thấp và độ ẩm quá khô nên hầu như không có loài thực vật nào có thể sống sót, trừ các loại rêu tản, các loài họ địa y. Có thể thấy, đây là dạng terrarium không được ứng dụng nhiều, nó chỉ dành cho các khu vực kinh doanh trưng bày.

Desert Terrarium

Desert terrarium là gì? Desert terrarium được hiểu là mô hình mô phỏng của môi trường sống sa mạc. Loại terrarium này thường sẽ được lót đáy bình với lớp cát dày, sâu hoặc cũng có thể pha trộn giữa đất sét với cát để tạo ra môi trường sống hợp lý cho cây. Desert terrarium mang đặc điểm mô phỏng hệt như sa mạc trên thực tế, sự phân bổ các loại cây đa phần sẽ thưa thớt và ít cây hơn so với các dạng mô phỏng terrarium khác. 

desert terrarium là gì
desert terrarium là gì

Các dạng cây trồng thường ứng dụng cho tiểu cảnh desert terrarium là gì? Thông thường, người ta sẽ chọn những mẫu cây mọng nước có sức chịu hạn tốt và kiên cường như cây sen đá, cây xương rồng,… Hoặc các loại cây thuộc họ cam cung rất hợp lý để chọn làm tiểu cảnh desert terrarium. 

Steppe Terrarium

Cũng tương tự như desert terrarium, steppe terrarium là mẫu mô phỏng hệ sinh thái thảo nguyên khô hoang. Thảo nguyên là quần xã sinh vật với thảm thực vật thân thảo. Thảo nguyên còn được chia làm hai khu vực phía tây, nơi có các cây dương và cây thông mọc tươi tốt do tuyết tan, còn ở khu vực phía đông thảm thực vật sẽ nghèo nàn hơn và không có nhiều cây cối.

steppe terrarium là gì
steppe terrarium là gì

Đa phần thảm thực vật ở thảo nguyên sẽ là các loại thảo mộc, cây bụi nhỏ, cây dương xỉ, cây thông,… Với dạng tiểu cảnh steppe terrarium, các bạn có thể chọn mẫu cây tùng đất mini, xương rồng,… hay các loài hoa như hoa lan, hoa giấy, cây cỏ tim,…

Savanna Terrarium

Savanna terrarium là gì? Có ba dạng Dryterrarium (hệ sinh thái khô) được kể đến đó là desert terrarium (sa mạc), steppe terrarium (thảo nguyên) và savanna terrarium (xavan). Dạng mô phỏng hệ sinh thái xa van miêu tả lại cuộc sống và thảm thực vật nơi đây bao gồm những mảnh gỗ, những tảng đá lớn hay các bụi cây gai thân gỗ, cây bụi mọc thành cụm,…

savanna terrarium là gì
savanna terrarium là gì

Nếu muốn thực hiện tiểu cảnh mô phỏng savanna terrarium, các bạn có thể sử dụng loại sỏi có kích cỡ nhỏ để trải nền trang trí. Cỏ là sinh vật có khả năng phát triển nhanh và tươi tốt, các bạn cũng cần lưu ý chăm tỉa thảm cỏ nhưng không nên tưới quá nhiều nước.

Hướng dẫn chăm sóc terrarium chuyên nghiệp

Qua những kiến thức được chia sẻ ở trên, chúng ta đã giải mã được terrarium là gì cũng như khám phá được các dạng mô phỏng hệ sinh thái terrarium. Sau đây là những thông tin về việc chăm sóc tiểu cảnh terrarium sao cho hệ thực vật trong lồng kính được phát triển thật xanh tốt và đẹp mắt.

Cần chú ý về ánh sáng trong terrarium

Ánh sáng mặt trời chiếu vào tiểu cảnh terrarium với tần suất dày đặc và nhiệt độ cao có thể sẽ làm lá cây, thân cây bị chàm cháy. Chưa kể đến việc thực vật được trồng trong khung kính sẽ phải chịu sức nóng gấp đôi. Bên cạnh đó, cây hấp thụ quá ít ánh sáng tự nhiên từ mặt trời cũng sẽ gặp phải vấn đề gây nhũn lá.

yếu tố ánh sáng trong chăm sóc terrarium
yếu tố ánh sáng trong chăm sóc terrarium

Chính vì thế, vào khoảng thời gian đầu khi mới trồng tiểu cảnh terrarium, các bạn cần lưu ý đến yếu tố ánh sáng. Nên cho cây tiếp xúc để hấp thụ nguồn ánh sáng, tuy nhiên cũng không nên quá nhiều vì sẽ làm cây bị rũ và cháy nắng. Để khắc phục tình trạng nãy, người nuôi hãy thường xuyên quay bình tiểu cảnh terrarium về các hướng khác nhau để ánh sáng được phân tán đều hơn.

Tiêu chí về lượng nước trong terrarium

Tùy theo dạng tiểu cảnh khác nhau mà hồ cạn có thể cần thường xuyên cung cấp nước hoặc không cần thiết. Loại hồ cạn terrarium dạng kín có khả năng tái chế và tuần hoàn lượng hơi nước trong chính môi trường của nó nên các bạn không cần phải quá chú ý về vấn đề này. Chỉ cần mở nắp 1 tuần/ lần để hơi ẩm được thoát ra ngoài, tránh làm mốc lá cây.

lượng nước cần được cân đối trong terrarium
lượng nước cần được cân đối trong terrarium

Với loại tiểu cảnh terrarium dạng mở, các bạn có thể tưới nước 1 tuần/ lần hoặc có thể hơn. Người nuôi nên sử dụng các loại ống tiêm, ống nhỏ mắt hoặc dạng bình xịt phun sương để kiểm soát tốt lượng nước khi tưới cho cây. Hãy quan sát, nếu lá co lại là lúc cần được cung cấp nước, nếu lá bị úa vàng hay nhũn ra, các bạn đã tưới quá nhiều nước cho cây.

Nhiệt độ lý tưởng cho tiểu cảnh terrarium

Khi thực hiện chăm sóc tiểu cảnh terrarium, các bạn lưu ý cần đặt ở khu vực có nhiệt độ mát mẻ và thông thoáng. Nếu có thể, hãy đặt bình ở khu vực có máy điều hòa không khí thoáng mát. Ở nhiệt độ phòng thông thường, tiểu cảnh terra có thể tự phát triển và duy trì, tuy nhiên nhiệt độ lý tưởng nhất là ở nhiệt độ từ 20 – 28 độ C. 

nhiệt độ lý tưởng trong terrarium cũng là yếu tố không thể bỏ qua
nhiệt độ lý tưởng trong terrarium cũng là yếu tố không thể bỏ qua

Đối với các tiểu cảnh xa van, sa mạc hay thảo nguyên, các bạn cần chú ý đến vấn đề nhiệt độ khi muốn nuôi những loài bò sát như bọ cạp, thằn lằn, tắc kè,… Đặc biệt hãy sử dụng dạng closed terrarium để tránh việc động vật chui ra bên ngoài đi mất nhé.

Mật độ thông gió trong terrarium

Với tiểu cảnh closed terrarium, việc mở nắp bình với tần suất 1 tuần/ lần ngoài việc giúp cây tránh tình trạng mốc lá ra thì nó còn giúp không khí lưu thông, làn gió mới được tràn vào trong bình mang lại sức sống cho cây, hạn chế vi khuẩn sinh sôi gây bệnh.

yếu tố thông gió trong terrarium giúp cây phát triển tốt và khô thoáng hơn
yếu tố thông gió trong terrarium giúp cây phát triển tốt và khô thoáng hơn

Để khắc phục tình trạng này, các bạn hãy mở nắp bình 1 tuần/ lần, mỗi lần 1 giờ. Hoặc nếu có thể, chúng ta nên mở nắp để vườn mini terrarium được thông thoáng vào ban ngày và đậy nắp bình lại khi đêm đến.

Việc cắt tỉa các loại thực vật trong terrarium

Vấn đề cắt tỉa thảm thực vật trong hệ sinh thái terrarium là điều hoàn toàn cần thiết. Bởi lẽ một chiếc bình tiểu cảnh có sự chen chúc và đông đúc của các loại thực vật cũng khiến vật phẩm mất đi độ thẩm mỹ vốn có. Ngoài ra, sự tranh giành không gian này còn làm cho cây bị kém xanh tươi và cứng cáp. 

việc cắt tỉa cho tiểu cảnh terrarium cũng khá quan trọng
việc cắt tỉa cho tiểu cảnh terrarium cũng khá quan trọng

Vậy nên, các bạn hãy thường xuyên cắt tỉa cho thực vật để tạo nên không gian thoáng đãng hơn trong bình chứa thủy tinh. Bên cạnh đó, việc loại bỏ các bộ phận hoa và lá cành đã héo cũng tránh tình trạng lây nhiễm nấm mốc cho thực vật trong tiểu cảnh terrarium.    

Bón phân cho cây trồng tiểu cảnh terrarium

Với tiểu cảnh terrarium, hầu hết chúng ta không cần phải quá chăm chút về vấn đề bón phân cho cây bởi lẽ các lớp đất đá được lót dưới đáy bình ngay từ lúc đầu đã thực hiện việc cung cấp chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu quan sát thấy cây bắt đầu có những dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng, hãy kịp thời bón phân để cây được phục hồi.

bón phân cho cây trồng terrarium không quá cần thiết
bón phân cho cây trồng terrarium không quá cần thiết

Người nuôi tiểu cảnh terrarium không cần bón quá nhiều phân vì điều này sẽ làm phản tác dụng cho cây. Hãy sử dụng phân bón ở mức độ vừa phải và hợp lý với diện tích nhỏ như bình hồ cạn terrarium.

Vấn đề vệ sinh hộp đựng cho tiểu cảnh terrarium

Yếu tố giữ vệ sinh sạch sẽ cho hộp tiểu cảnh terrarium là điều khá quan trọng. Các bạn cần lau sạch đi các mảnh vụn lá úa, tảo hay nấm mốc, các mảng bám bụi ở bên trong lẫn mặt ngoài bình thủy tinh. Điều này nhằm giúp ánh sáng được tỏa đều bề mặt bình tiểu cảnh terrarium hơn. 

cần vệ sinh sạch sẽ hộp đựng terrarium
cần vệ sinh sạch sẽ hộp đựng terrarium

Lưu ý không nên sử dụng các hoạt chất tẩy rửa có tính axit mạnh để lau chùi vách kính bên trong bình tiểu cảnh terrarium vì sẽ khiến hệ thực vật bị hư hại và éo úa dần.

Hướng dẫn cách tự thiết kế terrarium cơ bản từ A – Z cho người “mới vào nghề”

Đầu tiên, các bạn cần xác định tiểu cảnh terrarium mình yêu thích nhất và dự định thực hiện. Ngoài ra, tiểu cảnh terrarium dạng mở hay khép kín cũng cần được hoạch định sẵn để chọn loại cây trồng phù hợp.

terrarium là gì
terrarium là gì

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Lọ thủy tinh đa giác hoặc hình dạng tùy thích để thực hiện tiểu cảnh terrarium.
  • Xẻng xúc đất
  • Kéo
  • Muỗng trồng cây
  • Cọ quét đất
  • Bình phun sương
  • Nhíp gắp cây
  • Sỏi cát kích thước nhỏ
  • Sỏi màu trang trí 
  • Than hoạt tính (giúp hút ẩm, lọc nước và khử mùi trong nước)
  • Phân hữu cơ/ phân trùn quế,… (giúp đưa chất dinh dưỡng để nuôi cây trồng)
  • Xơ dừa/ mùn cưa hoặc rơm rạ (giúp lọc nước và làm lớp giữ ẩm)
  • Đất trồng cây nên chọn loại đất thịt hoặc đất có nhiều mùn gỗ.
  • Các loại tượng mini, vỏ ốc, tảng đá, dãy núi, đồng cỏ,… trang trí phù hợp với tiểu cảnh cũng như bố cục của kích thước lọ thủy tinh.
dụng cụ thiết kế terrarium gồm những gì?
dụng cụ thiết kế terrarium gồm những gì?

Chọn cây trồng

  • Open terrarium: cây sen đá, cây xương rồng, cây may mắn, cây chấm bi, dương xỉ nút, cây ngọc bích, lộc nhung, móng rồng, đinh lăng, tùng đất, trầu bà mini, vạn niên tùng,…
  • Closed terrarium: cây dương xỉ, quyển bá, trường sinh thảo, rêu, cây may mắn, thu hải đường, phong lan mini, thường xuân, cây ăn thịt,…

Các bạn có thể chọn lựa 1 vài loại cây yêu thích và quan trọng là nó phải phù hợp với dạng tiểu cảnh terrarium để mang lại tuổi thọ và môi trường phát triển tốt cho cây. Không nên sử dụng quá nhiều cây, sẽ khiến không gian bình chứa bị chật hẹp khiến cây khó phát triển tốt. Đồng thời cũng làm mất đi vẻ thẩm mỹ vốn có cho bình chứa tiểu cảnh terrarium.

chọn cây trồng là bước quan trọng
chọn cây trồng là bước quan trọng

Cách thực hiện

  • Bước 1: Sử dụng sỏi đá cuội có kích thước lớn để trải làm phần đáy cho bình thủy tinh giúp nước được thoát ra dễ hơn. Tiếp theo sẽ rải lớp đá sỏi nhỏ hơn lên mặt trên.
  • Bước 2: Chọn xơ dừa, rơm rạ hoặc mùn cưa để rải lên các lớp sỏi của bình tiểu cảnh terrarium. Các bạn hãy trải đều, trải kín bề mặt để tạo thành lớp lọc nước và giữ ẩm tốt nhất nhé. Lưu ý là đừng nên trải quá dày để nước có thể thoát xuống dễ dàng. 
các bước thực hiện tiểu cảnh terrarium là gì
các bước thực hiện tiểu cảnh terrarium là gì
  • Bước 3: Tiếp theo, các bạn trải lớp than carbon hoạt tính lên bề mặt xơ dừa hay mùn cưa. Than hoạt tính sử dụng trong bể bán cạn terrarium có tác dụng lọc nước, cung cấp oxy cho rễ cây cũng như khử mùi lạ trong nước. Bên cạnh đó, than cũng sẽ giúp chống lại sự sinh sôi và phát triển của nấm mốc gây bệnh cho cây.
  • Bước 4: Rêu có tác dụng hút ẩm, hút nước khá tốt, các bạn có thể sử dụng một lớp rêu để trải lên trên lớp than hoạt tính nhằm giúp cây không bị ngập và úng nước. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các lớp đất trồng phía trên không bị lọt xuống đáy.
  • Bước 5: Ở bước này, các bạn sẽ sử dụng đất để rải lên bề mặt rêu đã phủ sẵn từ bước thực hiện trước đó. Người trồng cần lưu ý cho vào bể tiểu cảnh terrarium lượng đất trồng vừa đủ, nhằm giúp cây trồng dễ dàng mọc rễ và bám chắc hơn.
cần thực hiện tỉ mỉ và kỹ càng để thành phẩm được chất lượng hơn
cần thực hiện tỉ mỉ và kỹ càng để thành phẩm được chất lượng hơn
  • Bước 6: Tiếp theo, các bạn lại phủ thêm lớp rêu nữa lên mặt trên của lớp đất. Mục đích của bước này là giúp giữ lại được độ ẩm tốt hơn cho môi trường tiểu cảnh terrarium. Không những thế, lớp rêu phủ còn được sử dụng để trang trí giúp tăng thêm độ thẩm mỹ cho bình thủy tinh. 
  • Bước 7: Đây là bước mà chúng ta sẽ thực hiện trồng các loại cây bán cạn đã chọn lựa từ trước. Có thể nói, công đoạn này đòi hỏi người chăm nuôi phải thật tỉ mỉ và cẩn thận, kèm thêm chút sáng tạo khi sắp xếp bố cục cho các loại cây trồng trong tiểu cảnh terrarium. Hãy sử dụng các dụng cụ đã chuẩn bị sẵn như kìm, kéo, muỗng xúc đất, xẻng nhỏ,… để thao tác nhằm tránh làm gãy cây nhé.
cần nhẹ nhàng để tránh làm gãy cây
cần nhẹ nhàng để tránh làm gãy cây
  • Bước 8: Sau khi đã trồng cây bán cạn xong, các bạn hãy chọn lựa và sử dụng mẫu tượng mini hoặc những phụ kiện nhỏ khác để trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cho bình tiểu cảnh terrarium của mình. Các bạn có thể tham khảo các mẫu terrarium khác nhau để tự tạo cho mình một chiếc bình tiểu cảnh ưng ý và độc nhất vô nhị.
  • Bước 9: Công đoạn cuối cùng của quy trình thiết kế tiểu cảnh terrarium, các bạn hãy sử dụng xịt phun sương hoặc bình nhỏ giọt để tưới nước cho cây trồng. Lưu ý không nên tưới quá nhiều nước vì dễ làm cây bị chết vì úng nước, đồng thời đáy bình cũng sẽ tồn đọng lại nhiều chất lỏng không thoát được ra gây hại cho cây. Một lưu ý nữa đó là thao tác khi tưới cho cây cần nhẹ nhàng và kiểm soát lực nước, không nên phun quá mạnh khiến cành bị gãy, dập nát.
Cách thiết kế tiểu cảnh terrarium chuẩn đẹp và chuyên nghiệp

Mua terrarium ở đâu đảm bảo uy tín và chất lượng tốt?

Ngoài những thông tin được chia sẻ về terrarium là gì, có mấy loại terrarium hay cách tự tạo tiểu cảnh terrarium thế nào, khá nhiều người vẫn còn thắc mắc chưa biết rõ nên mua terrarium ở địa chỉ nào để đảm bảo được chất lượng tốt và độ bền đẹp của sản phẩm. Bên cạnh đó, giá của bình tiểu cảnh terrarium cũng là điều mà không ít người muốn tìm câu trả lời. Hãy tham khảo các địa chỉ uy tín bán terrarium dưới đây nhé.

Ant terrarium – Bể cá thủy sinh bán cạn

Fb: https://www.facebook.com/thuysinhbancanhn/

Ant terrarium – cơ sở chuyên thiết kế và bày bán các loại bể thủy sinh bán cạn cũng như bể tiểu cảnh terrarium. Các sản phẩm đến từ Ant đều được chọn lọc về chất lượng cây trồng khỏe mạnh, đồng thời cách bố cục và sắp xếp vị trí các loại cây cũng được thiết kế hợp lý nhằm đem lại không gian sống xanh, xịn, mịn đến quý khách hàng. 

terrarium là gì? Mua ở đâu?
terrarium là gì? Mua ở đâu?

Các bạn có thể sử dụng bể thủy sinh bán cạn hoặc bình tiểu cảnh terrarium để bày trí cho khu vực phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ,… Hoặc món vật phẩm này được dùng tặng cho bạn bè, người thân hay đối tác cũng rất trang trọng và lịch sự. Với sự kết hợp tinh tế và độc đáo giữa màu sắc, kiểu dáng cùng các loại hình mô phỏng từ môi trường tự nhiên, sản phẩm tiêu cảnh terrarium được ra đời bằng bàn tay khéo léo, tâm huyết của người nghệ nhân.

terrarium là gì? Mua ở Ant terrarium
terrarium là gì? Mua ở Ant terrarium

Với các sản phẩm tiểu cảnh terrarium đa dạng về mẫu mã và cách thức trình bày tại Ant terrarium, chắc hẳn các bạn sẽ không thể nào rời mắt khỏi những chiếc bình xanh mướt mượt mà với ánh sáng kỳ ảo. Đa phần các loại bể tiểu cảnh terrarium không quá kén chọn tuổi hợp để sử dụng. Tuy nhiên nếu là người có niềm tin vào tâm linh và ngũ hành phong thủy, các bạn có thể tham khảo để chọn lựa mẫu terrarium phù hợp với bản thân mình.

Các loại tiểu cảnh terrarium tại Ant được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau, chi phí để tậu một bình terrarium về nhà dao động khoảng 1.200.000 vnđ – > 2.000.000 vnđ tùy theo kiểu dáng và mẫu mã của sản phẩm.

9xgarden

Website: https://9xgarden.com/

Fb: https://www.facebook.com/caycanhmini9xgarden/

Shop cây cảnh mini 9x garden là địa chỉ uy tín dành cho các bạn trẻ chưa biết nên chọn mua terrarium ở đâu. Đây là nơi thiết kế và bày bán tất cả các sản phẩm cây phong thủy hợp mệnh nói chung cũng như tiểu cảnh terrarium nói riêng. Những mẫu terrarium ở 9x garden rất đa dạng với mẫu open hoặc close, mẫu trang trí theo nhiều chủ đề khác nhau hoặc theo nhiều kích cỡ khác nhau.

terrarium là gì? Mua ở 9x garden
terrarium là gì? Mua ở 9x garden

Có thể thấy, đến với 9x garden, các bạn sẽ tha hồ chọn lựa được những vật phẩm xanh mát và tươi tốt để dành tặng cho người thân, bạn bè của mình vào nhiều dịp khác nhau. Những món quà từ cây xanh và terrarium bể cạn rất phù hợp dành tặng cho những người có ngũ hành mệnh mộc hoặc mệnh hỏa. Còn với ngũ hành mệnh thủy hoặc kim, các bạn nên chọn mẫu tiểu cảnh terrarium có nhiều nước hơn để giúp tăng thêm may mắn cho bản thân.

terrarium là gì? Mua ở đâu?
terrarium là gì? Mua ở đâu?

Đa phần các mẫu tiểu cảnh terrarium đều có mẫu mã rất đa dạng theo nhiều chủ đề khác nhau, song song với đó, chi phí giá thành để sở hữu được một bình terrarium cũng rất phải chăng, chỉ từ 250.000 vnđ – >400.000 vnđ. Với mức giá này, chúng ta đã có thể có được một món vật phẩm xanh xịn và lịch sự để làm quà tặng.

Ngoài terrarium, bạn có thể tham khảo thêm một số vật phẩm phong thủy khác như: quả cầu phong thủy, mèo thần tài hay bình hút tài lộc để trưng bày cho không gian sống thêm sinh động cũng như mang đến nhiều ý nghĩa phong thủy tốt.

Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ đến các bạn đọc những thông tin hữu ích để trả lời cho các câu hỏi terrarium là gì, có mấy loại terrarium và cách thiết kế terrarium thế nào. Hy vọng qua những thông tin trên, các bạn sẽ có được những kiến thức cần thiết và tips hay ho để tự làm ra được một kiểu dáng tiểu cảnh terrarium đẹp độc lạ. Hãy sáng tạo và tự mày mò thiết kế mẫu terrarium thật độc đáo nhé. Chúc các bạn thành công!

Share.

Leave A Reply