Sùi mào gà là căn bệnh phụ khoa phổ biến được rất nhiều người quan tâm. Vậy bệnh sùi mào gà có chữa được không? Cách chữa bệnh sùi mào gà như thế nào? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc về loại bệnh này thì nhất định không thể bỏ qua những nội dung dưới đây.
Khái quát về bệnh sùi mào gà
Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh sùi mào gà có chữa được không, chúng ta cũng nên hiểu rõ về căn bệnh này cũng như các dấu hiệu của bệnh. Việc nắm bắt chính xác về bệnh cũng sẽ giúp cho bạn có thể xác định được các phương thức điều trị một cách hiệu quả nhất.
Bệnh sùi mào gà được biết đến là một trong những bệnh phụ khoa lây nhiễm qua đường tình dục thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Tác nhân gây nên loại bệnh này là virus HPV. Dấu hiệu nhận biết của loại bệnh này màu các vết sần nhỏ màu hồng nhạt, bề ngoài có thể thấy giống như các hình dáng của các loại súp lơ.
Các dấu hiệu này thường sẽ xuất hiện ở những vị trí ẩm ướt, dễ sinh vi khuẩn như vùng sinh dục, âm đạo, đáy chậu, cổ tử cung, thân dương vật, quy đầu, hậu môn hoặc phần da bìu,… Đôi khi các dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện ở một số vị trí như miệng, hầu họng nếu bạn thực hiện quan hệ tình dục thông qua đường miệng.
Ngoài ra theo như nghiên cứu thì các biểu mô từ bệnh sùi mào gà đều sẽ chứa các loại virut HPV vì vậy khả năng lây nhiễm của căn bệnh này là khá cao. Nó có thể dễ dàng lây nhiễm từ da, niêm mạc các khu vực đang có dấu hiệu bệnh.
Bệnh sùi mào gà còn có thể thay đổi cấu trúc các tế bào và có thể hình thành nên các biến chứng khác như Ung thư tử cung, ung thư miệng, cổ họng, dương vật hoặc thậm chí là các biến chứng trong giai đoạn thai kỳ.
Bệnh sùi mào gà có chữa được không?
Bệnh sùi mào gà có chữa được không là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Vậy vấn đề này như thế nào? Liệu bệnh sùi mào gà có thể chữa dứt điểm được không? Căn bệnh này thực tế không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng hiện nó vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy khả năng chữa khỏi dứt điểm loại bệnh này là không cao.
Khi thấy cơ thể của mình xuất hiện các dấu hiệu bệnh sùi mào gà thì trước tiên bạn sẽ cần phải đến các cơ sở y tế có uy tín để đảm bảo được khám bệnh và chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Theo đó bác sĩ sẽ thực hiện các phác đồ điều trị và chỉ định điều trị bệnh sao cho hiệu quả nhất.
Vì trong y học hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh sùi mào gà chính thức và càng không thể tự khỏi nếu như không thực hiện việc điều trị chính xác, đúng cách. Các bệnh nhân cũng không nên tự điều trị bệnh tại nhà bởi xác suất trị khỏi là rất thấp và thậm chí còn có thể gây nên các biến chứng phức tạp hơn.
Tuy nhiên các phương thức điều trị dù là y học hay dân gian trên thị trường hiện nay cũng chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng hoặc hạn chế các tổn thương mà bệnh gây ra cho cơ thể chứ không thể mang đến hiệu quả trị khỏi bệnh 100%.
Các phương thức điều trị phổ biến nhất hiện nay sẽ chỉ có mục đích là loại bỏ các vết sần sùi, khối u từ các khu vực đang bị nhiễm bệnh đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể để có thể chống lại được các virus gây bệnh HPV.
Các phương pháp này cũng được cân nhắc trên rất nhiều yếu tố khác như tuổi tác, số lượng, kích thước nốt sần, khả năng tổn thương,… để đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Tuy nhiên sẽ không có cách điều trị nào là ưu việt hoàn toàn và khả năng tái phát lại là khá cao.
Không chỉ vậy sùi mào gà còn là căn bệnh rất dễ tái phát, dễ lây nhiễm nếu bạn vệ sinh không sạch sẽ cũng như thực hiện quan hệ tình dục không an toàn. Trong trường hợp không được điều trị đúng cách thì khả năng bệnh phát triển mạnh là vô cùng cao, có thể gây nên rất nhiều các biến chứng nguy hiểm, khiến người bệnh phải chịu đau đớn, khó chịu.
Cách chữa trị bệnh sùi mào gà
Sau khi đã nắm được câu trả lời bệnh sùi mào gà chữa được không hẳn sẽ có nhiều người cảm thấy vô cùng hoang mang về tình trạng của mình. Tuy nhiên bạn vẫn có thể áp dụng các phương pháp điều trị về cả y học và dân gian để giảm thiểu tối đa các biến chứng cũng như ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe của bản thân mình.
Hiện nay đã rất nhiều các phương pháp chữa bệnh sùi mào gà khác nhau để người bệnh có thể lựa chọn được phương thức phù hợp, hiệu quả nhất với mình. Trong đó bao gồm:
Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc
Mặc dù hiện nay chưa có cách điều trị bệnh sùi mào gà triệt để, dứt điểm tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng một số loại thuốc để làm giảm các triệu chứng và biểu hiện của căn bệnh này.
- Imiquimod (Aldara, Zyclara)
Loại thuốc này có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn đang chữa trị bệnh sùi mào gà. Sau khi bôi kem thì tốt nhất là bạn không nên quan hệ tình dục, kể cả quan hệ tình dụng có sử dụng bao cao su.
Loại thuốc này sẽ có các tác dụng phụ bao gồm gây đỏ da, mụn nước, đau nhức, phát ban, ho hoặc cơ thể mệt mỏi.
- Podophyllin và podofilox (Condylox)
Podophyllin được biết là loại nhựa thực vật với khả năng phá hủy các mô bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên loại thuốc này sẽ được chống chỉ định với các khu vực bên trong bộ phận sinh dục, không sử dụng với người đang mang thai.
Tác dụng phụ của thuốc sẽ bao gồm kích ứng da nhẹ nhàng, đau, sưng,…
- Axit tricloaxetic (TCA)
Thuốc Axit tricloaxetic được sử dụng để điều trị bệnh sùi mào gà với các triệu chứng như mụn rộp, sưng tấy bên trong bộ phận sinh dục. Loại thuốc này sẽ có tác dụng đốt cháy các mô tế bào sùi mào gà để giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
- Sinecatechin (Veregen)
Sinecatechin là thuốc được sử dụng để điều trị bệnh sùi mào gà với các triệu chứng ở bên ngoài, trong hoặc xung quanh các khu vực vùng hậu môn. Loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng, an toàn, lành tính với mọi đối tượng sử dụng.
Thuốc sẽ có một số tác dụng phụ nhưng không quá nặng nề, thường là ngứa rát, mẩn đỏ,…
Can thiệp phẫu thuật
Đối với các bệnh sùi mào gà lớn thì khả năng điều trị bằng thuốc là khá thấp. Bên cạnh đó việc điều trị bằng thuốc có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi nếu người bệnh đang trong giai đoạn mang thai. Vì vậy trong trường hợp này bệnh nhân sẽ thường được chỉ định làm phẫu thuật.
Trong điều trị phẫu thuật cũng sẽ có rất nhiều cách khác nhau bao gồm:
- Điều trị bệnh sùi mào gà bằng laser
Bác sĩ sẽ sử dụng một chùm ánh sáng với cường độ vô cùng mạnh để điều trị các dấu hiệu bệnh sùi mào gà. Phương pháp này sẽ được áp dụng với các tình trạng bệnh sùi mào gà trên diện rộng, khó điều trị bằng thuốc.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có chi phí điều trị vô cùng cao. Trong khi đó nó vẫn có tác dụng phụ như bị đau rát sau khi thực hiện và có thể để lại sẹo ở các khu vực điều trị.
- Dùng dao mổ điện
Cũng có rất nhiều người bệnh hiện nay thực hiện phương pháp dùng dao mổ điện tức là sẽ đốt cháy các tế bào sùi mào gà bằng dòng điện mạnh. Tuy nhiên phương pháp này cũng tương đối đau và có thể gây sưng, viêm sau quá trình điều trị.
- Phẫu thuật cắt bỏ
Bên cạnh các phương pháp dòng laser, dòng điện thì bạn cũng có thể tham khảo phương pháp phẫu thuật cắt bỏ. Theo đó bệnh nhân thường sẽ được gây tê tại chỗ hoặc trên toàn cơ thể sau đó bác sĩ sẽ thực hiện việc cắt bỏ các tế bào, khối u sùi mào gà.
Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau đớn và phải sử dụng thuốc giảm đau cho đến khi vết mổ lành hoàn toàn.
- Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng
Phương pháp này được hiểu là bác sĩ sẽ tạo nên một vết rộp xung quanh các mụn rộp do bệnh sùi mào gà gây ra. Khi các vết rộp được tạo đó lành lại thì tất cả các khu vực đang bị tổn thương sẽ bong dần ra, lớp da mới được tái tạo và làm lành các vết thương nhanh chóng.
Bệnh nhân nên điều trị với phương pháp này nhiều lần để trị khỏi hoàn toàn các vết mụn, vết rộp do bệnh. Tuy nhiên tác dụng phụ của phương pháp này sẽ là đau và sưng ở các khu vực đang điều trị.
Phương pháp điều trị tại nhà
Ngoài các phương pháp điều trị theo y học thì các phương pháp điều trị tại nhà hiện cũng đang được rất nhiều người áp dụng. Vậy làm thế nào để có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà cho hiệu quả nhất? Dưới đây sẽ là một số phương pháp điều trị bệnh tại nhà mà bạn có thể tham khảo ngay hôm nay.
- Dùng trà xanh
Trà xanh được biết đến là thành phần có trong loại thuốc mỡ sinecatecin, thường được bác sĩ chỉ định trong việc điều trị bệnh sùi mào gà. Theo đó bạn có thể sử dụng các chiết xuất trà xanh và nhỏ thêm 1-2 giọt dầu dừa để hạn chế tình trạng mụn sinh dục phồng rộp.
- Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà cũng là một trong những nguyên liệu có tác dụng điều trị nấm cũng như các vi khuẩn gây hại vô cùng hiệu quả, trong đó bao gồm cả bệnh sùi mào gà. Bệnh nhân có thể thoa 1 giọt tinh dầu tràm trà pha loãng với dầu dừa, sau đó bạn có thể trực tiếp thoa vào khu vực bị phồng rộp.
Dầu cây tràm trà có thể gây bỏng hoặc loại bỏ hoàn toàn các vết phồng rộp do bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên đối với một số người bị dị ứng với loại cây này thì tốt nhất là không sử dụng phương thức này. Dầu tràm trà chỉ nên bôi bên ngoài, tuyệt đối không sử dụng tinh dầu tràm trà để uống hoặc thoa bên trong.
Trong quá trình điều trị nếu bạn cảm thấy có bất cứ sự thay đổi nào khác thường hoặc cảm thấy tình trạng bệnh của mình trở nên nghiêm trọng hơn thì tốt nhất là nên ngưng thực hiện phương thức này.
- Điều trị bệnh sùi mào gà bằng tỏi
Theo một số nghiên cứu thì bạn có thể sử dụng các loại chiết suất tỏi để thoa vào những khu vực đang có dấu hiệu sùi mào gà. Bệnh nhân có thể thoa trực tiếp vào các nốt sần, mụn phồng rộp hoặc sử dụng miếng gạc sạch, thấm vào hỗn hợp chiết xuất từ tỏi để đảm bảo có thể hạn chế sự lây lan cũng như làm giảm sưng tấy, phồng rộp ở các khu vực đó.
- Sử dụng giấm táo
Trong giấm táo cũng có hàm lượng axit khá cao với khả năng có thể tiêu diệt vi khuẩn vô cùng hiệu quả. Người bệnh có thể ngâm gạc trong hỗn hợp giấm táo và áp trực tiếp vào các khu vực đang xuất hiện các nốt sùi mào gà, mẩn ngứa.
Có thể thấy đây chỉ là các phương thức dân gian và chưa có bất cứ chứng minh y học nào cho thấy nó có thể điều trị tận gốc bệnh. Vì vậy trước khi sử dụng tốt nhất là bạn nên tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ cũng như thăm khám chính xác để đảm bảo hạn chế tối đa có rủi ro có thể xảy ra.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà
Chắc hẳn với những nội dung trên đã giúp bạn phần nào nắm được câu trả lời cho câu hỏi bị sùi mào gà có chữa được không. Vì vậy để hạn chế việc lây nhiễm và mắc bệnh sùi mào gà thì tốt nhất là bạn nên tuân thủ chính xác theo các biện pháp phòng tránh dưới đây.
- Tuân thủ đời sống hôn nhân một vợ, một chồng, không có các quan hệ ngoài luồng.
- Khi quan hệ tình dục thì nên chú ý các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, tránh sử dụng các loại bao cao su kém chất lượng hoặc những loại đồ chơi tình dục không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Tuyệt đối không sử dụng chung đồ cá nhân với mọi người xung quanh và đặc biệt là những người đang có dấu hiệu mắc bệnh sùi mào gà.
- Khi bạn nhận thấy cơ thể mình có các dấu hiệu về bệnh sùi mào gà thì tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Thực hiện các biện pháp hữu hiệu được khuyến cáo để bảo vệ cho trẻ nhỏ.
- Chị em phụ nữ khi đến tuổi cần tiêm phòng vacxin ngừa HPV để đảm bảo có thể ngăn ngừa mọi nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến quan hệ tình dục, trong đó có bệnh sùi mào gà.
- Nên thường xuyên trao đổi và trò chuyện cùng “đối tác” của mình để có thể chủ động ngăn ngừa việc lây nhiễm bệnh sùi mào gà.
- Nên thường xuyên đi khám định kỳ, đặc biệt là khám phụ khoa để phát hiện bệnh nhanh chóng, kịp thời, tăng khả năng trị bệnh dứt điểm.
FAQs – Những câu hỏi liên quan
Bên cạnh các thắc mắc bị sùi mào gà có chữa được không bạn cũng có thể tham khảo thêm một số câu hỏi dưới đây để đảm bảo có thể nắm được các thông tin quan trọng nhất về căn bệnh này
Bị sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không?
Bệnh sùi mào gà ở lưỡi hiện nay có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật y khoa. Vì vậy tình trạng bệnh này vẫn có thể chữa được nếu như người bệnh phát hiện sớm và được điều trị đúng cách. Vì vậy bạn cần phải thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của mình và đến các cơ sở y tế để được thăm khám hiệu quả nhất.
Bệnh sùi mào gà ở nữ có chữa được không?
Bệnh sùi mào gà nói chung và bệnh sùi mào gà ở nữ nói riêng hiện nay vẫn là loại bệnh nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải áp dụng các phương pháp điều trị để đảm bảo có thể hạn chế được tối đa các biến chứng và làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Bên cạnh đó việc phòng ngừa cũng cần phải đặt lên hàng đầu để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh sùi mào gà ở cả nam và nữ.
Sùi mào gà có đau không?
Sùi mào gà giai đoạn đầu thường sẽ không gây đau nhưng rất dễ bị chảy máu ở các niêm mạc như hậu môn, họng, tử cung,… Tuy nhiên càng về sau nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ trở nặng nhanh chóng và các cơn đau rát có thể kéo đến bất cứ lúc nào.
Sùi mào gà có gây ngứa không?
Sùi mào gà giai đoạn đầu thường sẽ không mang lại cảm giác ngứa ngáy khó chịu nên người bệnh rất ít khi có thể phát hiện được từ những giai đoạn đầu. Tuy nhiên ở các giai đoạn tiếp theo thì bệnh sẽ phát triển nhanh, gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
Sùi mào gà có nguy hiểm không?
Sùi mào gà là một căn bệnh lây lan qua đường tình dục với tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng. Nếu không kịp thời phát hiện các triệu chứng để điều trị hoặc thực hiện điều trị bệnh sai cách thì nguy cơ xảy ra biến chứng là vô cùng cao, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn.
Vì vậy sùi mào gà vẫn được liệt vào danh sách là một trong những căn bệnh nguy hiểm, không thể tự khỏi và hoàn toàn chưa có bất cứ loại thuốc nào có thể trị dứt điểm được tình trạng bệnh này. Bạn tuyệt đối không nên chủ quan khi biết mình đã mắc bệnh.
Lời kết
Với những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn có được câu trả lời bệnh sùi mào gà có chữa được không. Mặc dù căn bệnh này không thể chữa trị dứt điểm hiệu quả nhưng với những cách điều trị trên đây sẽ giúp cho bạn có thể giảm thiểu hoàn toàn mọi triệu chứng của bệnh cũng như cảm thấy thoải mái, tự tin hơn rất nhiều.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số kiến thức về các căn bệnh lây nhiễm khác như: bệnh giang mai, bệnh lậu ở nam, bệnh lậu ở nữ,… để có cách bảo vệ bản thân mình.