Chat with us, powered by LiveChat

Bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì và làm gì để bệnh nhanh khỏi. Mặc dù, nhiệt miệng không gây ra nguy hiểm nhưng đem lại cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, đây là lúc chúng ta cần bổ sung những món ăn ngon vào bữa cơm gia đình để giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh tật.

Tại sao khi bị nhiệt miệng cần chú ý đến thực phẩm ăn uống? 

Hầu hết những người bị nhiệt miệng đều quan tâm đến thực phẩm ăn uống như nên ăn gì hoặc không nên ăn gì. Không phải tự nhiên mà người bệnh được bác sĩ khuyến cáo bên cạnh việc sử dụng thuốc thì cần phải kết hợp điều chỉnh ăn uống để nhanh khỏi bệnh. Đầu tiên chúng mình cần phải hiểu được nguyên nhân gây bệnh để hiểu được rằng việc ăn uống không đúng cách có thể là lí do gây ra bệnh nhiệt miệng. Nếu người bệnh biết cách cân đối và điều chỉnh có thể cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

Thực phẩm ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục bệnh nhiệt miệng nhanh hay chậm.
Thực phẩm ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục bệnh nhiệt miệng nhanh hay chậm.

Một số người bệnh bị nhiệt miệng do nguyên nhân bên ngoài như ăn uống đồ cay nóng, đồ uống nhiều cồn và có ga,.. Chính lượng axit lớn có trong lượng thức ăn này đã tác động và gây tổn thương những phần mô mềm trong miệng và dẫn đến tình trạng viêm sưng cũng như tạo ra vết nhiệt vết loét. Bên cạnh đó, tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất như vitamin B12, axit folic, các khoáng chất cần thiết như kẽm, sắt,…. nên gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thải độc của gan từ đó khiến chất độc tích tụ và phát tác thành những bóng viêm trong miệng gây loét miệng. Tất cả những nguyên nhân này đều có thể điều chỉnh từ việc ăn uống. Chính vì vậy, tìm việc kỹ lưỡng về vấn đề bị nhiệt miệng nên ăn gì và không nên ăn gì là rất quan trọng. 

Nhiệt miệng không phải là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên những vết loét, vết nhiệt miệng gây tình trạng đau xót và nhức miệng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động ăn uống nói cười hàng ngày. Chính vì vậy, để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này thì người bệnh nên tìm hiểu bị nhiệt miệng nên ăn gì và không nên ăn gì trong phần tiếp theo của bài viết nhé. 

Bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi? 

Rau má 

Rau má được biết đến là một loại rau dân dã khá quen thuộc với đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Bạn có thể dễ dàng tìm mua được loại rau này tại các chợ dân sinh hoặc siêu thị đều có. Đây được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng có dược tính cao. Theo chia sẻ từ các sách Đông Y thì rau má có tính mát và thường được làm thuốc để điều trị nhiễm khuẩn. 

Rau má 
Rau má trị nhiệt miệng

Tình trạng bị nhiệt miệng có thể do là bị nóng trong người nên bạn có thể sử dụng rau má xay ra để làm nước uống. Giúp điều chỉnh lại nhiệt lượng trong cơ thể và nhanh chóng khỏi bệnh. Trong rau má có lượng nước lớn nên rất tốt cho việc giải nhiệt cơ thể. Không chỉ vậy, thành phần cũng chứa lượng lớn vitamin tốt cho cơ thể như B1, C,K, B2. Tất cả đều là những khoáng chất cần thiết cho sự hồi phục của cơ thể khi bị viêm nhiễm. 

Bạn có thể ép nước rau má để uống mỗi ngày. Cách này đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất. Bên cạnh đó, có thể chế biến rau má thành những món ăn dân dã để có thể sử dụng và hỗ trợ cải thiện tình trạng bị nhiệt miệng nhanh chóng nhé. 

Rau ngót 

Rau ngót cũng được biết đến là loại rau dân dã được sử dụng phổ biến trong các mâm cơm của người dân Việt Nam. Đây không chỉ được biết đến là thực phẩm yêu thích của nhiều người mà còn nằm trong danh sách bị nhiệt miệng nên ăn gì. Rau ngót được đánh giá là một loại thực vật kỳ diệu khi chứa lượng lớn chất dinh dưỡng, vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu thì rau má cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng nhiều hơn hẳn các loại rau thông thường. 

Rau ngót 
Canh rau ngót 

Theo một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung cây rau ngót trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể giúp hỗ trợ làm giảm dư lượng chất độc nhất định có trong một số cơ quan của cơ thể. Chính vì vậy, việc ăn rau ngót sẽ giúp hỗ trợ giải độc và bảo vệ gan hiệu quả. Nếu như bạn bị nhiệt miệng là do chất độc tích tụ trong gan thì ăn rau ngót sẽ hỗ trợ được phần nào. Không chỉ vậy, lượng dưỡng chất có trong rau như canxi, photpho, axit amin,… cũng hỗ trợ tăng sức đề kháng và đẩy lùi tình trạng viêm loét, nhiệt miệng hiệu quả. 

Với rau ngót thì bạn có thể chế biến thành các món ăn dân dã để sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày cùng với gia đình. Ví dụ như sử dụng để nấu canh với thịt thì rất dễ ăn cũng dễ chế biến. Một số người đặt ra câu hỏi trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì thì bạn có thể xay nhuyễn rau ngót ra rồi nấu với cháo cho trẻ ăn là được. 

Khổ qua 

Khổ qua hay còn biết đến với tên gọi là mướp đắng. Loại quả này có vị đắng nhẹ nhưng nếu ai ăn quen thì cảm thấy rất ngon. Khổ qua được biết đến là một loại quả rất tốt cho sức khỏe vì sở hữu khả năng làm mát, giải nhiệt cũng như cung cấp khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể thêm khổ qua vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiệt miệng. 

Khổ qua 
Khổ qua 

Theo các bài thuốc Đông Y từ xa xưa thì khổ qua có tính hàn nên có khả năng làm mát và thanh nhiệt giải độc rất tốt. Chính vì vậy có thể tác động trực tiếp giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng do nóng trong gây lên. Không chỉ vậy, trong thành phần của khổ qua có chứa chất gycosit đắng có tác dụng hỗ trợ giải độc gan và tránh tình trạng tích tụ độc tố hiệu quả. 

Bạn có thể nấu khổ qua thành các món ăn để sử dụng trong các bữa cơm cùng với gia đình. Một số món được yêu thích và phổ biến hiện nay như món khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng,… Nếu ăn quen thì chắc chắn bạn sẽ rất thích hương vị của món ăn này. Khổ qua chính là một trong số ít các loại thực phẩm giá rẻ, gần gũi và dễ tìm nhất khi bạn có nhu cầu tìm hiểu bị nhiệt miệng nên ăn gì. 

Sữa chua 

Sữa chua là một món ăn nhẹ quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam. Tuy nhiên ít người biết rằng loại thực phẩm này cũng có tác dụng rất tốt cho những người bệnh bị nhiệt miệng. Sữa chua được tạo ra nhờ sự kết hợp từ sữa với vi khuẩn ở nhiệt độ ấm. Từ hàng trăng năm nay, thế giới đã công nhận sữa chua là một thực phẩm bổ dưỡng và có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe người dùng. 

Sữa chua 
Sữa chua 

Không chỉ có lợi cho đường tiêu hóa mà sữa chua còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như vitamin B, vitamin B12, photpho, magie, kali, protein,… Bên cạnh đó, lợi khuẩn có trong sữa chua cũng giúp kìm hãm những loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng và hỗ trợ giảm viêm loét hiệu quả. 

Đối với những người đang tìm hiểu bị nhiệt miệng nên ăn gì thì đừng bỏ qua món sữa chua này nhé. Bởi lẽ mỗi ngày chỉ cần sử dụng khoảng 225gr sữa chua nguyên chất sẽ giúp bạn cảm thấy dịu hẳn sự đau rát tại chỗ viêm loét do nhiệt miệng gây ra đấy. 

Các loại thực phẩm giàu sắt 

Các loại thực phẩm giàu sắt 
Nhiệt miệng nên ăn gì? Ăn các loại thực phẩm giàu sắt 

Theo chia sẻ của các bác sĩ thì sắt là một trong các yếu tố quan trọng giúp tạo nên hồng cầu trong máu. Không chỉ vậy, đây cũng là một trong những nguyên tố vi lượng có khả năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và nhanh làm lành vết thương. Bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể sẽ giúp vết nhiệt miệng nhanh chóng lành và giảm tình trạng đau rát khó chịu. Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm giàu sắt như trứng, thịt bò, súp lơ xanh, cá lóc,… Tuy nhiên cần lưu ý là khi chế biến các loại thực phẩm này thì nên ưu tiên luộc chứ không chế biến cùng nhiều dầu mỡ và muối mặn. 

Các loại thực phẩm giàu chất xơ 

Các loại thực phẩm giàu chất xơ 
Các loại thực phẩm giàu chất xơ 

Để nhanh chóng giảm tải tình trạng đau rát khó chịu do các vết viêm loét gây lên thì người bệnh cần sử dụng các thực phẩm có khả năng hồi phục các vết loét. Chính vì vậy, trong thực đơn bị nhiệt miệng nên ăn gì không thể thiếu các loại rau cung cấp giàu chất xơ cho cơ thể. Theo các bác sĩ thì chất xơ sở hữu khả năng hạn chế những tổn thương mới và tăng khả năng sản sinh các tế bào mới. Từ đó hỗ trợ quá trình lành miệng vết loét được nhanh chóng hơn. 

Bạn có thể tham khảo danh sách các loại rau củ quả giàu chất xơ cho cơ thể như quả cà chua, rau súp lơ xanh, rau cải, rau ngót, rau bina,…. Bên cạnh đó, có thể kết hợp sử dụng các loại rau quả có tính mát để hỗ trợ làm mát cơ thể như đu đủ, dâu tây, dừa,… 

Các loại thực phẩm giàu kẽm 

Các loại thực phẩm giàu kẽm 
Nhiệt miệng nên ăn gì? Các loại thực phẩm giàu kẽm 

Theo một số nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân rơi vào tình trạng nhiệt miệng do thiếu đi lượng kẽm cần thiết trong cơ thể. Kẽm được biết đến là một nguyên tố vi lượng cực kỳ quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người. Hoạt chất này có khả năng tổng hợp protein và thúc đẩy quá trình phát triển của trí não, xương khớp. Không chỉ vậy, đối với các bệnh nhân bị nhiệt miệng thì kẽm sẽ có tác dụng tăng cường khả năng tổng hợp những dưỡng chất có công dụng tăng quá trình lành vết thương khoang miệng. Từ đó giúp tình trạng bệnh nhanh chóng cải thiện và hồi phục nhanh chóng. 

Vậy nên các loại thực phẩm giàu kẽm không thể thiếu trong danh sách bị nhiệt miệng nên ăn gì. Bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu kẽm như cua, thịt bò, trứng, đậu phộng, hàu,…. 

Các loại thực phẩm bổ sung vitamin B2 

Các loại thực phẩm bổ sung vitamin B2 
Các loại thực phẩm bổ sung vitamin B2 

Cơ thể rơi vào tình trạng thiếu vitamin B2 cũng là một trong những nguyên nhân gây lên tình trạng lở loét miệng. Vậy nên việc bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin B2 là cần thiết cho những ai đang bị nhiệt miệng. Một số triệu chứng khác cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin B2 dễ nhận thấy khác đó là thường xuyên rụng tóc, da khô nứt nẻ, đục thủy tinh thể,…. 

Trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh có thể cân đối bổ sung một số lượng thực phẩm giàu vitamin B2 như cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa bò, ức gà, quả hạnh, nội tạng, thịt lợn,… 

Các loại thực phẩm giàu vitamin C 

Các loại thực phẩm giàu vitamin C 
Các loại thực phẩm giàu vitamin C 

Cơ thể rơi vào tình trạng thiếu hụt vitamin C có thể gây lên sự mệt mỏi và giảm khả năng miễn dịch. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và tác động tiêu cực của virus lên cơ thể. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gián tiếp gây lên tình trạng viêm loét miệng. Để hạn chế tình trạng nhiệt miệng và giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh. 

Một số các loại thực phẩm giàu vitamin C mà người bị nhiệt miệng nên ăn là kiwi, cà chua, dâu tây, đu đủ, ổi,… Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý không nên sử dụng cam và chanh. Hai loại quả này khá giàu vitamin C nhưng trong thành phần cũng có chứa nhiều acid citric có thể tác động lên vết loét và gây đau xót nặng hơn. 

Thức ăn chế biến mềm dễ nuốt và ít gia vị 

Thức ăn chế biến mềm dễ nuốt và ít gia vị 
Thức ăn chế biến mềm dễ nuốt và ít gia vị 

Việc tìm hiểu bị nhiệt miệng nên ăn gì sẽ giúp bạn khoanh vùng được các loại thực phẩm nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Từ đó đảm bảo được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên cách chế biến món ăn để sử dụng như thế nào cũng rất quan trọng. Vì bạn bị loét miệng và sẽ có cảm giác đau rát khó chịu khi ăn, khi nói chính vì vậy người bệnh cần sử dụng thực phẩm chế biến thành các món ăn dạng mềm như cháo, súp có ít gia vị và dễ nuốt. Sử dụng ít gia vị sẽ giảm được tình trạng đau rát khi thức ăn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vết loét trong miệng. 

Bạn đọc chú ý nếu bạn đang thắc mắc trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng mẹ nên ăn gì thì hãy tham khảo những món ăn được kể trên nhé. Tất cả đều tốt và phù hợp với mẹ sau sinh. Khi mẹ bồi bổ cơ thể và cho bé bú thì bé cũng sẽ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết và hỗ trợ giảm tải tình trạng nhiệt miệng khó chịu.

Tìm hiểu bị nhiệt miệng không nên ăn gì? 

Tìm hiểu bị nhiệt miệng không nên ăn gì? 
Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm cay nóng trong khi bị nhiệt loét miệng.

Các loại thực phẩm chứa nhiều Acid 

Những thực phẩm có chứa nhiều acid không bao giờ được liệt vào danh sách bị nhiệt miệng nên ăn gì. Bởi lẽ lượng acid sẽ khiến vết loét ở miệng bạn trở lên tồi tệ hơn rất nhiều. Vậy nên hãy tránh xa các loại thực phẩm có chứa acid như chanh, cam, mận xanh, dứa,… 

Các loại thực phẩm cay nóng 

Các loại thực phẩm cay nóng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm loét miệng. Việc thường xuyên sử dụng thực phẩm cay nóng sẽ gây tình trạng nóng trong và biểu hiện thành những vết loét ở mô mềm của miệng. Không chỉ vậy, trong quá trình bị nhiệt miệng mà bạn ăn những thực phẩm cay nóng sẽ gây kích thích và khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề hơn rất nhiều. Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm cay nóng có vị mặn để giúp cho vết loét nhanh lành hơn. 

Cà phê và các loại nước ngọt 

Thành phần của cafe có chứa acid salicylic. Đây là một chất có khả năng kích thích các mô tổn thương ở trong miệng từ đó khiến cho vết loét, vết nhiệt miệng trở lên nặng hơn nhiều. Vậy nên nếu bạn đang bị nhiệt miệng thì hãy tạm thời tránh sử dụng cà phê để tránh tình trạng thêm nặng nề nhé. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh sử dụng các loại nước ngọt có chứa thành phần là siro hoặc acid phosphoric. Đây cũng là một trong những chất khiến cho tình trạng loét miệng, nhiệt miệng thêm nặng nề hơn đó. 

Lời Kết 

Trong bài viết trên đây, Hapigo đã nêu rõ tầm quan trọng của việc ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hồi phục bệnh nhiệt miệng. Bên cạnh đó, chúng mình cũng nêu rõ những loại thực phẩm phù hợp và không phù hợp. Từ đó giải đáp cho người đọc những thắc mắc liên quan như nhiệt miệng nên ăn gì và nên kiêng khem những gì.

Bên cạnh chú ý đến việc ăn uống, bạn có thể bôi thêm thuốc bôi nhiệt cho bé để hỗ trợ quá trình chữa nhiệt miệng nhanh hơn.

Share.

Leave A Reply