Thực hiện ngồi thiền đúng cách tại nhà sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngược lại, nếu bạn thực hiện không đúng tư thế thì việc thiền định chẳng những không mang lại lợi ích gì còn gây hại cho một số bộ phận trong cơ thể.
Vậy ngồi thiền như thế nào là đúng cách? Cùng Hapigo tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Ngồi thiền đúng cách có tác dụng gì?
Cách ngồi thiền đúng không đòi hỏi quá nhiều vào tư thế ngồi hay tay và chân, thay vào đó tập trung vào hơi thở và lắng nghe chuyển động của cơ thể mới là cốt lõi nhất của thiền định. Trong bài viết trước, mình cũng đã chia sẻ rất chi tiết và đầy đủ đến các bạn ngồi thiền để làm gì cùng rất nhiều lợi ích của chúng cho sức khỏe.
Ngồi thiền đúng cách sẽ mang đến cho bạn rất nhiều ý nghĩa tuyệt vời, không chỉ về sức khỏe thể chất mà còn cả tinh thần nữa. Đó chính là lý do mà ngày càng nhiều người tìm đến thiền định. Cùng Hapigo khám phá vài lợi ích của việc ngồi thiền nhé:
- Làm giảm cảm giác đau đớn từ những vết thương do cơ thể được thư giãn, không còn bị những tổn thương đeo bám
- Kéo dài tuổi thọ cho bản thân do nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật
- Giảm cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, áp lực và stress sau những giờ làm việc và học tập mỗi ngày
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn, không chỉ về thời gian ngủ dài hơn mà ngủ cũng ngon hơn, sâu hơn, không bị tỉnh giấc, giật mình, mất ngủ,…
- Kiểm soát tình trạng lo lắng, tinh thần bất an, mang đến cho bạn cảm giác bình tĩnh, tịnh tâm và bình thản đón nhận mọi việc
- Hỗ trợ cải thiện tốt sức khỏe tinh thần, phòng tránh và hạn chế tối đa những căn bệnh liên quan đến thần kinh và trầm cảm
- Tăng cường khả năng tập trung, quan sát và nhìn nhận sự việc, cải thiện chứng suy giảm trí nhớ, nhất là với người đang có những vấn đề về thần kinh
Tóm lại, ngồi thiền đúng cách sẽ mang đến cho bạn lợi ích gấp 200% lần so với việc ngồi sai tư thế. Khi bạn ngồi thiền đúng cách sẽ mang đến sức khỏe tốt hơn, tinh thần thoải mái hơn. Đặc biệt còn giúp bạn nâng cao “chính khí”, tích cực đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, qua đó phòng ngừa và chiến thắng bệnh tật. Ngược lại, nếu như ngồi thiền sai cách thì sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy, trong đó không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần.
Rất nhiều người do ngồi thiền sai cách mà đang phải chịu đựng những vấn đề về sức khỏe. Thường gặp nhất là tình trạng bị tê mỏi tay chân, chóng mặt, đau lưng hay thậm chí là chứng hoa mắt, u máu, giãn tĩnh mạch,… Có thể thấy, ngồi thiền đúng cách có vai trò rất quan trọng khi bạn bắt đầu học thiền tại nhà. Vậy nên hãy học cho chính xác và tử tế ngay từ khi bắt đầu nhé!
Hướng dẫn ngồi thiền đúng cách tuyệt diệu đơn giản
Ngồi thiền như thế nào cho đúng cách? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang có ý định học thiền định. Thực ra, cách ngồi thiền đúng không hề quá khó học, ngược lại cực kỳ đơn giản. Chỉ cần bạn chú ý một số nguyên tắc thực hiện các tư thế ngồi thiền sau đây, đảm bảo sẽ tránh được mọi vấn đề tê bì tay chân, đau mỏi,… Ngược lại sẽ đón nhận được trọn vẹn những ích lợi to lớn và đáng quý của tư thế ngồi thiền đúng cách mang lại.
Điều chỉnh tư thế ngồi
Nếu bạn đang băn khoăn ngồi thiền sao cho đúng cách thì đừng bỏ qua phần này. Với tư thế ngồi thiền, bạn có thể lựa chọn ở bất cứ không gian nào, miễn là bản thân cảm thấy thoải mái nhất và không bị làm phiền, quấy rầy, phân tâm là được. Bạn cũng có thể tùy chọn ngồi thiền trên những tấm đệm Zafus, khăn tay, gối, ghế có tựa lưng, thảm,… đều được.
Tuy nhiên, dù là trong khung cảnh nào hay trên những dụng cụ hỗ trợ nào đi chăng nữa thì bạn vẫn cần phải thực hiện đúng cách. Cách ngồi thiền đúng tư thế được hướng dẫn như sau:
- Đầu tiên, hãy ngồi thẳng lưng nhất có thể, sao cho phần đầu, cổ và cột sống tạo thành một đường thẳng. Tư thế này sẽ hơi mỏi và khó khăn cho người mới bắt đầu, vậy nên bạn có thể dùng một chiếc ghế tựa lưng để hỗ trợ. Khi nào cảm thấy mỏi thì sẽ từ từ thả lỏng, dựa vào ghế để thư giãn, sau đó tiếp tục tư thế thế ngồi thẳng để làm quen dần.
- Hai chân đặt trên sàn nhà sao cho duỗi thẳng từ mắt cá chân lên phần đầu gối. Bắp chân và đùi sẽ tạo với nhau một góc 90 độ ngay ngắn, nghiêm túc và chỉnh tề nhưng cũng phải tạo cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất.
- Song song với đó, hãy thả lỏng hay tay để trên đầu gối, trên đùi hoặc trong lòng, hoặc cũng có thể là bất kỳ vị trí nào bạn cảm thấy thoải mái, thuận tiện nhất
- Tùy thuộc vào sự linh hoạt của phần hông mà bạn cũng có thể thực hiện tư thế ngồi hoa sen. Đây được đánh giá là tư thế ngồi thiền đẹp nhất nhưng cũng khó nhất, thế nhưng lại được nhiều người lựa chọn
- Tư thế ngồi hoa sen có thể thực hiện trên đệm, gối, khăn bông,… Đầu tiên, bạn ngồi thẳng người, hai tay duỗi thẳng, đầu gối co lại. Sau đó dùng tay nhẹ nhàng kéo bàn chân phải ép vào bụng trái, bàn chân còn lại thì ép vào bụng phải
- Toàn bộ cơ thể đều cần được thả lỏng, vẫn ngồi thẳng người, thẳng lưng và hai tay buông thõng, hoặc đặt trên đùi, trên gối đều được
Tư thế ngồi thiền đúng cách không hề quá khó đúng không nào? Bạn chỉ cần tập trong vài buổi là sẽ quen thuộc với cảm giác và cách ngồi thiền cho đúng này thôi. Ban đầu sẽ gặp khó khăn một chút nhưng đừng vội bỏ cuộc, bởi thiền định là cả một quá trình cần phải có thời gian để tĩnh tâm và giữ nguyên trạng thái trong khoảng thời gian dài nhất định. Nếu bạn không kiên định thì ngay từ đầu bạn đã không phải người dành cho môn học này rồi.
Điều chỉnh cột sống
Tiếp theo ngay sau khi xác định được tư thế ngồi thiền, bạn cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc về cột sống. Ngồi thiền thế nào cho đúng cách? Cột sống của bạn sẽ phải được giữ thẳng nhất khi ngồi thiền. Khó tránh khỏi việc cảm thấy mỏi nên thỉnh thoảng hãy điều chỉnh lưng của mình về đúng tư thế. Khi gặp phải những tình trạng như gai cột sống lưng, vẹo cột sống hay trượt đốt sống thắt lưng thì bạn lại càng phải chú ý đến việc điều chỉnh cột sống nhiều hơn.
Hãy nhẹ nhàng nâng cơ thể lên một chút để kéo dài cột sống, đồng thời hãy mở rộng ngực hướng trần mỗi lần khi hít thở sâu. Khi đó, bạn sẽ cảm nhận được dòng năng lượng tích cực đang len lỏi trong cơ thể, đi từ các gốc cột sống và ra ngoài đỉnh đầu. Ngoài ra, bạn hãy hít sâu và thở nhẹ ra bằng mũi nhưng vẫn duy trì cột sống thẳng đứng để cơ thể thư giãn, tinh thần tỉnh táo hơn.
Thả lỏng cánh tay
Trên thực tế thì việc để tay như thế nào không quá quan trọng, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái nhất là được. Bởi vì như mình đã nhấn mạnh nhiều lần, hơi thở mới là điều cốt lõi khi tập thiền.
Bạn có thể thực hiện nhiều cách đặt tay khác nhau khi ngồi thiền nhằm đem lại sự bình yên và tĩnh tâm nhất cho mình. Chẳng hạn có thể đặt tay lên đùi, kết hợp lòng bàn tay hơi hướng xuống một chút. Phương pháp đặt lòng bàn tay hướng xuống thế này sẽ giúp bạn tập trung hơn và giải phóng năng lượng trong cơ thể, thư giãn hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhẹ nhàng đặt bàn tay phải lên trên tay trái hoặc ngược lại. Sao cho hai ngón tay cái chạm nhẹ nhau, lòng bàn tay hướng lên và đặt trong lòng. Cách đặt tay khi thiền như thế này sẽ có tác dụng tạo ra nhiều nhiệt cho cơ thể và đem lại nguồn năng lượng dồi dào. Hay thậm chí bạn cũng có thể buông thõng tay 2 bên hông nếu cảm thấy thoải mái hơn.
Thả lỏng hai vai
Một trong những nguyên tắc cần nhớ khi học ngồi thiền yoga đúng cách đó chính là giữ cho vai luôn thả lỏng. Hãy đảm bảo rằng vai của bạn luôn được thư giãn và thoải mái nhất khi đang ngồi thiền. Đừng để bất kỳ áp lực hay vật nặng, tâm lý tiêu cực nào đè nặng lên đôi vai nhỏ bé ấy. Điều này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc mở rộng tim và thúc đẩy phần lưng khỏe mạnh hơn. Tạo điều kiện để bạn duy trì được lưng thẳng và cột sống ngay ngắn trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, trong quá trình thiền thì bạn hãy thỉnh thoảng kiểm tra tư thế của mình, nhằm đảm bảo rằng cột sống vẫn được giữ thẳng. Cho dù phần vai được rũ xuống và thả lỏng thư giãn thì cột sống và lưng vẫn luôn phải duy trì tư thế thẳng nhất. Ngoài ra, đừng quên chú ý đến chiều cao của hai vai và điều chỉnh lại sao cho bằng nhau, tránh trường hợp vai cao vai thấp thì dễ cong vẹo cột sống lắm nhé.
Giữ cằm thoải mái
Nếu bạn là một người mới học thiền tại nhà, rất có thể sẽ không chú ý đến phần cằm khi thiền. Tuy nhiên, đây cũng là một bộ phận nên được quan tâm để tạo nên cách ngồi thiền đúng nhất. Bạn hãy để cằm của mình rớt nhẹ tự nhiên và thả lỏng toàn bộ cơ mặt để phần đầu và cổ không có cảm giác bị gồng hay gượng ép gì cả.
Cách để cằm thoải mái như vậy sẽ giúp bạn duy trì được tư thế ngồi thiền đúng cách lâu nhất mà không hề thấy mỏi mệt. Đồng thời còn làm cho các cơ mặt thư giãn, vui vẻ và tươi trẻ lâu hơn. Ngược lại, nếu bạn cố gắng tì ép cằm vào cơ thể để kéo giãn cột sống hoặc gồng cổ hay căng cơ mặt thì sẽ kéo theo nhịp thở bị đứt quãng. Khó thực hiện hít vào – thở ra thật sâu – mà đây mới chính là cốt lõi của việc thiền đúng chứ?
Thư giãn quai hàm
Ngoài việc thực hiện đúng những tư thế và chỉ dẫn ở trên thì hãy kết hợp với việc thư giãn quai hàm. Trước khi bắt đầu vào thiền, hãy tập thả lỏng và giải phóng quai hàm của bạn bằng cách hơi mở nhẹ khi ấn lưỡi vào vòm miệng. Việc thiền sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, ít nhất bạn sẽ phải im lặng trong 20 – 30 phút nên thư giãn quai hàm khá cần thiết.
Điều này có tác dụng giúp cho hơi thở của bạn được rõ ràng hơn, lắng nghe và cảm nhận được từng nhịp thở trong cơ thể mình. Đồng thời còn làm chậm quá trình nuốt nước bọt trong khi thiền, tránh làm bạn bị phân tâm, sao nhãng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện động tác há thật to miệng hoặc ngáp trước khi thiền, nhằm duỗi hàm và giải phóng toàn bộ cảm giác căng thẳng trong cơ thể.
Hai mắt khép hờ
Một nguyên tắc cũng cần chú ý nữa khi ngồi thiền đó là khép hờ mắt. Bạn nên giữ cho khuôn mặt cũng như mắt của mình được thư giãn, thả lỏng và nghỉ ngơi bằng cách nhẹ nhàng khép hai mắt lại. Hoặc nếu không thích, bạn hoàn toàn có thể thiền ngay cả khi mắt vẫn mở. Bằng cách nhìn vào một điểm xác định trên sàn nhà cách vị trí ngồi khoảng 3 – 4 bước chân.
Không nhất thiết chỉ nhìn duy nhất vào một điểm, vì như vậy sẽ rất dễ mỏi mắt, khiến bạn căng thẳng, gồng mình và mất đi hiệu quả của thiền định. Tránh nhìn tập trung vào duy nhất một điểm mà hãy bao quát góc nhìn của bạn lên đến 180 độ. Như vậy sẽ giúp giữ cho khuôn mặt được thư giãn, các cơ thả lỏng nhưng tránh nheo mắt trong khi đang thiền nhé.
Lưu ý là trước khi thiền, bạn nên chọn một cách để mắt trước. Hoặc là khép hờ cả hai mắt hoặc là mở mắt nhìn vào một điểm xác định. Tránh thực hiện đồng thời cả hai cách khi thiền sẽ khiến bạn bị mất phương hướng và dẫn đến làm gián đoạn quá trình thiền. Nếu bạn là người khó tập trung thì tốt hơn hết nên nhắm hờ hai mắt. Ngược lại, nếu tự tin vào khả năng giữ tập trung của mình thì hãy cứ mở mắt nhé!
Lưu ý khi thực hiện ngồi thiền đúng cách tại nhà
Trong quá trình thực hiện phương pháp ngồi thiền đúng cách, bạn nên bỏ túi một số lưu ý quan trọng sau đây. Chúng có tác dụng giúp cho việc thiền định của bạn hoàn hảo hơn và thu nhận được trọn vẹn những lợi ích của thiền định. Không chỉ cần đảm bảo đúng tư thế mà ngay cả những yếu tố bên ngoài như không gian, thời gian, trang phục thiền,… cũng sẽ quyết định đến toàn bộ quá trình thiền của bạn đấy.
Lựa chọn không gian thiền phù hợp
Trước khi bắt đầu thiền, bạn cần lựa chọn cho mình một không gian hợp lý và lý tưởng nhất. Vậy như thế nào là một không gian thích hợp nhất cho việc thiền định, tĩnh tâm? Hãy lựa chọn những nơi thoáng đãng, yên tĩnh và mát mẻ, tạo cho bạn cảm giác thoải mái và thư thái nhất. Điều quan trọng nhất trong khi thiền đó chính là sự tập trung, vậy nên không gian thiền không nên có những tiếng ồn, quấy nhiễu, tiếng động to,…
Bạn có thể lựa chọn căn phòng rộng rãi và thư thái nhất như phòng khách. Hay thậm chí có thể ngồi thiền ngay trên chính giường ngủ của mình nếu bạn cảm thấy êm ái và cho cảm giác thư giãn, thả lỏng nhất. Tránh xa những nơi ồn ào, náo nhiệt như phòng nhạc, hãy đảm bảo tivi và điện thoại đã được tắt, cửa sổ gần đường cũng đã được đóng để tránh tiếng ồn lọt vào,…
Trang phục thiền thoải mái
Thêm một lưu ý nữa giúp cho việc ngồi thiền đúng cách của bạn trở nên dễ dàng và đơn giản hơn đó chính là trang phục thiền. Làm sao để có thể giữ nguyên một tư thế thẳng lưng, xếp chéo chân trong khoảng thời gian dài? Trang phục cũng là một trong những yếu tố quyết định vấn đề này đấy nhé. Bởi nếu quần áo không thoải mái sẽ rất dễ khiến bạn cảm thấy khó chịu, gò bó và không thể tiếp tục thiền được nữa.
Vì thế, hãy lựa chọn những trang phục rộng rãi và co giãn tốt khi thiền. Bạn có thể tận dụng chính những bộ quần áo yoga hay những bộ đồ tập thể thao để mặc khi thiền. Khi đó, những động tác xếp chân bắt chéo hay giữ lưng thẳng đứng sẽ chẳng còn là khó khăn nữa. Tuyệt đối tránh mặc những đồ bó sát cơ thể mà lại không co giãn, sẽ khiến bạn vô cùng ngột ngạt, gượng ép, gò bó và khó chịu.
Không ép buộc bản thân thiền quá lâu
Một lưu ý tiếp nữa khi thực hiện thiền đúng cách tại nhà đó chính là thời gian thiền. Đừng bao giờ ép bản thân phải ngồi thiền trong bao lâu, phải đến giờ này giờ kia. Bởi như thế là bạn đang tạo áp lực cho chính mình, chứ không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của việc thiền là để giải tỏa căng thẳng và stress nữa rồi. Chính vì thế, đừng bao giờ đặt nặng quá vấn đề thời gian thiền nhé!
Ban đầu, khi mới bắt đầu học thiền tại nhà hay thậm chí tại các khóa học bài bản, bạn sẽ khó tránh khỏi việc không quen và mỏi lưng, đau chân, tê tay,… Do đó, đừng gượng ép bản thân mà chỉ nên dành khoảng 3 – 5 phút học ngồi thiền đúng cách. Khi bạn đã quen dần với tư thế cũng như nắm được cách điều chỉnh nhịp thở thì có thể tăng dần lên nửa tiếng. Hay thậm chí là lâu hơn nếu bạn thực sự có đủ khả năng tĩnh tâm và bình lặng, thư giãn, tập trung nhé.
Tập trung vào hơi thở của bản thân
Cách hít thở đúng khi ngồi thiền đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động thiền định. Thật ra việc kiểm soát và điều chỉnh nhịp thở luôn có một ý nghĩa to lớn trong bất cứ bài tập nào, không chỉ riêng thiền mà còn cả yoga, tập thể hình, thể dục thể thao,… Cột hơi phải ổn định, bền bỉ và thật sâu thì bạn mới có đủ sức khỏe thực hiện những hoạt động khác của cơ thể.
Riêng đối với việc thiền, cách thở đúng khi ngồi thiền sẽ có tác dụng giúp bạn lắng nghe và cảm nhận cơ thể mình rõ ràng hơn. Đây cũng chính là một trong những phương pháp giúp bạn thư giãn và duy trì việc thiền lâu hơn. Hãy thực hiện hít vào thật sâu và thở ra thật chậm bằng mũi với nhịp thở ra bằng hai lần nhịp hít vào. Tránh việc hít thở bằng miệng, thay vào đó miêng hơi hé mở và thư giãn quai hàm bạn nhé!
Loại bỏ những suy nghĩ miên man trong tâm trí
Trong quá trình thiền, hãy cố gắng loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, những điều không vui vẻ và nặng nề ra khỏi tâm trí. Nếu bạn cứ mãi miên man trong những vấn đề của cuộc sống bên ngoài thì sẽ chẳng thể nào tập trung vào hơi thở của bản thân. Thậm chí khi đó, bạn còn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và áp lực hơn khi mãi nghĩ về quá khứ đau buồn, thất bại. Chẳng thể nào cảm thấy thoải mái, thư giãn và thả lỏng để tập trung và chuyên tâm vào thiền được.
Cho dù là những người thiền lâu năm, có kinh nghiệm thì thỉnh thoảng vẫn bị cảm xúc cá nhân và tác động bên ngoài chi phối. Vậy nên, đó mới là lý do bạn cần phải chọn một không gian thật yên tĩnh, thời gian mà bản thân thoải mái, cảm thấy có thể tập trung nhất để thiền. Nếu vẫn chưa thể nào dứt ra được những suy nghĩ ngoài cuộc sống kia, hãy thử nhắm mắt lại và hít thở thật sâu, kết hợp đếm nhịp thở của mình để kích thích sự tập trung.
Hãy ăn nhẹ gì đó trước khi thiền
Thêm một lưu ý cũng khá quan trọng và cần thiết khi thiền đó chính là ăn nhẹ trước khi vào thiền. Không nên để bụng trống rỗng khi thiền bởi sẽ dễ làm cho bạn mất tập trung và không thoải mái. Việc đang thiền mà bụng cứ reo sẽ rất dễ xoay chuyển tâm trí của bạn đến một bàn ăn với những món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Đồng thời khi đói thì cơ thể cũng rất mệt mỏi và suy kiệt, không đáp ứng đủ năng lượng để thiền.
Vậy nên hãy bổ sung một chút đồ ăn nhẹ như sữa hoặc kẹo bánh ngọt trước khi thiền. Tuy nhiên, cũng đừng nên ăn quá no bởi bụng căng cũng lại là một vấn đề khác, khiến bạn khó chịu, đầy bụng, ợ hơi và có thể đi tiểu, đi ngoài,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi vệ sinh trước khi thiền nhằm tránh làm gián đoạn quá trình thiền. Việc đang thiền mà cứ thấp thỏm, đứng lên ngồi xuống không yên vì đi tiểu thì sẽ chẳng thu được kết quả gì.
Hãy ăn nhẹ trước khi thiền khoảng 30 – 45 phút để cơ thể vừa được bổ sung thêm năng lượng mà lại vừa không khó chịu. Khi này thức ăn cũng đã tiêu hóa phần nào, nếu có vấn đề phát sinh thì bạn cũng có thể chủ động xử lý kịp thời trước khi thiền.
Cam kết ngồi thiền mỗi ngày đều đặn
Thời gian thiền cũng là một yếu tố cần phải quan tâm để có thể đạt được những lợi ích tốt nhất mà việc thiền mang lại. Hãy bắt đầu với những con số nhỏ nhất, không cần quá gượng ép bản thân phải thiền lâu hay thiền nhiều. Quan trọng là bạn phải thực hiện đều đặn mỗi ngày, chứ không thể hôm nay thiền một tiếng nhưng ngày mai thì bỏ được.
Hãy bắt đầu với thời gian mà mình có thể làm được trong khả năng của mình. Chẳng hạn chỉ cần dành ra khoảng 3 phút để thiền mỗi ngày, nên ưu tiên thiền vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Bởi vì đây là khoảng thời gian mà cơ thể có nhiều nguồn năng lượng dồi dào, tích cực nhất giúp bạn đón nhận ngày mới đầy hứng khởi và dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon hơn.
Khi bản thân đã thực sự thành thạo và thoải mái với các động tác thì bạn có thể nâng thời gian lên. Hãy thử ngồi thiền đúng cách trong khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc tối, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ thư giãn, sảng khoái và tràn đầy năng lượng tích cực.
Nghe nhạc nhẹ nhàng khi thiền
Nếu bạn cảm thấy việc ngồi thiền giữa một không gian tĩnh lặng quá buồn chán và đôi khi làm cho bạn không mấy hứng thú, thì có thể mở một bản nhạc nhẹ nhàng. Lưu ý là chỉ nên chọn những bản nhạc du dương, êm ái và không được khuấy động, làm ồn. Tránh những bài nhạc sàn, nhạc trẻ, thay vào đó có rất nhiều những bài nhạc chuyên dành cho thiền, nhạc yoga được đăng đầy trên mạng.
Bạn có thể tham khảo và lựa chọn bản nhạc mình yêu thích nhất, nhằm tăng sự hưng phấn, thích thú mỗi khi thiền. Âm nhạc được ví như “liều thuốc” chữa lành tâm hồn, sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn, điềm tĩnh hơn. Đặc biệt, giúp bạn dễ dàng thả mình vào việc thiền, tập trung lắng nghe từng nhịp đập của hơi thở và trái tim.
Lời kết
Ngồi thiền đúng cách mang lại cho người thiền rất nhiều lợi ích đáng quý. Không chỉ giúp bạn bình tâm, thanh thản hơn mà còn hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rất nhiều bệnh tật, điển hình là những căn bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch, thần kinh…. Tuy nhiên, nếu sai tư thế ngồi thiền thì lại dẫn đến rất nhiều hệ lụy như đau mỏi chân tay, cong vẹo cột sống,…
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách ngồi thiền như thế nào sao cho đúng nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích và học hỏi thêm được nhiều trải nghiệm mới. Đừng quên thường xuyên ghé thăm Hapigo để biết được nhiều bí kíp rèn luyện sức khỏe tốt nhất nhé!