Chat with us, powered by LiveChat

Ngâm chân nước nóng là liệu pháp trị liệu đông y điều trị bệnh cực kỳ phổ biến và đem lại hiệu quả cao nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Từ việc chăm sóc bàn chân sẽ giúp toàn bộ cơ thể được giải tỏa và điều trị các bệnh mãn tính nhờ quá trình đả thông các huyệt trên chân. Bàn chân có thể được coi là trái tim thứ 2 của con người, do đó việc chăm sóc, bảo vệ đôi chân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Cùng Hapigo tìm hiểu những phương pháp ngâm chân nước nóng hữu hiệu nhất trong bài viết dưới đây nhé.

Ngâm chân nước nóng có tác dụng gì?

Ngâm chân nước nóng là phương pháp điều trị bệnh đông y đơn giản, cực kỳ dễ thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này lại đem lại rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và cả tinh thần.

Cải thiện trí não và tinh thần

Khi ngâm chân nước nóng sẽ giúp khai thông các huyệt dưới chân, tù đó đem đến sự thư giãn, giải tỏa căng thẳng cực kỳ hiệu quả, tạo sự cân bằng về mặt cảm xúc, suy nghĩ. Khi dành thời gian thư giãn thông quan việc ngâm chân sẽ giúp tăng cảm giác hài lòng, thỏa mãn, giúp trí não có sự tập trung, không bị phân tán và hao tổn năng lượng như khi mệt mỏi.

Giúp tăng cường thể chất

Ngâm chân nước nóng giúp lưu thông máu tốt hơn
Ngâm chân nước nóng giúp lưu thông máu tốt hơn

Bên cạnh ý nghĩa về mặt tinh thần, khi ngâm chân bằng nước nóng sẽ giúp tạo sự cân bằng từ bên trong, duy trì sức khỏe ổn định nhất. Để đạt được hiệu quả này các bạn có thể kết hợp với các phương pháp bấm huyệt, đem đến sự thư giãn và hỗ trợ cơ thể điều chỉnh về trạng thái cân bằng, ổn định.

Khi kết hợp ngâm chân nước nóng và ấn huyệt sẽ kích thích sự lưu thông của các mạch máu, từ đó hỗ trợ quá trình thải độc và cung cấp dưỡng chất để chữa lành những vùng bị tổn thương. Phương pháp này có thể dùng để điều trị các vấn đề thường gặp như huyết áp không ổn định, thay đổi hormone, đau nhức cơ thể hoặc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, suy giảm chức năng xương khớp. 

Chữa trị các bệnh mãn tính

Mặc dù phương pháp ngâm chân nước nóng cần thời gian dài sử dụng mới có thể phát huy công dụng, tuy nhiên lại có hiệu quả cực kỳ tốt trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả nhanh và tốt hơn các bạn nên kết hợp với ấn huyệt. Rất nhiều bệnh mãn tính có thể được cải thiện hoặc chữa khỏi như tiểu đường, lạc nội mạc tử cung, đau cơ xơ hóa,…

Với những trường hợp mắc bệnh ung thư, việc ngâm chân nước nóng thường xuyên kết hợp xoa bóp đều đặn sẽ tăng hiệu quả trị liệu hóa chất tốt hơn. Ngoài ra, các bạn cũng có thể thực hiện ngâm chân để tạo cảm giác thoải mái, giảm bớt mệt mỏi trong quá trình điều trị bệnh.

Giảm chứng mất ngủ

Ngâm chân nước nóng cải thiện mất ngủ
Ngâm chân nước nóng cải thiện mất ngủ

Chứng mất ngủ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên các bạn hoàn toàn có thể cải thiện và điều trị dứt điểm nhờ ngâm chân bằng nước nóng kết hợp với muối hoặc các loại thảo dược giúp làm ấm người như gừng, quế vào buổi tối trước khi ngủ. Bên cạnh sử dụng muối ngâm chân thảo dược các bạn cũng có thể kết hợp các động tác massage nhẹ nhàng, điều này sẽ có tác động đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu lưu thông, điều hòa khí huyết.

Giúp trị bệnh ngoài da

Nếu muốn điều trị các bệnh ngoài da, bên cạnh việc ngâm chân nước nóng thì các bạn cần bổ sung thêm các nguyên liệu khác như muối hoặc thảo dược phù hợp. Những nguyên liệu này sẽ có tác dụng tẩy tế bào chết, loại bỏ vi khuẩn, các tác nhân gây viêm nhiễm, giảm đau, ngứa, nhờ đó sẽ giúp các bệnh ngoài da khỏi nhanh hơn.

Khử mùi hôi chân

Tác dụng của ngâm chân nước nóng dễ nhận thấy nhất đó chính là khử mùi hôi chân. Khi kết hợp các loại thảo dược, nhất là các loại thảo dược có mùi hương dễ chịu trong nước ngâm chân sẽ giúp giảm mùi hôi, đem đến mùi hương dễ chịu, sạch sẽ, thơm tho hơn.

Cách ngâm chân nước nóng an toàn, hiệu quả cao

Mặc dù phương pháp ngâm chân nước nóng đem lại rất nhiều lợi ích cho tinh thần và sức khỏe, tuy nhiên các bạn cũng cần sử dụng đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất. Các bạn có thể tham khảo những hướng dẫn dưới đây nhé:

  • Bước 1: Chuẩn bị chậu ngâm chân có kích thước phù hợp, có thể bỏ cả 2 bàn chân vào. Đổ một lượng nước ấm vào sao cho ngập mắt cá chân.
  • Bước 2: Có thể bổ sung các loại thảo dược, tinh dầu hoặc muối ngâm chân thảo dược,… khuấy đều để hòa tan toàn bộ.
  • Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay để đạt được độ ấm phù hợp. Trong trường hợp nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể bổ sung nước để điều chỉnh.
Cách ngâm chân nước nóng hiệu quả
Cách ngâm chân nước nóng hiệu quả
  • Bước 4: Nên sử dụng một chiếc khăn lót sau đó đặt chậu nước lên để tránh tình trạng nước văng ra sàn.
  • Bước 5: Ngâm chân vào nước ấm, kết hợp với xoa bóp, ấn huyệt nhẹ nhàng để tạo sự thư giãn, thoải mái cho đôi chân. Có thể ngâm trong khoảng 20 – 30 phút, tuy nhiên không nên ngâm quá lâu dễ khiến da khô và nhiễm lạnh khi nước lạnh.
  • Bước 6: Sau khi ngâm chân cần lau khô chân bằng khăn sạch, mềm và kết hợp bôi kem dưỡng ẩm, bảo vệ da không bị khô, nứt nẻ.

Ngoài cách sử dụng chậu ngâm chân thông thường các bạn cũng có thể sử dụng máy ngâm chân nước nóng để đem lại hiệu quả cao cũng như tạo thuận lợi trong quá trình sử dụng. Hiện tại các loại máy này trên thị trường cũng khá đa dạng, các bạn có thể tham khảo các sản phẩm của một số thương hiệu như: Beurer, Medisana, Maxcare, Rio, Laica, Lanaform,…

Một số công thức ngâm chân nước nóng tại nhà

Để phương pháp ngâm chân nước nóng đạt hiệu quả cao hơn các bạn nên kết hợp với các thảo dược, nguyên liệu khác. Dưới đây là một số công thức ngâm chân với nước nóng được đánh giá cao nhất, các bạn có thể tham khảo và thực hiện theo nhé:

Ngâm chân nước nóng với muối hạt

Như các bạn đã biết, khi ngâm chân với nước muối ấm sẽ đem đến hiệu quả tẩy tế bào chết, cung cấp các khoáng chất vi lượng cực kỳ tốt. Ngoài ra, khi ngâm chân cùng muối cũng sẽ giúp tẩy tế bào chết, khử mùi hôi khá hiệu quả.

Nguyên liệu cần có:

  • 2 lít nước
  • 20g muối hạt
Ngâm chân nước nóng kết hợp muối hạt
Ngâm chân nước nóng kết hợp muối hạt

Để thực công thức ngâm chân nước nóng với muối hạt này các bạn chỉ cần chuẩn bị các dụng cụ đơn giản. Nên đun sôi nước và bỏ muối hạt vào, khuấy cho tan hoàn toàn. Tùy theo sở thích mà các bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, thường thì nhiệt độ khoảng 40 độ C là phù hợp. Nếu muốn ngâm với nhiệt độ cao hơn, không nên ngâm liên tục, sau khi bỏ chân vào vài phút có thể nhấc ra để tránh bị bỏng da. Mực nước cần duy trì ngập mắt cá chân để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Ngâm chân nước nóng với gừng

Gừng là vị thuốc dân gian có tính nóng, khi sử dụng để ngâm chân sẽ có tác dụng làm ấm người, chống cảm lạnh, điều trị bệnh do nhiễm lạnh. Khi kết hợp ngâm chân với nước gừng nóng có thể đả thông kinh lạc, giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, điều trị các vấn đề đau nhức cơ xương, chống phù nề.

Nguyên liệu cần có:

  • 2 lít nước
  • 1 củ gừng già tươi
  • 200g muối hạt
Ngâm chân nước nóng với gừng
Ngâm chân nước nóng với gừng

Các bước để thực hiện phương pháp ngâm chân nước nóng với gừng tươi và muối này cũng rất đơn giản. Các bạn chỉ cần đập dập gừng rồi đun cùng nước sôi, cho muối vào rồi hòa tan. Bên cạnh đó, các bạn có thể bỏ tất cả nguyên liệu vào đun sôi cùng nhau, tắt bếp và đợi nước giảm nhiệt với độ ấm phù hợp.

Đổ nước ra chậu đã chuẩn bị, chao cả 2 chân vào ngâm, chú ý ngâm nước ngậm qua mắt cá chân. Các bạn có thể kết hợp massage, xoa bóp, bấm huyệt nhẹ nhàng để các hoạt chất thẩm thấu qua bàn chân và phát huy hiệu quả tốt nhất.

Ngâm chân nước nóng với sả

Thực tế sả cũng là một bài thuốc đông y quen thuộc, có tác dụng làm ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh xâm nhập. Ngoài ra, sả có mùi hương cực kỳ dễ chịu, đem lại cảm giác thư giãn, sảng khoái cho người dùng. Đặc biệt, với mùi hương này, khi ngâm chân có thể giúp khử mùi hôi chân rất hiệu quả, do đó phương pháp ngâm chân nước nóng này được rất nhiều người yêu thích.

Nguyên liệu cần có:

  • 1,5 lít nước
  • 5 nhánh sả tươi
  • 20g muối hạt
Ngâm chân nước nóng với sả
Ngâm chân nước nóng với sả

Các bước thực hiện công thức ngâm chân nước nóng với sả các bạn có thể thực hiện như sau: Đập dập sả, cho toàn bộ vào nồi đun sôi cùng nước và muối hạt. Sau khi nước sôi, đổ hỗn hợp ra chậu đã chuẩn bị sẵn, có thể pha thêm nước để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp hoặc đợi nước tự nguội. Khi nước về khoảng 40 – 50 độ có thể cho cả 2 chân vào ngâm, chú ý để nước ngập mắt cá chân. Kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

Ngâm chân nước nóng với lá lốt

Thường thì lá lốt chỉ xuất hiện trong các bài thuốc dân gian, khá ít người biết đến công dụng thực sự của vị thuốc này. Trong lá lốt có chứa tinh dầu ancaloit và tinh dầu, do đó có hiệu quả trong việc trị mùi hôi chân, ngăn ngừa các bệnh ngoài da xuất hiện. Bên cạnh đó, nguyên liệu dân giã này cũng có khả năng cải thiện giấc ngủ và làm giảm các cơn đau nhức xương khớp.

Nguyên liệu cơ bản sau:

  • 2 lít nước
  • Khoảng 30g lá lốt
  • 20g muối hạt
Ngâm chân nước nóng với lá lốt
Ngâm chân nước nóng với lá lốt

Các bước thực hiện công thức ngâm chân nước nóng với lá lốt không khó, các bạn chỉ cần bỏ tất cả các nguyên liệu lá lốt, muối hạt vào đun sôi cùng nước. Sau khi nước sôi, đổ nước ra chậu ngâm chân, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, không nên ngâm nước quá nóng dễ khiến da bị bỏng và dễ mất nước. Nên kết hợp massage nhẹ nhàng để các hoạt chất có lợi có thể thẩm thấu qua da.

Ngâm chân nước nóng với ngải cứu

Ngải cứu đã không còn xa lạ với bất kỳ ai, đó là vị thuốc dân gian quen thuộc, xuất hiện khá phổ biến trong cuộc sống. Ngoài những lợi ích các bạn đã biết, chúng còn có tác dụng giải độc, làm giảm các cơn đau thông qua phương pháp ngâm chân. Đây sẽ là phương pháp trị liệu phù  với những người mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

Chuẩn bị các nguyên liệu:

  • 2 lít nước
  • 1 nắm lá ngải cứu
  • 20g muối hạt
Ngâm chân nước nóng với ngải cứu
Ngâm chân nước nóng với ngải cứu

Các bước thực hiện phương pháp ngâm chân nước nóng với lá ngải cứu như sau: Rửa sạch toàn bộ lá ngải cứu sau đó cho vào đun sôi với nước và muối hạt. Sau khi nước sôi, đổ toàn bộ nước ra chậu đã chuẩn bị. Có thể để nước tự nguội hoặc điều chỉnh về nhiệt độ phù hợp. Nên ngâm chân trong nước có độ ấm phù hợp trong khoảng 20 – 30 phút, kết hợp xoa bóp các huyệt, kích thích sự lưu thông của máu tốt hơn. Sau khi ngâm chân, lau khô chân rồi đợi vài phút trước khi đi ngủ để chân được cân bằng nhiệt.

Một số lưu ý an toàn khi ngâm chân nước nóng

  • Với trường hợp ngâm chân bằng chậu các bạn nên điều chỉnh lượng nước ngập qua mắt cá chân. Nếu ngâm trong thùng cao có thể để nước ngập đến 1/2 bắp chân để các mạch máu được đả thông.
  • Khi ngâm chân trong chậu, nên đặt lòng bàn chân chạm đáy, thả lỏng để chân có tư thế thoải mái nhất.
  • Tuyệt đối không ngâm chân quá 30 phút, tránh tình trạng da khô. Nếu sau khoảng 5 – 10 phút nước bị nguội các bạn có thể thêm nước nóng để điều chỉnh nhiệt độ.
Giữ tư thế thoải mái trong quá trình ngâm chân
Giữ tư thế thoải mái trong quá trình ngâm chân
  • Trước và sau khi ngâm chân nước nóng nên uống một cốc nước ấm để bổ sung nước, tránh tình trạng mất nước cho cơ thể, tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.
  • Nên ngâm chân trước khi ngủ 30 phút, không nên ngâm trước và sau khi ăn khoảng 1 giờ.
  • Không ngâm chân nếu chân đang có những vết thương hở, lở loét.
  • Với những đối tượng như người mắc bệnh tim mạch, huyết áp không ổn định, thường bị chóng mặt cũng không nên ngâm chân trong nước quá nóng.
  • Trong quá trình ngâm chân nước nóng, nếu cơ thể đổ nhiều mồ hôi, hãy tạm ngừng, lau khô mồ hôi và nghỉ ngơi tại nơi kín gió để tránh bị trúng gió, cảm lạnh.
  • Không nên áp dụng phương pháp ngâm chân nước nóng với những người vừa uống rượu hoặc người bị bong gân.

FAQs – Những câu hỏi liên quan

1 Tuần nên ngâm chân mấy lần?

Thông thường tần suất ngâm chân sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của từng người, không có những quy định quá khắt khe với điều này. Tuy nhiên, các bạn có thể thực hiện tần suất khoảng 3 lần mỗi tuần để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh được tốt hơn. Ngoài ra, nếu bạn muốn phòng ngừa bệnh thì 1 tuần ngâm chân 3 lần cũng phù hợp và đảm bảo hiệu quả.

Giãn tĩnh mạch có ngâm chân nước nóng được không?

Đối với những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch, theo khuyến cáo của các chuyên gia các bạn không nên ngâm chân với nước nóng, điều này có thể khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn, nguy cơ nứt với tĩnh mạch cũng cao hơn. Nếu vẫn muốn ngâm chân, các bạn nên điều chỉnh độ ấm vừa phải, ngoài ra, không nên ngâm quá nhiều, quá lâu để đảm bảo an toàn.

Nên ngâm chân nước nóng hay nước lạnh tốt hơn?

Việc ngâm chân trong nước nóng hay nước lạnh còn tùy thuộc vào tình trạng của chân. Trong trường hợp chân bị đau do đi lại hoặc đứng quá lâu các bạn nên ngâm chân trong nước lạnh để hạn chế giãn mạch máu, giúp giảm các chất trung gian gây viêm nhiễm, giảm sưng đau cơ và xương khớp.

Ngâm chân nước nóng có hạ huyết áp không?

Việc ngâm chân nước nóng có thể giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, bên cạnh đó các bạn có thể kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông tốt. Việc ngâm chân này sẽ có lợi cho việc điều hòa khí huyết. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo 8 cách hạ huyết áp không cần thuốc đã được Hapigo giới thiệu ở bài viết trước kết hợp với các chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp để điều hòa huyết áp tốt hơn.

Bà bầu ngâm chân nước nóng được không?

Phụ nữ mang thai có thể ngâm chân để giải tỏa cảm giác mệt mỏi, nặng nề, giúp cơ thể thư giãn hơn. Tuy nhiên, đối tượng này không nên ngâm chân nước nóng, chỉ nên sử dụng nước có độ ấm vừa phải để rửa hoặc ngâm trong khoảng thời gian ngắn.Nếu ngâm lâu sẽ không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt có thể khiến máu tập trung xuống chân, không cung cấp đầy đủ cho não gây chóng mặt, tức ngực hay khó thở.

Ngâm chân nước nóng với muối có tác dụng gì?

Ngâm chân với nước nóng đem lại rất nhiều tác dụng tốt như . Bên cạnh đó, khi ngâm chân với nước muối ấm cũng có tác dụng diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ các triệu chứng của bệnh cảm cúm. Ngoài ra, nước muối cũng có tác dụng làm mềm da, loại bỏ tế bào chết trên da chân.

Ngâm chân nước nóng bao nhiêu độ?

Nhiệt độ lý tưởng và được khuyến cáo khi ngâm chân là khoảng 38 – 43 độ C là phù hợp nhất. Không nên ngâm chân nước nóng với nhiệt độ cao hơn bởi nhiệt độ cao có thể khiến mạch máu và làn da bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Một mẹo để kiểm tra nhiệt độ nước là sử dụng các bộ phận có làn da nhạy cảm để kiểm tra như khủy tay, mu bàn tay, cổ tay,…

Bệnh gút có nên ngâm chân nước nóng?

Với những bệnh nhân bị bệnh gút, để chung sống với căn bệnh này các bạn có thể thực hiện phương pháp ngâm chân để làm dịu đi các cơn đau. Tuy nhiên, chỉ nên ngâm với nước ấm, không nên sử dụng nước quá nóng sẽ khiến da và các mạch máu bị tổn thương. Có thể kết hợp các loại thảo dược để tăng hiệu quả cải thiện các cơn đau do gút như lá tía tô.

Lời kết

Ngâm chân nước nóng là phương pháp trị liệu đơn giản và mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ngoại trừ một số đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi ngâm chân, bất kỳ ai cũng có thể ngâm chân nước nóng mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và tinh thần của mình.

Share.

Leave A Reply