Chat with us, powered by LiveChat

Hiện nay có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc Methionin là thuốc bổ gan có đúng hay không. Nhiều người cho rằng Methionin là thuốc bổ gan bởi đã được chứng minh bởi các phiếu kê thuốc bệnh viện, nhiều người cho rằng Methionin là thuốc bổ gan là không đúng. Vậy thực tế Methionin là thuốc bổ gan có đúng hay không? Cách sử dụng chính xác nhất của sản phẩm này như thế nào? Để biết được điều đó, hãy cùng Hapigo tìm lời giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.

Methionin là thuốc bổ gan có đúng không?

Methionin là thuốc bổ gan có thực sự chính xác hay không?
Methionin là thuốc bổ gan có thực sự chính xác hay không?

Rất nhiều các dược sĩ đã phản ánh rằng nhiều bệnh nhân cho rằng họ rất sợ mùi của thuốc Methionin. Một trong số các nguyên nhân làm xảy ra tình trạng lạm dụng Methionin hiện nay đến từ việc loại thuốc này được bệnh viên kê đơn khi khám bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế (BHYT). Khi phát, bệnh viện sẽ kê đơn và phát thuốc cho 2 lọ Methionin (Mỗi lọ gồm có 150 viên) cùng với các loại vitamin khác cho cơ thể như vitamin C, B1, B6. Chính vì được bệnh viên kê đơn nên rất nhiều người nhầm tưởng rằng Methionin là thuốc bổ gan.

Cũng có rất nhiều trường hợp tự thấy mệt mỏi rồi tự nghĩ mình đang bị yếu gan, sau đó tự tìm tới các nhà thuốc rồi mua thuốc “bổ gan” Methionin về dùng mà không hỏi bất cứ sự tư vấn nào từ bác sĩ và những người có chuyên môn. Có nhiều trường hợp khác bị suy gan do rượu bia, được truyền tai dùng thuốc Methionin là thuốc bổ gan nên tự ý mua về sử dụng và khi thấy có tác dụng thì tự nhận định Methionin là thuốc bổ gan.

Vậy thực tế Methionin là thuốc bổ gan có đúng không? Methionin là thuốc bổ gan là không hoàn toàn chính xác. Methionin thực chất chỉ là một loại axit amin cần thiết cần bổ sung cho cơ thể. Đây là một loại thuốc có yếu tố hướng mỡ, là tác nhân của methyl hóa và sulfua hóa có tác dụng chống lại tình trạng thiếu máu và chống nhiễm độc cho cơ thể. Vậy nên nói một cách chính xác, Methionin là loại thuốc giải độc Paracetamol.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc này khiến nhiều người nghĩ Methionin là thuốc bổ gan. Phổ biến là hai dạng viên nén và viên nang có hàm lượng 250mg và 500mg. Phổ biến nhất là dạng kết hợp trong các chế phẩm, trong đó có chứa nhiều acid amin để nạp vào cơ thể, bổ sung cho chế độ ăn uống.

Quan niệm Methionin là thuốc bổ gan hoàn toàn sai lầm
Quan niệm Methionin là thuốc bổ gan hoàn toàn sai lầm

Một dạng thức nữa cũng khá phổ biến đó là dạng dung dịch đa axit amin được tiêm truyền qua đường tĩnh mạch, nhiều người thường gọi đó là truyền đạm. Trong dung dịch này các thành phần chủ yếu vẫn là methionin, một trong những acid amin thiết yếu cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể.

Nhìn chung trả lời cho câu hỏi Methionin là thuốc bổ gan có đúng không, thực tế đây chỉ là một dạng tăng cường tổng hợp gluthation và được dùng để thay thế cho acetylcystein có tác dụng điều trị ngộ độc paracetamol để từ đó đề phòng các tổn thương tại tế bào gan.

Điều này được giải thích là bởi loại thuốc này có ghi nhận phản ứng liên kết với các chất chuyển hóa của paracetamol. Tuy nhiên cần lưu ý cũng chính vì lý do đó mà các nhà khoa học đã khẳn định rằng không nên lạm dụng thuốc này như một loại thuốc giải độc gan thông thường như nhiều người vẫn nhầm lẫn Methionin là thuốc bổ gan.

Thực tế thì các khuyến cáo Methionin là thuốc bổ gan không chính xác và cần hạn chế trong điều trị tuy rằng đã được nhắc tới khá lâu trong nền y học từ những năm 70 của thế kỷ 20 nhưng rất nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc vì nghĩ Methionin là thuốc bổ gan. Nghiêm trọng hơn, nhiều người thường lạm dụng cho trẻ em suy dinh dưỡng sử dụng sản phẩm này vì nghĩ đó là cách bổ sung chất dinh dưỡng do tình trạng thiếu đạm gây nên. 

Nhìn chung, quan niệm Methionin là thuốc bổ gan không chính xác. Chúng ta cần phải bỏ thói quen dùng loại thuốc Methionin như một loại thuốc bổ gan, bảo vệ gan, thận.  Methionin không phải là thuốc bổ gan mà thậm chí rằng chúng còn có thể gây nên nguy cơ rất cao đối với những người mắc bệnh gan.

Khi dùng Methionin cần phải được kiểm soát chặt chẽ về liều lượng sử dụng thuốc và số  ngày uống loại thuốc này. Đặc biệt là những trường hợp bệnh phải dùng các loại thuốc phối hợp, trong đó có nhiều lượng acid amin. Chỉ nên dùng liều lượng tối đa 30 ngày, không nên lạm dụng thuốc mà dùng từ ngày này qua sáng nọ để tránh những tai biến dễ xảy ra nếu như dùng quá liều methionin. Ngoài ra, một mẹo nhỏ là vitamin B6 sẽ methyl hóa thuốc methionin nên có thể uống kèm vitamin B6 để giảm tác dụng của loại thuốc này.

Giới thiệu về Methionin

Thuốc Methionin trị bệnh gì?

Thuốc Methionin trị một số các bệnh như giải độc Acetaminophen, Methionin là thuốc bổ gan là không đúng
Thuốc Methionin trị một số các bệnh như giải độc Acetaminophen, Methionin là thuốc bổ gan là không đúng

Vậy nếu quan niệm Methionin là thuốc bổ gan là sai lầm thì thực tế thuốc Methionin trị bệnh gì? Methionine hiện nay được dùng để trị và hỗ trợ điều trị các bệnh như sau:

  • Đầu tiên, Methionin có tác động tới gan khi ngăn ngừa tổn thương cho bộ phận này trong trường hợp ngộ độc acetaminophen đồng thời hỗ trợ điều trị rối loạn gan.
  • Giảm thiểu mức cholesterol thông qua việc tăng cường sản xuất lượng lecithin trong gan.
  • Giải độc Paracetamol cấp tính nhờ vào việc ngăn cản phân hủy Paracetamol có độc cho gan như một chất oxy hóa để giúp bảo vệ cho các mô không bị tổn thương.
  • Methionin có khả năng tăng độ axit của nước tiểu.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan do virus, giảm thiểu số lượng virus ở những giai đoạn đầu tiên của bệnh nhờ vào việc cung cấp cho cơ thể rất nhiều tế bào T, thực hiện hoạt hóa và duy trì khả năng tiêu diệt virus viêm gan B đó.
  • Với các vết thương hở, Methionin cũng có khả năng làm lành các vết thương nhanh hơn.
  • Methionin trong nhiều trường hợp cũng được dùng để chữa trầm cảm, chứng nghiện rượu, cải thiện tình trạng dị ứng, hen suyễn, giải độc khi ngộ độc đồng, cải thiện sức khỏe khi gặp phải tình trạng nhiễm phóng xạ, tâm thần phân liệt, nghiện thuốc và bệnh Parkinson.
  • Trong một khía cạnh nào đó, Methionin cũng có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, góp phần vào việc nuôi dưỡng tóc bóng mặt, da và móng khỏe hơn.

Tuy rằng Methionin là thuốc bổ gan không chính xác nhưng chúng cũng đem lại một số tác dụng khá lớn cho cơ thể. Ngoài ra, thuốc Methionin cũng được chỉ định để dùng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Bạn có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để biết thêm thông tin về công dụng của loại thuốc này. 

Tác dụng phụ của thuốc Methionin

Methionin là thuốc bổ gan
Methionin là thuốc bổ gan

Đối với những người bị mắc bệnh suy gan, Methionin có khả năng sẽ làm tổn thương gan trở nên nặng hơn do tác động tới khả năng chuyển hóa của gan và làm giảm chu trình Acid Folic gan ruột. Còn đối với những người bị bệnh xơ gan do uống nhiều rượu gây ra thì khả năng thiếu hụt axit folic sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế mà việc nghĩ rằng Methionin là thuốc bổ gan và dùng hàng ngày là rất không an toàn và không hợp lý.

Không chỉ thế, việc dùng quá nhiều thuốc Methionin còn có khả năng sẽ gây nên bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu axit folic cấp trong huyết thanh, đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm đã được công bố qua nhiều nghiên cứu khoa học ở thuốc Methionin. Ngoài ra thì việc dùng thuốc này quá liều cũng có khả năng sẽ làm tăng khả năng làm tăng huyết khối trầm trọng.

Tác dụng phụ của thuốc Methionin
Tác dụng phụ của thuốc Methionin

Đối với những người bị tắc động mạch máu não hoặc thiếu máu não ngoại biên thường có lượng homocystein máu quá mức. Nếu như dùng Methionin thì sẽ lại càng làm tăng chúng lên gây nên hàng loạt các bệnh nguy hiểm như chậm phát triển về trí não, tinh thần, thể chất, loãng xương, nguy cơ cao gây nên tắc mạch huyết khối. Chính vì vậy tuyệt đối không nên dùng methionin trong thời gian quá dài vì có thể gây nên nhiều tác dụng phụ hơn là lợi ích.

Rất nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng quan điểm Methionin là thuốc bổ gan hoàn toàn sai lầm vì chúng thậm chí còn khiến tăng nguy cơ mắc bệnh não ở những ai bị suy giảm chức năng gan khi sử dụng. Chính vì khả năng tác động xấu tới sự phát triển trí tuệ, tinh thần nên trẻ em tốt nhất không nên dùng loại thuốc này.

Ngoài ra thì Methionin cũng có thể gây nên các tình trạng khác như buồn nôn, buồn ngủ, tăng ni tơ máu, nhiễm toan (thường hay xảy ra với những người bị suy giảm chức năng gan thận).

Tương tác thuốc

Methionin có thể khiến Levodopa giảm hiệu quả
Methionin có thể khiến Levodopa giảm hiệu quả

Cần phải lưu ý khi sử dụng Methionin cùng với thuốc Levodopa vì có thể sẽ khiến cho tác dụng thuốc bị giảm. Không được dùng Methionin liều cao ở những người đang điều trị bệnh với thuốc Levodopa. Ngoài ra để tránh tương tác thuốc, gây nên các tác dụng phụ không đáng có và làm giảm hiệu quả của thuốc thì bạn cần phải thông báo với bác sĩ về tất cả các dòng thuốc đang dùng để được tư vấn cách kết hợp sử dụng an toàn nhất.

Cách dùng thuốc Methionin an toàn, hiệu quả

Liều dùng thuốc

Một số loại thuốc Methionin trên thị trường
Một số loại thuốc Methionin trên thị trường
  • Đối với những người lớn gặp phải tình trạng bị ngộ độc Acetaminophen thì sử dụng 2.5g Methionin sau mỗi 4 tiếng. Mỗi ngày duy trì uống 4 liều để ngăn ngừa tổn thương gan và tử vong. Cần dùng thuốc trong vòng 10 tiếng sau khi bị ngộ độc và tuyệt đối nên dùng dưới sự theo dõi của bác sĩ.
  • Đối với những người lớn gặp phải các trường hợp khác thì tùy vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi, thể trạng và khả năng đáp ứng thuốc khác nhau mà các chuyên gia, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thuốc thích hợp nhất để đáp ứng hiệu quả trị bệnh.
  • Đối với trẻ em thì nên cho uống hoặc tiêm tĩnh mạch để đảm bảo độ an toàn khi điều trị ngộ độc Acetaminophen. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện tiêm hoặc uống dưới sự giám sát và chỉ định của bác sĩ.
  • Với trẻ sơ sinh, sẽ không an toàn nếu như tiêm tĩnh mạch.
  • Thông thường, trẻ em dưới 6 tuổi cũng có thể dùng 4 liều, mỗi liều khoảng 1g và dùng cách nhau khoảng 4 giờ mỗi lần.

Chống chỉ định thuốc Methionin

Không nên dùng Methionin tùy tiện
Không nên dùng Methionin tùy tiện

Một lần nữa phải khẳng định rằng, quan niệm Methionin là thuốc bổ gan không hề chính xác, vậy nên thuốc Methionin chống chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Những người đang mắc bệnh gan nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chứ không nên uống bừa bãi vì thuốc nếu không dùng đúng cách có thể khiến cho bệnh gan trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chống chỉ định thuốc Methionin cho những trường hợp bị nhiễm toan và tổn thương gan nghiêm trọng.
  • Chống chỉ định cho phụ nữ có thai hoặc đang trong thời điểm cho con bú.
  • Chống chỉ định cho những ai đang dùng bất cứ các loại thuốc nào khác vì có thể sẽ gây ra phản ứng.
  • Những ai dị ứng với Methionine hoặc các loại thảo mộc khác cũng không nên sử dụng loại thuốc này.
  • Những ai đang mắc bất cứ căn bệnh hoặc có vấn đề rối loạn sức khỏe nào.
  • Những ai gặp phải tình trạng dị ứng với thuốc nhuộm, chất bảo quản, thực phẩm và lông da động vật.
  • Thuốc Methionin có thể gây nên tình trạng buồn ngủ nên cần thận trọng khi dùng cho những người lái tàu xe hoặc vận hành máy móc.

Cách bảo quản thuốc Methionin

Việc bảo quản thuốc là rất quan trọng để cho thuốc phát huy tốt nhất tác dụng của chúng. Đối với riêng Methionin, thuốc cần phải được bảo quản tại những nơi thoáng mát, nơi khô ráo với nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh đặt thuốc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì tia cực tím sẽ có khả năng gây nên tình trạng giảm công dụng của thuốc. Nên tránh tại những nơi có độ ẩm cao, không nên để trong tủ lạnh hoặc nhà tắm và tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

Trường hợp quá liều hoặc quên liều

Một số loại thuốc Methionin trên thị trường
Một số loại thuốc Methionin trên thị trường

Quá liều

Trong trường hợp uống quá liều Methionin, thuốc có thể gây nên tình trạng buồn nôn, nôn và đau đầu. Nếu sử dụng Methionin ở liều cao có thể tăng nguy cơ bị tăng huyết khối. Đây là trường hợp rất nguy hiểm khi nhiều người cho rằng Methionin là thuốc bổ gan nên uống bừa bãi, gây nên tình trạng quá liều.

Trong trường hợp này, nên xử trí bằng cách điều trị triệu chứng nhanh chóng và thực hiện các điều trị hỗ trợ. Tốt nhất là nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và xử trí kịp thời.

Quên liều

Trong trường hợp quên liều sau khi uống thuốc Methionin, nên uống lại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng tiếp liều tế tiếp đúng như thời điểm kế hoạch. Không được phép dùng gấp đôi liều đã quy định vì sẽ xảy ra tình trạng quá liều.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Methionin

Lưu ý khi sử dụng thuốc Methionin
Lưu ý khi sử dụng thuốc Methionin

Chúng ta đã biết quan điểm cho rằng Methionin là thuốc bổ gan rất sai lầm. Chính vì thế mà khi sử dụng loại thuốc này, hãy lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Thuốc Methionin cần phải được dùng theo đúng hướng dẫn và dưới sự kê đơn của bác sĩ chứ không được tự ý dùng thuốc, không được tự ý tăng giảm liều lượng của thuốc khi chưa có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ phụ trách.
  • Methionin là thuốc bổ gan không chính xác nên khi dùng thuốc này cho những ai bị gan nặng thì cần phải tuyệt đối thận trọng vì có thể khiến cho bệnh gan ở những trường hợp đó ngày càng nặng thêm, đặc biệt là cho những ai mắc bệnh suy gan.
  • Thuốc Methionin khi dùng cho trường hợp ngộ độc paracetamol thì chỉ nên uống trong 10 giờ sau khi bị ngộ độc. Khi đã quá 12 tiếng thì không nên sử dụng thuốc hoặc nếu có cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Trước khi uống thuốc, nên ăn no để tránh việc dạ dày bị kích ứng.

Tạm kết

Trên đây là tất cả những thông tin xoay quanh việc Methionin là thuốc bổ gan có đúng hay không. Chúng ta biết rằng quan điểm Methionin là thuốc bổ gan là hoàn toàn sai lầm và nên được nhận biết càng sớm càng tốt. Nếu thấy bài viết này hữu ích, bạn có thể chia sẻ cho bạn bè và người thân.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm dòng thuốc bổ gan Boganic tại Hapigo nhé! Mong rằng bạn đã tìm được thông tin hữu ích qua bài viết này và chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Share.

Leave A Reply