Thiền là một hoạt động xuất phát từ Phật giáo và ngày càng được nhiều người yêu thích, áp dụng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Học thiền tại nhà mang đến cho con người rất nhiều những lợi ích đáng quý, không chỉ giải tỏa tâm trạng, giải phóng căng thẳng mà còn xây dựng một sức khỏe tốt, bền vững.
Vậy học thiền tại nhà có những ý nghĩa gì? Cần chuẩn bị những gì trước khi thiền tại nhà? Cũng như các bước thiền định tại nhà như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của Hapigo, cùng theo dõi ngay nhé!
Học cách ngồi thiền tại nhà cần chuẩn bị những gì?
Để học thiền tại nhà, bạn sẽ cần phải chuẩn bị thật kỹ càng trong từng bước một. Với những người mới bắt đầu, bạn lại càng phải quan tâm hơn đến khâu chuẩn bị. Bởi chúng sẽ quyết định việc hành thiền có đạt kết quả như mong đợi hay không. Cụ thể, thiền tại nhà sẽ cần chuẩn bị những gì?
Không gian thiền yên tĩnh, thoáng đãng
Nếu bạn là một người mới bắt đầu tập thiền thì không gian thiền cực kỳ quan trọng. Chỉ khi không bị bất kỳ yếu tố bên ngoài nào tác động, bạn mới có thể chuyên tâm vào việc thiền. Hãy đảm bảo rằng tất cả các thiết bị điện tử có khả năng phát ra âm thanh bất ngờ như tivi, điện thoại, ipad,… đều đã được tắt hơn. Đồng thời, cửa sổ và những cửa lớn cũng nên được đóng để tránh tiếng ồn từ xung quanh lọt vào.
Thay vào đó, hãy lựa chọn những không gian thoáng mát, yên tĩnh, đem đến cho bạn cảm an toàn và giác thoải mái nhất. Ngoài ra, để tăng hứng thú cho việc hành thiền, bạn cũng có thể tạo nên một không gian thư giãn cùng những cây nến thơm và hương trầm. Qua đó, cơ thể sẽ dễ dàng thả lỏng và tập trung vào thiền đình.
Bên cạnh đó, không nên chọn không gian quá sáng cũng cùng đừng nên quá tối. Đồng thời cũng có thể chuẩn bị thêm chút nhạc nhẹ du dương, giúp cho tâm trí thư thả và tăng cường sự tập trung cho thiền hơn nhé.
Trang phục thiền tại nhà thoải mái
Bên cạnh không gian thì trang phục thiền cũng là yếu tố bạn nên quan tâm khi học thiền tại nhà. Không nên chọn những bộ đồ bó sát khi thiền gây khó chịu và bức bối cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng những bộ đồ mặc khi tập thể thao hoặc yoga nhằm đem đến cảm giác rộng rãi và thoải mái nhất.
Dù là tập thiền hay yoga hay bất cứ bài tập nào đi chăng nữa, việc kiểm soát hơi thở cần liên tục và đều đặn. Do vậy hãy chọn cho mình những trang phục thoáng mát và dễ thở nhất nhé. Khi cơ thể được thả lỏng và buông xuôi thì tâm trí mới thực sự thoải mái và chuyên tâm vào việc thiền được. Khi đó bạn mới đạt được những lợi ích mà thiền đình mang lại.
Sử dụng những miếng đệm êm ái để thiền
Những tấm đệm để ngồi thiền mà bạn thường nhìn thấy có tên là Zafus. Chiếc đệm có hình tròn và được đặt trực tiếp trên mặt đất bằng phẳng. Zafus sẽ không có phần tựa lưng, vậy nên đòi hỏi khi ngồi thiền, bạn sẽ phải ngồi thẳng lưng, tuyệt đối không được sụp lưng.
Trường hợp chưa kịp chuẩn bị cho mình một tấm Zafus để học thiền tại nhà, bạn cũng có thể tạm thay thế bằng một chiếc gối mềm nhỏ. Đệm thiền dù nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng khi bạn học thiền tại nhà trong thời gian dài. Tránh việc bạn bị đau nhức cơ thể khi phải duỗi hoặc bắt chéo chân trong cả vài chục phút.
Nếu như mới học thiền tại nhà, tư thế ngồi thẳng sẽ làm bạn cảm thấy mỏi và không thoải mái. Khi này, bạn có thể làm quen trước bằng những chiếc ghế bệt có tựa lưng theo phong cách Nhật Bản. Đồng thời, cố gắng giữ cơ thể ở tư thế thoải mái nhất và ngồi thẳng lưng. Khi cảm thấy mỏi thì hãy thả lỏng và từ từ dựa vào tựa ghế đằng sau. Khi đỡ hơn thì lại bắt đầu bài tập ngồi thẳng lưng như ban đầu.
Chọn thời gian học thiền tại nhà hợp lý
Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị cho mình một khung thời gian học thiền tại nhà hợp lý nhất. Với những người mới bắt đầu học thiền, bạn sẽ cảm thấy tương đối khó để tập trung cả cơ thể và tinh thần vào cùng một vấn đề. Vì thế, hãy xác định trước khoảng thời gian mà bạn cảm thấy thoải mái và dễ tập trung nhất.
Theo một số người thiền định lâu năm, thời điểm thiền lý tưởng nhất là vào buổi sáng sớm hoặc sau những giờ làm việc căng thẳng, học tập mệt mỏi. Khi đã quen với việc học thiền tại nhà, bạn có thể ngồi thiền ở bất kỳ thời gian và không gian nào mình thích. Lưu ý nên ăn nhẹ và đi vệ sinh trước khi thiền để đảm bảo quá trình thiền định sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ lý do không đáng có nào.
Chuẩn bị một chiếc đồng hồ bấm giờ
Có thể nhiều người sẽ không chuẩn bị bước này, nhưng tốt hơn hết, bạn nên đặt một chiếc đồng hồ bấm giờ bên cạnh khi học thiền tại nhà. Bởi thiền là hoạt động giữ nguyên tư thế bất động trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy làm thế nào để biết được khi thời gian đã đủ và cần xả thiền? Chẳng còn cách nào chính xác hơn ngoài việc sử dụng một chiếc đồng hồ bấm giờ cả.
Hãy cài đặt đồng hồ ở chế độ thời gian mà bạn mong muốn thực hiện thiền định. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng điện thoại thông minh để hẹn giờ nhắc nhở đã đến buổi học thiền tại nhà. Kết hợp với việc sử dụng các ứng dụng học thiền online tích hợp bấm giờ sẵn trên điện thoại để quen hơn.
Luôn suy nghĩ về những điều tích cực nhất
Mỗi chúng ta đến với việc học thiền tại nhà cùng rất nhiều lý do khác nhau. Một số người tìm đến thiền định với mục đích hoàn thiện khả năng tập trung và khả năng tư duy sáng tạo của bản thân. Một số khác lại coi thiền định như một cách để trút bỏ những gánh nặng, ưu phiền và mệt mỏi của cuộc sống. Thậm chí còn có những người xem thiền là sợi dây liên kết cõi âm – dương.
Tuy nhiên, dù là với mục đích nào đi chăng nữa thì cũng hãy luôn hướng đến những suy nghĩ tích cực nhất khi học thiền tại nhà. Bạn chỉ nên nghĩ đơn giản về việc thiền định, không nên quá đặt nặng và phức tạp hóa mục tiêu của mình. Ý nghĩa cốt lõi của việc thiền chính là để thư giãn, loại bỏ căng thẳng, stress,… khi đó tự khắc bản thân sẽ thanh thản và tập trung, thoải mái hơn.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần và đủ như trên, hãy cùng bắt tay vào những bài tập thiền đơn giản nhất tại nhà thôi nào!!!
Hướng dẫn học thiền tại nhà với 6 bước cơ bản
Nếu bạn là người mới học, có thể tham gia những khóa tự học thiền Vipassana tại nhà để thử học miễn phí. Trên đó có hướng dẫn chi tiết và đầy đủ những động tác cơ bản nhất, cũng như chuẩn bị kỹ càng trước khi thiền định. Nhìn chung, học cách ngồi thiền đơn giản tại nhà không quá khó khăn, chỉ với những bước cơ bản sau đây:
Ngồi thẳng lưng trên Zafu hoặc trên ghế thiền
Điều quan trọng đầu tiên, cũng là tư thế cơ bản nhất trong thiền định đó chính là ngồi thẳng lưng. Việc ngồi thiền đúng cách sẽ giúp bạn tập trung hơn vào nhịp thở của mình. Kết hợp thả lỏng hoàn toàn phần cổ và vai, như đang rũ bỏ hết muộn phiền, căng thẳng và tạp niệm ra khỏi tâm trí của mình.
Với những người mới tập học thiền tại nhà, việc tập trung và ngồi thẳng lưng là rất khó khăn. Nhưng dù thế nào thì cũng hãy tập trung vào cảm nhận hơi thở của mình, hít vào thở ra đều đặn và có nhịp độ. Mắt nhìn xuống sàn nhà, tầm nhìn bao quát 180 độ và cách vị trí ngồi khoảng 3 – 4 bước chân.
Nếu bạn sử dụng ghế dựa thay vì đệm thiền Zafus thì hãy cố gắng ngồi thẳng lưng. Tuyệt đối không khom người hay dựa vào ghế, duy trì tư thế thẳng hết mức có thể. Ban đầu sẽ hơi mỏi và không quen nhưng hãy tập dần, chọn cho mình tư thế ngồi thẳng thoải mái nhất. Sau khi đã quen dần, sự tập trung đã dồn hết lên tâm trí, bạn có thể ngồi thiền theo theo nhiều kiểu khác nhau.
Hiện có 3 tư thế ngồi thiền cơ bản và phổ biến nhất, đó là:
- Tư thế ngồi xếp bằng chân thông thường: tư thế này được đánh giá là đơn giản và dễ thực hiện nhất, phù hợp cho những bạn mới học thiền tại nhà.
- Tư thế bán già: tư thế này đòi hỏi trình độ cao hơn một chút, người học thiền sẽ ngồi gác 2 chân lên nhau. Bàn chân trái sẽ gác lên chân phải hoặc ngược lại, bàn chân phải sẽ gác lên chân trái.
- Tư thế kiết già: đây được xem là tư thế khó nhất nhưng cũng được sử dụng phổ biến nhất, hay còn được gọi là tư thế hoa sen. Để thực hiện tư thế này, bạn ngồi thẳng lưng trên đệm, sau đó kéo bàn chân phải từ từ đặt lên đùi trái. Phần bàn chân đặt càng sát hông của chân đối điện càng tốt. Tương tự, bàn chân trái sẽ đặt lên đùi phải để tạo thành hình đài sen đẹp mắt.
Tùy vào khả năng cũng như trình độ của bản thân, bạn nên lựa chọn tư thế ngồi thiền phù hợp. Sao cho bản thân cảm thấy thoải mái và đạt được kết quả thiền định tốt nhất. Tránh trường hợp cưỡng ép, quá cố rồi lại thành tự tạo thương tích, đau đớn cho mình.
Tư thế bàn tay khi ngồi thiền tại nhà thoải mái
Khi học thiền tại nhà, chú ý đừng tự tạo áp lực cho mình, cũng đừng ép buộc bản thân phải theo bất kỳ khuôn khổ nào. Có nhiều kênh thông tin, bài báo, trang mạng xã hội nói rằng, khi ngồi thiền thì nên đặt 2 tay trên gối. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy tư thế tay này không thoải mái cho mình thì hãy cứ đổi một tư thế khác phù hợp hơn.
Một số tư thế bàn tay khi học thiền tại nhà mà bạn có thể tham khảo và học thử như tạo hình chữ C. Bạn hãy ngồi thẳng lưng hay tay nắm và để trong lòng để tạo thành hình hơi cong tựa chữ C. Hai vai thả lỏng, cạnh bàn tay đặt ở giữa thân người – đây được xem là vị trí Hara trong thiền định. Hai bàn tay sẽ để bên dưới rốn một khoảng ngắn để có thể cảm nhận được hơi thở vào – ra khỏi Hara.
Ngoài ra, nếu không thích hoặc không thoải mái với cách đặt tay chữ C hay đặt tay trên gối, bạn cũng có thể thả lỏng tay ở 2 bên hông. Hoặc bất cứ tư thế tay nào khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất là được. Nên nhớ điều cốt lõi của thiền định không phải tập trung vào kiểm soát tay mà là hơi thở của người thiền nhé.
Chú ý tư thế của đầu khi học thiền tại nhà
Sau tư thế tay thì đầu cũng là một bộ phận khác cần phải chú ý trong quá trình học thiền tại nhà. Hãy giữ cho phần cằm hơi nghiêng giống như bạn đang nhìn xuống dưới. Nếu như mở mắt sẽ làm cho bạn bị sao nhãng, mất tập trung thì hãy thử nhắm mắt lại xem sao nhé.
Khi nghiêng đầu xuống phía dưới như thế này, bạn có thể quan sát được lồng ngực cũng như nhịp thở của mình mỗi khi hít thở ra vào. Trong quá trình thở, bạn nên tập và rèn luyện việc hít vào – thở ra bằng mũi. Cùng với đó, miệng hơi khép hờ cơ hàm sẽ được thả lỏng ở tư thế thoải mái nhất.
Để rõ hơn thì hãy xem cách thở khi học thiền tại nhà ngay bên dưới nhé!!!
Hướng dẫn cách thở khi học thiền tại nhà
Như mình đã nói rất nhiều lần trong bài, không phải tư thế ngồi, tư thế bàn tay hay đầu mà hít thở mới là vấn đề cốt lõi nhất của học thiền tại nhà. Thì vì cứ mải mê ép buộc bản thân ngồi thẳng, tay phải để thế này thế kia,… Hay cứ miên man trong những suy nghĩ căng thẳng, mệt mỏi,… thì hãy dành sự tập trung cho hơi thở của mình khi đang thiền.
Hãy chú ý tạo và duy trì nhịp thở cơ thể cảm thấy thoải mái nhất chứ không phải theo dõi từng bước thở của mình. Đừng quá bận tâm đến việc sẽ phải nhớ hay giải thích mình thở như thế nào. Hãy dành thời gian và tâm trí đó để tận hưởng trọn vẹn từng hơi thở của mình trong những khoảnh khắc đó.
Nếu được, hãy cố gắng cảm nhận hơi thở của mình bằng tất cả các giác quan. Hãy tưởng tượng như đang có một dòng năng lượng di chuyển qua gan bàn chân hoặc đầu gối, sau đó truyền xuống mặt đất. Khi đó, bạn cũng sẽ cảm thấy như đang có một luồng điện nhỏ đi qua từng cột sống và ra khỏi đỉnh đầu của mình.
Ngoài ra, đừng quên lắng nghe âm thanh của hơi thở nhé. Trong tâm trí, hãy cố gắng kết nối hơi thở của bạn với một nguyên âm trầm ấm và sâu lắng. Có thể là bắt đầu bằng nguyên âm “a”, sau đó chuyển sang các âm “ây”, “i” hoặc “o”… Cứ thực hiện quá trình này càng lâu và càng chậm, bạn sẽ càng dễ dàng nhận thấy những chuyển biến tích cực trong cơ thể của mình.
Cho dù bạn có là người hành thiền lâu năm, kinh nghiệm đầy mình thì vẫn có những lúc, suy nghĩ của bạn sẽ bị miên man và lạc trôi theo những vấn đề khác trong cuộc sống. Mỗi khi như vậy, hãy cố gắng không để ý đến nó, đừng để cuộc sống bên ngoài len lỏi vào tâm trí của bạn. Thay vào đó, hãy hướng sự tập trung vào hơi thở, có thể đếm nhịp thở để chuyên tâm hơn.
Bấm giờ và hẹn giờ khi học thiền tại nhà
Sau khi đã nắm rõ được tư thế ngồi thoải mái nhất, cách để tay và điều chỉnh đầu cũng như kiểm soát được nhịp thở tốt nhất, bạn hãy cài đặt thời gian học thiền tại nhà hợp lý nhất cho mình. Trong tuần đầu tiên, bạn mới chỉ bắt đầu làm quen nên chưa cần vội vã hay thúc ép bản thân. Chỉ cần tập thiền trong khoảng 3 – 5 phút là đủ, quan trọng hãy kiểm soát và điều chỉnh tốt các tư thế, yếu tố, nhất là hơi thở.
Sau đó, khi bạn đã quen dần với việc học thiền tại nhà, mọi thao tác và tư thế đã trở nên thuần thục, thoải mái hơn thì tăng thêm thời gian thiền cho mình. Hãy tăng lên dần nửa tiếng hoặc cũng có thể nhiều hơn, tùy vào lịch trình cũng như thời gian rảnh của bạn. Tuy nhiên, luôn nhớ phải học thiền trong một không gian yên tĩnh, thoáng mát và không bị quấy rầy nhé.
Cuối cùng là xả thiền sau khi ngồi thiền
Sau khi thiền xong, một việc làm cũng quan trọng không kém đó chính là xả thiền. Cần phải xả thiền đúng cách để tránh những tác động hoặc tổn thương không mong muốn đến cơ thể. Đừng vội đứng lên ngay lập tức khi vừa mới kết thúc quá trình thiền. Bởi bạn vừa ngồi trong một thời gian tương đối dài, nếu đứng lên luôn thì sẽ khó tránh khỏi bị hoa mắt, chóng mặt,…
Thay vào đó, hãy thực hiện một số động tác vận động nhẹ để các cơ được thư giãn và hoạt động bình thường trước khi đứng lên. Dùng 2 bàn tay cọ xát vào nhau, khi tay đã bắt đầu tỏa nhiệt và ấm lên thì nhẹ nhàng xoa lên vùng mắt. Vuốt nhẹ tay dọc theo sống mũi đến cằm và 2 bên vành tai. Cùng với đó, hãy đồng thời bóp nhẹ massage chân và xoay cổ qua lại, thư giãn lưng và hông để lưu thông khí huyết, tăng cường lưu thông và tuần hoàn máu.
Lợi ích đáng quý của việc học ngồi thiền tại nhà
Học thiền tại nhà có rất nhiều những tác động tích cực đến sức khỏe cũng như tâm trạng của con người. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, thần kinh và các bệnh về huyết áp, mạch máu. Chính bởi vậy, thiền định ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng, thâm chí còn có những khóa học thiền online. Cùng xem những lợi ích cụ thể của việc học thiền tại nhà là gì trong phần dưới đây nhé!
Giảm stress và căng thẳng, lo âu muộn phiền
Đầu tiên, học thiền định mang lại tác động rất lớn trong việc giảm thiểu căng thẳng và stress. Một số nghiên cứu từ trường Đại học Cambridge đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên luyện tập thiền và học thiền tại nhà sẽ giảm được mật độ chất xám có trong vùng não liên quan đến căng thẳng và lo lắng. Nhờ vậy mà có thể kiểm soát tốt những nỗi lo cũng như căng thẳng trong tâm trí.
Cùng với đó, trong quá trình học thiền tại nhà và hành thiền cũng sẽ giúp tâm lý con người bình tĩnh hơn. Từ đó, bạn có thể dễ dàng làm chủ được những cảm xúc của bản thân, không dễ nổi cáu, tức giận. Đồng thời có thể làm lắng dịu mọi suy nghĩ và tâm trí, để bản thân luôn thanh thản, vui vẻ, nghỉ ngơi và thư giãn khi cần thiết.
Tăng sự tập trung và cải thiện trí nhớ tốt hơn
Học thiền định tại nhà cũng là một cách giúp cho tâm trí luôn được rèn luyện thường xuyên. Việc hành thiền sẽ dạy cho bạn cách hướng tâm trí, quan sát, chú ý và tập trung vào một đối tượng cụ thể. Do đó, học thiền tại nhà sẽ giúp cho khả năng tập trung của bạn được nâng cao hơn và cải thiện một cách đáng kể.
Song song với việc giảm căng thẳng và tăng mức độ tập trung thì trí nhớ của bạn cũng được nâng cao hơn. Thiền đòi hỏi phải ngồi yên bất động trong một khoảng thời gian nhất định, khi này chính là lúc tâm trí và đầu óc đang được thư giãn. Cũng trong lúc này, bạn sẽ học được cách kiểm soát hơi thở, nhịp tim, suy nghĩ và tâm trạng của bản thân.
Những người hành thiền tại nhà lâu năm thậm chí còn có khả năng làm chủ ý thức và kiểm soát được hành động của bản thân ngay cả khi đang ăn, ngủ, đi lại. Trong Phật giáo, điều này được gọi là “chánh niệm”. Nhìn chung, thiền định có tác động rất nhiều đến các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh của con người.
Giảm các dấu hiệu, triệu chứng bệnh thần kinh và trầm cảm
Học thiền tại nhà cho phép chúng ta chủ động và linh hoạt trong thời gian cũng như không gian. Bạn hoàn toàn có thể tranh thủ thời gian rảnh để tập thiền online hoặc thiền yoga tại nhà. Chúng sẽ giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi cuộc sống hằng ngày. Giải phóng bản thân ra khỏi những tư tưởng bế tắc, lo âu và phiền muộn.
Sau một thời gian dài hành thiền tại nhà, bạn sẽ tự cảm thấy bản thân mình như được khai mở tâm trí. Nhìn nhận mọi việc khách quan, toàn diện và đặc biệt là tích cực hơn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chính bởi thế, nếu học thiền tại nhà trong thời gian đủ dài, sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng trầm cảm và rối loạn lo âu ở những người đang gặp các vấn đề về thần kinh.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ cả về thời gian và ngủ ngon hơn
Một lợi ích không thể không nhắc đến khi học thiền tại nhà, đó chính là cải thiện giấc ngủ sâu và ngon hơn. Tập thiền giúp chúng ta kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc của mình tốt hơn. Gạt bỏ những ưu phiền, những suy nghĩ tiêu cực và những điều vặt vãnh không vui trong cuộc sống. Thay vào đó là nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, sáng suốt và tích cực hơn.
Những điều này đều có tác dụng cải thiện sức khỏe tinh thần và giúp tâm trí của bạn thoải mái hơn. Cơ thể hấp thụ nguồn năng lượng tích cực, não bộ cũng được nghỉ ngơi và cân bằng hoàn hảo. Khi cả thể chất và tinh thần đều khỏe mạnh thì giấc ngủ cũng được cải thiện hơn. Bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn, không bị tỉnh giấc, thức giấc hay mất ngủ.
Kiểm soát huyết áp và tim mạch, tăng cường miễn dịch
Một lợi ích cực kỳ quan trọng khiến cho ngày càng nhiều người yêu thích “bộ môn” thiền định đó chính là cải thiện các vấn đề về sức khỏe. Cụ thể là hỗ trợ kiểm soát tốt huyết áp và tim mạch, đồng thời nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Việc giữ tâm lý và thể chất luôn cân bằng sẽ giúp cơ thể luôn thư thái và khỏe mạnh.
Khi học thiền tại nhà, cơ thể bạn sẽ hoàn toàn được thả lỏng và nghỉ ngơi. Khi này, cơ thể sẽ tiếp nhận nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống, nuôi dưỡng và chữa lành những vấn đề tâm lý bạn đang gặp phải. Sức đề kháng được nâng cao, giấc ngủ được cải thiện, cùng với đó là lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn tạo nên một trái tim khỏe mạnh.
Ngoài ra, khi học thiền tại nhà cũng là một cách để tăng cường oxy di chuyển đến các cơ quan. Nhịp tim ổn định, đập ít hơn cũng là một động lực để huyết áp ổn định, tránh bị tụt hoặc cao huyết áp. Ngoài kiểm soát nhịp tim và huyết áp thì ngồi thiền cũng giảm thiểu nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim nữa cơ đấy.
Có thể nói, học thiền tại nhà có quá nhiều lợi ích ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta. Chẳng có lý do gì mà bạn không tự học ngay một khóa thiền tại nhà với những bài tập cơ bản, đơn giản nhất. Vừa nâng cao sức khỏe của bản thân lại ổn định được tâm lý, suy nghĩ tích cực và xây dựng lối sống lành mạnh hơn.
Lời kết
Thiền là một bài tập mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, không những tác động có lợi đến sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị tinh thần cực tốt. Thiền đúng cách sẽ giúp giảm stress, giảm căng thẳng, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ, nâng cao chất lượng giấc ngủ, kiểm soát và ổn định các vấn đề về huyết áp, tim mạch,…
Trên đây là hướng dẫn học thiền tại nhà đơn giản và dễ dàng nhất chỉ với 6 bước cơ bản. Bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay để trực tiếp cảm nhận những lợi ích của thiền định. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin chia sẻ hữu ích. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Hapigo để rèn luyện sức khỏe tốt nhất nhé!