Đột quỵ não hiện tại là một trong các vấn đề thời sự nóng nhất của các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Tình trạng này diễn ra khi mạch máu nuôi dưỡng một phần não bị tắc hoặc vỡ dẫn đến việc mất đột ngột lưu lượng máu đến tới não hoặc chảy máu não. Đột quỵ não khiến cho cơ thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên 80% tình trạng đột quỵ có thể phòng chống được. Bài viết hôm nay cùng Hapigo tìm hiểu chi tiết nhé.
Đột quỵ não nguy hiểm ra sao?
Việc mất đột ngột lưu lượng máu hoặc chảy máu bên trong sọ khiến cho các chức năng bị mất hoặc suy giảm. Thậm chí gây chết các tế bào não, đây cũng là lý do người bị đột quỵ về sau dễ bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất trí nhớ, hôn mê và thậm chí tỷ lệ tử vong rất cao.
Tình trạng đột quỵ diễn ra khiến cho một phần của não thiếu oxy và chết rất nhanh chỉ sau một vài phút. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mỗi phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não chết hoặc làm cho người bệnh già đi khoảng 3 tuần tuổi. Tức là suy giảm và làm mất đi các chức năng của não bộ. Vì vậy thời gian chính là vàng so với đột quỵ. Khi có dấu hiệu bị đột quỵ, người bệnh cần được sơ cứu đúng cách và đưa đến bệnh viện gần nhất để được điều trị càng sớm càng tốt.
Thực tế đột quỵ não không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Mà còn là một gánh nặng với gia đình, xã hội. Sau khi bị đột quỵ người bệnh gặp rất nhiều khó khăn về sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa các bệnh viện cũng gặp nhiều khó khăn để khắc phục, điều trị các biến chứng do đột quỵ não gây ra.
Một số biến chứng về sức khỏe mà người bệnh thường gặp phải gồm có:
- Yếu nửa người hoặc liệt hoàn toàn nửa người, hay còn gọi là liệt một bên cơ thể. Tình trạng này khiến cho một bên cơ thể bị mất cảm giác, không còn chức năng vận động.
- Đột quỵ khiến người bệnh mất thăng bằng, đi đứng không vững
- Rối loạn ngôn ngữ, không biểu thị được ý nghĩa,lời nói, chữ viết. Thậm chí là không hiểu được lời nói và chữ viết của người khác
- Đột quỵ gây nuốt sặc hoặc khó nuốt
- Thị lực kém dần
- Rối loạn cảm xúc, thay đổi tâm trạng thất thường
- Đột quỵ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ khiến trí nhớ suy giảm, thậm chí mất trí nhớ, mất khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề
- Không tự chăm sóc được bản thân
- Sức khỏe yếu, sa sút tinh thần.
Nguyên nhân gây đột quỵ não
Đột quỵ do xuất huyết não hay bất kỳ nguyên nhân nào khác đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tại nước ta hiện nay, đột quỵ cũng là vấn đề thời sự rất nóng và đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Để tìm hiểu tường tận về vấn đề này, cùng Hapigo nhận biết một số nguyên nhân sau đây:
Thiếu máu cục bộ: Thiếu máu là nguyên nhân chiếm đến 80% khả năng gây ra đột quỵ não. Thường bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đột quỵ sau một cơn đau hoặc khi máu đông hình thành trong mạch máu não. Những cục máu đông dù xuất phát ở đâu cũng chặn lưu lượng máu đến tế bào não gây ra đột quỵ. Lúc này người bệnh sẽ bị xơ vữa động mạch não, tắc mạch hoặc bệnh tim.
Chảy máu não: Chảy máu não cũng chiếm đến 15% là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Nguyên nhân của chảy máu não thường do tăng huyết áp, vỡ phình mạch hoặc dị dạng mạch máu não gây xuất huyết trong sọ. Khi mạch máu não bị vỡ, máu thấm vào các mô gây tổn thương sau một vài phút là chết tế bào não.
Đái tháo đường: Đái tháo đường hiện cũng là nguy cơ gây đột quỵ não hàng đầu khiến nhiều người bệnh lo ngại. Đây là căn bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ, carbohydrate và protein.
Các yếu tố đông máu: Các yếu tố liên quan đến cơ chế đông máu ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng cường kết dính tiểu cầu. Bên cạnh đó cơ chế đông máu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra các Thrombin. Sự gia tăng nhanh chóng của cơ chế đông máu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu não cục bộ, gián tiếp gây ra tình trạng đột quỵ, không bất kể là người già hay trẻ.
Các căn bệnh liên quan đến tim mạch: Những vấn đề về tim mạch cũng là nguyên nhân khiến tình trạng đột quỵ gia tăng. Trong đó điển hình nhất phải kể đến như: rung nhĩ, viêm màng trong tim, hẹp van hai lá, nhồi máu cơ tim, thông liên nhĩ,…Tuy nhiên các bệnh lý về tim kể trên đều có thể khắc phục nhanh và kịp thời.
Tăng Lipid máu: Tăng lipid máu cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng xơ vữa động mạch và hẹp động mạch cảnh. Tình trạng này gián tiếp gây ra đột quỵ não ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Bởi xơ vữa động mạch cảnh là nguyên nhân chính gây ra vấn đề nhồi máu não lâm sàng dẫn đến đột quỵ.
Uống rượu, hút thuốc, béo phì: Hút thuốc lá, uống rượu hay béo phì có tác động rất xấu đến sức khỏe nói chung cũng như đột quỵ nói riêng. Bởi các yếu tố này đều có khả năng làm giảm nồng độ HDL trong máu gây ra các tổn thương tế bào nội mạc của động mạch, làm gia tăng xơ vữa động mạch.
Các nguyên nhân khác: Bên cạnh các nguyên nhân chính kể trên, các yếu tố khác như di truyền, căng thẳng, nhiễm khuẩn, dinh dưỡng kém,…cũng là nguyên nhân có thể gia tăng đột quỵ. Các nghiên cứu cũng đã khẳng định điều này, tuy nhiên những nguyên nhân này có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thay đổi thói quen sống.
Mặc dù đột quỵ não thường xuyên xảy ra ở những người cao tuổi nhưng hiện nay xu hướng đột quỵ trẻ hóa đang ngày càng gia tăng đến mức báo động. Đánh giá từ các chuyên gia y tế cho thấy tỷ lệ đột quỵ ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi và trung niên. Trong đó nguyên nhân chủ yếu đến từ lối sống thiếu khoa học, lành mạnh.
Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ não
Đột quỵ não gây ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Trung bình mỗi phút trôi qua có đến 2 triệu tế bào não chết. Do đó các dấu hiệu nhận biết đột quỵ cũng không hề khó để phân biệt. Cụ thể như sau:
- Liệt mặt: miệng người bệnh lệch hẳn sang một bên, các nếp nhăn trên má, mũi bị mờ
- Yếu, liệt tay chân: Người bệnh không thể đi lại hoặc cầm nắm các đồ dùng
- Rối loạn ngôn ngữ: Người bệnh có dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ, không nói được, nói không rõ. Thậm chí một số trường hợp không hiểu được lời nói và chữ viết của người khác
- Liệt vận động: Khả năng vận động của người bệnh giảm nhanh từ mức độ nhẹ đến nặng. Mới đầu có thể khó khăn, hạn chế trong việc vận động, nặng có thể liệt nửa thân người bên trái hoặc bên phải.
- Rối loạn cảm giác: Người bệnh bị tê bì tay chân, không cảm nhận được cảm giác đau, nóng hoặc lạnh,..
- Rối loạn ý thức: Dấu hiệu rõ ràng nhất là trạng thái lơ mơ, nửa tỉnh nửa mê hoặc thậm chí là hôn mê
Thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ não
Cấp cứu bệnh nhân bị đột quỵ não hiệu quả, ít di chứng nhất phụ thuộc rất nhiều vào thời gian. Hiện tại đột quỵ não chia thành 2 loại chính, trong đó 80% người bệnh đột quỵ là do nhồi máu não hoặc tắc mạch máu não. 20% còn lại là xuất huyết não do vỡ mạch máu.
Thời gian vàng để cứu bệnh nhân là khoảng thời gian tốt nhất để các bác sĩ cấp cứu và can thiệp y tế. Cụ thể như sau:
4,5 Giờ dùng thuốc tan máu đông
Người bệnh bị đột quỵ não đến bệnh viện nhanh chóng trong thời gian này nếu đáp ứng các điều kiện về sức khỏe sẽ được tiêm thuốc tan máu đông vào đường tĩnh mạch.
Nếu chẩn đoán cho thấy bệnh nhân bị tắc động mạch lớn thì có thể tiêm. Tuy nhiên ngay sau đó bệnh nhân phải được chuyển đến phòng can thiệp để được lấy cục máu đông gây tắc mạch máu ra ngoài để thông tắc mạch thành công.
Trong 6 giờ khi can thiệp lấy máu đông
Nếu người bệnh bị đột quỵ não đến bệnh viện sau 4,5 giờ sẽ không được chỉ định tiêm thuốc tan máu đông nữa. Thay vào đó họ được chuyển ngay đến phòng can thiệp nội mạch để lấy cục máu đông ra ngay.
Sau 6 giờ, việc can thiệp tái thông mạch máu càng sớm, càng nhanh sẽ càng tốt cho người bệnh. Việc này không chỉ cứu tính mạng bệnh nhân mà còn hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe về sau. Tuy nhiên nếu sau 6 giờ bị đột quỵ, não bộ đã bị tổn thương nặng, việc can thiệp cũng sẽ gặp nguy cơ tai biến cao.
Các chuyên gia cũng cho rằng, việc can thiệp sau thời gian vàng thực sự chỉ là “cầu may”, tìm thêm cơ hội sống cho bệnh nhân. Trường hợp đột quỵ sau 6 giờ mới được phát hiện và đưa đến bệnh viện, nếu vùng tế bào não thiếu máu chưa chết hẳn thì bác sĩ can thiệp mới có hy vọng phục hồi.
Xuất huyết não và nghi ngờ xuất huyết
Trường hợp thứ hai là bị đột quỵ do xuất huyết hoặc nghi ngờ xuất huyết, tuyệt đối không dùng thuốc tan huyết khối cho người bệnh. Nếu dùng thuốc sẽ gia tăng nguy cơ chảy máu, xuất huyết trong sọ nặng hơn. Do đó phương pháp điều trị hợp lý cũng như kết quả sẽ được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc dựa theo nguyên nhân và mức độ xuất huyết.
Nên và không nên làm gì khi người thân bị đột quỵ?
Đột quỵ não gây ra những hậu quả nặng nề với sức khỏe. Bên cạnh chi phí điều trị, bệnh nhân cũng mất sức lao động, di chứng nặng trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Tuy nhiên nếu biết cách phòng tránh và cấp cứu đúng cách, hệ quả sẽ được giảm thiểu một cách tối đa.
Nếu nhận thấy người thân có dấu hiệu bị đột quỵ não, bạn cần áp dụng một số lưu ý sau đây:
- Nhanh chóng đỡ người thân để họ không bị té ngã. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, bạn đặt bệnh nhân nằm yên, nhanh chóng gọi xe cấp cứu đến bệnh viện gần nhất để được can thiệp y tế càng nhanh càng tốt.
- Nếu bệnh nhân hôn mê, kiểm tra xem nhịp thở của bệnh nhân có bình thường hay không (hoặc thở nhanh, thở chậm, không thở). Trường hợp người bệnh ngưng thở cần tiến hành hô hấp nhân tạo kịp thời để cung cấp oxy cho não.
- Sau khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện, cung cấp các thông tin về thời gian, biểu hiện của bệnh nhân cho bác sĩ cấp cứu để được can thiệp kịp thời.
Tỷ lệ bệnh nhân bị đột quỵ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, hiện đây cũng là vấn đề thời sự của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt tình trạng này đang dần có xu hướng trẻ hóa. Người bệnh bị đột quỵ cần phải được chẩn đoán nhanh và chính xác, cũng như sơ cứu kịp thời, đúng cách. Đặc biệt khi có dấu hiệu của đột quỵ, người nhà hoặc những người xung quanh không nên tự ý cấp cứu nếu không nắm rõ các nguyên tắc cơ bản.
Cách sơ cứu đột quỵ là rất quan trọng. Nhiều trường hợp những người xung quanh không am hiểu khiến cho tình trạng bệnh thậm chí còn xấu hơn. Do đó khi người thân có dấu hiệu bị đột quỵ, bạn không nên làm những điều sau đây:
- Trước hết không tự ý điều trị cho bệnh nhân, ví dụ như bấm huyệt, châm cứu, đánh gió,…Những động tác thừa thải này không chỉ vô nghĩa mà còn khiến tình trạng của bệnh nhân nguy hiểm hơn, lãng phí thời gian vàng cấp cứu.
- Không cho người bệnh ăn uống và đề phòng nôn trào ngược. Nếu bệnh nhân hít chất nôn hay thức ăn vào trong đường thở sẽ rất nguy hiểm.
- Không tự ý dùng các loại thuốc: thuốc hạ huyết áp, thuốc tan máu,…cho bệnh nhân.
Đột quỵ não hiện nay được điều trị ra sao?
Khi bệnh nhân bị đột quỵ não, mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất chính là tái thông mạch máu hoặc xử lý xuất huyết càng nhanh càng tốt. Trước hết phải đảm bảo cấp cứu cho bệnh nhân trong thời gian vàng để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.
Nếu bệnh nhân bị tắc mạch máu não thường sẽ được dùng thuốc tan máu đông. Hoặc can thiệp lấy huyết khối bằng các dụng cụ cơ học. Nếu bệnh nhân đột quỵ cho xuất huyết não, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán qua chụp CT và các phần mềm chuyên dụng. Hiện nay hầu hết các bệnh viện tại nước ta đều đã được trang bị các loại máy móc, thiết bị y tế hiện đại để chẩn đoán, hỗ trợ cấp cứu kịp thời.
Sau khi tái thông mạch máu và xử lý xuất huyết, mục tiêu điều trị quan trọng không kém chính là hạn chế biến chứng do đột quỵ gây ra. Đồng thời tìm kiếm nguyên nhân để hạn chế đột quỵ tái phát. Việc cấp cứu kịp thời cũng giúp bệnh nhân phục hồi thần kinh và khả năng vận động một cách tốt nhất.
Cách chủ động phòng tránh đột quỵ não
Mặc dù đột quỵ não là căn bệnh gây tỷ lệ tử vong cao, mang đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên 80% trường hợp đột quỵ hoàn toàn có thể phòng tránh được. Bên cạnh các loại thuốc chống đột quỵ, những cách phòng chống đột quỵ này đều đã được chứng minh có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ đột quỵ.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là cách phòng chống đột quỵ và ngừa các căn bệnh không mong muốn, duy trì sức khỏe tốt nhất. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên giúp phát hiện một số bệnh lý liên quan đến đột quỵ. Từ đó có phương pháp điều trị nhanh chóng và kịp thời, đúng cách. Điển hình như: cao huyết áp, các bệnh tim mạch,…
Kiểm soát huyết áp
Như đã đề cập, cao huyết áp cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng đột quỵ gia tăng trong thời gian ngắn. Do đó để bảo vệ sức khỏe, những người có tiền sử cao huyết áp nên sử dụng các phương pháp, thuốc để chống tăng huyết áp.
Đặc biệt những người có tiền sử tăng huyết áp cần kiên trì giảm béo, bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Đừng quên kết hợp với chế độ tập luyện đều đặn để có sức khỏe tốt nhé. Với các trường hợp cao huyết áp thể nặng, bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia, bác sĩ nếu dùng thuốc.
Bỏ hút thuốc triệt để
Đã có rất nhiều nghiên cứu khẳng định thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Đặc biệt những người hút càng nhiều thuốc lá mỗi ngày thì khả năng đột quỵ não càng cao. Do đó để tình trạng này dứt hẳn, hãy cai thuốc lá triệt để để bảo vệ sức khỏe nhé.
Điều chỉnh rối loạn Lipid máu
Tăng Lipid máu là nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ nguy hiểm. Vậy thì cách phòng chống tất nhiên phải điều chỉnh nồng độ lipid trong máu rồi. Đặc biệt hãy giảm thiểu cholesterol xấu trong máu.
Bổ sung dinh dưỡng khoa học, hợp lý
Để hạn chế đột quỵ gia tăng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là giảm muối và tăng kali để ngừa nguy cơ tăng huyết áp gây đột quỵ. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học giúp bạn có năng lượng tốt để duy trì thể trạng. Để hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, bạn nên chú trọng bổ sung rau xanh và hoa quả để bổ sung kali cho cơ thể.
Đặc biệt với những người ăn kiêng, bạn không nên ăn quá 2,4g Natri mỗi ngày. Những người có tiền sử huyết áp cao nên giảm thiểu lượng muối ăn hàng ngày để giảm nguy cơ cao huyết áp dẫn đến biến chứng bệnh tim mạch và đột quỵ.
Tập thể dục thể thao
Tập thể dục thể thao thường xuyên cũng là cách giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và đột quỵ. Các nghiên cứu cũng cho thấy những người thường xuyên tập luyện có thể giảm thiểu đến 20% nguy cơ đột quỵ não. Những bộ môn mà bạn có thể rèn luyện sức khỏe chống đột quỵ hiệu quả phải kể đến như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập cardio,…Bên cạnh công dụng giảm nguy cơ đột quỵ xuất huyết não, việc tập thể dục cũng mang đến nhiều lợi ích lớn khác cho sức khỏe.
Điều trị kịp thời đái tháo đường
Đái tháo đường là nguyên nhân lớn gây ra tình trạng đột quỵ não. Do đó việc điều trị kịp thời có thể ngăn chặn nguy cơ đột quỵ cao. Các nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân đái tháo đường khi bị đột quỵ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với những người có sức khỏe bình thường.
Phát hiện và điều trị các bệnh về tim mạch
Những vấn đề về tim mạch như rối loạn nhịp, bệnh về van tim, cơ tim khiến khả năng đột quỵ tăng cao. Do đó bạn cần thăm khám định kỳ để phát hiện và có hướng giải quyết kịp thời, phù hợp. Đặc biệt hãy đến với bệnh viện, cơ sở y tế để được tư vấn, chỉ định bác sĩ chuyên gia điều trị đúng cách.
Đến bệnh viện để được tư vấn
Khi có dấu hiệu của đột quỵ cần di chuyển người bệnh đến với cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên môn để được cấp cứu, can thiệp y tế kịp thời. Tại đây người bệnh được điều trị đột quỵ não khẩn trương, đúng quy trình và chuyên môn.
Cải thiện lối sống lành mạnh
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, bạn cũng nên duy trì cách sinh hoạt lành mạnh để có sức khỏe tốt, ngừa nguy cơ bị đột quỵ. Trước hết hãy đảm bảo nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế việc để cơ thể căng thẳng thường xuyên. Bên cạnh đó, ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày cũng giúp cho quá trình tuần hoàn máu lên não diễn ra tốt hơn.
9 Thực phẩm tốt cho người đột quỵ
Bệnh nhân đột quỵ não ăn gì là thông tin được rất nhiều người quan tâm. Nếu có người thân bị đột quỵ, bạn nên chăm sóc từ chế độ ăn uống đến nghỉ ngơi, đảm bảo duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, ngắn không cho đột quỵ tái phát. Tham khảo 9 loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân đột quỵ sau đây:
Dầu cá
Dầu cá là thực phẩm giàu omega 3. Đây là nhóm axit béo có lợi cho cơ thể, nhất là não bộ. Do đó dầu cá giúp tăng cường sức khỏe, tác động tích cực đến các nơ ron thần kinh, xúc tác đến tế bào thần kinh nhanh nhạy, chính xác.
Bổ sung hàm lượng omega 3 đầy đủ cũng giúp người bệnh kiểm soát được căng thẳng, tăng cường trí nhớ và giúp cải thiện các di chứng của đột quỵ não. Bạn có thể tìm thấy dầu cá trong các loại cá ở vùng biển lạnh và sâu. Điển hình như: cá ngừ, cá thu, cá hồi,…Hoặc bổ sung omega 3 thông qua các loại hạt như: đậu nành, hạt óc chó, hạt bí đỏ…Bên cạnh thực phẩm tự nhiên, bạn cũng có thể bổ sung dầu cá cho người bệnh bằng các sản phẩm thực phẩm chức năng chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Bông cải xanh
Đột quỵ não nên ăn gì, bông cải xanh là lựa chọn lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua. Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C và vitamin K. Đây là nguồn dinh dưỡng mang đến tác dụng tăng cường nhận thức và trí nhớ. Đặc biệt một số nghiên cứu cũng cho thấy các dưỡng chất trong bông cải xanh làm chân sự phân hủy của chất dẫn truyền xung thần kinh, giúp não bộ hoạt động tốt hơn, hạn chế các biến chứng của đột quỵ.
Việt quất
Quả việt quất cũng là thực phẩm tốt cho những bệnh nhân bị đột quỵ não. Bổ sung việt quất giúp cải thiện tình trạng mất trí nhớ, kích thích tế bào thần kinh hoạt động tốt và trơn tru hơn. Các thành phần dinh dưỡng dồi dào có trong quả việt quất cũng giúp hồi phục não bộ khỏi các tổn thương sau cơn đột quỵ.
Hạt bí đỏ
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng người bị đột quỵ nên bổ sung các loại hạt giàu dưỡng chất. Trong đó điển hình nhất là hạt bí đỏ với hàm lượng kẽm cao. Kẽm là chất dinh dưỡng giúp tăng cường trí nhớ, giúp não bộ hồi phục nhanh chóng sau khi bị tổn thương.
Trứng
Các loại trứng chứa hàm lượng vitamin nhóm B cao, đi kèm là các axit folic giúp giảm nồng độ homocysteine trong máu – một tác nhân gây nên đột quỵ não. Do đó bổ sung trứng không chỉ giúp ngừa nguy cơ đột quỵ mà còn giúp tăng cường khả năng nhận thức, ghi nhớ và tập trung của não bộ. Bên cạnh trứng, bạn có thể bổ sung vitamin nhóm B cho bệnh nhân đột quỵ thông qua một số thực phẩm khác như: thịt gà, cá, rau xanh đậm màu,…
Măng tây
Măng tây cũng là thực phẩm tuyệt vời dành cho người bệnh đột quỵ nói riêng và mọi người nói chung. Có thể thấy măng tây luôn nằm trong top thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho hoạt động của não bộ nhất. Thành phần dinh dưỡng của măng tây có đa dạng nhiều loại vitamin, chất xơ,…
Đậu tương lên men
Đậu tương lên men cũng là thực phẩm nằm trong nhóm tốt cho người bệnh bị đột quỵ não. Bởi thành phần của đậu tương lên men có chứa rất nhiều enzyme nattokinase giúp làm tan huyết khối ngăn ngừa khả năng đột quỵ não hiệu quả.
Các loại đậu
Các loại đậu được xếp vào nhóm thực phẩm giàu kali, đây là chất dinh dưỡng rất tốt để phòng ngừa và cải thiện các di chứng của bệnh đột quỵ. Các loại đậu giàu kali phải kể đến như: đậu đen, đậu trắng, đậu đỏ,…Bổ sung đậu giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung cũng như thúc đẩy quá trình lưu thông máu lên não tốt hơn. Bên cạnh đó hàm lượng dinh dưỡng dồi dào có trong các loại đậu cũng giúp giải độc, làm đẹp da hiệu quả.
Ớt chuông
Ớt chuông là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, mang đến hiệu quả loại bỏ gốc tự do gây lão hóa tế bào não. Hơn nữa chất chống oxy hóa trong ớt chuông cũng giúp giảm thiểu các mảng bám tích tụ tại thành động mạch, ngừa nguy cơ đột quỵ não hiệu quả.
Bên cạnh ớt chuông, bạn cũng có thể bổ sung một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa thông qua: cam, quýt, cà chua, cà rốt, một số loại rau xanh khác,…
Người bệnh đột quỵ não không nên ăn gì?
Bên cạnh một số nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, người bệnh bị đột quỵ não cũng cần loại bỏ một số thực phẩm, thức uống không tốt khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể:
- Người bệnh có nguy cơ cao bị đột quỵ hoặc có tiền sử đột quỵ não nên kiêng đồ ăn nhiều muối. Do đó những thực phẩm như dưa, cà muối, thịt hun khói, kim chi,…không nên sử dụng.
- Nhóm thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, mỡ động vật, đồ ăn cay nóng,…cũng là thực phẩm nên tránh.
- Nhóm thực phẩm giàu đạm động vật: nội tạng, thịt đỏ,… người bệnh đột quỵ nên hạn chế ăn
- Người bệnh đột quỵ nên tránh xa các loại bánh kẹo nhiều đường, thức uống có ga, rượu bia, thuốc lá nên cai triệt để.
Đột quỵ não có tái phát không?
Thực tế đột quỵ não có khả năng tái phát khá cao. Các nghiên cứu chuyên ngành cũng cho thấy tỷ lệ tái phát trong 5 năm đầu tiên lên đến 25%. Do đó người bệnh có nguy cơ đột quỵ hoặc đã từng đột quỵ não đều phải tích cực phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình.
Vậy làm thế nào để ngừa đột quỵ tái phát? Tương tự như thông tin mà Hapigo đã trình bày trước đó, bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, kết hợp lối sống khoa học. Việc tập luyện thể dục thể thao, kiểm soát các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, rối loạn mỡ hay chuyển hóa cũng rất quan trọng.
Đừng quên ghi nhớ nguyên nhân gây đột quỵ ở lần đầu, khắc phục và điều trị để hạn chế việc đột quỵ tái phát. Nếu phát hiện bản thân hoặc người thân có dấu hiệu đột quỵ tái phát cần nhanh chóng gọi cấp cứu đến bệnh viện, thông báo tình trạng với bác sĩ để được điều trị kịp thời. Tỷ lệ biến chứng và ảnh hưởng đến tính mạng ở những lần đột quỵ sau nguy hiểm hơn rất nhiều so với lần đầu tiên. Do đó người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan và thờ ơ về tình trạng sức khỏe của mình.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cập nhật đầy đủ, chi tiết và hữu ích nhất về đột quỵ não. Những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách chủ động phòng chống giúp bạn có sức khỏe tốt nhất. Nếu bạn là đang có dấu hiệu của đột quỵ, phòng tránh và thăm khám định kỳ thường xuyên ngay nhé. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích, giúp mọi người phòng tránh và có sức khỏe tốt nhất.