Chat with us, powered by LiveChat

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Các biến chứng do đột quỵ não gây ra quả thực rất nguy hiểm, thậm chí nguy cơ tử vong cũng rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó việc nắm bắt cách sơ cứu đột quỵ là rất quan trọng.

Mục tiêu của việc sơ cứu chính là giảm thiểu tỷ lệ tử vong cũng như các di chứng cho bệnh nhân. Từ đó giúp người bệnh phục hổi tế bào não bị tổn thương một cách nhanh chóng. Hơn nữa biết rõ cách sơ cứu người bị đột quỵ cũng giúp bạn không bỏ lỡ “thời gian vàng” để cứu người. Bài viết hôm nay cùng Hapigo tìm hiểu chi tiết nhé.

Cách sơ cứu đột quỵ chuẩn khoa học ngay tại nhà

Những năm gần đây, tỷ lệ người bệnh đột quỵ não ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Trong đó có đến 90% bệnh nhân phải chịu các di chứng sau đột quỵ, từ di chứng nhẹ đến nặng. Mà di chứng điển hình nhất chính là liệt nửa người, rối loạn cảm xúc cảm giác, vận động yếu, nói giọng, giao tiếp khó, mất hẳn khả năng làm việc, gặp các vấn đề về thị giác và trí tuệ,…

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ và cách sơ cứu
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ và cách sơ cứu kịp thời

Do đó để hạn chế tối đa các di chứng, bạn cần nắm rõ cách sơ cứu đột quỵ chuẩn khoa học. Nếu người thân hoặc  những người xung quanh có các dấu hiệu bị đột quỵ, bạn nên thực  hiện cách sơ cứu đột quỵ chuẩn khoa học theo các bước sau đây:

Bước 1: Gọi cấp cứu khẩn cấp

Cách sơ cứu đột quỵ đầu tiên và cực kỳ quan trọng chính là gọi ngay cho cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Trường hợp bản thân hoặc người thân có các triệu chứng của đột quỵ, hãy giữ bình tĩnh, đỡ người bệnh nằm xuống và gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp ngay lập tức.

Hãy đảm bảo rằng người bị đột quỵ đang nằm ở tư thế thoải mái, không gian thoáng và an toàn. Đồng thời nắm rõ các biểu hiện, khung thời gian để cung cấp thông tin có giá trị cho đội ngũ y tế, bác sĩ điều trị.

Gọi ngay cho cấp cứu khẩn cấp
Nhanh chóng gọi cho cấp cứu khẩn cấp để cứu sống bệnh nhân càng nhanh càng tốt

Bước 2: Cách sơ cứu đột quỵ khi chờ cấp cứu

Sau khi gọi cấp cứu, bạn hãy kiểm tra tình trạng bệnh nhân và tiến hành cách sơ cứu đột quỵ cần thiết. Nếu bệnh nhân còn thở, hãy giúp họ nằm nghiêng an toàn. Tư thế này còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu mang đến hiệu quả bảo vệ đường thở. Nếu bệnh nhân hôn mê, khi nằm ngửa sẽ khiến lưỡi tụt xuống họng gây cản trở đường thở. Thậm chí họ có thể nôn và làm cho dị vật đi vào đường thở gây nguy hiểm. Do đó tư thế nằm nghiêng giúp người bệnh thở tốt hơn trước khi đội ngũ y tế đến.

Cách sơ cứu người bị đột quỵ
Cách sơ cứu người bị đột quỵ

Trường hợp bệnh nhân thở chậm nhịp hoặc không còn thở, bạn nên thực hiện hô hấp nhân tạo. Bên cạnh đó hãy nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát gây cản trở đường thở của người bệnh. Ví dụ như; cà vạt, thắt lưng, khăn quàng,…

Cách sơ cứu người bị đột quỵ
Cách sơ cứu khi bị đột quỵ có dấu hiệu ngừng tim

Trường hợp bệnh nhân ngừng tim ngừng hô hấp, bạn dùng khăn quấn vào ngón trỏ lau sạch đờm dãi cho người bệnh. Bên cạnh đó tháo răng giả cho bệnh nhân (nếu có) để tránh trường hợp ho, sặc. Ngoài ra bạn cũng nên đắp chăn giữ ấm cho người bệnh, hỗ trợ di chuyển nếu họ có dấu hiệu suy giảm khả năng vận động. Nắm rõ cách sơ cứu đột quỵ, bạn sẽ góp phần tăng tỷ lệ sống và phục hồi về sau cho người bệnh.

Bước 3: Ghi nhớ và cung cấp thông tin cho bác sĩ

Trong quá trình thực hiện cách sơ cứu đột quỵ cho người bệnh, bạn cũng nên ghi nhớ nguyên nhân, dấu hiệu, cung cấp  đầy đủ các thông tin của người bệnh cho nhân viên y tế. Như vậy quá trình cấp cứu và điều trị sẽ hữu ích, hiệu quả và quan trọng không bỏ lỡ “thời gian vàng” cấp cứu. Đặc biệt nếu người bệnh có tiền sử bệnh, hoặc có sử dụng các loại thực phẩm chức năng, thuốc chống đột quỵ,… nên thông báo ngay với nhân viên y tế.

Cách cứu người đột quỵ
Cách cứu người đột quỵ là sơ cứu chính xác, can thiệp y tế càng nhanh càng tốt

5 Sai lầm lớn cần tránh khi sơ cứu đột quỵ

Cách sơ cứu đột quỵ chuẩn khoa học trước hết là cứu bệnh nhân, sau là giúp hạn chế tối đa các di chứng nguy hiểm với sức khỏe. Do đó chỉ một sai lầm nhỏ cũng khiến bạn lỡ “thời gian vàng”cấp cứu. Đồng thời khiến các biến chứng trở nên nặng nề hơn. 

Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà
Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà đúng đắn giúp bác sĩ cứu bệnh nhân trong thời gian vàng

Dưới đây là 5 sai lầm trong cách sơ cứu đột quỵ não:

  • Để nạn nhân nằm ngửa: Dù bệnh nhân còn tỉnh táo hay đã hôn mê, bạn cũng nên để người bệnh nằm nghiêng một bên. Bởi khi nằm ngửa, lưỡi người bệnh thụt sâu vào bên trong, hoặc khi nôn ói rất dễ gây cản trở, tắc đường thở gây nguy hiểm. Ngược lại ở tư thế nằm nghiêng, dịch nôn dễ dàng thoát ra ngoài hơn. Đây cũng là cách sơ cứu đột quỵ chuẩn khoa học mà Hapigo đã giói thiệu trước đó.
  • Cho bệnh nhân ăn uống hoặc dùng thuốc: Khi bệnh nhân có các dấu hiệu bị đột quỵ, bạn tuyệt đối không tự ý cho ăn uống hoặc dùng thuốc. Điều này sẽ khiến các biến chứng trở nên nguy hiểm hơn.
  • Chích kim vào đầu ngón tay hoặc chân người bệnh: Nhiều người nghĩ rằng việc chích kim vào 10 đầu ngón tay và chân của người đột quỵ sẽ giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy hiểm. Nhưng thực chất đây là hành động thừa thãi và rất sai lầm.
  • Thực hiện cạo gió cho người bệnh: Khi người thân hoặc những người xung quanh có dấu hiệu đột quỵ, tốt nhất bạn nên giữ thăng bằng cho họ để tránh té ngã. Nên để người bệnh nằm ở vị trí thoáng mát, sạch sẽ. Tuyệt đối không cạo gió hay tác động lên người bệnh (trừ trường hợp bệnh nhân ngừng tim thì phải xoa bóp và hô hấp nhân tạo)
  • Không gọi cấp cứu ngay, bỏ lỡ thời gian vàng: Với bệnh nhân bị đột quỵ, thời gian cấp cứu càng nhanh càng tốt. Do đó khi gặp trường hợp này bạn không nên để bệnh nhân nằm 1 chỗ lâu, mà hãy khẩn trương gọi cấp cứu khẩn cấp để có cách sơ cứu đột quỵ kịp thời. 

FAQs – Những câu hỏi thường gặp

Bên cạnh cách sơ cứu đột quỵ và những sai lầm cần tránh, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin hữu ích sau đây.

Sơ cứu đột quỵ đúng cách có tăng cơ hội cứu bệnh nhân không?

Câu trả lời là có. Sơ cứu đột quỵ đúng cách giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong do đột quỵ một cách tối đa. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như vậy thì trước tiên bạn cần nắm rõ cách sơ cứu chính xác, chuẩn khoa học. Đặc biệt nên tuyệt đối tránh 5 sai lầm mà Hapigo đã chia sẻ ở trên.Việc nắm bắt rõ cách sơ cứu cho bệnh nhân đột quỵ giúp bệnh nhân được can thiệp y tế trong thời gian vàng, tăng khả năng cứu sống và hạn chế các di chứng nguy hiểm về sau.

Có phải cách sơ cứu đột quỵ trường hợp nào cũng như nhau?

Hiện nay đột quỵ não được chia thành 2 loại: đột quỵ do tắc động mạch (chiếm 80%) và vỡ mạch máu não (chiếm 20%). Do đó cách sơ cứu đột quỵ 2 trường hợp này sẽ có sự khác biệt.
Trường hợp bệnh nhân đột quỵ do xuất huyết, bạn nên hạ huyết áp về mức an toàn. Đây là trường hợp ngoại lệ có thể dùng thuốc, tuy nhiên thuốc hạ huyết áp phải được sự cho phép và giám sát của nhân viên y tế.
Còn nếu bệnh nhân đột quỵ do tắc động mạch, tiến hành các bước sơ cứu chuẩn khoa học như Hapigo đã chia sẻ trước đó nhé.

Thời gian vàng để sơ cứu và điều trị bệnh nhân đột quỵ?

Khoảng thời gian vàng để sơ cứu cho bệnh nhân bị đột quỵ là 3 – 4,5 giờ đầu sau khi phát hiện các triệu chứng, dấu hiệu đầu tiên. Mục tiêu của việc cấp cứu trước hết là làm tiêu các huyết khối gây tắc động mạch, hoặc loại bỏ, ngăn chặn máu chảy trong sọ. Sau khoảng thời gian vàng, cứ mỗi phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào thần kinh chết dần. Sau thời gian vàng khoảng 3 tiếng, vùng não xảy ra đột quỵ sẽ bị tai biến, mô não cận kề bị tổn thương khó phục hồi.

Kết luận

Với bệnh nhân bị đột quỵ, cấp cứu càng nhanh càng tốt sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ tổn thương và các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Trong quá trình chờ đợi cấp cứu khẩn cấp, việc sơ cứu tại nhà đúng cách đóng vai trò rất quan trọng. Thực tế đã có nhiều trường hợp sơ cứu sai khiến bệnh nhân tử vong hoặc biến chứng nặng trước khi đến bệnh viện.

Lưu ngay các phương pháp này để vận dụng nếu gặp các trường hợp đột quỵ não xung quanh mình nhé. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích, giúp bạn trang bị thêm nhiều kiến thức quan trọng và cần thiết. 

Share.

Leave A Reply