Chat with us, powered by LiveChat

Đối với những người bị bệnh tiểu đường họ luôn phải tuân thủ một chế độ ăn khắt khe nhằm giúp bệnh tình thuyên giảm và có được sức khỏe ổn định hơn. Thế nhưng không phải ai cũng biết và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ nói trên, cũng như phần lớn nhiều bạn không thực sự hiểu thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường là nên ăn gì, uống gì và tránh những món ăn đồ uống gì? Nếu bạn cũng đang rơi vào tình trạng đáng báo động như vậy thì đừng bỏ lỡ bài chia sẻ của Hapigo ngày hôm nay nhé!

Những nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây ra?

Trước khi đi vào tìm hiểu dinh dưỡng cho người tiểu đường, chúng ta cùng tìm hiểu qua những tác hại nghiêm trọng mà căn bệnh này mang đến nếu không có cách phòng tránh và điều trị hợp lý. Có thể nói ai trong chúng ta cũng biết đái tháo đường dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, nhưng những tác hại tiềm ẩn khác của nó thì không mấy ai biết, cụ thể như là:

  • Biến chứng bàn chân: Biến chứng này chinh là nguyên nhân chính dẫn đến các ca phẫu thuật cắt cụt chi ở người tiểu đường, nếu bệnh nhân chủ quan, xem thường thì khả năng cao bạn sẽ không còn đôi chân để đi lại
  • Biến chứng mắt: Mù lòa chính là dấu hiệu của những người bị tiểu đường nặng, bên cạnh đó có thể là tăng nhãn áp, võng mạc, đục thủy tinh thể. Do đó người bệnh cần phải kiểm tra khám mắt thường xuyên để tránh mù lòa vĩnh viễn
Bệnh tiểu đường dẫn đến những nguy hiểm nghiêm trọng
Bệnh tiểu đường dẫn đến những nguy hiểm nghiêm trọng
  • Biến chứng thần kinh: Người bị đái tháo đường thường xuất hiện các triệu chứng như là tê bì chân tay, bỏng rát, ngứa ran, rối loạn cương dương, liệt dương hay là mất kinh ở phụ nữ, dạ dày tiêu hóa kém, tim đập nhanh, giảm tiết mồ môi, táo lỏng thất thường
  • Biến chứng thận: Thận có thể bị xơ hóa giảm khả năng lọc chất thải, muối và nước dư thừa ra khỏi cơ thể dẫn đến tiểu đêm nhiều, mệt mỏi, sưng mắt cá chân…
  • Biến chứng tim mạch: Biến chứng tim mạch chính là nguyên nhân dẫn đến các ca tử vong lên đến 70% đối với người bị bệnh tiểu đường. Bởi vậy mà các bác sĩ luôn khuyên cáo người bệnh bị đái tháo đường cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ huyết áp và có chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường phù hợp
Dinh dưỡng cho người tiểu đường
Dinh dưỡng cho người tiểu đường

Ngoài những biến chứng nghiêm trọng được kể ở trên, bệnh đái tháo đường còn khiến cho cuộc sống của bạn bị đảo lộn hoàn toàn. Việc ăn uống khó khăn, phải kiêng khem đủ thứ, luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng không có động lực để làm việc. Chính vì vậy điều chúng ta cần phải thực hiện ngay bây giờ là xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường hợp lý, thích hợp với tình trạng bệnh để dần lấy lại sức khỏe ổn định.

Lợi ích của việc áp dụng dinh dưỡng cho người tiểu đường

Tại sao chủ đề dinh dưỡng cho người tiểu đường được nhiều người quan tâm cũng như được các chuyên gia dinh dưỡng chú trọng nhắc đến mỗi khi khám cho bệnh nhân? Tất cả đều có nguyên nhân, và lý giải cho câu hỏi trên là bởi nếu bạn biết rõ dinh dưỡng cho người tiểu đường không những giúp cho cơ thể đẩy lùi bệnh tật mà còn có những công dụng lớn như sau:

Ăn uống lành mạnh để ổn định đường huyết trong máu
Ăn uống lành mạnh để ổn định đường huyết trong máu
  • Giúp người bệnh đạt được cân nặng phù hợp đồng thời hỗ trợ thuốc hạ đường huyết phát huy hết công dụng để ngăn chặn các diễn biến xấu
  • Căn bệnh này chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn cho nên áp dụng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường để bệnh nhân ổn định đường huyết, cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động
  • Các loại thực phẩm tốt giúp tim mạch khỏe hơn để chống lại các chất béo và kiểm soát huyết áp
  • Ăn uống đúng đắn, phù hợp giúp bệnh nhân đặc biệt là bà bầu mắc tiểu đường có một cơ thể khỏe mạnh, thai nhi không bị ảnh hưởng và phát triển bình thường

Dinh dưỡng cho người tiểu đường cần những gì?

Để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bản thân mỗi người cần phải cân bằng được những gì mà bạn đã, đang và sẽ ăn, uống cùng với một chế độ hoạt động thể chất hợp lý. Ngoài ra, bạn đừng lo lắng vì những món ăn mình yêu thích sẽ không được ăn nữa. Tin tốt là bệnh nhân vẫn có thể dung nạp tuy nhiên cần chia nhỏ hơn hoặc thưởng thúc chúng ít đi thường xuyên.

Dinh dưỡng cho đường tiểu được bác sĩ tư vấn
Dinh dưỡng cho đường tiểu được bác sĩ tư vấn

Dinh dưỡng cho người tiểu đường loại 2 và loại 1 là gì? Tạo ra một chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường là ăn nhiều thực phẩm lành mạnh từ tất cả những nhóm thực phẩm với số lượng được vạch sẵn chính là chìa khóa vàng để giúp bạn thoát khỏi những ám ảnh kinh hoàng bấy lâu nay.

Nhóm thức ăn mà người mắc bệnh tiểu đường nên dùng

Chất đạm (Protein)

Theo như lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu hiện nay thì người mắc bệnh đái tháo đường nên cung cấp từ 12 – 20% từ protein trên tổng số calo hàng ngày. Còn riêng đối với những người đang mắc tiền tiểu đường hay tiểu đường tuýp 2 thì tỉ lệ hợp lý nhất là 20 đến 30% protein. 

Thức uống dinh dưỡng cho đường tiểu chính là sữa ít đường
Thức uống dinh dưỡng cho đường tiểu chính là sữa ít đường

Ngược lại đối với những người có biến chứng thận thì mức tiêu thụ protein cần ít hơn khoảng 10%. Nguồn protein đảm bảo nhất là bạn cần dung nạp đó là được lấy từ các loại cá (cá thu, cá ngừ…), các loại hạt đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ. Không thể bỏ qua các loại sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường ít chất béo cùng với thịt gia cầm đã được bỏ da sẽ tốt hơn nhiều so với protein có trong thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò).

Chất béo (lipit)

Trong dinh dưỡng cho người bị tiểu đường, chất béo có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu tùy thuộc vào cấu trúc hóa học cũng như nguồn gốc của chúng. Và các axit béo chưa bão hòa cực kỳ tốt cho hệ tim mạch, trái lại những chất béo đã bão hòa hay chất béo trans lại tác dụng ngược lại. Những hướng dẫn về thành phần sau đây về chất béo trong chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh tiểu đường cần nắm rõ:

Sản phẩm dinh dưỡng cho tiểu đường - Lipit
Sản phẩm dinh dưỡng cho tiểu đường – Lipit
  • Tổng số chất béo từ các nguồn chất béo nên là 25 đến 35% tổng số calo hàng ngày, mỗi muỗng cà phê bơ, dầu đều chứa 5 gram chất béo
  • Bạn nên ưu tiên chọn các loại chất béo như: Axit béo không bão hòa từ dầu hạt cải, dầu ô liu, dầu đậu phộng, các loại hạt và bơ, bổ sung thêm sò ốc, cá, quả óc chó, hạt lanh
  • Axit béo không bão hòa Omega – 6 có trong: hạt hướng dương, ngô, dầu đậu nành, các loại hạt…tất cả những thực phẩm này đều chiêm 5 đến 10% tổng số calo
  • Dinh dưỡng cho người tiểu đường cần hạn chế chất béo bão hòa có trong động vật bao gồm thịt, các sản phẩm từ sữa có nhiều đường, dầu cọ, dầu dừa
  • Hạn chế sử dụng các chất béo trans như bơ thực vật, đồ ăn vặt, đồ nướng…

Rau và trái cây tươi

Thêm một nhóm thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường đó chính là trái cây tươi và rau xanh. Vậy người bị bệnh đái tháo đường cần bổ sung những loại trái cây và rau củ gì?

Người bị tiểu đường có ăn được đủ không? Nên sử dụng các loại quả như trên
Người bị tiểu đường có ăn được đủ không? Nên sử dụng các loại quả như trên
  • Các loại rau củ có màu đỏ, xanh vì công dụng của nó là giúp cho các tế bào phản ứng với insulin để kiểm soát giúp lượng đường trong máu ổn định
  • Nên cung cấp cho cơ thể thật nhiều các loại rau như: Bông cải xanh, rau chân vịt, mướp đắng, dưa chuột, hành, hẹ…
  • Ăn các loại củ như: Cà rốt, cà chua…
  • Cung cấp cho cơ thể các loại quả như: Thanh long, cam, táo, bưởi, roi, lê…
  • Mỗi một ngày bệnh nhân nên ăn khoảng 400 gram trái cây tươi và rau tươi vì nó không những giúp cân bằng nồng độ đường trong máu. Mà nhóm thực phẩm này còn giúp bạn chống lão hóa, bổ sung nhiều vitamin và muối khoáng tốt nhất. 
  • Bạn nên ăn cả xác hơn là ép nước uống vì chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng để làm chậm quá trình hấp thu đường để cơ thể không tăng đường sau khi ăn.
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho đường tiểu
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho đường tiểu

Ngũ cốc nguyên hạt

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường cần những gì? Ngũ cốc nguyên hạt chính là nhóm thực phẩm đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Trong các loại ngũ cốc chứa rất nhiều khoáng chất, chất xơ có nhiệm vụ ngăn cho lượng đường trong máu không vượt quá quy định. Bạn nên dung nạp các loại như: Hạt kê, bánh mì nguyên cám, bột yến mạch…

Ngũ cốc dinh dưỡng cho người tiểu đường
Ngũ cốc dinh dưỡng cho người tiểu đường

Người tiểu đường cần tránh các nhóm thực phẩm nào?

Bên cạnh những món ăn đồ uống có trong thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường giúp hỗ trợ ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Thì cũng có những nhóm thực phẩm chúng ta cần phải hạn chế hết sức có thể nếu không rất dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vậy nhóm thực phẩm cần tránh ở đây là gì?

Người bị tiểu đường cần hạn chế đồ ngọt

Các loại đồ ăn ngọt mà bệnh nhân đang bị tiểu đường nên hạn chế dung nạp vào cơ thể như là: Kẹo, bánh quy, kem, nước ngọt…đây đều được cho là khắc tinh ảnh hưởng trầm trọng đến tình trạng bệnh. Lý giải cho điều đó là bởi chúng có quá nhiều đường hóa học nên dễ làm tăng nồng độ đường trong máu dẫn đến người bệnh khó hồi phục.

Đường ăn cho người tiểu đường hoàn toàn không nằm trong bánh ngọt
Đường ăn cho người tiểu đường hoàn toàn không nằm trong bánh ngọt

Bên cạnh đó các loại trái cây không phù hợp để bạn ăn như là: sầu riêng, mít, chuối chín, xoài cùng một số loại hoa quả chín khác vì chúng chứa nồng độ đường tự nhiên rất cao do đó bạn gần như là phải hạn chế đến mức tối đa.

Hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột

Trong dinh dưỡng cho người tiểu đường, tinh bột được xem là kẻ thù số 1 khiến cho bệnh nhân không thể nào có được một sức khỏe ổn định. Sở dĩ thực phẩm tinh bột rất dễ được cơ thể tiêu hóa mà chúng lại mang lượng đường rất cao khiến đường trong máu vượt ngưỡng cho phép. Các thực phẩm chính bạn cần tránh như là:

  • Gạo trắng
  • Bánh mì trắng
  • Ngô, sắn, khoai tây
  • Phở, bún, mì…
Bánh dinh dưỡng cho người tiểu đường
Bánh dinh dưỡng cho người tiểu đường

Nhóm thực phẩm có chất béo bão hòa

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc liệu thực phẩm có chất béo bão hòa có nằm trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường hay không? Thì câu trả lời chính xác nhất là không. Những cái tên mà bạn cần tránh ở đây như là: nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, những đồ ăn liền: mì gói, xúc xích…Chất béo bão hòa cũng như chất cholesterol và chất bảo quản sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Không chỉ vậy, những loại đồ ăn này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và khiến cho cơ thể của bạn rất khó để kiểm soát tốt lượng đường huyết hậu quả là bạn phải mang trong mình rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Dinh dưỡng cho người tiểu đường
Dinh dưỡng cho người tiểu đường

Mứt và trái cây sấy khô

Mặc dù trong trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường. Thế nhưng trong thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường chỉ nêu lên vai trò và sự cần thiết của các loại trái cây tươi chứ không phải là hoa quả được sấy khô và chứa nhiều đường. Nếu bạn ăn chúng, hàm lượng đường sẽ tăng không kiểm soát, việc đẩy lùi bệnh là không thể.

Tránh ăn các loại mứt và trái cây sấy khô
Tránh ăn các loại mứt và trái cây sấy khô

Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích

Đây là những loại đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường cần ghi nhớ và tránh xa. Bởi khi uống những loại đồ uống này và kết hợp cùng các loại thức ăn có đường khác sẽ tạo cơ hội cho lượng đường trong máu gia tăng không kiểm soát. Cụ thể những cái tên mà bạn cần tránh như là: Bia, rượu, coca, thuốc lá…

Dinh dưỡng cho người tiểu đường
Dinh dưỡng cho người tiểu đường

Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường trong 7 ngày

Nhiều người vẫn thường nghĩ thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường sẽ rất nhàm chán, khô khan và khó để thực hiện chế độ lâu dài. Đây là một điều hoàn toàn sai, bởi nếu như bạn nắm bắt được các kiến thức, thông tin đầy đủ và tham khảo ý kiến của bác sĩ thì có thể thấy thực đơn cho người đái tháo đường có các món ăn đa dạng, cần liên tục thay đổi để đỡ bị ngán.

Thực đơn dinh dưỡng cho đường tiểu
Thực đơn dinh dưỡng cho đường tiểu

Ngoài ra, người bệnh cần ưu tiên cân bằng dinh dưỡng chỉ nên lựa chọn những nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như đã nêu rất rõ ở trên. Nếu chưa thực sự rõ, bạn hãy bỏ túi ngay thực đơn cho một tuần được chúng mình tổng hợp lại ngay dưới đây và áp dụng nhé:

Thứ 2:

  • Buổi sáng: Phở gà và hoa quả ít đường
  • Buổi trưa: Canh bí đỏ nấu thịt ăn kèm cùng một bát cơm cùng cá kho, đậu phụ và tráng miệng bằng hoa quả
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Nên ăn một ít bánh quy ít đường
  • Buổi tối: 1 bát cơm cộng với thịt kho, rau cải luộc và hoa quả tráng miệng
Bữa ăn dinh dưỡng cho người tiểu đường không thể thiếu rau xanh
Bữa ăn dinh dưỡng cho người tiểu đường không thể thiếu rau xanh

Thứ 3:

  • Buổi sáng: Bánh cuốn và hoa quả
  • Buổi trưa: 1 bát cơm ăn với canh cá hồi nấu măng chua, thịt gà kho, rau muống luộc và hoa quả
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Ăn một hộp sữa chua ít đường
  • Buổi tối: Một bát cơm ăn cùng canh rau cải xoong nấu tôm. Thịt luộc, dưa cải và hoa quả
Thịt nạc luộc nằm trong thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường
Thịt nạc luộc nằm trong thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường

Thức 4:

  • Buổi sáng: Một bát bún thang và hoa quả
  • Buổi trưa: Một bát cơm ăn cùng trứng cuộn và canh cua rau cải, hoa quả
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Bánh Flan
  • Buổi tối: 1 bát cơm nhỏ ăn cùng salad rau càng cua với gà nấu nấm và hoa quả
Thức ăn dinh dưỡng cho tiểu đường gồm các loại sala rau
Thức ăn dinh dưỡng cho tiểu đường gồm các loại sala rau

Thứ 5:

  • Buổi sáng: Bánh mì đen lúa mạch cùng hoa quả
  • Buổi trưa: Một bát cơm ăn với cá rán, canh ngao nấu chua và hoa quả
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Ngô luộc
  • Buổi tối: Bún mọc và hoa quả
Dinh dưỡng cho người tiểu đường cần có bún mọc để tránh nhàm chán
Dinh dưỡng cho người tiểu đường cần có bún mọc để tránh nhàm chán

Thứ 6:

  • Buổi sáng: Bát hủ tiếu và hoa quả
  • Buổi trưa: Một bát cơm, hoa thiên lý xào thịt bò, canh bí đao nấu xương và hoa quả tráng miệng
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Một hộp sữa chua ít đường
  • Buổi tối: Một bát cơm nhỏ ăn cùng rau muống luộc, đậu phụ nhồi thịt và hoa quả
Dinh dưỡng cho người bị tiểu đường thai kỳ bao gồm có món đậu nhồi thịt
Dinh dưỡng cho người bị tiểu đường thai kỳ bao gồm có món đậu nhồi thịt

Thứ 7:

  • Buổi sáng: Một bát cháo dinh dưỡng cho người tiểu đường đó là đậu đỏ
  • Buổi trưa: Phở cuốn và hoa quả
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Chè đậu đen
  • Buổi tối: 1 bát cơm nhỏ ăn với cà tím nấu thịt và đậu, mướp đắng xào trứng, tráng miệng bằng hoa quả
Thực phẩm dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
Thực phẩm dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Chủ nhật:

  • Buổi sáng: Bún bò Huế
  • Buổi trưa: 1 bát cơm, đậu phụ sốt cà chua, canh thập cẩm bông cải nấu cùng tôm, thịt, nấm và tráng miệng bằng hoa quả
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Hộp sữa chua ít đường
  • Buổi tối: Bát cháo sườn và hoa quả
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho người tiểu đường đơn giản có thể thực hiện tại nhà
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho người tiểu đường đơn giản có thể thực hiện tại nhà

Cách ngăn cho người tiểu đường thai kỳ, thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2, tuýp 1 cũng tương tự giống nhau cho nên bạn không cần phải quá lo lắng rằng phải ăn những món khô khan, nhàm chán trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Nếu bạn đang mang thai và muốn xác định xem bản thân có bị tiểu đường thai kỳ không thì đừng bỏ qua cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà giúp phát hiện sớm để có phương pháp điều trị kịp thời nhé!

Lưu ý khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

Khi xây dựng chế độ ăn uống dành cho người đang bị đái tháo đường, chúng ta cần lưu ý một vài điều như sau:

  • Nên nhớ ăn vừa phải các món có chứa tinh bột, bạn chỉ nên tiêu thụ từ 50 – 60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường
  • Đối với bệnh nhân bị tiểu đường chỉ nên ăn trứng 2 bữa trong một tuần và không được sử dụng đồ ăn đóng hộp như thịt nguội, pate, xúc xích…
  • Ưu tiên chế biến các món ăn được chế biến bằng cách hấp, luộc và hạn chế chiên, xào hay hầm nhừ…
  • Bị tiểu đường chỉ nên ăn thịt nạc và bổ sung thêm nhiều cá để tăng chất đạm
Chế độ ăn dưỡng cho đường tiểu
Chế độ ăn dưỡng cho đường tiểu
  • Người bị bệnh đường huyết không được ăn nội tạng động vật dù là lượng nhỏ nhất
  • Nên ăn nhạt mỗi ngày tiêu thụ không quá 6g muối và hạn chế các món ăn mặn như dưa muối, cà muối, mắm…
  • Trong mỗi bữa ăn bạn nên ăn rau trước khi ăn cơm, nên ăn đúng giờ, đúng bữa để không bị đói quá hoặc no quá tốt nhất là cố định thời gian dùng bữa
  • Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để luôn có một chế độ dinh dưỡng phù hợp tốt cho sức khỏe

Chế độ tập luyện cho bệnh nhân bị tiểu đường

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường hợp lý, một phương pháp nữa để người bệnh cải thiện được sức khỏe dần hồi phục đó chính là tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Các môn vận động tay chân mà bạn nên thực hiện như là:

Đi bộ

Đi bộ được xem là một môn thể thao nhẹ nhàng, đơn giản dễ áp dụng để tăng cường tuần hoàn máu từ đó giúp phổi vận hành tốt hơn. Tuy nhiên khi mới bắt đầu bạn nên đi chậm kết hợp tay chân hoạt động nhẹ rồi mới tăng tốc lên dần dần. Việc đi bộ hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân giải phóng được năng lượng từ đó kích thích quá trình vận chuyển đường từ mô vào tế bào và làm giảm chỉ số đường huyết.

Đi bộ giúp sức khỏe được cải thiện rõ rệt
Đi bộ giúp sức khỏe được cải thiện rõ rệt

Bơi lội

Môn thể thao tiếp theo được các chuyên gia đánh giá cao giúp bệnh nhân đang điều trị bệnh tiểu đường luyện tập. Khi đi bơi, bộ môn này sẽ khiến cho toàn thân phải vận động, đặc biệt đối với những người bị biến chứng về xương khớp khi đi bơi cơ thể sẽ được nước nâng đỡ đồng thời trọng lực được giảm ở toàn bộ xương khớp.

Bơi lội giúp cơ thể ổn định đường huyết
Bơi lội giúp cơ thể ổn định đường huyết

Khiêu vũ, nhảy múa

Nhảy múa và khiêu vũ khi được kết hợp với thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường vừa tốt cho cơ thể vừa giúp cải thiện trí nhớ mang đến nhiều niềm vui, tiếng cười cho người bị bệnh đái tháo đường. Không những vậy, bài tập này hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả và kiểm soát nồng độ đường huyết tối ưu, đẩy lùi stress nhanh chóng.

Khiêu vũ nhảy múa cực kỳ phù hợp với người già bị tiểu đường
Khiêu vũ nhảy múa cực kỳ phù hợp với người già bị tiểu đường

Yoga

Yoga được biết đến là một môn thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức dẻo dai và sự cân bằng năng lượng trong cơ thể. Đối với người bị tiểu đường, tập yoga cực kỳ tốt để bệnh tình thuyên giảm. Ngoài ra, yoga còn có tác dụng giảm mỡ thừa cũng như giúp hạn chế vấn đề kháng insulin do lượng mỡ tăng cao đi kèm với sự gia tăng nồng độ đường trong máu. Đặc biệt duy trì thói quan tập yoga bài tập giúp bạn giảm chứng thèm ngọt để ổn định đường huyết trong máu.

Yoga phù hợp với mọi lứa tuổi
Yoga phù hợp với mọi lứa tuổi

Đánh cầu lông

Cầu lông là môn thể thao phổ biến đối với người Việt, chúng ta rất dễ bắt gặp các em nhỏ, người lớn cho đến các ông bà lớn tuổi tập trung tại công viên, sân tập hay nhà văn hóa để đánh theo đội. Đánh cầu lông giúp cho người tiểu đường vận động cơ thể, giúp điều chỉnh lại lượng đường huyết trong máu.

Tuy nhiên bạn cần chú ý kiểm tra chỉ số đường trước khi tập và nếu cần hãy bổ sung thêm một chút đồ ăn, hoa quả để tránh tình trạng hạ đường huyết khi đang chơi. Thêm một điều nữa là hãy nhớ khởi động thật kỹ trước khi thực hiện bài tập nhé.

Chơi cầu lông giúp cơ thể giải phóng năng lượng
Chơi cầu lông giúp cơ thể giải phóng năng lượng

Đạp xe

Đi kèm với dinh dưỡng cho người tiểu đường đó chính là các môn thể thao vận động. Và đạp xe chính là môn thể thao các bác sĩ khuyên những người đang mắc tình trạng đường huyết cao áp dụng. Đạp xe phù hợp với mọi độ tuổi và cực kỳ tốt đối với những người đang mắc bệnh tim mạch, tiểu đường. Khi vận động lượng máu được tăng cường lưu thông vê chân để tránh các tác động tiêu cực mà bệnh tiểu đường gây ra.

Đạp xe luôn là một bộ môn được nhiều người bệnh tiểu đường lựa chọn
Đạp xe luôn là một bộ môn được nhiều người bệnh tiểu đường lựa chọn

FAQs – Những câu hỏi thường gặp

Bị bệnh tiểu đường nên dùng thuốc gì?

Thường thì những người tiểu đường vẫn cần sử dụng đến các loại thuốc chuyên dụng. Với điều kiện là đơn thuốc đã được bác sĩ thông qua sau khi thăm khám. Những loại thuốc chữa tiểu đường rất đa dạng phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người và bổ sung insulin chính là một trong những dòng thuốc được bệnh nhân sử dụng phổ biến.

Ăn nhiều đường có bị bị tiểu đường không?

Việc bạn ăn nhiều đường không có nghĩa là bạn sẽ bị tiểu đường. Tuy nhiên, một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, việc ăn nhiều đồ ngọt hay ăn nhiều đường sẽ khiến bạn bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 25% so với những người không có thói quen đó.
Ngoài ra, việc ăn nhiều đường có bị tiểu đường hay không còn do khả năng sản xuất insulin của cơ thể, cũng như hiệu quả làm việc của nó. Do vậy, việc bạn ăn nhiều đường chỉ là một yếu tố gián tiếp gây nên bệnh tiểu đường và khiến bệnh phát triển nhanh hơn.

Bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?

Mì tôm là một loại đồ ăn nhanh được khá nhiều người yêu thích và sử dụng, trong đó có cả bệnh nhân bị tiểu đường. Trên thị trường hiện nay, hầu hết các sản phẩm mì tôm đều được chiên qua dầu nên sẽ bị mất hết chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, các chất béo chuyển hóa có trong mì tôm có thể khiến cơ thể mất dần lượng cholesterol tốt và thay thế bằng lượng cholesterol xấu. Vì vậy, mì tôm hoàn toàn không tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Tiểu đường ăn được bún không?

Theo một kết quả nghiên cứu của các bác sĩ trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, bún tươi là loại thực phẩm thuộc nhóm có chỉ số đường huyết thấp. Vì vậy người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được bún. 
Tuy nhiên khi ăn bún, người bị tiểu đường cần hạn chế sử dụng chung với các loại thịt có màu đỏ (thịt bò, heo, cừu…). Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng không nên sử dụng bún thường xuyên, chỉ nên sử dụng khoảng vài lần một tuần.

Tại sao ăn uống lành mạnh vẫn không thể giảm cân?

Hoạt động thể chất thường xuyên cũng quan trọng không kém việc ăn uống lành mạnh để kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Vì ngay cả khi bạn đi theo chế độ ăn lành mạnh nhất nhưng thiếu vận động, lượng calo dư thừa vẫn được tích trữ dưới dạng chất béo. Do đó, bạn nên luyện tập thể thao ít nhất 150 phút/tuần.

Cách tốt nhất để người bị tiểu đường duy trì được cân nặng ổn định?

Để kiểm soát cân nặng và duy trì mức năng lượng phù hợp, bạn hãy ăn kết hợp giữa đạm (protein), chất béo tốt và tinh bột (carbohydrate). Carbs dễ dàng hấp thu vào cơ thể nên việc ăn kèm đạm và chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn mức đường huyết tăng đột biến. Bạn nên đảm bảo ăn 3 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau 4 tiếng để kiểm soát lượng đường trong máu và tránh ăn quá nhiều.

Nên chọn loại carb nào trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường?

Khi đang cần hạn chế carb, bạn nên nhắm đến chất lượng, tức là chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Đó là những thực phẩm như gạo nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi. Nhìn chung, với các loại rau như bông cải xanh, rau diếp cá, măng tây, cà rốt và dưa chuột, 128g rau chứa khoảng 5g carb.

Bao lâu thì ngừng áp dụng thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường?

Như đã nói bệnh đái tháo đường chưa có một loại thuốc nào trị dứt điểm, chỉ điều trị bằng cách ăn uống và dùng một số loại thuốc bổ trợ. Do đó chế độ thực đơn cho người bệnh cần được áp dụng thường xuyên và kể cả khi bệnh tình của bạn thuyên giảm cũng không nên ăn uống tùy tiện. Việc duy trì thực đơn này sẽ mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh đẩy lùi nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Kết luận

Vậy là chúng ta đã cùng nhau làm rõ chủ đề “Dinh dưỡng cho người tiểu đường” trong bài viết ngày hôm nay. Từ những nhóm thực phẩm nên và không nên sử dụng trong quá trình điều trị căn bệnh nan giải này. Và xoay quanh đó là giải đáp một số thắc mắc thường gặp về bệnh tiểu đường.

Hy vọng mọi kiến thức mà chúng mình đã tổng hợp đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, để từ đó áp dụng một cách thành công trong suốt hành trình bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người thân trong gia đình nhé!!!

Share.

Leave A Reply