Chat with us, powered by LiveChat

Thực hiện cách tôi chảo chống dính đúng cách sẽ giúp bảo vệ chảo, tăng cường độ chống dính tự nhiên của chảo, nhờ đó giúp quá trình nấu nướng của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn. Vậy tôi chảo chống dính là gì? Cách tôi chảo được nhiều người áp dụng nhất hiện nay để có thể xử lý chảo mới mua một cách tốt nhất.

Tác dụng của việc tôi chảo chống dính

Tôi chảo chống dính là phương pháp thường được sử dụng để tăng độ bền, độ chống chính cho chảo. Thường thì phương pháp này sẽ sử dụng dầu tráng qua lòng chảo rồi làm nóng với nhiệt độ cao, giúp tạo ra một lớp chống dính tự nhiên cho chảo. Phương pháp này có thể thực hiện đối với chảo mới mua, chảo cũ nhằm loại bỏ lớp kim loại bị mài mòn, đảm bảo chảo không bị han gỉ, tăng cường khả năng chống dính cho chảo.

Mặc dù việc tôi chảo đem lại nhiều lợi ích, tuy nhiên các bạn không nên lạm dụng cách tôi chảo chống dính này. Dưới đây là một và thời điểm thích hợp nhất để tôi chảo, các bạn có thể tham khảo nhé:

  • Khi mới mua chảo: Với những loại chảo không tráng lớp chống dính đa phần đều được tôi qua một lớp dầu để đảm bảo độ chắc chắn, bảo vệ chảo không bị hư hại và cũng có khả năng chống dính tốt hơn. Tuy nhiên, lớp dầu này không có độ bền cao, do đó chúng ta nên tôi lại chảo để tăng cường độ chống dính và độ bền của chảo.
Thực hiện cách tôi chảo chống dính với chảo mới mua
Thực hiện cách tôi chảo chống dính với chảo mới mua
  • Khi không sử dụng chảo thường xuyên: Việc chảo lâu ngày không được sử dụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chống dính, khiến thức ăn bị dính xuống chảo khi chiên xào. Ngoài ra, một số trường hợp chảo để lâu cũng bị gỉ sét, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để tôi dầu cho chảo, giúp tăng cường độ chống dính trước khi bắt đầu sử dụng lại.
  • Chảo bị mất lớp chống dính: Đối với một số loại chảo, sau một thời gian sử dụng sẽ khiến lớp chống dính bị trầy xước, bong tróc, giảm khả năng chống dính khi nấu ăn. Thực tế đây là hiện tượng bình thường bởi khi chảo tiếp xúc với các loại gia vị, dầu mỡ trong thời gian dài sẽ bị ăn mòn. Để khắc phục được vấn đề này, các tốt nhất đó chính là tôi chảo đều đặn khoảng 3 – 4 tháng một lần, đảm bảo lớp chống dính luôn hoạt động tốt nhất.

Tuy nhiên, không phải khi nào lớp chống dính bị mất các bạn cũng có thể thực hiện cách tôi chảo để cải thiện. Với những chiếc chảo có lớp chống dính bị hư hỏng quá nặng, gây cháy khét, dính thức ăn nghiêm trọng thì các bạn nên thay thế bằng một chiếc chảo chống dính cao cấp, chất lượng hơn.

Cách tối chảo chống dính có thể áp dụng cho các loại chảo như chảo gang, chảo thép, chảo inox, chảo nhôm,… Các bạn có thể tham khảo cách tôi các loại chảo này trong phần dưới đây nhé.

Cách tôi chảo chống dính mới mua bền nhất

Hiện nay chảo được sản xuất từ rất nhiều chất liệu khác nhau như thép không gỉ, sắt, inox, gang,… Với từng chất liệu quá trình tôi chảo có thể diễn ra khác nhau, do đó các bạn có thể tham khảo nhữngcách tôi chảo chống dính dưới đây nhé:

Cách tôi chảo thép chống dính bằng bếp


Cách tôi chảo chống dính bằng thép
Cách tôi chảo chống dính bằng thép

Để tiến hành các bước tôi chảo thép bằng bếp an toàn và hiệu quả nhất các bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Vệ sinh chảo bằng nước ấm sạch sẽ, đối với chảo đã sử dụng cần rửa sạch bằng nước rửa chén và làm sạch với nước.
  • Bước 2: Cho chảo lên bếp lửa để chảo khô, nóng trong khoảng 10 – 15 phút giúp rồi tắt bếp, để nguội.
  • Bước 3: Vệ sinh chảo lại bằng nước khi chảo đã nguội hoàn toàn. Nên sử dụng nước lạnh rửa chảo và lau khô bằng khăn sạch.
  • Bước 4: Tiếp tục sấy khô chảo bằng bếp lần 2 tương tự như lần 1, để chảo trên lửa khoảng 10 -15 phút cho khô.
  • Bước 5: Khi chảo đang nóng, tiến hàng cho dầu vào chảo để tôi.Cho khoảng 3 muỗng lớn dầu ăn vào chảo, xoay đều chảo để dầu ăn phủ kín mặt chảo. Tiếp tục đun nóng cho đến khi dầu ăn bốc khói trắng thì tắt bếp và để nguội.
  • Bước 6: Đổ toàn bộ dầu thừa trong chảo đi, sử dụng khăn mềm hoặc giấy mềm để lau sạch chảo, không rửa với nước là các bạn đã hoàn thành cách tôi chảo chống dính đơn giản nhất. Để nguyên chảo qua một ngày để lớp chống dính bền hơn.

Các bạn có thể tham khảo cách tôi chảo chống dính thép trong video dưới đây nhé:

Cách tôi chảo chống dính bằng thép

Cách tôi chảo gang chống dính

Cách tôi chảo chống dính gang
Cách tôi chảo chống dính gang

Đối với chảo gang các bạn có thể thực hiện tương tự như cách tôi chảo chống dính bằng thép, tuy nhiên, trong phần dưới đây chúng mình sẽ hướng dẫn tôi chảo bằng lò nướng thay vì bếp. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh chảo bằng nước ấm và lau khô bằng khăn. Đối với chảo cũ nên rửa bằng nước rửa chén và rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô.
  • Bước 2: Sau khi lau chảo khô ráo, quét một lớp dầu ăn lên toàn bộ bề mặt của chảo, bao gồm lòng chảo, mặt ngoài và tay cầm. Nen sử dụng các loại dầu có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành , dầu hạt hướng dương, hạt cải để tạo ra lớp kết dính tốt hơn, tăng cường khả năng chống dính.
  • Bước 3: Cho chảo gang úp ngược vào ngăn trên của lò nướng, ngăn phía dưới phủ một lớp giấy bạc và bắt đầu cài đặt chế độ nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 1 tiếng. Sau thời gian này, để chảo nguôi tự nhiên trong khoảng 10 – 15 phút rồi lấy chảo ra khỏi lò.
  • Bước 4: Lặc lại tất cả các bước ở trên trong khoảng 2 – 3 lần cho đến khi chảo hình thành lớp dầu đen bóng là hoàn thành. Sau khi tôi chảo gang bằng cách này các bạn nên để chảo qua một ngày để lớp chống dính bền hơn trước khi sử dụng.

Tham khảo ngay cách tôi chảo gang bằng lò nướng cực kỳ đơn giản dưới đây nhé:

Cách tôi chảo chống dính gang

Cách tôi chảo inox chống dính

Cách tôi chảo chống dính inox
Cách tôi chảo chống dính inox

Với cách tôi chảo chống dính có chất liệu inox các bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Vệ sinh chảo inox mới bằng nước sạch và lau khô. Nếu là chảo cũ thì cần rửa bằng nước rửa chén rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Bước 2: Cho chảo lên bếp đun nóng, đổ hỗn hợp khoảng 1 lít nước và 50cc giấm vào chảo. Đun nóng cho đến khi hỗn hợp sôi rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Sử dụng bàn chải thép và giấm nóng chà mạnh lên bề mặt chảo, có thể thay thế bàn chải bằng vải bọc cũng được. Chà thật kỹ tất cả các bề mặt chảo, nhất là phần lòng chảo.
  • Bước 4: Dau khi chà thật kỹ, đổ toàn bộ giấm ra ngoài rồi rửa sạch bằng nước.
  • Bước 5: Sử dụng khăn khô hoặc giấy sạch lau khô chảo, tiếp tục đun nóng trên bếp và đổ dầu ăn vào chảo với lượng vừa phải. Xoay chảo đều để dầu bao phủ toàn bộ lòng chảo. Tiếp tục đun với nhiệt độ trung bình trong khoảng 2 – 3 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 6: Đợi chảo nguội, đổ toàn bộ dầu ra rồi lau bằng khăn mềm cho sạch sẽ. Nên đợi qua ngày hôm sau mới tiếp tục sử dụng để lớp chống dính bền hơn.

Với cách tôi chảo chống dính này các bạn có thể sử dụng trong khoảng vài tháng, do đó, sau một thời gian sử dụng các bạn nên bảo dưỡng lại để chất lượng nấu nướng được tốt hơn.

Cách tôi chảo sắt chống dính

Cách tôi chảo chống dính bằng sắt
Cách tôi chảo chống dính bằng sắt

Đối với cách tôi chảo chống dính bằng sắt các bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Trước khi tôi chảo sắt các bạn nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước và chất tẩy để loại bỏ bụi bẩn, cặn đen.
  • Bước 2: Sau khi rửa sạch, bắc lên bếp để đun nóng, làm khô chảo. Xoay đều chảo để tất cả các vị trí đều chuyển sang màu xanh lam.
  • Bước 3: Sau khi lòng chảo chuyển màu hết, lật ngược chảo để tiếp tục làm nóng và chuyển màu phần bên ngoài.
  • Bước 4: Sau khi toàn bộ chảo đã chuyển màu, tắt bếp và cho nước và nước rửa chén vào để chà sạch. Các bạn nên sử dụng miếng kẹp để không bị bỏng trong quá trình chà rửa.
  • Bước 5: Rửa sạch chảo rồi bắc lên bếp đun 2 – 3 phút để làm khô trong vài phút để chảo rất nóng. Cho dầu hoặc mỡ lợn vào, xoay đều để dầu bám đều toàn bộ lòng chảo, tiếp tục đun trong 2 phút rồi tắt bếp, đổ toàn bộ dầu ra ngoài. Để nguyên chảo trong khoảng 1 ngày để tăng độ bền trước khi sử dụng.

Tham khảo cách tôi chảo chống dính bằng sắt trong video dưới đây:

Cách tôi chảo chống dính bằng sắt

Ngoài ra, các bạn cũng có thể thực hiện cách tôi chảo nhôm chống dính tương tự như các bước tôi chảo sắt để đạt được hiệu quả như ý. Cách tôi chảo chống dính sẽ không quá phức tạp nếu các bạn thực hiện đúng theo các hướng dẫn ở trên.

Cách sử dụng và bảo quản chảo mới tôi

Không vệ sinh chảo ngay sau vừa khi sử dụng xong
Không vệ sinh chảo ngay sau vừa khi sử dụng xong

Sau khi đã biết cách tôi chảo chống dính, nếu không biết cách sử dụng và bảo quản đúng lớp chống dính sẽ không giữ được độ bền. Do đó, các bạn cần quan tâm đến cách sử dụng và bảo quản để giữ được độ bền cho chảo và lớp chống dính. Một vài lưu ý các bạn cần quan tâm như sau:

  • Trước khi sử dụng chảo để chiên xào cần làm nóng chảo trước.
  • Nếu muốn vệ sinh chảo, hãy đợi khi chảo đã nguội hoàn toàn.
  • Khi chảo còn nóng, không xả nước lạnh vào ngay, trường hợp này có thể gây nứt vỡ chảo.
  • Nếu chảo mới tôi, hãy làm sạch bằng nước ấm, muối hoặc khăn ướt.
  • Không sử dụng các dụng cụ xào nấu cứng như thìa sắt hoặc dụng cụ chùi rửa bằng kim loại để tránh làm trầy xước lớp chống dính.
  • Sau khi sử dụng chảo cần vệ sinh sạch sẽ, lau khô rồi đặt chảo tại những nơi khô ráo, thoáng mát để ngăn ngừa hiện tượng gỉ sét.

Lời kết

Trên đây là hướng dẫn những cách tôi chảo chống dính đem lại hiệu quả cao nhất, các bạn có thể tham khảo để thực hiện với loại chảo tương tự nhé. Bên cạnh việc tôi chảo để tăng độ chống dính cho chảo thì các bạn cũng có thể sử dụng các loại chảo chống dính cao cấp để có thể nấu những món ăn ngon và đảm bảo an toàn với sức khỏe.

Xem thêm chảo chống dính bếp từ để sớm chọn được loại chảo phù hợp. Theo dõi Hapigo thường xuyên để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác nhé.

Share.

Leave A Reply