Chat with us, powered by LiveChat

Trẻ nhỏ thường xuyên gặp các vấn đề về đường hô hấp, nhất là tình trạng dịch mũi nhiều, đặc khiến bé nghẹt mũi, hít thở khó khăn. Phương pháp tốt nhất để giúp bé thoải mái hơn và chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bé đó chính là thường xuyên hút bỏ dịch mũi cho bé. Nếu các bạn chưa biết cách hút mũi cho bé thế nào cho an toàn và hiệu quả nhất, hãy tham khảo ngay những hướng dẫn dưới đây của Hapigo nhé.

Khi nào cần phải hút mũi cho bé?

Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém nên rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như viêm nhiễm đường hô hấp, cảm cúm,… Những bệnh vặt này sẽ khiến mũi bé xuất hiện dịch mũi, gây ngạt mũi, sổ mũi và khó thở, làm bé quấy khóc.

Các triệu chứng này xuất hiện do vi khuẩn gây ra các dịch nhầy, đờm, bụi bẩn khiến quá trình hô hấp của trẻ bị cản trở, gây nghẹt mũi. Nếu tình trạng đờm xuất hiện quá nhiều và đặc sẽ khiến hệ thống hô hấp của bé bị tắc nghẽn, không thể lưu thông bình thường. Những vấn đề này sẽ biểu hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, nước mũi chảy liên tục.

cách sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh
Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh

Nếu để xảy ra tình trạng nước mũi và dịch đờm trong khoang thở quá lâu sẽ gây nên tình trạng tắc nghẽn hô hấp, gây khó thở ở trẻ nhỏ, lâu ngày sẽ dẫn đến suy hô hấp. Đó là lý do vì sao các bố mẹ cần biết cách hút mũi cho bé để tạo sự thông thoáng và dễ chịu cho bé một cách tối đa, hạn chế các vấn đề nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.

Việc hút mũi cho bé cần thực hiện bởi trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh không thể tự mình xì mũi và loại bỏ đờm ra khỏi khoang mũi và miệng. trong trường hợp này, các tốt nhất đó là bố mẹ sẽ dùng dụng cụ để hút mũi cho bé. Những tình huống bố mẹ cần thực hiện cách hút mũi cho bé bao gồm:

  • Trẻ dưới 2 tuổi, trẻ sơ sinh gặp vấn đề gây nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi thường xuyên.
  • Trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp, có đờm xanh, đờm đặc không thể xì ra được, trẻ bị viêm mũi dị ứng, nhiều đờm, ngạt mũi do vi khuẩn.
  • Trẻ nhỏ đang bị sốt cao gây khó thở.
  • Trẻ nhỏ được bác sĩ khám và chỉ ddingj hút đờm và dịch mũi.

Thông thường, trẻ trong giai đoạn sơ sinh đến dưới 2 tuổi sẽ không có ý thức tự xì dịch mũi ra ngoài, do đó cần sử dụng đến các dụng cụ cần thiết để hỗ trợ. Với những trẻ độ tuổi lớn hơn bố mẹ có thể hướng dẫn bé tự xì mũi để loại bỏ dịch nhầy và khạc đờm ra ngoài. Những trường hợp phải hút mũi ở trẻ lớn thường là khi trẻ không có khả năng nhận thức hoặc trong những trường hợp trẻ bị hôn mê, co giật,…

Hướng dẫn cách hút mũi cho bé an toàn

	
cách hút đờm mũi cho trẻ sơ sinh

Cách hút đờm mũi cho trẻ sơ sinh

Việc thực hiện cách hút mũi cho bé có thể diễn ra tại bệnh viện hoặc tại nhà đều được. nếu hút mũi ở bệnh viện đa phàn đều sẽ được thực hiện bởi các nhân viên y tế với sự hỗ trợ của máy móc chuyên dụng. Đa phần sẽ được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản,…

Với trường hợp tại nhà, bố mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách hút mũi cho bé hằng ngày bằng các dụng cụ hỗ trợ. Hiện nay có rất nhiều dụng cụ hút mũi cho bé tiện lợi và dễ sử dụng, các bạn có thể dựa theo tư vấn của bác sĩ hoặc lựa chọn những sản phẩm chất lượng và an toàn nhất.

Hiện tại các cách hút mũi cho bé tại nhà phổ biến và được nhiều mẹ lựa chọn đó là sử dụng ống bơm và sử dụng đồ hút mũi hình chữ U.

Cách hút mũi cho bé bằng ống bơm

Để hút mũi cho bé bằng ống bơm, đầu tiên  các bạn cần chuẩn bị ống bơm mới, chưa từng sử dụng qua và tiến hành rửa sạch, sấy khô. Để quá trình hút dịch mũi được an toàn và dễ dàng hơn, hãy chuẩn bị nước muối sinh lý pha loãng để nhỏ vào mũi bé. Sau khi đã có dụng cụ hỗ trợ sạch sẽ các bạn sẽ thực hiện cách hút mũi cho bé theo các bước sau:

  • Bước 1: Để bé nằm ngửa, giữ đầu bé nghiêng về về một hướng, dùng dung dịch nước muối sinh lý loãng nhỏ 1 – 2 giọt vào mũi bé. Nước muối sinh lý sẽ có tác dụng làm loãng dịch mũi, giúp quá trình hút thuận lợi hơn. Để dung dịch trong mũi bé khoảng 5 – 10 giây.
  • Bước 2: Sau khoảng 2 – 3 phút, để đầu của bé ngửa về phía sau để nước muối sinh lý có thể đi sâu vào mũi. Với bước này đờm và dịch nhầy sâu bên trong khoang mũi cũng sẽ được làm loãng, tạo sự thoải mái và dễ thở hơn. trong trường hợp vẫn bị khó thở, khò khè thì có thể cho thêm nước muối sinh lý.
  • Bước 3: Giữ ống bơm trong trạng thái đẩy hết vào trong để laoij bỏ hết không khí trong ống. Đưa đầu ống bơm vào mũi bé, điều chỉnh để đầu ống bơm và mĩ bé khít nhau, có thể dùng tay để bị nhẹ mũi bé. Nhẹ nhàng kéo piston của ống bơm về phía sau để nhẹ nhàng hút hết dịch mũi của bé.
Hướng dẫn hút mũi cho bé sơ sinh
Hướng dẫn hút mũi cho bé sơ sinh

Cách hút mũi cho bé này cần tiến hành nhẹ nhàng, không nên đẩy ống bơm quá sâu vào bên trong mũi để không làm bé khó chịu hoặc bị thương. Ngoài ra, với những em bé đang quấy khóc các bạn không nên tiếp tục hút mũi, tránh tình trạng bé quẫy đạp khiến ống bơm không được kiểm soát tốt và làm bị thương bé.

Sau khi thực hiện cách hút mũi cho bé các bố mẹ cần lập tức làm sạch ống bơm sau đó mới hút tiếp bên mũi còn lại. Các bước hút bên mũi còn lại sẽ tương tự như các bước vừa thực hiện trước đó.

Ống bơm có thể tái sử dụng được nhiều lần, tuy nhiên sau mỗi lần hút các bố mẹ cần rửa sạch, diệt khuẩn và bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên các bạn cũng không nên sử dụng lại quá nhiều lần, tránh tình trạng vi khuẩn có thể xâm nhập và gây hại đến sức khỏe bé.

Nếu tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi của trẻ nặng thì các bạn có thể thực hiện cách hút mũi cho bé bằng ống bơm 2 – 3 lần mỗi ngày để giúp bé thoải mái, dễ thở hơn. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy mũi, nghẹt mũi diễn ra lâu ngày không khỏi thì các bạn cần hỏi ý kiến tư vấn từ bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

Cách hút mũi cho bé bằng dụng cụ hình chữ U

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng
Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng có nên không?

Để thực hiện cách hút mũi cho bé bằng dụng cụ chữ U các bạn cũng cần chuẩn bị một dụng cụ hút mũi dạng chữ U và nước muối sinh lý pha loãng. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa, giữ chặt không để bé cử động và nhỏ một chút nước muối đã pha loãng vào mũi bé, giữ trong khoảng 10 giây.
  • Bước 2: Đặt đầu vòi hút vào mũi của bé, đầu còn lại vào miệng của mẹ. Với cách hút mũi cho bé bằng miệng này mẹ sẽ dùng sức hút để tạo lực, giúp dịch mũi bé bị đẩy vào bình chứa. Nếu muốn hút được nhiều và sâu trong khoang mũi bé thì cần tăng thêm sức hút ở miệng. Với thiết kế này các mẹ sẽ dễ dàng điều chỉnh lực hút để bé được thoải mái nhất.
  • Bước 3:  Sau khi hút hết một bên mũi thì tiếp tục chuyển sang bên thứ 2 và thực hiện cách hút mũi cho bé tương tự như các bước trước đó.
  • Bước 4: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút mũi và khuer khuẩn để lần sau có thể tiếp tục sử dụng. Các bạn có thể rửa bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn an toàn sau đó bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát nhất, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
Video cách hút mũi cho trẻ sơ sinh

Một số lưu ý khi thực hiện cách hút mũi cho bé

Lưu ý cách hút đờm mũi cho trẻ sơ sinh
Lưu ý cách hút đờm mũi cho trẻ sơ sinh

Vì đối tượng là trẻ nhỏ nên cách hút mũi cho bé cũng phải được tiến hành cẩn thận để không gây tổn thương đến niêm mạc mũi của trẻ, hạn chế những xây xát không đáng có do dụng cụ hút mũi gây ra. Dưới đây là những điều mà các bố mẹ cần đặc biệt chú ý trong quá trình hút mũi cho bé để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất nhé:

  • Trước và sau khi sử dụng các dụng cụ hút mũi cho bé đều cần phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ và tiến hành khử khuẩn cẩn thận để tránh việc vi khuẩn xâm nhập.
  • Các bước trong cách hút mũi cho bé cần được tiến hành nhẹ nhàng để không gây trầy xước, tổn thương đến niêm mạc mũi của bé.
  • Sau khi hut sheets dịch mũi cho bé cần rửa mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng để kháng khuẩn cho bé.
  • Số lần hút mũi mỗi ngày chỉ nên khoảng từ 1 – 3 lần để tránh tình trạng niêm mạc mũi bị mỏng, bị tổn thương, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập dễ hơn.
  • Khi hút mũi cho bé, nhất định phải sử dụng dụng cụ hỗ trợ, không dùng miệng để trực tiếp hút mũi mũi cho bé để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh và vi khuẩn cho bé.
  • Tình trạng hắt hơi khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý là hoàn toàn bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng. Đây cũng là một cách để đẩy các chất bẩn bên trong mũi ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu trẻ có những phản ứng mạnh hơn thì không nên tiếp tục hút mũi cho bé, cần để bé nghỉ ngơi để ổn định lại.

Không phải lúc nào thực hiện cách hút mũi cho bé cũng giúp bé khỏi bệnh, điều đó còn phục thuộc vào vấn đề bé đang gặp phải là gì. Nếu sau khoảng 3 ngày hút mũi cho bé mà các triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì tốt nhất nên đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra. Rất có thể bé đang gặp những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm phế quản,… cần được điều trị kịp thời.

Lời kết

Trên đây là những hướng dẫn về cách hút mũi cho bé, các bạn có thể tham khảo để thực hiện cho bé. Ngoài ra, nếu bé gặp các vấn đề về sức khỏe thì tốt nhất các bạn nên tiến hành kiểm tra y tế, tránh tự ý điều  trị khiến bệnh tình nặng hơn. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm các đồ hút mũi cho bé, bình rửa mũi cho bé đã được Hapigo giới thiệu trước đó nhé.

Share.

Leave A Reply