Các vụ cháy dù to hay bé một khi xảy ra luôn đem lại những thiệt hại cho con người. Trên thực tế, một đám cháy nhỏ nhưng không có hành động và biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ rất dễ lây lan qua các khu vực khác, khiến tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy việc học hỏi các kinh nghiệm về phòng cháy là không hề thừa thãi. Bài viết sau đây xin chia sẻ đến các bạn thông tin về bình chữa cháy bột, giúp chữa cháy lúc nguy cấp.
Đặc điểm bình chữa cháy bột
Cấu tạo và cách nhận biết bình chữa cháy bột
Hiện nay, đa số các loại bình chữa cháy đều được làm từ chất liệu thép chịu lực tốt đúc thành hình trụ với nhiều kích cỡ bình khác nhau, sơn màu đỏ và có ghi kèm các đặc điểm cũng như thông tin của bình. Thông thường, bình khí đẩy sẽ được nối trực tiếp với bình bột qua ống xifong. Các loại khí như nito, cacbon hiđrô halogen hay carbon,… thường được dùng làm khí đấy giúp dập lửa.
Cụm van hay còn được gọi là quai xách sẽ được gắn liền và có phần nắp đậy vào. Đây sẽ là chỗ để chúng ta có thể tháo ra và nạp thêm bột chữa cháy vào. Bộ phận van khóa của bình được kẹp chì hoặc đồng, tùy theo loại bình khác nhau thì có thể là van bóp hoặc là van vặn.
Bình bột là loại bình cứu hỏa có lắp đặt đồng hồ, chúng ta có thể thấy được đồng hồ gắn vào cổ bình bằng việc quan sát bằng mắt thường, có thể dùng điểm này để phân biệt với bình chữa cháy khí CO2. Phần loa phun ở bình chữa cháy bột được thiết kế với dạng ống nhỏ, thon dài, có thể được làm bằng cao su, nhựa hoặc kim loại. So với bình chữa cháy khí CO2 thì đầu loa của bình chữa cháy bột chỉ có kích cỡ bằng hai ngón tay.
Một điểm khác để chúng ta có thể phân biệt được bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2 đó là khi bình bột bị gõ vật cứng nào đó vào, nó sẽ không phát ra âm thanh gây tiếng vang do có chứa bột bên trong bình. Ngược lại, bình chữa cháy khí CO2 sẽ có tiếng kêu leng keng vang lên như tiếng kim loại va chạm khi chúng ta gõ vào thân bình.
Thành phần và công dụng bột chữa cháy
Trong một bình chữa cháy bột thường sẽ có khí đẩy và bột chữa cháy. Cụ thể hơn, khí đẩy chứa trong bình là dạng khí trơ không có tính dẫn điện và tính dẫn cháy: N2, CO2,… Khí đẩy này đóng góp công sức quan trọng trong việc đẩy bột phun ra nhằm dập tắt nguồn cháy.
Về phần bột chữa cháy, đây là chất giúp chữa cháy có tính chất không dẫn điện, không gây độc hại, có hiệu quả cao trong việc dập tắt lửa. Ngoài ra, trong bột chữa cháy còn chứa đến 80% lượng bột NaHCO3 – loại bột mang đặc điểm mịn, bột trắng.
Cơ chế hoạt động của bột chữa cháy thế nào khi dùng để dập lửa? Khi bị tác động với nguồn nhiệt độ cao do lửa gây ra, bột NaHCO3 sẽ sinh ra khí CO2 để làm loãng oxy và nồng độ chất gây cháy, từ đó khiến cho đám cháy bị tắt dần đi. Bởi lẽ chúng ta đều biết khí O2 có khả năng duy trì sự cháy, chính vì thế, CO2 được tạo nên đã góp phần giúp làm dịu đám cháy và dập lửa hiệu quả.
Bình chữa cháy bột trên thực tế có rất nhiều loại khác nhau, được chia ra và đánh các ký tự A, B, C, D, E để đảm nhiệm từng chức năng nhiệm vụ chữa cháy tùy thuộc vào chất dẫn cháy. Dễ hiểu hơn thì chính là nguyên nhân gây ra vụ cháy đó, từ chất rắn, chất lỏng hay do khí, thiết bị điện bị chập,…
Phân loại bình chữa cháy bột
Căn cứ vào các đặc tính và cấu tạo của bình chữa cháy bột mà chúng ta có thể chia nó ra thành các loại khác nhau, cụ thể như:
Căn cứ vào đặc tính đám cháy
Tuy rằng tất cả các loại bình cứu hỏa đều được sơn màu đỏ, nhưng trên thân bình luôn phải ghi rõ ràng các thông tin chi tiết để có thể phân biệt được của bình chữa cháy bột loại gì, dành riêng cho đặc tính đám cháy nào. Để phân loại bình chữa cháy bột, người ta phân biệt nó căn cứ vào đặc tính đám cháy như sau:
- Chữ cái A: Loại bình chữa cháy bột này thường được sử dụng nhằm dập tắt các đám cháy có chất rắn như: kho hàng quần áo, vải vóc, gỗ các loại,…
- Chữ cái B: Bình có chữ cái B nghĩa là nó có thể dập tắt được đám cháy có các chất lỏng như: rượu, cồn, xăng, dầu,…
- Chữ cái C: Nếu hiện chữ cái C trên bình, bạn có thể hiểu rằng bình chữa cháy được cho đám cháy dạng khí như: gas, khí đốt lỏng,…
- Chữ cái D và E: Thông thường nếu bình chữa cháy có ghi chữ cái D và E sẽ dành cho chữa các đám cháy về điện, các thiết bị điện mới bị cháy nổ với đám lửa nhỏ chưa lan rộng.
Căn cứ vào trọng lượng của bình
Ngoài căn cứ vào đặc tính đám cháy, để phân loại bình chữa cháy bột, người ta còn phân chia ra theo trọng lượng khác nhau của từng loại bình. Về các con số 2,4,8 hay 35 ghi trên bình, nó cho chúng ta biết được lượng bột được nạp trong bình. Cụ thể là 2kg, 4kg, 8kg và 35 kg.
Hiện nay trên thị trường có các loại bình chữa cháy bột khác nhau và thông số, trọng lượng cụ thể của từng loại bình như sau:
- Bình chữa cháy bột ABC MFZL35: tổng trọng lượng 60kg, trong bình chứa 35kg bột chữa cháy (riêng loại này sẽ có xe đẩy)
- Bình chữa cháy bột ABC MFZL8: tổng trọng lượng 12kg, trong bình chứa 8kg bột chữa cháy.
- Bình chữa cháy bột ABC MFZL4: tổng trọng lượng 9kg, trong bình chứa 4kg bột chữa cháy.
- Bình chữa cháy bột ABC MFZL2: tổng trọng lượng 6kg, trong bình chứa 2kg bột chữa cháy.
- Bình chữa cháy bột ABC MFZ35: tổng trọng lượng 61kg, trong bình chứa 35kg bột chữa cháy (riêng loại này sẽ có xe đẩy)
- Bình chữa cháy bột ABC MFZ8: tổng trọng lượng 10,5kg, trong bình chứa 8kg bột chữa cháy.
- Bình chữa cháy bột ABC MFZ4: tổng trọng lượng 5,6 kg, trong bình chứa 4kg bột chữa cháy.
- Bình chữa cháy bột ABC MFZ2: tổng trọng lượng 5kg, trong bình chứa 2kg bột chữa cháy.
Ưu/ nhược điểm của bình chữa cháy bột
So sánh bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2
Về cơ bản, bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2 đều có các điểm giống nhau đó là: sử dụng được để chữa cháy nhanh chóng trong tình huống khẩn cấp, cấu tạo thân bình sơn đỏ cùng van áp suất và loa phun như nhau. Không những thế, 2 loại bình chữa cháy này còn có điểm chung là sử dụng khí CO2 để làm loãng không khí một cách nhanh nhất nhằm ức chế và làm tắt ngọn lửa.
Vậy điểm khác nhau giữa hai loại bình này là gì? Sau đây là những so sánh cụ thể về các điểm khác nhau giữa bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2.
- Chất chữa cháy: bột chữa cháy khô chứa 80% NaHCo3, chất bột có màu trắng và mịn. Trong khi đó, bình dạng khí CO2 được nén lại ở nhiệt độ cực kỳ thấp.
- Cấu tạo bình: bình bột chữa cháy có phần vỏ bình mỏng, áp suất vừa đồng thời khối lượng cũng nhẹ hơn so với bình khí nén CO2 có vỏ bình thép dày, áp suất nén cao, tương đương với khối lượng lớn.
- Cơ chế hoạt động: bình bột cứu hỏa sẽ tác động và sinh ra khí CO2 sau khi bột chữa cháy gặp lửa, còn bình khí CO2 sẽ phun trực tiếp loại khí này ra để làm loãng không khí và dập tắt nguồn nhiệt mạnh.
- Khả năng dập tắt đám cháy: bình chữa cháy bột có khả năng dập lửa đối với các đám cháy A, B, C, D, K (đám cháy từ lửa nhà bếp, có nguồn cháy từ các chất lỏng dầu mỡ,… khi đun nấu). Còn đối với bình khí CO2, các đám cháy có thể dùng thuộc loại A, D, C.
- Tàn dư sau khi dập lửa: bình chữa cháy bột có thể để lại bột NaHCO3, vì thế không dùng để dập lửa cháy các thiết bị điện tử, vi mạch,… Tàn dư để lại của bình chữa cháy CO2 là rất ít và hầu như là không có vì khí sẽ tan đi ngay sau khi dập lửa.
- Mức độ nguy hiểm với người: bình chữa cháy bột chứa thành phần bột NaHCO3 không gây độc hại và ảnh hưởng nhiều đến con người. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi sử dụng bình khí CO2 chữa cháy vì nó có khả năng cao gây bỏng lạnh, rất nguy hiểm vì nhiệt độ có thể xuống đến tận – 79 độ C.
Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột an toàn, hiệu quả
Bình chữa cháy bột được phân loại với các loại bình có trọng lượng khác nhau. Song, người ta sẽ chia cách sử dụng bình chữa cháy bột làm 2 cách: xách tay và xe đẩy. Bởi lẽ với loại bình có tổng trọng lượng lên đến 60kg như bình ABC MFZL35 hay bình ABC MFZ35 thì việc di chuyển bình đến địa điểm cháy bằng sức người là điều quá khó khăn.
Cách sử dụng bình bột chữa cháy xách tay
Để sử dụng loại bình chữa cháy bột xách tay, các bạn xách bình đến gần khu vực có ngọn lửa bốc lên, sau đó lắc bình lên khoảng 3 – 4 lần nhằm mục đích cho bột chữa cháy được tơi và đều hơn. Thao tác tiếp theo nữa là giật chốt kẹp chì của bình cứu hỏa rồi phun vào gốc của ngọn lửa, các bạn cần chọn vị trí đầu hướng gió để tránh ngọn lửa bị bén vào người gây nguy hiểm.
Khi dập lửa nhớ giữ bình cách ngọn lửa vị trí khoảng 1,5m và cúi thấp người để tránh hơi nóng, sau đó bóp phần van bình chữa cháy bột để bột trong bình được phun ra đều đặn. Quan sát thấy ngọn lửa yếu dần thì tiến gần hơn và dùng loa phun lia qua lại đều tay để ngọn lửa được dập tắt hoàn toàn.
Các bạn cần lưu ý một điểm nữa khi dùng bình chữa cháy bột đó là đám cháy sau khi dập vẫn có khả năng bùng phát trở lại, vì thế cần kiểm tra kỹ lưỡng khi dập lửa. Các bạn có thể dùng thêm nước để chấm dứt các cơn cháy âm ỉ của ngọn lửa sau khi đã phun bột chữa cháy.
Cách sử dụng bình bột chữa cháy xe đẩy
Để sử dụng bình chữa cháy bột xe đẩy, các bạn đẩy xe đến khu vực có đám cháy, sau đó thì kéo vòi rulo để dẫn bột chữa cháy ra rồi hướng loa phun vào gốc lửa để dập tắt đám cháy, lưu ý nên đứng đầu hướng gió khi thao tác chữa cháy. Tiếp đó, các bạn giật chốt an toàn của bình ra rồi kéo van chính trên miệng bình, để vuông góc với mặt đất. Chọn hướng thuận với chiều gió rồi cầm chặt loa phun để bột phun ra và tiến hành dập tắt đám cháy hoàn toàn.
Bình chữa cháy bột dùng để chữa đám cháy nào?
Khi nào sử dụng bình chữa cháy bột? Bình chữa cháy bột có chứa đến 80% là bột NaHCO3, thường được dùng để dập các đám cháy nguyên nhân do cháy gỗ, kim loại, vải vóc hoặc cháy xăng, dầu, khi gas,… Đặc biệt, với những đám cháy xăng dầu, chúng ta không thể dùng nước để chữa cháy được bởi xăng dầu nhẹ hơn nước sẽ khiến lửa bốc lên nhanh chóng và tốc độ cháy sẽ lan ra nhanh hơn, phạm vi rộng hơn.
Qua đó có thể thấy, chất cháy bột có chứa trong bình chữa cháy khi tiếp xúc với ngọn lửa sẽ tạo ra lượng khí CO2 cao nhằm làm loãng không khí và khiến đám cháy tắt dần. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý không nên dùng bình chữa cháy bột cho các đám cháy bị cháy thiết bị vi mạch, điện tử, máy vi tính,… bởi vì bột chữa cháy sau khi dập tắt lửa sẽ để lại cặn trắng gây hư hỏng và thiệt hại đến các thiết bị này.
Để kịp thời ngăn chặn các vụ cháy nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn, chúng ta cần phải có những kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy, cần bình tĩnh xử lý tình huống khi có đám cháy xảy ra. Không những thế, chúng ta cũng cần phải biết phân biệt và sử dụng bình cứu hỏa sao cho đúng với đặc tính của đám cháy để nhanh chóng dập tắt hỏa hoạn, hạn chế tối đa các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Ngoài
Cần lưu ý gì khi sử dụng và bảo quản bình bột chữa cháy
Lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy bột an toàn
- Các loại bình chữa cháy bột ở các công ty, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh cần được bố trí ở khu vực thông thoáng, thuận tiện trong việc di chuyển bình khi không may gặp phải sự cố hỏa hoạn nào đó.
- Như đã nhắc nhở các bạn ở phần trên, khi chữa cháy bằng bình chữa cháy bột, các bạn cần đứng ở đầu hướng gió, hơi cúi người xuống để tránh hơi nóng phả vào người. Trong trường hợp cháy trong nhà thì hãy đứng ở vị trí gần cửa ra vào để xịt bột chữa cháy vào nguồn nhiệt.
- Trong quá trình phun bột chữa cháy, các bạn cần thực hiện các thao tác nhanh chóng và đều đặn, tiến dần về phía nguồn lửa khi chúng đã giảm thiểu độ bùng cháy xuống. Lưu ý cần đợi lửa tắt hẳn mới nên ngừng phun.
- Với trường hợp đám cháy gây ra do các chất lỏng, các bạn cần lưu ý phun chất chữa cháy lên bề mặt nguồn nhiệt trước. Không được phun trực tiếp lên bề mặt của chất lỏng vì nó có khả năng cao sẽ lan ra diện rộng và cháy với tốc độ nhanh chóng hơn.
- Các bạn cần linh hoạt căn cứ vào từng đặc tính của đám cháy khác nhau cũng như lượng khí đẩy còn dư lại trong bình mà chọn cho mình vị trí đứng dập lửa cho phù hợp và đảm bảo an toàn. Ghi nhớ nên để bình phun ở vị trí xách tay thẳng đứng trong quá trình dập cháy để bột chữa cháy phun ra đều hơn.
Cách bảo quản bình chữa cháy bột hiệu quả
- Để bảo quản bình chữa cháy bột một cách hiệu quả, các bạn cần chọn lựa, sắp xếp vị trí đặt bình sao cho thuận tiện và dễ dàng nhất khi cần đến bình để dập lửa.
- Bình cần được đặt ở các khu vực tránh gió, nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc không được để gần các vị trí có nguồn nhiệt mạnh. Nhiệt độ bảo quản bình tốt nhất là từ -10 độ C đến 50 độ C.
- Khi di chuyển bình chữa cháy bột đến vị trí khác cần thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, không được đặt cạnh các thiết bị, máy móc có tính rung động mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của bình chữa cháy.
- Nếu khó có thể sắp xếp vị trí để bình cứu hỏa trong nhà phù hợp, các bạn có thể để bình ở ngoài trời. Tuy nhiên vẫn cần phải có mái che để tránh sự tiếp xúc trực tiếp của bình chữa cháy bột với các tác động từ thiên nhiên gây hư hại cho chất lượng của bình.
- Việc thường xuyên kiểm tra bình chứa là điều cực kỳ quan trọng. Điều này nhằm giúp bảo quản bình chữa cháy bột cũng như quá trình sử dụng bình được hiệu quả hơn. Nếu không thể thường xuyên kiểm tra bình, các bạn vẫn nên thực hiện ít nhất 3 tháng/ lần để quá trình phòng cháy chữa cháy được đảm bảo an toàn.
- Khối lượng bột trong bình có thể kiểm tra bằng cách cân lên so sánh, hoặc đa phần người ta sẽ quan sát kim đồng hồ hiển thị trên cổ bình chữa cháy bột, nếu kim về vạch đỏ thì cần phải nạp bột chữa cháy vào bình ngay.
- Nếu bình chữa cháy bột còn áp suất bên trong, khi các bạn tháo van ra cần giảm áp suất bằng cách bóp cụm van để khí thoát ra ngoài, lưu ý khi thao tác cần bóp từ từ để kim áp chế chạy về số 0. Phải ngừng lại ngay để kiểm tra khi mở nghe tiếng ‘xì xì’ phát ra từ bình.
- Với loại bình chữa cháy bột, sau khi đã mở van bình, các bạn bắt buộc phải nạp đầy bột chữa cháy lại. Tuy nhiên, cần phải thực hiện tháo linh kiện và vệ sinh sạch sẽ các vị trí của bình đã bị nhiễm bột trước khi nạp đầy lại.
Các câu hỏi khác thường gặp về bình chữa cháy bột
Bình chữa cháy bột có độc không?
Bột trong bình chữa cháy có độc không? NaHCO3 là một loại hợp chất hóa học không gây độc hại hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con người, các loại gia súc gia cầm và không gây ô nhiễm cho môi trường. Tuy nhiên, cần chú ý tránh để thực phẩm dính phải bột chữa cháy bởi lẽ nó dễ gây đau rát họng, đau dạ dày khi không may nuốt phải. Vì thế các bạn cần để ý trẻ nhỏ hơn, tránh việc các em nuốt phải chất bột chữa cháy gây ảnh hưởng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, trong thành phần bột chữa cháy cũng có hàm lượng các hóa chất khác nhau có thể gây kích ứng cho những làn da nhạy cảm, hoặc người tiếp xúc với chất bột này quá nhiều khi chữa cháy cũng sẽ bị dị ứng. Vậy nên các bạn cần tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ đi các chất bột chữa cháy bám vào người sau khi tiến hành dập tắt đám cháy xong.
Cách kiểm tra bình chữa cháy bột thế nào?
Cách kiểm tra bình chữa cháy thế nào để biết còn bao nhiêu lượng bột chữa cháy bên trong? Trên cổ bình chữa cháy bột sẽ có một chiếc đồng hồ chia làm 3 vạch khác nhau. Cụ thể: màu vàng là khí nén bên trong bình đã vượt quá ngưỡng cho phép, màu xanh thể hiện mức khí nén vừa đủ để bột được đẩy ra ngoài, còn màu đỏ là lượng khí nén và bột chữa cháy không đủ. Chính vì thế, cần kiểm tra và nạp lại bình ngay khi kim đồng hồ chỉ về vạch đỏ.
Bình chữa cháy bột có thời hạn sử dụng trong bao lâu?
Thời hạn của bình chữa cháy bột là bao lâu? Theo quy định, thời hạn sử dụng bình chữa cháy bột hiệu quả là trong vòng 5 năm. Trong thời gian đó, các bạn có thể làm đầy bột chữa cháy lại vào bình, tuy nhiên cần phải thay bình mới khi đã quá hạn sử dụng. Bởi lẽ đây là khoảng thời gian hợp lý nhất để vỏ bình cũng như chất bột chữa cháy chứa bên trong được đảm bảo an toàn về chất lượng và hiệu quả chữa cháy.
Bình chữa cháy bột có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Bình chữa cháy bột sẽ có giá thành dao động từ 250.000 vnđ – 2.500.000 vnđ tùy thuộc vào từng khối lượng bình, loại MFZL hay MFZ, nhà sản xuất, nhà phân phối cũng như ở các cửa hàng khác nhau. Hãy căn cứ vào nhu cầu sử dụng bình chữa cháy bột là ở cửa hàng, nhà xưởng, công ty, xí nghiệp lớn,… mà các bạn chọn mua loại bình có khối lượng phù hợp, thuận tiện trong việc dập tắt đám cháy cấp tốc.
Mọi người có thể tham khảo và tìm mua bình chữa cháy bột ở các cửa hàng, công ty chuyên về cơ điện và phòng cháy chữa cháy để đảm bảo bình có chất lượng tốt khi sử dụng. Không nên mua lại bình chữa cháy đã qua sơn sửa để sử dụng lại vì rất có thể các loại bình đó đã quá hạn 5 năm sử dụng, rất nguy hiểm nếu không may bình bị rò rỉ và chất lượng bột chữa cháy chứa trong bình không được bảo quản tốt.
Kết luận
Qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ ở trên, Hapigo hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích về loại bình chữa cháy bột cũng như cách thức sử dụng bình sao cho hợp lý và có hiệu quả cao. Cùng chung tay nâng cao ý thức bảo vệ chính mình và cộng đồng qua những bài học thiết thực về chủ đề phòng cháy chữa cháy nhé.