Chat with us, powered by LiveChat

Ăn dặm kiểu Nhật là một trong những phương pháp ăn dặm khoa học được nhiều mẹ áp dụng trong giai đoạn bé chuyển từ ăn mịn sang ăn thô. Với phương pháp này, bé sẽ được làm quen với nhiều mon ăn hơn cũng như khuyến khích các bé tự lập trong việc ăn uống. Thông thường với các bé giai đoạn này sẽ bắt đầu từ khi bé 5 tháng tuổi, bé sẽ ăn từ loãng sang đặc dần.

Tháng thứ 6 vẫn là những tháng đầu tiên trong giai đoạn ăn dặm của con. Mẹ cần xác định được đúng nguồn thực phẩm cũng như cách chế biến phù hợp để con có thể làm quen cũng như tiêu hóa thức ăn được phù hợp nhất. Cùng Hapigo tìm hiểu về phương pháp ăn dặm này cũng như các lên chế độ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi ngay dưới đây nhé. 

Thế nào là ăn dặm kiểu Nhật?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho con ăn của người Nhật, bé sẽ được tiếp xúc với đa dang những món ăn khác nhau trong những bữa ăn của mình. Lúc này mẹ sẽ chế biến những món ăn với nhiều nguyên liệu, thực phẩm để có thể giúp thực đơn mỗi bữa của bé được đa dạng hơn, giúp bé cảm thấy thích thú, ăn ngon miệng hơn, đồng thời có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cơ thể của bé hấp thu được đầy đủ những chất dinh dưỡng hơn. 

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng cũng sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của từng bé. Với thực đơn này, khi chế biến mẹ sẽ không xay nhuyễn thức ăn của bé như trước, thay vào đó sẽ sử dụng cối giã và rây để có thể làm mịn thức ăn. Bé vẫn có thể cảm nhận được kết cấu những món ăn cũng như giữ được hương vị và chất dinh dưỡng tốt nhất. Từ đó vị giác của bé cũng phát triển tốt hơn. 

Ưu và nhược điểm với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi 

Những ưu và nhược điểm với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi 
Những ưu và nhược điểm với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi 

Vậy liệu với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi có những ưu và nhược điểm gì mà các mẹ cần phải lưu ý, cùng theo dõi nhé:

Ưu điểm

  • Phương pháp này giúp kích thích vị giác của trẻ, giúp bạn có thể tiếp cận với nhiều món ăn đa dạng hơn
  • Khi được ăn thô sớm, bé cũng sẽ rèn được khả năng nhai nuốt tốt, giúp bé tránh được tình trạng ăn bị hóc nghẹn vô cùng nguy hiểm về sau
  • Nguyên liệu cũng đa dạng với nhiều thực phẩm thay đổi, giúp bé có thể được hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn, giúp phát triển toàn diện hơn
  • Với phương pháp  này mẹ cũng có thể trữ đông nguyên liệu để nấu dần và vẫn đảm bảo món ăn của bé vẫn thơm ngon, giúp tiết kiệm được thời gian nấu nướng cho những bà mẹ bỉm sữa bận rộn
  • Phương pháp này còn giúp bé tự lập hơn trong thời gian ăn, chú tâm vào các món ăn của mình mà không bị mất tập trung vào tivi hay điện thoại, từ đó hình thành thói quen tốt cho bé cũng như hệ tiêu hóa của bé. 
  • Bé cũng được học cách cầm nắm, phát triển toàn diện về các giác quan, biết các phân biệt các loại thức ăn với nhau, tăng cường khả năng nhận biết

Nhược điểm

  • Với lượng thức ăn nhất định theo từng giai đoạn, không quá nhiều nên thường bé sẽ không tăng cân mạnh trong thời gian đầu, có thể sẽ khiến ba mẹ lo lắng
  • Không phải mẹ nào cũng có đủ điều kiện, thời gian để áp dụng phương pháp này cho con. So với những phương pháp như  nấu cháo, ngũ cốc,… thì sẽ tốn nhiều thời gian của mẹ hơn. 

Những thông số cơ bản về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

Những thông số cơ bản về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
Những thông số cơ bản về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
  • Số lượng bữa ăn mỗi ngày: 1-2 bữa 
  • Thời gian: 1 bữa vào 10 giờ sáng, 1 bữa vào trước 7 giờ tối
  • Độ thô của cháo: Theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước
  • Chất đạm: 5-10g 
  • Cháo, gạo, bánh mì: 5-30g
  • Rau củ: 5-20g

Một số loại dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

Một số thực ăn trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
Một số thức ăn trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
  • Tinh bột: Một số loại tinh bột bé có thể ăn trong giai đoạn này như cháo, cơm, bánh mì, khoang lang, khoai tây, chuối, khoai sọ
  • Đạm: Đạm được cung cấp từ cá trắng, lòng đỏ trứng, đậu hũ, đậu Hà Lan, phô mai tươi, sữa chua
  • Vitamin: Lấy từ những loại rau củ quả như bí đỏ, hành tây, cà rốt, cà chua, củ cái, rau chân vịt, bông cải xanh, táo, quýt, dâu

Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi sao phù hợp

Với những bé giai đoạn 6 tháng tuổi là giai đoạn đầu trong quá trình ăn dặm, lúc này các mẹ nên chế biến thức ăn của bé dạng loãng hơn. Những ngày đầu tập làm quen, mẹ nên cho bé ăn 1 bữa mỗi ngày để bé thích nghi dần, sau 3-4 ngày mẹ có thể tăng khẩu phần ăn lên 2 bữa 1 ngày nhé. 

Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi sao phù hợp
Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi sao phù hợp

Mẹ có thể tham khảo cách xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng như sau:

  • Kết hợp với ăn dặm, lúc này mẹ vẫn cho bé bú hằng ngày để có thể giúp bổ sung đầy đủ lượng chất dinh dưỡng, mỗi cữ từ 90-120ml, chia thành 5-6 cữ 1 ngày
  • Khẩu phần ăn của bé sẽ thay đổi theo tuần. Với tuần đầu làm quen, mẹ có thể cho bé ăn 1 bữa/ngày. Các tuần sau tăng lên từ 2-3 bữa/ ngày
  • Ở tuần thứ 2, mẹ cần lên thực đơn cẩn thận hơn để bé có thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, đạm và vitamin\
  • Kết hợp cho bé ăn dặm với những loại hoa quả nghiền nhuyễn
  • Không sử dụng muối trong món ăn của bé

Một số gợi ý về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi theo từng tuần

Với những ngày đầu tiên trong công cuộc cho bé tập ăn dặm, mẹ có thể xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi theo từng tuần để bé có thể thích nghi và làm quen dần. 

Tuần đầu tiên

Một số gợi ý về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi theo từng tuần
Một số gợi ý về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi theo từng tuần

Trong quần đầu tiên, khi vẫn kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức, mẹ chế biến thêm những món ăn dặm từng chút một, tăng dần theo từng ngày để bé tập quen hơn nhé. Cụ thể có thể tham khảo như:

  • Vào 2 ngày đầu: Mẹ có thể cho bé ăn khoảng 5ml cháo loãng xay mịn trước
  • 3 ngày tiếp theo: Mẹ có thể tăng lượng cháo như vậy lên 10ml
  • 2 ngày cuối của tuần đầu: Mẹ có thể tăng lên với 15ml cháo xay mịn

Tuần thứ 2 trở đi

Lúc này cơ thể bé cũng như khẩu vị của bé cũng đã phần nào quen với những món không phải là sữa rồi. Mẹ có thể chế biến thêm với những món như rau củ quả với nhiều chất hơn, giúp tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cũng như tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Mẹ có thể lựa chọn với nhiều loại rau khác nhau, thay đổi mỗi ngày để theo dõi phản ứng của bé, xem liệu bé có bị dị ứng hay không thích món nào không, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu. 

Vào cuối tuần thứ. mẹ có thể lựa chọn những loại thực phẩm như cá, rau củ quả, rây mịn nhuyễn để giúp bé ăn được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, kết hợp với một số sản phẩm dinh dưỡng như ngũ cốc hay yến mạch cũng sẽ giúp bé ăn được đa dạng món và không bị chán. 

Một số lưu ý trong quá trình ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng tuổi

Một số lưu ý trong quá trình ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng tuổi
Một số lưu ý trong quá trình ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng tuổi
  • Không nên cho bé ăn dặm quá muộn hoặc quá sớm. Khoảng thời gian từ 5-6 tháng tuổi là giai đoạn thích hợp để thực hiện ăn dặm, giúp bé làm quen với nhiều thực phẩm khác nhau. 
  • Thức ăn cần được mẹ nghiền mịn nhuyễn để bé có thể ăn dễ dàng
  • Ban đầu tập làm quen chỉ cho bé ăn một lượng nhỏ đồ ăn dặm
  • Đa dạng thực phẩm để có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ cho bé những chất dinh dưỡng, đảm bảo bé hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện
  • Nên sử dụng những loại gia vị dành riêng cho trẻ, không nên sử dụng những loại gia vị người lớn thường dùng
  • Cần lên thời gian biểu để có thể hình thành thói quen ăn uống cho bé. Cần quan sát bé cẩn thận những lúc mé ăn những món mới để có thể kịp thời phát triển được tình trạng dị ứng hay bé không thích món ăn nào đó
  • Nên tránh một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ như các loại tôm cua, ốc, mì sợi lúa mạch đen, thịt, bạch tuộc, sữa bò,…
  • Đối với những bé không muốn ăn thì mẹ và gia đình không nên ép buộc con. Mẹ nên dừng lại tầm vài ngày, chế biến món ăn mới lạ và ngon hơn, cho bé thử ăn dặm lại. 
  • Khi mẹ cho bé ăn, nên ăn từng thực phẩm mới ăn riêng biệt để có thể biết được đâu là nguyên liệu gây dị ứng nếu có để kịp thời xứ lý. 
  • Ngoài ra khi bé ăn dặm, ba mẹ cũng có thể ngồi cạnh con và ăn, nhai, để bé có thể quan sát được cách ăn của người lớn, từ đó có thể học theo cũng như cảm thấy thích thú hơn khi có người cùng ăn

FAQs về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

Lợi ích khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Lợi ích khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Lợi ích khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Đây là một trong những phương pháp ăn dặm nhận được nhiều quan tâm của các bà mẹ trên toàn thế giới, dần thay thế cho phương pháp ăn dặm truyền thống mang lại những lợi ích cụ thể như:

  • Giúp bé cảm thấy hứng thú hơn khi ăn, ăn tốt hơn
  • Có thể rèn luyện cho bé kỹ năng nhai
  • Giúp bé có thể học được tính kỷ luật khi ngồi vào bàn ăn
  • Bé có thể học cách phân biệt hương vị của từng món
  • Giúp bé hấp thu được các chất dinh dưỡng đa dạng, thực đơn phong phú hơn

Ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần chuẩn bị gì?

Để có thể giúp bé thực hiện được phương pháp ăn dặm này, mẹ cần chuẩn bị:

Ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần chuẩn bị gì?
Ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần chuẩn bị gì?
  • Ghế ăn dặm: Những chiếc ghế ăn dặm được thiết kế chắc chắn, giúp bé có thể ngồi ăn một cách dễ dàng cũng như tốt cho hệ tiêu hóa của bé
  • Yếm ăn: Để bé có thể thoải mái sử dụng tay cầm thìa trong lúc ăn mà mẹ không lo lắng về đồ ăn vương vãi ra người bé
  • Bộ chế biến đồ ăn dặm: Với phương pháp này, mẹ cần chuẩn bị những đồ như cối, chày, dụng cụ mài rau củ quả, vắt trái cây, rây lọc,… để giúp thức ăn không bị quá mịn như xay bằng máy nhưng vẫn đủ nhuyễn để bé không bị hóc và vẫn giữ được hương vị cũng như chất dinh dưỡng
  • Bát thìa ăn dặm, cốc tập uống: Mẹ nên lựa chọn những loại bát nhựa để tránh đổ vỡ, thìa từ silicone giúp trành làm tổn thương nướu của bé
  • Hộp trữ đông: Mẹ có thể mua những loại khay với từng ngăn nhỏ như khay đá để tích trữ thực phẩm, có nắp đậy, bảo quản trên tủ đông để vừa có thể tiết kiệm được thời gian, vừa giúp mẹ dễ dàng rã đông
  • Cốc nấu cơm nát: Thay vì phải nấu riêng cho bé một nồi cơm thì mẹ có thể chuẩn bị một cốc nấu cơm nát, đun cùng với nồi cơm của gia đình hoặc đun bằng lò vi sóng một cách tiện lợi

Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật?

Optimized Khi nao bat dau cho be an dam kieu Nhat
Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật?

Thường mẹ có thể cho bé ăn vào khoảng thời gian từ 5-6 tháng tuổi. Ba mẹ có thể quan sát để ý những biểu hiện của con như con hay chăm chú nhìn người lớn ăn uống, chảy nhiều nước dãi hơn, với tay đòi thức ăn,… Khi mẹ cho bé nếm thử đồ ăn thì bé thấy thích thú và muốn ăn, lúc này mẹ có thể tập cho bé làm quen với thức ăn. Tuy nhiên vẫn nên căn thời gian từ 5 tháng tuổi trở lên nhé. 

Có nên sử dụng dầu ăn khi chế biến thực đơn ăn dặm kiểu Nhật?

Tốt nhất mẹ không nên sử dụng chất béo trong thực đơn ăn dặm của bé trong giai đoạn này. Chất béo trong dầu ăn có thể khiến làm giảm co bóp của bao tử có thể khiến bé gặp tình trạng như đầy bụng, khó tiêu. Có thể thay bằng những chất béo trong các loại thực phẩm khác nhau cũng đủ để giúp hòa tan lượng vitamin trong thức ăn của bé rồi nhé chứ không nhất thiết là phải sử dụng dầu ăn các mẹ nha. 

Danh sách top 10+ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi hấp dẫn

Để giúp các ba mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm và chế biến thành những món ăn thơm ngon hấp dẫn cũng như đảm bảo phù hợp cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm, dưới đây Hapigo sẽ gửi tới các bạn 10+ món ăn cùng cách chế biến đơn giản mẹ có thể thực hiện cho bé trong các bữa ăn nhé. 

Cà rốt nghiền 

Đây là một trong những món đơn giản được chế biến từ cà rốt các mẹ có thể thử nếu cho bé nhé. Cà rốt là một trong những loại củ quả chứa rất nhiều vitamin và muối khoáng, nhất là vitamin A, vitamin C, đồng thời còn giúp phòng bệnh thiếu máu và tăng cường khả năng sinh trưởng của trẻ. Cách chế biến món cà rốt nghiền như sau:

Cà rốt nghiền 
Cà rốt nghiền 
  • Nguyên liệu: 2 thìa cà phê cà rốt nghiền, cháo trắng 2 thìa cà phê
  • Cách làm: Nghiền nhuyễn cháo sau đó đỏ vào bát, nghiền cà rốt để lên trên. Khi ăn có thể trộn chung 2 loại thức ăn này vào cùng lúc. Nên sử dụng cà rốt tươi để có thể giữ được nguồn dinh dưỡng trọn vẹn nhất nhé. 

Món tráng miệng với nước đào cùng chanh

Quả đào là loại quả không chỉ mọng nước, có vị ngọt thanh và rất giàu những chất dinh dưỡng đặc biệt là nguồn vitamin dồi dào tốt cho sức khỏe như vitamin A, C, B1, B2, B6, C, folate,…

Món tráng miệng với nước đào cùng chanh
Món tráng miệng với nước đào cùng chanh
  • Nguyên liệu: Bạn cần chuẩn bị ¼ quả đào cùng một chút nước để để giúp món không bị thâm khi chế biến
  • Cách làm: Rửa sạch đào, gọt vỏ sau đó cắt đào thành từng miếng nhỏ để hấp chín. Ngoài ra bạn cũng có thể bọc đào trong giấy bạc là cho vào lò vi sóng trong 2 phút. Khi lấy đào ra bạn nghiễn nhuyễn đào trộn cùng với 1 chút nước chanh nhé.

Cháo rau chân vịt

Rau chân vịt là rau ăn lá chứa nhiều khoáng chất tốt như kali, magie, kẽm, sát, canxi,… cùng với nhiều loại vitamin như A,B6, C, K, B1, B2,…Đây được coi là kho báu vitamin. Với loại thực phẩm này, mẹ có thể nấu thành những món cháo bổ dưỡng cho con. 

Cháo rau chân vịt
Cháo rau chân vịt
  • Nguyên liệu: 2 thìa cà phê cháo trắng, 2 thìa cà phê rau chân vịt nghiền
  • Cách làm: Bạn nhặt phần lá rau chân vịt, rửa sạch và luộc đến khi rau chín mềm, sau đó nghiền nhỏ để trộn cùng với cháo. 

Sữa đậu nành trộn chuối

Trong thành phần của sữa đậu nành được bao gồm nhiều chất đạm, chất béo, canxi, đường, chất xơ, các vitamin và muối khoáng. Chuối cũng là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng như calo, chất xơ, vitamin C, B1,… Kết hợp hai loại thực phẩm này tạo nên một món ăn dặm vừa thơm ngon hấp dẫn, vừa giúp bé đảm bảo hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. 

Sữa đậu nành trộn chuối
Sữa đậu nành trộn chuối
  • Nguyên liệu: ⅛ quả chuối. 1 thìa canh sữa đậu nành
  • Cách làm: Bạn nghiền nhỏ phần chuối này và trộn chúng với sữa đậu nành là có ngay một suất tráng miệng vô cùng thơm ngon rồi. Để dễ ăn hơn cho bé, các mẹ nhớ lựa chọn những quả chuối chín nục sẽ dễ nghiền hơn cũng như giúp món ăn không bị chát. 

Cháo đậu cô ve

Trong đậu cô ve có chứa một hàm lượng lớn vitamin, chất C cũng như một số chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể khác. Ăn đậu cô ve sẽ giúp tăng cường khả  năng đề kháng cũng như giúp cơ xương khỏe mạnh và săn chắc hơn, giúp bé linh hoạt trong mọi tình huống. 

Cháo đậu cô ve
Cháo đậu cô ve
  • Nguyên liệu: Chuẩn bị 2 thìa cà phê cháo trắng cùng với 2 thìa cafe đậu cô ve nghiền nhỏ
  • Cách làm: Khi mua đậu về bạn cần phải làm sạch đậu với nước sạch, trần qua nước sôi và luộc để đậu được chín mềm hơn. Nghiền đậu nhuyễn và trộn cùng với cháo trắng

Súp sữa bí đỏ

Trong bí đỏ có chứa các loại chất như canxi, magie, sắt, vitamin C hàm lượng tinh bột cùng protein,… mang tới nhiều công dụng nổi bật tốt cho não bộ, sáng mắt hơn, hỗ trợ tiêu hóa,….

Súp sữa bí đỏ
Súp sữa bí đỏ
  • Nguyên liệu: 20g bí đỏ cùng 60ml sữa 
  • Cách làm: Bạn gọt vỏ bí, làm sạch và cắt thành những miếng nhỏ, đem hấp trong 5 phút trong đó cho sữa vào đun đến khi bí chín nhừ thì nghiền hỗn hợp trên cho bé thưởng thức nhé

Mì udon nấu nước rau củ

Mì udon nấu nước rau củ
Mì udon nấu nước rau củ
  • Nguyên liệu: Chuẩn bị 20g mì udon, 60ml nước súp rau củ, bột gạo giúp tạo độ đặc sánh cho tô mì
  • Cách làm: Bạn cho mì đun mì với nước sup rau củ ở lửa nhỏ để mỳ được chín mềm, bột gạo hòa cùng với một chút nước nguội sau đó cho vào nồi đun thêm 5 phút để tạo độ sánh nhẹ. 

Đậu phụ và cá hồi sốt cà chua

Thịt cá hồi có chứa một lượng vitamin D lớn giúp làm chắc xương, chống viêm tự nhiên, giúp duy trì sức khỏe của bé. Các món chế biến từ cá hồi cùng đều vô cùng thơm ngon và dễ ăn, nhiều dinh dưỡng nên mẹ có thể tham khảo về chế biến cho bé nhé.

Đậu phụ và cá hồi sốt cà chua
Đậu phụ và cá hồi sốt cà chua
  • Nguyên liệu: 30g đậu phụ, 2 thìa thịt cá hồi đóng hộp hoặc 20g file cá hồi, ⅙ quả cà chua
  • Cách làm: Nếu bạn chế biến từ cá đóng hộp thì vắt sạch dầu sau đó dằm thịt cá thật nát để bé có thể dễ dàng ăn. Nếu bạn chế biến từ cá hồi tươi thì đầu tiên cần làm sạch và hấp cá cho chín, sau đó dằm nhuyễn cá ra. Cà chua hấp chín nghiễn nhuyễn, trộn các nguyên liệu với nhau là được nhé. 

Súp bánh mì rau củ

Soup bánh mì rau củ
Soup bánh mì rau củ
  • Nguyên liệu: 6 lát bánh mì gối và 100ml nước rau củ, thêm 10g cà chua 
  • Cách làm: Với bánh mì, bạn loại bỏ phần rìa cứng của bánh, xé nhro bánh mì và đun cùng với nước rau củ đến khi bánh mì ngấm nước, mềm nở ra. Bạn hấp chín cá chùa và băm nhỏ, trộn cùng với bánh mì và nước soup là đã hoàn thành

Cháo cá dăm và rong biển

Rong biển là một trong những thực phẩm vô cùng giàu chất xơ có thể giúp bé nhuận tràng, giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt nhất, tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tốt cho hệ tim mạch. 

Cháo cá dăm và rong biển
Cháo cá dăm và rong biển
  • Nguyên liệu: Bạn chuẩn bị 60ml cháo cùng 1 thìa lớn cá dăm khô, rong biển
  • Cách làm: Cá dặm bạn lọc qua nước để bớt mặn, băm nhỏ nhuyễn cho, trộn cùng với rong biển.

Kết luận

Có thể thấy trên đây đều là những món ăn đơn giản, dễ thực hiện và thời gian nấu cũng vô cùng nhanh chóng. Bạn có thể dễ dàng chế biến các món ăn này cho các bé. Ngoài ra trên đây cùng mình cũng đã cung cấp tới bạn một số những thông tin chi tiết nhiều chị em thắc mấc về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi. Mong rằng với những thông tin này có thể giúp bạn hiểu hơn về phương pháp này.

Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo thêm cách sử dụng dầu óc chó cho bé ăn dặm nhằm tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao phát triển trí não, kích thích bé ăn ngon.

Share.

Leave A Reply