Chat with us, powered by LiveChat

Với những bà mẹ bỉm sữa chắc hẳn không còn xa lạ gì với tình trạng nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh. Đây là bệnh lý thường gặp của các em bé dưới 6 tháng tuổi. Chúng tôi đã tư vấn và hỗ trợ cho rất nhiều em bé gặp phải trường hợp. Hiểu được sự quan tâm và lo lắng của hầu hết các bà mẹ bỉm sữa về vấn đề này. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ. Cụ thể là cách xử lý hiệu quả và phòng bệnh triệt để. Cùng xem ngay nhé ! 

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh là gì? 

Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh.
Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh.

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh hay còn được biết đến với cái tên là tưa lưỡi. Đây là căn bệnh cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh này có nguồn gốc do nấm Candida Albicans gây nên. Gặp điều kiện thuận lợi, Candida Albicans lên men trong khoang miệng của trẻ. Từ đó nhanh chóng sinh sôi và nảy nở. 

Biểu hiện nhận biết là tại lưỡi của trẻ xuất hiện những đốm trắng nhỏ. Nấm này mọc bắt đầu từ đầu lưỡi và lan rộng xuống phần thân lưỡi thành các mảng trắng. 

Trong trường hợp trẻ sơ sinh đang bú mẹ thì rất có thể bị nhiễm nấm từ vú mẹ. Trước đó, vú của mẹ đã nhiễm nấm Candida và vô tình truyền bệnh cho bé. 

Biểu hiện vú mẹ nhiễm nấm là hay cảm giác ngứa, đau rát và xuất hiện nốt ban màu hồng. Chính vì vậy, khi điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh cũng cần kết hợp chữa trị tình trạng nấm trên núm vú của người mẹ. 

Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi bị mắc bệnh nấm lưỡi thường do sử dụng núm vú giả hoặc núm vú mẹ nhiễm nấm. Lưỡi trẻ và các đồ vật sử dụng thường xuyên tiếp xúc với miệng bé không được vệ sinh thường xuyên. 

Với những trẻ trên 6 tháng tuổi bị mắc bệnh nấm lưỡi thì là do sử dụng kéo dài thuốc kháng sinh. Dẫn đến tình trạng suy giảm hệ miễn dịch và đề kháng yếu. Chính vì vậy tạo môi trường thuận lợi cho nấm Candida phát triển. 

Tác hại và dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh nếu trở nặng cho thể khiến bé bỏ ăn.
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh nếu trở nặng cho thể khiến bé bỏ ăn và quấy khóc.

Ở giai đoạn đầu khi bị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, sẽ không có tác động gì tiêu cực. Tuy nhiên nếu không giải quyết ngay lập tức mà để nấm sinh sôi và nhiễm trùng nặng. Trẻ sẽ gặp phải các biểu hiện nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh cực khó chịu sau đây: 

  • Mọc đầy các mảng trắng bên trong má, ở lưỡi, nướu, amidan và có thể lan ra cả môi. 
  • Chảy máu nhẹ ở các mảng trắng nếu bị tác động bên ngoài 
  • Cảm giác đau nhức khó chịu và nóng rát bên trong khoang miệng. Khiến trẻ khi ăn và nuốt sữa cũng cảm thấy đau nhức và buốt rát 
  • Da trở nên khô và nứt nẻ ở vùng quanh khoang miệng 
  • Nặng có thể khiến trẻ mất vị giác 

Nếu không điều trị kịp thời cho trẻ, nấm Candida có thể lây lan và ảnh hưởng trực tiếp tới thực quản. Khi tác động đến thực quản sẽ gây ra những tác hại khó lường: 

  • Cảm giác đau và buốt ngay cả khi nuốt nước bọt 
  • Luôn có cảm giác mắc kẹt thức ăn ở trong miệng 
  • Thi thoảng bị sốt nhẹ 

Tất cả những triệu chứng trên sẽ làm cho trẻ thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng. Hơn thế nữa có thể làm cho trẻ luôn quấy khóc và giảm đi sức đề kháng. Nếu để lâu ngày chắc chắn trẻ sẽ bị sụt cân và gây ra tình trạng xấu ngoài ý muốn. 

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi phải làm sao?

Tại phần này của bài viết, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc các cách xử lý tình trạng nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Hãy tham khảo ngay để áp dụng kịp thời nếu bé nhà bạn có triệu chứng bị nấm miệng nhé. 

Rơ lưỡi cho bé là một trong những cách chữa trị và phòng ngừa nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh.
Rơ lưỡi cho bé là một trong những cách chữa trị và phòng ngừa nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh.

Với những trẻ bị nấm lưỡi nhẹ 

Với những trường hợp trẻ bị nấm lưỡi nhẹ thì không cần dùng đến thuốc cũng có thể tự điều trị khỏi tại nhà. Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, đánh tưa lưỡi là phương pháp chữa trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh mà các mẹ nên áp dụng. Thực hiện cụ thể theo các bước sau đây: 

Bước 1: Rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn để chuẩn bị cho quá trình đánh tưa lưỡi cho trẻ nhỏ 

Bước 2: Dỗ trẻ nằm trên giường hoặc bế trẻ trên tay để trẻ nằm cố định 

Bước 3: Sử dụng một miếng gạc y tế mềm quấn quanh đầu ngón tay trỏ hoặc bạn có thể sử dụng miếng gạc đánh tưa lưỡi được bán ngoài hiệu thuốc. 

Bước 4: Nhúng miếng gạc quấn trên ngón tay vào dung dịch có tác dụng chữa nấm đã được chuẩn bị trước đó. Sau đó dùng ngón tay tách nhẹ môi của trẻ ra. Sau đó lấy gạc lau nhẹ lên trên bề mặt lưỡi. Lặp lại nhiều lần công đoạn trên nếu trẻ có nhiều tưa lưỡi. Chú ý thay gạc khác chứ không chỉ dùng duy nhất một chiếc gạc. 

Bước 5: Sử dụng một chiếc gạc sạch khác và nhúng vào dung dịch để lau bên trong hai má của trẻ. Tiếp đến lau nhẹ nhàng trên vòm miệng, vùng nướu và những vị trí khác tại khoang miệng của trẻ nhỏ. 

Những lưu ý cần biết khi đánh tưa lưỡi cho trẻ: 

  • Khi đánh tưa lưỡi cho trẻ không nên đưa ngón tay vào quá sâu trong cổ họng của trẻ vì có thể gây tổn thương và gây nôn. 
  • Nên đánh tưa lưỡi bằng dung dịch có tác dụng trị nấm theo lời khuyên của bác sĩ. Bạn có thể sử dụng dung dịch muối NaCl 0,9% hoặc dung dịch iod povidine 1% cũng có tác dụng tốt 
  • Không nên đánh tưa lưỡi sau ăn tránh trường hợp bị nôn trớ sau khi đánh 
  • Với những trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, mẹ cần tránh sử dụng mật ong để đánh tưa lưỡi 
  • Chỉ đánh nhẹ nhàng chứ không chà xát mạnh tưa lưỡi vì có thể gây chảy máu tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. 

Với những trẻ bị nấm lưỡi nặng 

Với những trường hợp bị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn thì cần có phương pháp điều trị bằng thuốc. 

Tùy theo lời khuyên của bác sĩ thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc điều trị nấm hiệu quả như miconazol, nystatin, mycostatin… Tất cả đều được khuyến khích sử dụng cho trẻ sơ sinh. Cực kì an toàn và lành tính cho trẻ. 

Tuy nhiên khi đã sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh thì các mẹ cần phải đưa trẻ đến thăm khám và có lời khuyên từ bác sĩ. Vì đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé, không nên tự ý điều trị bằng thuốc kháng sinh tại nhà các mẹ nhé. 

Phòng ngừa nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh hiệu quả 

Rơ lưỡi nhẹ nhàng là một trong những cách đề phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
Rơ lưỡi nhẹ nhàng là một trong những cách đề phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, để phòng ngừa và ngăn chặn việc tái phát nấm lưỡi thì cần sử dụng các biện pháp cụ thể sau đây: 

  • Dù trẻ chỉ bú sữa mẹ nhưng cũng cần cho trẻ súc miệng bằng nước trắng sau khi ăn sữa để sạch các cặn sữa trong miệng 
  • Kết hợp điều trị tình trạng nấm ở vú mẹ để tránh nhiễm ngược lại cho bé 
  • Kết hợp rơ lưỡi nhẹ nhàng cho bé vào buổi sáng sau khi thức dậy 
  • Nếu bé bú bình thì cần vệ sinh sạch sẽ bình sữa cũng như núm vú giả bằng nước nóng trước và sau khi cho bé sử dụng 

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp. Không có gì nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé nếu bạn biết xử lý kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên các mẹ cũng không thể chủ quan vì nếu bệnh phát triển nặng sẽ gây ra những khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của bé. 

Lời Kết 

Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã gửi đến bạn đọc tất tần tật các thông tin liên quan đến bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh. Nếu bạn là một bà mẹ bỉm sữa và muốn tìm hiểu những thông tin bổ ích về chuyên mục mẹ và bé thì đừng bỏ lỡ những bài viết bổ ích mới cập nhập như 10 điều mẹ cần biết về bột ăn dặm Vinlac, có nên dùng bàn chải điện cho bé…… Chúc cho bạn và bé con luôn vui tươi và thật nhiều sức khỏe !!! 

Share.

Leave A Reply