Chọn một chiếc chậu tắm cho bé không phải lúc nào cũng dễ dàng. Có thể bạn sẽ lo lắng về việc bé có thể bị sặc nước , nhiệt độ nước quá nóng hoặc quá lạnh, v.v. Nhưng có một cách dễ dàng để ngăn ngừa những rủi ro phổ biến khi tắm. Đó là bạn nên mua một chiếc chậu tắm cho bé đảm bảo an toàn và phù hợp. Để giúp cho quá trình này bớt khó khăn hơn. Đây là những điều bạn nên biết khi mua một chiếc chậu tắm cho bé.
Tiêu chí chọn lựa chậu tắm cho bé
Trong phần này của bài viết chúng mình sẽ gợi ý những tiêu chí cần thiết để giúp người mua đánh giá và cân đối loại chậu tắm cho bé tốt và phù hợp nhất.
Đồng hồ đo nhiệt độ
Nhiều bồn tắm trẻ em đi kèm với nút thoát nước thay đổi màu sắc hoặc một dải giống như nhãn dán để cho bạn nhận biết kịp thời nếu nước quá nóng. Một số bồn cũng có đồng hồ đo nhiệt độ kỹ thuật số. Vậy nên nếu được hãy chọn những loại chậu tắm cho bé có khả năng đo nhiệt độ trong nước.
Để tránh khiến bé bị bỏng với làn da còn quá non nớt, hãy luôn kiểm tra kỹ nhiệt độ nước của trẻ trong chậu tắm cho bé bằng cách sử dụng khuỷu tay hoặc cổ tay của bạn để kiểm tra nước.
Vành nhô ra
Nếu bồn tắm trẻ em có các cạnh nhẵn và vành nhô ra, bạn sẽ dễ dàng cầm nắm hơn và ít gây trầy xước cho bé.
Bề mặt không trượt
Da của em bé còn non nớt, đặc biệt khi trẻ được thoa xà phòng thì da của chúng cực kỳ trơn trượt. Vì vậy hãy chọn chậu tắm cho bé có bề mặt không trượt để giữ cho em bé nằm yên. Tuy nhiên, hãy cảnh giác với đệm xốp vì bé có thể xé / cắn một miếng và nuốt nó.
Sẽ tiện hơn nếu có nút tháo nước trong chậu tắm cho bé
Sau khi cố gắng để tắm cho bé xong, sẽ khá mệt mỏi khi bạn phải tự mình nhấc một chiếc bồn nặng lên và xả nước. Nút xả trong lúc này có tác dụng tháo nước nhanh chóng và đơn giản.
Chọn kích thước bồn tắm phù hợp
Một chiếc bồn tắm quá lớn sẽ khiến em bé của bạn có nhiều chỗ hơn để trượt xung quanh, điều này làm tăng nguy cơ khiến bé bị sặc nước. Nhưng một chiếc chậu tắm cho bé quá nhỏ có thể gây khó chịu và khó vệ sinh.
Xem xét quá trình làm sạch.
Trước khi bạn mua bồn tắm, hãy hình dung quy trình làm sạch chiếc chậu tắm cho bé. Ví dụ, bồn tắm của bạn càng có nhiều kẽ hở, thì thời gian tiệt trùng càng lâu (và càng dễ bỏ sót vết bẩn). Tốt hơn hết bạn sẽ cần có một chiếc bồn tắm dễ làm sạch và khô ráo để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc .
Review các loại chậu tắm cho bé tại nhà
Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh không nên tắm trong bồn tắm dành cho người lớn. Sẽ khá khó khăn để giữ trẻ lúc tắm trong khi cúi xuống chậu, nhỏ dầu gội lên khăn và nhẹ nhàng lau cơ thể trơn trượt của trẻ.
Điều này vừa khiến cho lưng và đầu gối của bạn chắc chắn sẽ đau nhức khi tắm xong cho bé mà lại không an toàn cho chính em bé của bạn. Để quá trình tắm an toàn và thoải mái hơn cho cả gia đình, hầu hết các bậc cha mẹ chọn một chiếc chậu tắm cho bé thích hợp để thay thế. Dưới đây là 6 loại chậu tắm cho bé trên thị trường hiện nay.
Chậu tắm tiêu chuẩn cho bé
Một chiếc chậu nhựa rẻ tiền, không rườm rà hiện vẫn đang rất phổ biến được nhiều gia đình lựa chọn.Với chiếc chậu này, có một số loại sẽ thiết kế một chiếc chậu nhỏ hơn đặt trong chậu nhựa lớn. Có một số chậu lại sở hữu thiết kế đường viền cho phép trẻ khi tắm ngồi ở tư thế hơi thẳng.
Một số chậu tắm cho bé tiêu chuẩn cũng đi kèm với địu tắm có thể tháo rời vì vải hoặc lưới sẽ giữ cho bé ở đúng vị trí mà không bị trượt đi. Có một số chậu lại được thiết kế cong, có tựa lưng và tựa đầu để hỗ trợ giữ bé cho tay bạn không bị mỏi.
Bạn có thể tham khảo những loại chậu tắm duy tân cho bé, chậu tắm cho bé sơ sinh việt nhật… Đây đều là các thương hiệu nổi tiếng chuyên sản xuất chậu tắm tiêu chuẩn cho bé được nhiều người tin dùng.
Chậu tắm cho bé có thể gập lại
Chậu tắm cho bé có thể gập lại thu gọn để dễ dàng cất giữ trong không gian nhỏ, là sản phẩm hoàn hảo cho các bậc cha mẹ sống trong các căn hộ, chung cư và nhà có diện tích nhỏ. Nếu bạn sử dụng bồn tắm gấp, hãy đảm bảo rằng bồn tắm này chắc chắn và không bị rò rỉ nước ra bên ngoài.
Các mẹ có thể dễ dàng bắt gặp loại chậu tắm gập lại cho bé được bày bán trên thị trường với các tên chậu tắm ếch cho bé, chậu tắm gấu cho bé… Ở phần đầu của chậu sẽ được trang trí họa tiết giống tên con vật tương ứng.
Chậu tắm cho bé bơm hơi
Loại chậu tắm bơm hơi cho bé thường được thiết kế tương tự phao bơi. Thiết kế bao gồm một van bơm hơi để các bậc phụ huynh có thể thổi hoặc dùng bơm đưa không khí vào bên trong làm phồng chậu. Phần đáy chậu tắm phao được thiết kế chống trơn trượt cực kỳ an toàn tạo cho bé thế ngồi vững hơn khi tắm.
Chậu tắm xô
Một loại chậu tắm cho bé tương đối mới, đúng với cái tên, chiếc chậu tắm cho bé này có hình cái xô. Nó cho phép các em bé sơ sinh có thể ngồi với nước cao đến vai ở tư thế ngồi được hỗ trợ hoặc tư thế nằm nghiêng của thai nhi, bạn có thể rảnh tay để tắm rửa cho em bé của mình. Những chiếc bồn tắm hình xô này hướng đến trẻ sơ sinh đến sáu tháng tuổi. Hiện trên thị trường cũng có cung cấp những loại chậu xô trong suốt, giúp bạn có thể nhìn thấy con mình trong nước.
Hướng dẫn sử dụng chậu tắm cho bé đúng cách
Chậu tắm cho bé là vật dụng được sử dụng hàng ngày để vệ sinh cho bé. Chính vì vậy, cần phải được sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh tốt nhất cho bé. Nhất là với những em bé sơ sinh có làn da mỏng manh nhạy cảm.
Chậu tắm được tiếp xúc trực tiếp với nước nên chắc chắn không thể tránh được tình trạng ẩm ướt và tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Vậy nên sau khi sử dụng tắm cho bé thì các mẹ cần phải tráng rửa sạch và để ở nơi khô ráo để đảm bảo chậu luôn sạch sẽ không bị nấm mốc. Chậu tắm chỉ được sử dụng với mục đích là tắm cho bé chứ không được sử dụng với những mục đích khác và tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa có hại.
Khi sử dụng chậu tắm thì các mẹ nên sử dụng thêm một tấm lưới hoặc một chiếc khăn để vào trong lòng chậu để bé có thể ngồi vững mà không bị trượt trong chậu là được. Chú ý tráng qua nước ấm trong lòng chậu trước khi pha nước tắm cho bé để đảm bảo tiêu diệt các vi khuẩn có hại hoặc bụi bẩn bám trên thành chậu.
Lời Kết
Dù bạn quyết định mua loại chậu tắm cho bé nào thì cũng đừng quá chểnh mảng khi tắm cho bé. Khi tắm, hãy luôn luôn để bé trong tầm tay của bạn cho dù bạn dùng bất cứ loại chậu nào. Hãy nhớ rằng, bạn là người giám sát an toàn tốt nhất của con mình.
Trên đây là các loại chậu tắm cho bé và những ưu nhược điểm của chúng. Mong rằng bài viết sẽ giúp các phụ huynh lựa chọn được loại chậu tắm phù hợp cho con. Chúc bé và gia đình có những phút giây thật thoải mái trong những năm tháng đầu đời. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo thêm sữa cho trẻ suy dinh dưỡng của viện dinh dưỡng, cách làm ngũ cốc lợi sữa thơm ngon,…. Tham khảo ngay để có thêm nhiều kiến thức bổ ích chăm sóc sức khỏe em bé nhé !!!