Cách lấy ráy tai sâu bên trong là điều được rất nhiều người tìm kiếm khi cảm thấy ngứa, khó chịu, nghe không rõ hoặc cảm thấy có quá nhiều ráy tai sâu ở trong tai. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nên lấy ráy tai, đặc biệt là ở trẻ nhỏ khi các bộ phận trong tai còn khá yếu. Nếu thực hiện không cẩn trọng còn có thể gây nên tình trạng tổn thương cho tai rất nghiêm trọng. Vậy thì có nên lấy ráy tai sâu bên trong hay không? Cách lấy ráy tai sâu bên trong thế nào cho đúng? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây cùng Hapigo nhé!
Có nên lấy ráy tai cho bé không?
Có nên lấy ráy tai cho bé không là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh thắc mắc trước khi tìm cách lấy ráy tai ở sâu. Thực tế mà nói không nên lấy ráy tai cho bé thường xuyên.
Ráy tai thực chất là sự kết hợp của chất nhầy, tế bào biểu mô, da chết, tuyến bã nhờn, lông tóc, tuyến mồ hôi…60% keratin, 12-20% các acid béo chuỗi dài và 6-9% cholesterol. Nhiều người thường cho rằng ráy tai rất bẩn và ảnh hưởng tới chức năng nghe nên cần phải lấy đi. Tuy nhiên thực tế ráy tai mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như:
- Chống nhiễm trùng và làm ấm cho tai: Ráy tai có tác dụng bôi trơn cho ống tai do ống tai ngoài tiết ra, có tác dụng giữ bụi bặm, ngăn chặn vi khuẩn, côn trùng và các chất gây hại, thậm chí là dị vật xâm hại ống tai.
- Bảo vệ màng nhĩ, bảo vệ lớp lót nhạy cảm của ống tai trước tác động của nước và các dị vật khác.
- Có khả năng diệt vi khuẩn và nấm gây hại với độ pH khoảng 6,1%. Chính vì thế nên mới nói ráy tai có tính acid nhẹ.
Quan điểm ráy tai gây hại cho tai và cơ thể là sai lầm, thậm chí chúng còn mang lại nhiều lợi ích cho tai nên bạn không cần thiết phải tìm cách lấy ráy tai sâu bên trong.
Một lý do nữa cho việc không nhất thiết phải tìm cách lấy ráy tai sâu bên trong cho bé là vì khi nhai, xương hàm sẽ cử động, lúc này các lông mao trong phần ống tai sẽ nhẹ nhàng chuyển động theo hướng từ trong ra ngoài, từ đó sẽ đẩy dần các khối sáp này (ráy tai) ra ngoài gần lỗ tai. Đây là nơi đã bắt đầu có tiếp xúc với nhiều không khí nên ráy tai dần khô hơn, bong khỏi tai và sẽ rơi ra ngoài theo phản ứng tự nhiên cứ không cần chúng ta phải trực tiếp tác động đến.
Đặc biệt đối với các bé, bạn không nhất thiết phải tìm cách lấy ráy tai sâu bên trong bởi ở trẻ, khi ráy tai khô sẽ tự động bị đẩy ra bên ngoài qua hoạt động ăn uống từ hàm răng. Việc cố áp dụng mọi cách lấy ráy tai sâu bên trong không đúng cách sẽ khiến cho tai bé bị tổn thương, vô tình khiến cho ráy tai bị đi ngược vào bên trong và từ đó làm tắc nghẽn lỗ tai vô cùng nguy hiểm, chưa kể rằng việc đó còn có thể sẽ gây nên những tổn thương tai không đáng có và thậm chí còn có thể bị điếc tạm thời.
Những trường hợp nên lấy ráy tai cho bé
Tuy rằng đa số trường hợp chúng ta không nên lấy ráy tai cho bé nhưng có một vài trường hợp sau bạn nên tìm cách lấy ráy tai sâu bên trong như:
- Ráy tai tích tụ quá nhiều trong tai, gây nên cản trở trong việc bác sĩ quan sát màng nhĩ.
- Khi ráy tai gây nên tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài khiến cho thích lực của bé bị giảm sút. Đặc biệt cảm giác giảm thính lực sẽ càng rõ ràng hơn khi trẻ tắm xong hoặc bơi xong do việc nút ráy tai này sẽ càng trương to lên sau khi gặp nước.
- Trường hợp nút ráy tai che lấp hoàn bộ màng nhĩ gây nên tình trạng mất khả năng nghe tạm thời ở trẻ. Điều này rất nguy hiểm bởi với những bé ở thời điểm học nói, việc nút ráy tai quá lâu không nghe thấy gì có thể khiến bé chậm nói hơn.
Hướng dẫn cách lấy ráy tai sâu bên trong cho bé an toàn
Trong một vài trường hợp, bạn vẫn có thể lấy ráy tai cho bé. Tuy nhiên làm thế nào để lấy ráy tai sâu bên trong theo hướng dẫn của bác sĩ làm sao để quy trình này diễn ra an toàn nhất.
Trước khi đi tìm hiểu cách lấy ráy tai sâu bên trong cho bé, bạn cần phải chú ý không được dùng các vật dụng sắc nhọn như móng tay, tăm bông để thực hiện cách lấy ráy tai sâu bên trong cho bé vì cách này sẽ khiến cho ráy tai càng đi sâu vào bên trong hơn. Vốn đã sâu, việc đẩy ráy tai vào sâu hơn nữa chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới màng nhĩ bên trong tai rất nguy hiểm. Thay vào đó, hãy thực hiện những cách lấy ráy tai sâu bên trong cho bé an toàn hơn như sau:
Cách lấy ráy tai cho bé với khăn bông
- Bước 1: Sử dụng một chiếc khăn bông mỏng, có chất liệu mềm, thấm nhẹ xung quanh vành tai của bé.
- Bước 2: Xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn bông, từ từ đưa góc vừa xoắn vào bên trong phần tai của bé và tiếp tục thực hiện hành động xoắn lại. Lúc này, ráy tai sẽ theo cùng với đường xoắn của chiếc khăn bông để đi ra ngoài.
Đây được cho là cách lấy ráy tai sâu bên trong rất an toàn bởi tính chất mềm của khăn sẽ không hề làm hại tới màng tai mỏng manh của bé, đồng thời làm sạch cho tai nhanh chóng.
Cách lấy ráy tai khô cứng với dầu oliu hoặc dầu dừa
Cách lấy ráy tai sâu bên trong cho bé với dầu oliu hoặc dầu dừa được rất nhiều phụ huynh thông thái ưa chuộng sử dụng. Lý cho là bởi dầu oliu và dầu dừa rất lành tính, ráy tai sau khi gặp chúng sẽ mềm ra nhanh chóng, từ đó sẽ giúp cho ráy tai thoát ra ngoài ống tai dễ dàng hơn, giúp trẻ cảm thấy thông thoáng và dễ chịu hơn.
Chuẩn bị
Để thực hiện cách lấy ráy tai sâu bên trong, bạn cần chuẩn bị: Dầu oliu hoặc dầu dừa nguyên chất, khăn mềm.
Các bước thực hiện
- Bước 1: Đầu tiên bạn đổ một ít dầu oliu hoặc dầu dừa vào trong một chiếc lọ nhỏ ( gợi ý: có thể tận dụng lọ thuốc nhỏ mắt sạch đã vệ sinh),
- Bước 2: Cho bé nằm nghiêng sau đó nhỏ từ từ 2-3 giọt dầu dừa vào bên tai muốn áp dụng cách lấy ráy tai sâu bên trong cho trẻ rồi kéo nhẹ tai bé. Hành động này sẽ giúp dầu dễ đi xuống ống tai hơn.
- Bước 3: Vỗ về vài phút cho dầu phát huy tác dụng. Khoảng 5 phút sau thì nghiêng đầu để đổ hết dầu ra bên ngoài, lau thật sạch và lấy khăn mềm để thấm dầu.
- Bước 4: Thực hiện tương tự với bên tai còn tại để lấy ráy tai cho bé.
Lưu ý khi thực hiện
- Lưu ý rằng nếu như bạn sử dụng dầu oliu ấm để vệ sinh tai cho bé thì cần phải kiểm tra kỹ nhiệt độ dầu trước khi nhỏ vào trong tai bởi vì nếu như dầu quá nóng thì bé sẽ bị bỏng tai vô cùng nguy hiểm.
- Không nên nhỏ quá nhiều dầu oliu vào tai cho bé mà chỉ nên nhỏ vài giọt thì cách lấy ráy tai sâu bên trong mới đạt hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
- Nếu như tai của bé trong tình trạng bị tổn thương thì tuyệt đối không nên sử dụng cách lấy ráy tai sâu bên trong cho bé với dầu oliu hoặc dầu dừa mà nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được tư vấn cách vệ sinh tai cho bé phù hợp nhất.
- Cách lấy ráy tai khô cứng cho bé này chỉ được thực hiện khi bé không bị dị ứng với dầu oliu hoặc dầu dừa.
Cách lấy ráy tai với nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là một dung dịch có tính năng khử khuẩn, làm sạch rất an toàn. Cách lấy ráy tai sâu bên trong với nước muối sinh lý vừa đơn giản mà lại rất hiệu quả. Nước muối khi tiếp xúc với tai sẽ có khả năng làm mềm lớp sáp ở tai, giúp cho quá trình vệ sinh tai trở nên dễ dàng hơn với bố mẹ. Cách lấy ráy tai khô cứng này có thể tự thực hiện tại nhà được mà không cần thiết phải đưa bé tới cơ sở y tế.
Chuẩn bị
Nước muối sinh lý (100 ml) và bông gòn, tăm bông hoặc khăn sạch,
Các bước lấy ráy tai
- Bước 1: Đầu tiên, bố mẹ để cho em bé nằm trên giường, nằm nghiêng hoặc nghiêng đầu sang một bên.
- Bước 2: Bạn cho nước muối sinh lý vào một lọ nhỏ thuốc, đưa đến gần cửa tai của bé rồi thực hiện bóp nhẹ ống nước muối sinh lý đó vào tai của bé. Bạn có thể nhỏ từ 3-4 giọt.
- Bước 3: Dùng ngón tay của bạn ấn nhẹ vào nắp tai của bé để thực hiện che ống tai. Điều này sẽ giúp cho nước muối giữ được ở trong tai lâu hơn, ngăn việc bị chảy ra ngoài. Đợi khoảng vài phút cho ráy tai của bé mềm ra và tự bong nhanh chóng ra ngoài.
- Bước 4: Kéo thẳng đầu của bé lại, sử dụng khăn khô để lau sạch phần dịch thừa vừa chảy ra ngoài .
- Bước 5: Lặp lại tất cả các bước như trên với bên tai còn lại của bé,
- Bước 6: Dùng tăm bông vô khuẩn nhỏ, loại dành riêng cho trẻ em để thấm hút dịch ra bên ngoài tai và khều các mẩu ráy tai của bé đã được trôi ra ngoài ống tai là đã hoàn thành.
Lưu ý khi thực hiện
- Khi dùng khăn hoặc tăm bông để lấy ráy tai cho bé, hãy sử dụng loại có chất liệu mềm để tránh làm xước tai bé.
- Quá trình nhỏ nước muối sinh lý vào tai không nên thực hiện hàng ngày vì điều đó có thể gây nên tình trạng nguy hiểm vì môi trường ẩm ướt càng dễ vi khuẩn xâm nhập hơn, dễ phát triển và gây bệnh cho tai hơn.
- Trong trường hợp nếu như trong tai của bé vẫn còn đọng lại nước muối sinh lý mà chưa lấy được đi hết thì mẹ hãy ấn nắp bình tai hoặc kéo vành tai của bé nhẹ nhàng trong tầm 5 phút. Hành động này sẽ giúp nước muối phân tán tốt vào trong lớp da và phần mỡ dưới da để giúp cho tai của bé khô ráo nhanh hơn.
- Quan trọng nhất là bạn cần phải lựa chọn được sản phẩm nước muối sinh lý chất lượng, an toàn nhất cho bé.
Cách lấy ráy tai khô sâu bên trong với oxy già
Nếu như tai của bé gặp phải tình trạng rất khô và cứng thì oxy già chính là cách lấy ráy tai sâu bên trong nhanh chóng và phù hợp nhất. Khi tác động vào bề mặt của ráy tai, oxy già lúc đó sẽ có tác dụng làm mềm phần ráy tai khô cứng này, đẩy chúng ra ngoài và từ đó phụ huynh có thế lấy ra ráy tai cho bé dễ dàng. Cách lấy ráy tai khô cứng sâu bên trong với oxy già như sau:
Chuẩn bị
Oxy già 3-5% (tốt nhất là 3%) mua sẵn ở nhà thuốc hoặc các sàn thương mại điện tử), bơm tiêm nha khoa, khăn hoặc giấy ăn mềm.
Các bước lấy ráy tai cho bé
- Bước 1: Đầu tiên khi đã mua oxy già về, bạn hòa lẫn oxy già 3% vào với nước theo tỉ lệ 1:1.
- Bước 2: Bạn đặt bé nằm nghiêng theo hướng bên tai cần lấy ráy tai hướng lên bên trên.
- Bước 3: Sử dụng bơm tiêm nha khoa (loại bỏ kim hút) hỗn hợp làm mềm ráy tai đã pha chế.
- Bước 4: Nhỏ 3-5 giọt hỗn hợp oxy già vào trong tai của bé cho tới khi gần ngập ống tai ngoài. Khi nhỏ cần phải nhỏ từ từ, nhỏ từng giọt.
- Bước 5: Vỗ về cho bé nằm yên trong 5 phút.
- Bước 6: Nghiêng cho đầu của bé về hướng ngược lại nhằm giúp cho các giọt oxy già chảy ra ngoài sau đó dùng khăn đã chuẩn bị hoặc giấy ăn mềm thấm nước xung quanh.
- Bước 7: Thực hiện cách lấy ráy tai sâu bên trong tương tự với bên còn lại. Dung dịch oxy già sẽ giúp đẩy các phần ráy tai thừa của bé ra bên ngoài để phụ huynh có thể loại bỏ dễ dàng.
Lưu ý khi thực hiện
- Cần phải vệ sinh tai cho bé thật sạch sẽ, loại bỏ hết phần oxy già trong tai của trẻ vì nếu còn đọng lại có thể gây nên tình trạng bỏng tai, phù nề tai rất nguy hiểm thậm chí là thủng màng nhĩ.
Cách lấy ráy tai với dầu trà
Tương tự với dầu oliu hay dầu dừa, dầu trà cũng có khả năng kháng viêm, ngừa khuẩn rất tốt và có thể áp dụng cách lấy ráy tai sâu bên trong rất hiệu quả. Khi sử dụng dầu trà lấy ráy tai cho trẻ sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho tai.
Chuẩn bị
Để thực hiện cách lấy ráy tai sâu bên trong này là dầu trà và khăn mềm.
Các bước lấy ráy tai
- Bước 1: Đầu tiên bạn cho bé nằm nghiêng về một bên, hướng tai muốn lấy ráy tai lên bên trên và nhỏ vài giọt dầu trà vào tai cho bé. Dầu trà này ban đầu có thể khiến cho bé có cảm giác hơi nóng tai nhưng sẽ giảm ngay sau vài giây.
- Bước 2: Đặt bé nằm nguyên trong khoảng 5 phút.
- Bước 3: Sau 5 phút đó hãy cho bé nằm nghiêng về hướng ngược lại để cho hỗn hợp dầu trà chảy ra bên ngoài.
- Bước 4: Cuối cùng bạn sử dụng khăn sạch mềm đã chuẩn bị sẵn để làm mềm tai và thực hiện tương tự cách lấy ráy tai sâu bên trong với tai còn lại.
Lưu ý khi thực hiện
Cách lấy ráy tai sâu bên trong này sẽ phù hợp hơn cho các bé trên 5 tuổi vì khi mới nhỏ dầu trà vào tai có thể có cảm giác hơi nóng tai.
Cách lấy ráy tai bằng nước ấm
Nếu như phụ huynh không an tâm về những nguyên liệu áp dụng cách lấy ráy tai sâu bên trong bên trên thì phụ huynh có thể sử dụng nước đã đun sôi để áp dụng cách lấy ráy tai sâu bên trong an toàn cho bé. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị
Bạn chuẩn bị nước đã đun sôi để nguội hoặc nước máy đã được khử trùng sẵn, bông gòn, khăn mềm hoặc khăn mặt.
Các bước thực hiện
- Bước 1: Đầu tiên bạn đun sôi 200ml nước lọc và để nguội hoặc chuẩn bị sẵn nước máy đã được khử khuẩn.
- Bước 2: Cho bé nằm nghiêng về một bên sao cho lỗ tai đối diện với trần nhà để thực hiện cách lấy ráy tai sâu bên trong.
- Bước 3: Nhúng phần bông gòn vào trong nước ấm và nhỏ vào trong tai vài giọt. Ở bước này bạn có thể cho nước lọc vào lọ để nhỏ vào tai cho bé..
- Bước 4: giữ nguyên đầu của bé trong 5 phút sau đó nghiêng đầu của bé về hướng ngược lại để cho nước và ráy tai chảy hết ra bên ngoài.
- Bước 5: Sử dụng khăn mềm để lau sạch tai cho bé, cuối cùng áp dụng tương tự cách lấy ráy tai sâu bên trong cho bé ở tai còn lại là đã hoàn thành.
Lưu ý khi thực hiện
Cách này có thể áp dụng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ mới lớn và người lớn. Tuy nhiên khi thực hiện, nên vỗ về bé để bé không bị quá khó chịu hoặc sợ khi vệ sinh tai.
Lưu ý khi thực hiện cách lấy ráy tai sâu bên trong cho bé
- Không nên rửa tai quá thường xuyên cho bé để cả những cách lấy ráy tai bên trong gợi ý ở trên cũng chỉ nên thực hiện nhiều nhất 2-3 lần/tháng do tai có cơ chế tự làm sạch, tự đẩy ráy tai ra bên ngoài. Hơn nữa chúng còn có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, côn trùng bay vào tai nên chỉ thực hiện cách lấy ráy tai sâu bên trong cho bé khi thực sự bị bít tắc trong tai.
- Không nên dùng bông ngoáy tai quá to, loại dành cho người lớn để dùng cho bé vì điều đó có thể dẫn tới việc bạn vô cùng đẩy ngược ráy tai vào sâu bên trong hơn nữa, tệ hơn là có thể giảm hiệu quả rung của màng nhĩ và làm tổn thương thính giác vĩnh viễn vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
- Không được dùng các vật nhọn để ngoáy tai cho bé mà chỉ nên sử dụng những vật dụng chuyên dụng dành cho trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn.
- Khi thực hiện cách lấy ráy tai sâu bên trong cho bé, nếu gặp phải bất cứ phản ứng bất thường nào thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tạm kết
Trên đây là hướng dẫn cách lấy ráy tai sâu bên trong cho trẻ cho dù lời khuyên là không nên lấy ráy tai bởi chúng sẽ có xu hướng tự đẩy ra bên ngoài. Những cách dưới đây cũng có thể áp dụng để lấy ráy tai cho người lớn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách lấy ráy tai khô cứng cho bé an toàn. Hapigo chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh.