Cá cảnh dễ nuôi sẽ giúp các gia chủ dễ dàng hơn trong quá trình chăm sóc. Nhờ vậy mà bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức trong quá trình nuôi cá. Từ đó tạo cho không gian nhà ở một tổng quan thiên nhiên đa sắc màu. Song không phải loài cá cảnh nào cũng dễ nuôi. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để xem những loài cá cảnh nào là dễ nuôi, phù hợp với từng môi trường sống nhé!
Tiêu chí lựa chọn cá cảnh dễ nuôi nhất
Để có thể lựa chọn được các loại cá cảnh dễ nuôi phù hợp với môi trường sống bạn cần phải kết hợp nhiều tiêu chí. Những tiêu chí đó sẽ là tiền đề cho bạn biết loại cá này phù hợp với môi trường như thế nào.
Hình dáng cơ thể của cá cảnh
Muốn chọn được loài cá cảnh dễ nuôi đầu tiên phải xem hình dáng cơ thể. Mỗi loại cá cảnh sẽ có một hình dáng khác nhau. Với những người chơi cá chuyên nghiệp người ta có thể phân biệt được con cá nào là có hình dáng đẹp. Hơn nữa cá có thân hình đẹp chứng tỏ khỏe mạnh, tích cực dành thức ăn, sức đề kháng tốt. Không dễ mắc bệnh.
Trên thực tế khi chọn cá có thể đặt trọng tâm vào phần miệng và đuôi cá. Phần đầu từ mắt cho đến miệng có hình dáng một nửa hình elip là đẹp nhất. Phần đuôi từ vây lưng đến vây đuôi thon gọn dần đều là đẹp. Sau đó chính là đến phản ứng nhanh nhẹn. Khi vớt cá gặp khó khăn thì chắc chắn cũng là một con khỏe mạnh.
Chọn cá cảnh dễ nuôi một mặt là ngắm thấy đẹp, mặt khắc chính là sức đề kháng tốt, không dễ nhiễm bệnh khuẩn. Bạn có thể tham khảo các chuyên gia để nhận diện từng loại cá khi mua.
Màu sắc của cá cảnh
Bên cạnh hình dáng đẹp, thì màu sắc của cá cũng phải đẹp. Vậy thì từ màu sắc, làm sao nhìn ra được loại cá đó có dễ nuôi hay không là điều mà rất nhiều người băn khoăn. Trong khi đó các loài cá thì đa dạng về màu sắc, mỗi loài mang một vẻ riêng.
Khi lựa chọn cá thông qua màu sắc, đầu tiên là màu sắc thuần, dày đậm mà trơn bóng. Nếu như màu sắc không thuần, có pha lẫn, thì không phải màu sắc của loại cá chất lượng cao. Còn màu mỏng, sắc rất nhạt thì có thể loài cá đó sẽ không khỏe, dễ nhiễm bệnh. Chất lượng màu sắc như vậy rất kém, khó thể hiện được nét đẹp trong một bể cá cảnh.
Một số con màu vằn đốm mặc dù sắc thuần còn dày đậm, nhưng lại lộ ra màu gốc trên màu đốm vằn. Những con cá như vậy không thể để làm cảnh. Hơn nữa không phải là loại cá cảnh dễ nuôi. Khi nuôi nó sẽ dễ nhiễm bệnh hoặc làm ảnh hưởng đến những loài cá trong bể khác.
Chọn kích cỡ của cá
Mỗi loài cá đều có kích cỡ quy chuẩn khác nhau. Do vậy, không phải bạn cứ chọn con to, càng to càng tốt là thông minh và khỏe mạnh nhất mà cần dựa vào một số yếu tố khác. Bạn chỉ nên mua cá trong kích cỡ vừa đủ này để cá có thể sinh trưởng tốt về sau, đồng thời làm cho bể cá hài hòa hơn.
Nếu bạn muốn chọn con cá to hơn thì sẽ làm cho chú cá mất đi sự uyển chuyển khi bơi lội đồng thời còn dễ mắc bệnh vì sức chịu đựng kém. Nếu bạn chọn con quá gầy cũng không phải lựa chọn hay vì chúng thường rất khó chống chọi trong môi trường mới.
Do vậy, khi lựa chọn, bạn nên chọn con có kích thước vừa phải. Hơn hết là những chú cá này có kích thước tương thích với bể cá cảnh nhà bạn. Có như thể thì cá mới có thể thích nghi và phát triển tốt được.
Cá cảnh khỏe mạnh
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng khi bạn bắt tay vào nuôi cá. Bạn cần lựa chọn các chú cá khỏe mạnh, không bị bệnh và được mua ở các cửa hàng uy tín. Điều này sẽ tránh được rất nhiều rủi ro trong quá trình nuôi cá sau này đấy.
Khi lựa chọn, hãy đảm bảo rằng cá bảy màu không bị thương, nghĩa là cơ thể ở tình trạng tốt, không có đốm trắng, đuôi xấu, v.v. Ngoài ra, đặc biệt chú ý đến việc các chú cá cảnh dễ nuôi bị thương hoặc chết trong bể nuôi, để không mang nguồn bệnh những chú cá trong bể đó về nhà. Thay vào đó, cá mới mua phải được kiểm tra và quan sát trong một thời gian để tránh cá cảnh bị chết trong quá trình sinh sản do mầm bệnh có sẵn lúc mua cá về.
Ngoài ra, cách chọn cá cảnh dễ nuôi khỏe mạnh, bạn nên tham khảo quan sát thêm một vài con, so sánh giá cả, nhưng nhìn chung những người buôn bán cá bị bệnh có thể sẽ bán rẻ hơn, nên giá cả cũng là điều mà bạn cần cân nhắc.
Số lượng cá cần mua trong bể
Đây là một tiêu chí có thể nhiều gia chủ không mấy quan tâm. Nhưng khi bạn mua quá nhiều cá cảnh để nuôi trong một bể cá có kích thước không đủ lớn sẽ làm cho cá bị ngạt hoặc không đủ không gian bơi lội. Điều đó sẽ khiến cho cá không thể tồn tại được. Bạn chỉ nên lựa chọn những chú cá cảnh dễ nuôi ở số lượng phù hợp cho bể cá nhà mình.
Ngoài ra với những người cẩn thận hơn thì số lượng cũng là một tiêu chí phong thủy mà các gia chủ cần chú ý. Thông thường, để mang lại may mắn cho gia chủ, người nuôi sẽ lựa chọn số lượng cá vừa phải với những con số lẻ may mắn.
Các loại cá cảnh nước ngọt dễ nuôi
Tại môi trường tự nhiên thì các bể cá cảnh ngoài trời thường được các gia chủ lựa chọn các loại cá cảnh dễ nuôi nước ngọt. Bởi nó phù hợp với nguồn nước và môi trường mà chúng ta đang thích nghi. Giúp cho quá trình nuôi cá được thuận tiện và dễ dàng hơn. Dưới đây là một số loại cá cảnh dễ nuôi được các gia chủ lựa chọn cho bể cá cảnh nước ngọt nhà mình.
Cá chép cảnh Nhật
Cá chép cảnh Nhật hay còn được gọi với cái tên khác là cá Koi Nhật. Đây là loại cá được nuôi phổ biến nhất trong các bể cá cảnh nước ngọt. Bởi nó có đa dạng về kiểu dáng, kích cỡ phù hợp với nhiều môi trường sống khác nhau. Ngoài ra đây là loại cá cảnh dễ nuôi nhưng lại có giá trị kinh tế cao, một chú cá Koi trưởng thành chất lượng tốt, màu sắc đẹp có giá trị lên đến vài chục triệu cho các dân chơi cá cảnh chuyên nghiệp săn đón.
Loại cá này có thể dễ dàng thích nghi tốt với những môi trường sống mới. Quá trình chăm sóc cũng khá đơn giản chỉ cần gia chủ có thể chú ý điều kiện sống tự nhiên của cá là được. Cá chép cảnh là loài ăn tạp, thức ăn cho cá cảnh rất đơn giản. nó có thể ăn các loài động vật khác trong tự nhiên như bo bo, giun, sâu bọ, tôm tép,… hay tảo, rong rêu hoặc khi là thức ăn hỗn hợp dạng viên chuyên dùng cho các loài cá cảnh lớn.
Nuôi loại cá này trong phong thủy, người ta tin rằng cá chép hiện thân cho sự sung túc, thành đạt, giàu có. Loài cá này bắt nguồn từ tập tính sống theo bầy, đàn và sự sinh sôi nảy nở dễ dàng của loài cá chép. Nên các gia chủ thường lựa chọn nuôi cá để mang lại sự may mắn và tài lộc cho gia đình.
Cá Phát tài
Cá phát tài như cái tên gọi của nó thì nó mang đến tài lộc cho gia chủ . Chúng được sự sùng bái của người chơi cá chuyên nghiệp. Cá phát tài được xếp vào loài cá cảnh dễ nuôi có chiều dài tối đa tới 1m nếu được chăm sóc tốt. Đuôi cá dài kết hợp với màu sắc hồng rực và thân dày mang lại cho chúng ta cảm giác no đủ, nhiều tài lộc.
Cá phát tài có bản tính hiền lành nhưng thường rất hung dữ nếu bị nuôi trong bể nhỏ nên bạn cần lưu ý nếu nuôi chung với các loài cá khác. Đây là loài ăn tạp nên khá dễ nuôi, chúng ăn tất cả từ rau, cỏ, thịt sống, cám viên,… Nếu nuôi chung bể thì không nên cho cá phát tài ăn nhiều mồi sống sẽ khiến chúng ăn cá nhỏ trong bể.
Cá Vàng
Chắc hẳn bạn đã không còn quá xa lại với loài cá này trong bể nuôi cá. Đây là dòng cá cảnh dễ nuôi vô cùng phổ biến và được người chơi ưa thích . Được thuần hóa từ loài cá Giếc Phổ và được nhân giống theo màu tại Trung Quốc. Dần loại cá này đã được lai tạo và phát triển thành nhiều giống có màu sắc và hình dạng khác xa loài cá Giếc ban đầu. Cá đa dạng nhất về kiểu dáng thân và đuôi, có loại thân dài, có loại thân ngắn, có loại nhiều đuôi.
Màu sắc cũng đã phong phú hơn và thường gặp nhất là màu vàng cam, cam đen, trắng đỏ. Cá khó phân biệt giới tính nên người chơi lâu năm và có kinh nghiệm mới có thể phân biệt giới tính và cho sinh sản. Cá vàng có thể sống từ 6-8 năm trong môi trường nuôi trong bể.
Là loài cá hiền nên có thể nuôi ghép với nhiều loài cá khác, thức ăn chủ yếu là thức ăn viên, cá thông minh và thân thiện với chủ nuôi. Trong môi trường bể nuôi có kích thước nhỏ, mật độ cá nhiều thì cần phải chạy máy oxy cho loài cá này. Tuy nhiên nó rất dễ thích nghi và được đánh giá là loại cá cảnh đẹp dễ nuôi không cần oxy
Cá Huyết Anh Vũ
Cá Huyết Anh Vũ cũng là loại cá cảnh được đánh giá là dễ nuôi được nhiều gia chủ lựa chọn trong bể cá cảnh nhà mình. Cá huyết anh vũ có cơ thể tròn, lưng cong, đầu vồ về phía trước và có mỏ quặp như mỏ két. Cá thường có màu đỏ rực khi trưởng thành và là sự ưa thích khi người ta có niềm tin rằng nó đem lại may mắn cho người nuôi. Cá có kích thước khoảng 20cm khi trưởng thành.
Do là cá lai tạo nên cá Huyết Anh Vũ đực thường bị bất thụ không có khả năng thụ tinh, cá chỉ có khả năng thụ tinh nếu ở dạng thuần chủng hoặc tạp giao gần.Cá huyết anh vũ thường có đặc tính khá dữ. Do đó các gia chủ chú ý không nên nuôi chung với cá nhỏ vừa miệng vì chúng có thể nuốt chửng khi đói. Cá thường ăn trùng chỉ, tép bò, thức ăn viên và thức ăn đông lạnh.
Nếu nuôi số lượng vừa phải đủ môi trường cho cá phát triển thì bạn cũng không cần sục khí oxy cho cá. Loại cá cảnh dễ nuôi này ưa sạch nên người nuôi đảm bảo nước trong bể không quá bẩn, có thể trang bị bộ lọc nước sẽ tốt hơn. Trong bể nên có cây thủy sinh hoặc đá, gỗ để cá ẩn nấp.
Cá cảnh rồng dễ nuôi
Cá rồng là một trong những loại mang nhiều yếu tốt “sang” nhất hiện nay, loại cá cảnh nước ngọt được quan tâm nhiều nhất. Theo quan niệm của người dân châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì rồng chính là vật linh thiêng nhất. Rồng tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực giúp đem lại may mắn và thịnh vượng.
Do vậy, cá rồng luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình. Nó là loại cá cảnh khá dễ nuôi cho quá trình chăm sóc và phát triển. Tuy nhiên vì cá rồng là loài cá khá dữ nên bạn chỉ có thể nuôi 1 con duy nhất hoặc nhiều con trong hồ lớn. Giá thành cho loài cá này thường cao hơn hẳn so với các loài cá cảnh nước ngọt khác cũng bởi ý nghĩa để trấn trạch trong nhà, gia chủ luôn phát đạt và bình an.
Các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi
Ngoài cá các loại cá nước ngọt dễ nuôi được nhiều gia chủ lựa chọn thì ngày nay các loại cá nước mặn cũng được nhiều dân chơi cá ưa thích. Bởi nó có màu sắc đa dạng, mang đến sự tươi mới cho cuộc sống của bạn. Do môi trường sống của chúng ta là môi trường nước ngọt nên khi bạn muốn nuôi cá cảnh bằng nước mặn bạn cần phải lựa chọn môi trường nhân tạo bằng các bể cá cảnh. Và có sự cung cấp nguồn nước phù hợp tạo cho cá môi trường sống tốt. Hơn hết là những loài cá cảnh này phải dễ nuôi và thích nghi tốt.
Cá cảnh dễ nuôi Nemo
Cái tên đầu tiên trong top cá cảnh dễ nuôi trong môi trường nước mặn không thể không nhắc đến là cá Nemo. Cá Nemo còn được gọi với tên là cá hải quỳ hoặc cá hề. Cá Nemo ngoài tự nhiên thường sống ở những dải đá ngầm hoặc trong những rạn sinh vật biển và thường sống cộng sinh với hải quỳ .
Ngày nay loại cá này được các dân chơi cá nuôi phổ biến trong các bể cá cảnh nhân tạo. Bởi nó là loại cá có màu sắc vô cùng thu hút và nổi bật. Cá hề Nemo là loài động vật ăn tạp, chúng ăn những thức ăn không tiêu hóa từ hải quỳ. Các loài động vật phù du nhỏ trong nước như ấu trùng sống đuôi và tảo cũng là thức ăn ưa thích của cá nemo. Trong môi trường nuôi nhân tạo thức ăn chủ yếu của cá nemo là tảo, ấu trùng artemia, giun.
Ngoài ra cũng có thể cho chúng ăn các loại thức ăn dạng viên như tảo viên, thức ăn đóng hộp. Bạn nên chú ý quá trình thay nước cho cá để cá không bị sốc nước đột ngột.
Cá lửa
Cá lửa là loại cá cảnh dễ nuôi sống trong môi trường nước mặn. Chúng còn được gọi với một cái tên khác là cá bống cờ lửa. Về ngoại hình, chúng có màu sắc đẹp, tính cách ôn hòa và một thân hình độc đáo. Do bản tính nhút nhát và rụt rè của nó trong tự nhiên, nên loài cá này luôn thích những nơi ẩn nấp trong các hang đá để có thể chui vào mỗi khi mà nó cảm thấy lo sợ.
Ngoài ra, loài cá này cũng yêu cầu được sống trong môi trường có điều kiện ánh sáng vừa đủ và chúng cũng có thể nhảy bật lên không trung nên khi nuôi bạn sẽ phải cần đến một nắp đậy cho bể cá để chúng không thể nhảy ra ngoài được.
Loại cá này cũng là loài ăn tạp có thể ăn cả những loại thịt động vật và các loại bột cho cá công nghiệp. Các gia chủ dễ dàng chăm sóc chỉ cần lưu ý chút về điều kiện sống tự nhiên của cá là được.
Cá cảnh dễ nuôi Khoang Cổ
Nếu bạn là người mới bắt đầu chơi cá cảnh biển thì cá khoang cổ là một lựa chọn không thể bỏ qua. Nó là loại cá cảnh dễ nuôi, dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới mà không bị ảnh hưởng tới sự sống. Màu sắc bắt mắt với những sọc trắng lớn kết hợp với màu nâu, đỏ trên thân. Cá khoang cổ là loài cá dễ nuôi với kỹ thuật chăm sóc và yêu cầu môi trường nước không đòi hỏi cao.
Cá khoang cổ có kích thước từ 3 đến 5 cm khi trưởng thành. Chúng sinh sản nhanh và dễ trong môi trường bể cá cảnh. Cũng vì thế mà những người nuôi cá cảnh trong bể cá mini thường lựa chọn loại cá này cho
Cá thiên thần mắt ngọc
Thiên thần mắt ngọc là loài cá cảnh dễ nuôi sống ở biển có kích thước không lớn nhưng rất hiếu chiến. Nên bạn cần lưu ý khi thả chúng chung với những loại cá nước mặn khác. Chúng cũng là loại hay cắn phá các loại san hô trong bể nuôi. Cũng bởi vậy mà nó có sức sống khá tốt tại những môi trường nước mặn. Nên được các gia chủ lựa chọn để nuôi cho bể cá nhà mình thêm sinh động.
Thức ăn chủ yếu của cá Thiên thần mắt ngọc là các loại tảo, rong biển hoặc các loại tôm, thịt. Trong môi trường bể cá nhân tạo, cá Thiên thần mắt ngọc rất khó để sinh sản. Giữa cá đực và cá cái không có sự khác nhau rõ ràng.
Cá Hà Mỹ Nhân
Cá Hà Mỹ Nhân hay còn có 2 tên gọi khác là cá thiên thần Hà Mỹ Nhân, cá thiên thần 2 màu. Cá Hà Mỹ Nhân phù hợp với những bạn đã chơi cá cảnh biển một thời gian, mức độ chăm sóc trung bình. Bởi nó cũng được đánh giá là loài cá cảnh dễ nuôi trong môi trường nước biển.
Cá Hà Mỹ Nhân là loài cá xinh đẹp, với màu sắc bắt mắt thu hút khi xuất hiện trong bể cá cảnh. Cá hà mỹ nhân có phần đầu và đuôi màu vàng, màu xanh thẫm xuất hiện giữ thân đến đầu phía đuôi.
Cá Hà Mỹ Nhân là loài ăn tạp, chúng ăn hầu hết các loại thức ăn cho cá biển như thịt cá, tôm hoặc các loại tảo. Nếu bể bạn có rạn san hô thì cần lưu ý và quan sát khi thả nuôi. Cá Hà Mỹ Nhân thường không thể sinh sản trong bể cá cảnh biển. Cá Hà Mỹ Nhân có kích thước tương đối, khi trưởng thành kích thước của chúng khoảng 15 cm. Qua đó bạn có thể chọn bể cá cho phù hợp với sự sống của cá.
Cá cảnh mini dễ nuôi
Hiện nay các dòng cá cảnh dễ nuôi mini đang được khá ưa chuộng vì nó được nuôi trong những bể cá mini nhân tạo. Dùng để bày trí và trang trí bất cứ khu vực nào trong không gian nhà ở. Dưới đây là những loại cá cảnh dễ nuôi mini cho những người chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc chăm sóc cá cảnh.
Cá phượng hoàng
Cá phượng hoàng là tên gọi của một loài cá nổi tiếng tại Nam Mỹ. Chúng được biết đến là một giống cá tuyệt đẹp với vẻ bên ngoài sặc sỡ. Sự tổ hợp đa sắc màu dường như tạo nên điểm nhấn cho chúng, thu hút ánh nhìn ngay lần đầu tiên gặp.
Thông thường loài cá này sẽ đạt kích thước từ 5 – 7cm, nhỏ gọn và dễ sống. Vì vậy, chúng được chọn nuôi khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Nó còn được các bạn mới tập nuôi cá lựa chọn cho bể cá đơn và bể cá đôi nhà mình thêm sinh động và thu hút.
Cá betta
Nhắc tới những loài cá cảnh dễ nuôi và đẹp thì chúng ta không thể bỏ qua cho những chú cá Betta quyến rũ được. Loài cá nhỏ yêu kiều này được tìm thấy sinh sống trong môi trường nước ngọt. Màu sắc sặc sỡ kết hợp với chiếc đuôi dài uyển chuyển đã gây được ấn tượng với người chơi cá cảnh.
Cơ thể nhỏ nhắn với chiều dài chỉ từ 6 – 8cm phù hợp với tất cả các loại bể cá hay hồ thủy sinh. Bạn có thể nuôi dưỡng loại cá này bằng cách dễ dàng hơn những loại cá cảnh khác. Bởi nó có thể tự nuôi sống bằng cách ăn những rong, rêu trong bể cùng với thức ăn công nghiệp cho cá bé. Nó không kén môi trường sống khiến cho các gia chủ dễ dàng chăm sóc.
Cá đuôi kiếm
Cá đuôi kiếm là một loại cá cảnh dễ nuôi mini không thể không kể đến. Loài cá này còn được biết đến với cái tên gọi cá hồng kim. Cơ thể thon dài, nhỏ nhắn mang đến nét duyên dáng, yêu kiều cho loài cá đặc biệt này. Đặc biệt, điểm gây ấn tượng và thu hút của cá hồng kim chính là phần đuôi trông giống như thanh kiếm.
Bộ phận này là niềm kiêu ngạo dành cho con đực khi bước vào mùa sinh sản. Bởi những chú cá đuôi kiếm nào có chiếc kiếm to, màu tươi sáng thì sẽ được con cái lựa chọn để kết bạn đời. Nó rất dễ thích nghi và sống tốt tại một môi trường mới. Quá trình phát triển không nhanh nhưng lại thích ứng tốt, ít gây ra bệnh tật nên được các gia chủ lựa chọn nhiều trong những bể cá cảnh mini.
Cá thủy tinh
Cá thủy tinh có cơ thể trong suốt như mảnh thủy tinh vậy. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy cấu tạo bên trong cơ thể chúng. Phần đầu cá nổi bật bởi hai chiếc râu dài làm nhiệm vụ định hướng xúc giác như một chiếc ăng ten. Cá thủy tinh là loài sống theo bầy đàn. Chúng rất chuộng ánh sáng mặt trời.
Nhưng trong bể nuôi, bạn cần bố trí thêm một vài cây cảnh, hang đá nhỏ để chúng ẩn mình khi cảm thấy nguy hiểm.Tuy nhiên loài cá rất dễ thích nghi với môi trường sống mới nên những người nuôi cá cũng không cần kỹ thuật quá cao trong quá trình chăm sóc cá thủy tinh này.
Điều đáng nói, cá thủy tinh rất khó để sinh sản trong điều kiện môi trường nhân tạo. Nó chỉ có thể tồn tại để làm cho bể cá của bạn thêm sinh động.
Cá 7 màu
Cá bảy màu là một trong những loài cá cảnh nước ngọt không quá xa lạ. Chúng nổi bật bởi hệ thống màu sắc trên cơ thể. Cá cảnh bảy màu không chỉ kích thích người nuôi bởi màu sắc, mà còn nổi bật với chiếc đuôi rực rỡ như khổng tước khi xòe đuôi vậy. Khác với nhiều loài cá cảnh khác, cá bảy màu là loài đẻ con và sinh sống theo bầy đàn.
Loại cá này khá dễ nuôi, có thể thích nghi nhanh với môi trường mới mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Cá bảy màu dễ nuôi không tốn quá nhiều công chăm sóc mà chúng vẫn sống tốt. Ngoài thiên nhiên cá bảy màu thường ăn kí sinh trùng trong nước, sinh vật nhỏ, rong rêu, trùn chỉ…Bên cạnh đó đây cũng là loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy được các gia chủ đánh giá cao trong lựa chọn.
Cách nuôi cá cảnh cho mọi môi trường sống
Để cho cá cảnh dễ nuôi ngoài việc tìm mua được loại giống tốt thì bạn cũng cần phải có quy trình chăm sóc phù hợp để cá được sinh trưởng tốt. Một loại cá dù khỏe và dễ nuôi đến đâu mà môi trường sống không đảm bảo thì lâu ngày cá cũng sẽ bị nhiễm bệnh và không thể tồn tại lâu được. Dưới đây là cách để nuôi cá cảnh mà bất cứ ai cũng cần lưu ý.
Nguồn nước nuôi cá cảnh
Nguồn nước nuôi cá cảnh phải là nước sạch không chứa hóa chất độc hại, chất sát khuẩn. Đa số người nuôi cá cảnh ngày nay dùng nước máy chứa nhiều chất sát khuẩn đặc biệt là clo gây hại cho cá. Nếu bạn dùng trực tiếp các có thể chết ngay do lượng nước quá lớn, vì thế dùng nước máy bạn cần phải khử clo cho nước trước khi cho cá sống trong môi trường nước đó.
Bạn có thể cho nước ra một chiếc chậu để nước sau khoảng 24 tiếng cho clo bay đi hết với cho vào bể cá hoặc sau khi bơm lên bồn chứa sau 24 tiếng với được sử dụng. Dùng dung dịch khử nước mới có bán tại cửa hàng có tác dụng khử clo để khử nước.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến độ PH của nước cũng cần phải chú ý nếu PH của nguồn nước nhà bạn quá cao hoặc quá thấp bạn nên sử dụng dung dịch điều chỉnh PH. Việc xác định PH bạn có thể dùng bút thử PH hoặc giấy quỳ. Nhưng đa số các nguồn ở nước máy đều có PH ổn định phù hợp với việc nuôi cá. Đặc biệt nuôi cá cảnh cũng cần chú ý nhiệt độ của nước trong bể cá. Thực tế nhiệt độ hợp lý nhất cho bể cá cảnh là từ 25-28 độ.
Vì vậy bạn cần thường xuyên để ý đến nguồn nước của bể cá để thay nước cho cá phù hợp. Từ đó mới tạo cho cá một môi trường sống lý tưởng không bị nhiễm bệnh hay bị ngạt.
Ánh sáng và nhiệt độ của bể
Cá cảnh cũng cần được cung cấp một lượng vừa đủ ánh sáng để phát triển. Bên cạnh đó, ánh sáng còn tác động đến màu sắc của cá. Có thể giúp chúng có màu sắc đẹp hơn, rực rỡ bắt mắt hơn. Vì vậy, nếu lượng ánh sáng trong bể không đủ, không chỉ không gian bể cảnh trở nên u tối mà màu sắc của cá cũng trở nên nhợt nhạt hơn. Đồng thời, cá cảnh dễ nuôi sẽ dần dần bị chết.
Tuy nhiên, nếu bể cá cảnh có lượng ánh sáng quá lớn cũng sẽ khiến cá trở nên mệt mỏi và dần bị chết. Về vấn đề nhiệt độ, thông thường ở miền bắc nước ta có hai mùa khá rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Vào mùa hè, nếu bạn để bể cá ở bên ngoài quá lâu hoặc hấp thụ ánh sáng mặt trời nhiều sẽ khiến cho nước bị nóng và cá dễ chết.
Ngược lại, vào mùa đông, nước trong bể khá lạnh và nếu không được cân bằng lại kịp thời sẽ khiến cá bị chết. Nguyên nhân là do cá cảnh ở nước ta chủ yếu là các loại cá nhiệt đới nên không chịu được môi trường nước lạnh. Vì vậy bạn cũng cần có những cách khắc phục về nhiệt độ cho cá bằng cách có những nguồn ánh sáng nhân tạo giúp cho nhiệt độ nước được ổn định hơn.
Cách cho cá cảnh ăn
Khi cho cá ăn bạn cần lưu ý cho với liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn sẽ làm đục nước cũng như phát sinh mầm bệnh. Cá có tập tính là thấy mồi là đớp nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế bạn nên cho cá ăn 2 lần/ ngày vào sáng và chiều.
Ngoài thức ăn không, tùy loại cá mà bạn nên bổ sung thêm thức ăn tươi như cá con, cá trâm, cá chép mồi…Bên cạnh đó bạn cũng không quên cung cấp lượng thức ăn thực vật cho cá cân bằng lượng dinh dưỡng trong quá trình phát triển.
Kích thước hồ cá cảnh dễ nuôi
Đây là một trong những điều mà những người nuôi cá cảnh cần phải lưu ý. Nếu một bể cá có kích thước không quá rộng thì số lượng cá và kích thước của cá cảnh dễ nuôi phải nhỏ xuống. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại của cá. Do vậy các gia chủ cần phải chú ý:
- Hồ cá phải đủ rộng và thoáng, mật độ cá vừa phải. Nếu mật độ cá đông sẽ làm hồ cá thiếu oxy, nước nhanh đục và bẩn.
- Các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác ở mức nghiêm trọng thì cần có chế độ tách nuôi riêng cho phù hợp.
- Nuôi cá trong bể thủy tinh, chậu thủy tinh sẽ làm cho cá thiếu oxi, nước nhanh bẩn, nên cá chết. Vì vậy các chậu thủy tinh chỉ nuôi bài con cá nhỏ như cá bống, cá betta…
Kỹ thuật nuôi cá cảnh không cần oxy
Nuôi cá cảnh không cần oxy thường rất phù hợp với những người mới bắt đầu chơi cá cảnh. Với những giống cá không cần oxy thường vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như đáp ứng được nhu cầu của người chơi không có quá nhiều thời gian để chăm sóc. Việc cá cảnh không cần oxy hay ít oxy thì người chơi cá cảnh cũng cần đòi hỏi một số kỹ thuật cơ bản thì cá mới khỏe mạnh và sống lâu.
- Tiêu chí để lựa chọn nuôi cá cảnh không cần oxy bạn nên lựa chọn những loại cá còn khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh và không có dấu hiệu của bệnh. Cá phải có khả năng chống chọi tốt với môi trường nghèo oxy. Bạn có thể tham khảo những loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy đã được đề cập ở trên như cá: 7 màu, cá vàng, cá chép cảnh,…
- Dù là loài cá cảnh dễ nuôi không cần oxy nào thì bạn cũng nên nuôi cá với mật độ thưa phù hợp với môi trường sống để đảm bảo cá phát triển khỏe mạnh nhất. Luôn nhớ thay nước định kỳ nhưng tuyệt đối không nên thay nước 100% nước mới, chỉ nên thay khoảng một nửa lượng nước cũ, điều này sẽ khiến cá không bị sốc nước và dễ chết.
- Trong nhiều trường hợp bạn vẫn cần sử dụng máy bơm oxy thì nên để công suất nhỏ và hoạt động từ 1-2 tiếng trong ngày là phù hợp. Việc sục oxy quá nhiều sẽ khiến cá bị mệt và chết. Vì vậy với bất cứ việc gì cũng cần điều hòa và vừa phải để có thể tạo một môi trường tốt nhất cho cá phát triển.
Mua cá cảnh dễ nuôi giá rẻ ở đâu
Để mua các loại cá cảnh dễ nuôi hiện nay sẽ không quá khó cho các bạn. Các loại cá này được cung cấp ở những cửa hàng kinh doanh cá cảnh hoặc bạn có thể tìm mua tại những làng, chài chuyên cung cấp cá cảnh. Hơn hết trong quá trình lựa chọn mua bạn nên tìm những địa chỉ uy tín để cung cấp cho bạn những mẫu cá cảnh dễ nuôi, khỏe mạnh có thể thích nghi tốt với môi trường mới.
Ngoài ra những địa chỉ bán cá cảnh dễ nuôi sẽ có những chuyên gia về cá cảnh. Họ sẽ tư vấn và hỗ trợ để bạn có những cách chăm sóc cá đúng kỹ thuật nhất. Tư vấn cho bạn những loài cá phù hợp với từng môi trường, tạo điều kiện cho cá sinh trưởng tốt.
Có những loại cá cảnh giá rất cao nên bạn cũng cần có những hiểu biết về cá nhất định để khi chọn lựa có những sự lựa chọn tốt nhất. Những loại cá cảnh càng hiếm thì giá thành càng cao. Vấn đề này bạn cần phải tham khảo để biết thêm chi tiết qua những dân chơi cá lâu năm. Bạn có thể tham khảo các địa chỉ bán cá cảnh dễ nuôi qua internet trước khi đến tận cửa hàng chọn mua.
Tạm kết
Các loại cá cảnh dễ nuôi sẽ giúp cho các gia chủ dễ dàng hơn trong kỹ thuật chăm sóc. Nó thích hợp cho những người mới nuôi cá chưa có nhiều kỹ năng trong chăm sóc cá cảnh. Những loại cá này sẽ giúp cho bể cá cảnh nhà bạn luôn khỏe mạnh và đa dạng màu sắc.
Hy vọng với những gợi ý về các loại cá cảnh dễ nuôi và cách chăm sóc cá cảnh có thể giúp cho các gia chủ có được một bể cá cảnh khỏe đẹp nhất.