Mang thai là hành trình hạnh phúc thiêng liêng của tất cả các bà mẹ. Để con được chào đời khỏe mạnh đúng tháng đúng ngày, mẹ đã trải qua biết bao cảm xúc hồi hộp có, lo lắng có cho đến giây phút hạnh phúc, tận hưởng niềm vui đón con chào đời thì cơ thể của mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tổn hại cho sức khỏe. Trong đó một tình trạng gặp hầu hết ở các bà mẹ là tình trạng rạn da khi mang thai. Bài viết hôm nay hãy cùng Hapigo tìm hiểu rõ hơn về rạn da khi mang thai và cách ngăn ngừa hiệu quả.
Khi nào tình trạng rạn da xuất hiện trong thai kỳ ?
Những vết rạn da xuất hiện khi trọng lượng cơ thể của người mẹ tăng nhanh hơn so với mức độ co dãn của da bụng hoặc có thể do da người mẹ căng ra khi trọng lượng hormone thay đổi. Các vị trí thường xuất hiện vết rạn da ở ngực, bụng, cánh tay, mông, hông và bắp đùi. Những vết rạn trên da này có thể có màu hồng, đỏ tím hoặc nâu tùy thuộc vào màu da của từng người. Theo thời gian đến lúc sinh đẻ các vết rạn da dần mờ đi, chúng có thể thay đổi màu sắc có màu trắng bạc hoặc thậm chí sẫm màu hơn.
Khi nào mẹ bầu sẽ thấy các vết rạn da khi mang thai ? Mỗi lần mang thai và cơ thể đều khác nhau, nhưng hầu hết các vết rạn da có thể xuất hiện vào nửa sau của thai kỳ. Tại thời điểm này, em bé phát triển lớn hơn và nhanh hơn, gây thêm áp lực căng thẳng cho da. Một số mẹ bầu sẽ thấy những dấu hiệu rạn trong tháng thứ 6, trong khi có những mẹ bầu khác không nhận thấy chúng cho đến vài tuần cuối cùng của tháng thứ 7. Tất nhiên có một số mẹ không bị rạn da khi mang thai.
Nguyên nhân nào dẫn tới bị rạn da khi mang thai
Tình trạng rạn da khi mang thai xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Có thể do mẹ bầu mang thai tuổi càng cao thì tình trạng rạn da càng lớn hoặc do các lớp collagen, biểu bì ở dưới da bị phá vỡ. Người mẹ mang đa thai, trọng lượng bụng to hơn da phải phải giãn ra nhiều tạo không gian sống thoải mái cho em bé do đó mất đi sự đàn hồi cũng là nguyên nhân gây ran ra. Bên cạnh đó, mẹ bầu bị rạn da khi mang thai còn do một số nguyên nhân sau:
Nội tiết tố thay đổi
Trong thời kỳ mang thai sự thay đổi của nồng độ hormone “góp phần” vào sự “ phát triển” của các vết rạn da. Khi mang thai tuyến thượng thận của mẹ bầu sản xuất ra lượng lớn hormone cortisol. Lúc này sự tăng trưởng của cortisol đột biến, khiến cho các sợi đàn hồi trên da yếu đi, da sẽ căng ra dẫn tới các vết rạn da khi mang thai.
Ngoài ra, từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi nhau thai và thai nhi sẽ tiết ra hormone progesterone kích thích phần tử tiền hắc tố melanin khiến tăng sắc tố trên xa. Dẫn tới vùng da bị rạn có màu sẫm hơn vùng da xung quanh, thậm chí một số mẹ bầu xuất hiện vết thâm nám gây mất thẩm mỹ.
Do di truyền
Di truyền cũng là một yếu tố khiến mẹ bầu bị rạn da khi mang thai. Nếu mẹ bầu bị ran da khi còn trẻ, chẳng hạn như do sự phát triển vượt bậc khiến da bạn bị kéo căng ở tuổi dậy thì. Hoặc gia đình bạn có ai bị rạn da. Thì khả năng sau này khi bạn mang thai sẽ bị rạn da xuất hiện các vệt đỏ, tím, hồng đỏ hoặc nâu khi mang thai.
Nếu mẹ bầu mang đa thai, trọng lượng của thai nhi lớn nhanh cũng khiến da bị rạn nhiều hơn. Bởi do tử cung phải giãn rộng để cho thai nhi được phát triển thoải mái nên vùng da quanh bụng dễ bị rạn hơn so với các vùng da khác.
Do cơ địa của mẹ bầu
Tùy thuộc vào cơ địa của mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng rạn da khác nhau, có mẹ xuất hiện rạn da sớm hơn và muộn ra, và tất nhiên có mẹ bầu không bị rạn da khi mang thai. Đối với mẹ bầu có lớp da khỏe mạnh, cấu trúc da bền vững lớp collagen, độ đàn hồi cao sẽ ít khả năng bị rạn da hơn so với người da yếu dễ bị sậm màu, ngứa,… khi bị yếu tố bên ngoài tác động.
Mẹ bầu tăng cân quá nhanh
Trong thời kỳ mang thai hầu hết các mẹ bầu đều tăng cân, đây là tình trạng bình thường để mẹ hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi em bé. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh sẽ làm cho da bị kéo giãn và mất đi độ đàn hồi tự nhiên. Để ngăn ngừa tình trạng rạn da mẹ bầu cố gắng kiểm soát cân nặng ở mức tốt nhất, tăng 7 – 15kg là mức cân được các chuyên da khuyến khích trong xuất thai kỳ.
Những dấu hiệu bị rạn da khi mang thai
Khi mẹ bầu xuất hiện những biểu hiện dưới đây là báo hiệu bạn đang bị rạn da. Rạn da là tình trạng bình thường ở thai kỳ không gây nguy hại cho sức khỏe mẹ và bé cho nên bạn không cần quá lo lắng.
Như đã nói ở trên tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu mà các vết rạn, hình dáng khi mang thai sẽ khác nhau. Ở giai đoạn đầu xuất hiện, chúng có kích thước khoảng 5 – 10cm. Các vết rạn xuất hiện nhiều, kích thước to hơn nếu như mẹ bầu tăng cân nhanh chóng. Các vết rạn này không gây đau nhức cho mẹ , tuy nhiên nó có thể bị sẩn ngứa do da co giãn và gây mất thẩm mỹ.
Cũng giống như kích thước, các vết rạn cũng có màu sắc khác nhau phụ thuộc vào cơ địa. Đối với các mẹ có da trắng, vết rạn có màu hồng nhạt. Đối với mẹ bầu có làn da sẫm màu thì vết rạn có màu sáng hơn rất dễ nhận biết.
Các vết rạn theo thời gian trong thai kỳ đến lúc sinh nở sẽ thay đổi màu sắc và dần dần mờ đi. Màu sắc có thể thay đổi sang màu trắng hoặc đen, đỏ tùy thuộc vào màu da. Thông thường, với phụ nữ mang thai lần thứ 2 trở lên các vết rạn thường có màu nhạt hơn.
Cách ngăn ngừa rạn da khi mang thai cần biết
Nhiều mẹ bầu muốn tìm cách ngăn ngừa rạn da khi mang thai, nhưng thật không may không có cách gì để ngăn ngừa chúng hoàn toàn. Rạn da phát triển sâu bên trong da của bạn, đặc biệt là trong các mô liên kết các lớp. Bởi vậy bạn không thể ngăn chặn chúng xuất hiện bằng bất kỳ phương pháp bên trong hay bên ngoài nào. Ngoài ra, do có liên quan đến hormone và di truyền nên các vết rạn da nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng Hapigo chia sẻ tới mẹ một số cách có thể giúp giảm nguy cơ bị rạn da hoặc giảm thiểu sự xuất hiện của tình trạng này. Hãy thực hiện các cách làm dưới đây trước khi bụng mẹ bầu phát triển nhanh và hãy nhớ duy trì nó trong suốt thai kỳ nhé.
Sử dụng kem dưỡng
Sử dụng kem dưỡng da hoặc kem hàng ngày để giữ độ ẩm cho da của ban. Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày không chỉ tăng tính đàn hồi, hạn chế tình trạng rạn da mà còn giảm tình trạng mẩn ngứa khi bị rạn. Những vùng da dễ bị rạn mẹ bầu nên dùng kem như vùng ngực, đùi, cánh tay, bắp chân, da bụng,…
Mẹ bầu nên dùng loại kem dưỡng lành tính thảo mộc hoặc dầu dừa thoa và massage nhẹ nhàng lên vùng da cần dưỡng ẩm. Mẹ bầu không được xoa mạnh vào vùng bụng, làm như thế sẽ ảnh hưởng tới thai nhi nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm.
Cung cấp đủ chất thiết yếu cho da
Không chỉ chăm sóc da từ ngoài, cần phải chăm sóc làn da khỏe mạnh từ bên trong để tăng tính đàn hồi, tăng độ collagen cũng là cách ngăn ngừa tình trạng rạn da. Mẹ bầu có thể bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của làn da như các phẩm giàu vitamin C ( cam, dâu tây, việt quất, ổi,..), thực phẩm giàu vitamin E ( rau xanh, bơ, bí, dầu oliu,..), Omega- 3 ( từ các loại hạt, cá béo,..).
Một số thực phẩm khuyên dùng cho mẹ bầu để hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai:
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin chống oxy hóa, giảm mờ thâm các vết trên da, nuôi dưỡng làn da khỏe khoắn: dâu tây, việt quất, ớt chuông, đu đủ,..
- Mẹ bầu nên lựa chọn thực phẩm giàu vitamin A trong thực đơn: cà rốt, khoai lang, đậu, rau cải bina,..sản sinh ra lượng collagen tự nhiên có tác dụng chữa lành các vết thương do vết rạn gây nên.
- Thực phẩm giàu vitamin E tạo nên lớp màng bảo vệ da mạnh mẽ chống lại các tác nhân. Mẹ bầu có thể hấp thu vitamin E qua hạnh nhân, quả kiwi, bông cải xanh, tôm,…
- Tiếp theo là hấp thu vitamin D qua ánh nắng mặt trời và trứng, chế phẩm từ sữa, đậu nành, ngũ cốc,..
- Để có làn da mịn màng, khỏe mạnh từ bên trong mẹ bầu đừng quên bổ sung omega 3 và omega 6 nhé. 2 chất này thường có trong các loại cá béo, cá hồi, cá thu, cá trích, hạt óc chó,..
Giữ nước cho cơ thể
Uống nhiều nước mỗi ngày giúp cho làn da của mẹ bầu mịn màng, ít có nguy cơ bị rạn nứt. Cung cấp cho cơ thể khoảng 2, 5 lít nước mỗi ngày, đồng nghĩa với việc bạn đang làm tăng tính đàn hồi, cấp ẩm cho làn da. Hãy chủ động uống nước ngay cả khi không cảm thấy khác. Điều này không chỉ có tác dụng với vết rạn còn có tác dụng lớn với sức khỏe.
Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu không nên sử dụng các chất kích thích như caffeine, rất có hại với em bé mà còn răng nguy cơ phát triển các vết rạn da.
Thường xuyên tẩy tế bào chết cho da
Tẩy tế bào chết là việc làm loại bỏ đi tế bào da cằn cỗi, các lớp sừng trên da qua đó kích thích tuần hoàn và giúp da khỏe mạnh. Tẩy tế bào chết cũng giúp cho lớp kem dưỡng tác động lên da thẩm thấu tốt hơn, làm da luôn được chăm sóc, bảo vệ chu đáo. Các các sĩ khuyến khích mẹ bầu nên tẩy tế bào chết 2 lần bằng các sản phẩm lành tính không chứa các loại hạt gây kích ứng cho da vùng bụng của mẹ bầu.
Tập luyện thể dục thường xuyên
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên duy trì tập thể dục thường xuyên vừa giúp em bé phát triển khỏe mạnh, mẹ vừa có sức khỏe tốt nhanh phục hồi sau sinh. Đồng thời nó còn tăng tính đàn hồi của da, hạn chế bị rạn da khi mang bầu. Do đó, mẹ bầu hãy duy trì thói quen tốt này nhé.
Sử dụng kem chống nắng, kem chống rạn da
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm riêng biệt dành cho mẹ bầu. Được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng, đem lại hiệu quả cao với làn da. Với các sản phẩm đặc trị hiệu quả mang lại sẽ cao hơn so với sản phẩm dưỡng ẩm thông thường. Mẹ bầu hãy lựa chọn kỹ lưỡng loại kem sử dụng có chứa thành phần lành tính từ thiên nhiên, tránh xa các sản phẩm hóa chất. Tốt hơn hết mẹ bầu hãy lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng hoặc tham gia vào cộng đồng mẹ mang thai để có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cho mẹ và bé nhé.
Rạn da khi mang thai có hết không?
Ở bài viết trước chúng mình đã giải đáp thắc mắc bị rạn da màu đỏ có hết không? Ở bài viết này, tiếp tục sẽ là những câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm đó là, rạn da khi mang thai có biến mất không? Có thể loại bỏ các vết rạn da sau khi mang thai không, và mất bao lâu để chúng mờ đi? Những câu hỏi phổ biến nhiều mẹ bầu vẫn đang mang thai hoặc khi bạn đã sinh con và đang tự hỏi làm thế nào để đối phó với các vết rạn da sau sinh.
Tin tốt là các vết rạn da thường sẽ mờ đi sau khi mang thai. Vì rạn da là một dạng sẹo nên quá trình mờ dần sẽ diễn ra từ từ và có thể không biến mất hoàn toàn. Hãy nhớ rằng rạn da là kết quả phổ biến và tự nhiên của việc nuôi dưỡng em bé trong bụng mẹ. Cơ thể của mẹ chắc chắn sẽ thay đổi khi mang thai, và điều đó là bình thường, cần thiết và hoàn toàn bình thường.
Để tìm hiểu thêm về cách cơ thể bạn có thể điều chỉnh để mang thai, hãy tham gia vào các hội nhóm mang thai để biết rằng bạn không đơn độc trong cuộc hành trình này—mọi người mang thai cũng trải qua điều đó!
Như đã chia sẻ, Hapigo biết rằng không phải ai cũng thích vẻ ngoài của những vết rạn da khi mang thai. Nếu mẹ muốn giảm thiểu hoặc cải thiện hình thức và kết cấu của vết rạn da, hãy tham khảo của bác sĩ thẩm mỹ để có liệu trình điều trị phù hợp. Có một số phương pháp điều trị giúp xóa bỏ vết rạn da sau khi sinh nở:
- Kem bôi: Mặc dù các loại kem không thể ngăn ngừa sự hình thành các vết rạn trên bụng bầu (hoặc bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể bạn), nhưng chúng có thể làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn này sau khi mang thai. Các thành phần như tretinoin và các retinoid khác có nguồn gốc từ vitamin A có thể giúp tăng cường sản xuất collagen trên bề mặt da, có thể làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn da.
- Liệu pháp ánh sáng và laser. Tương tự như vậy, liệu pháp laser và ánh sáng cũng có thể kích thích sản xuất collagen cũng như cải thiện độ đàn hồi.
- Microneedling, microdermabrasion và axit hyaluronic. Các phương pháp điều trị da liễu khác bao gồm lăn kim và mài da siêu nhỏ, có thể thúc đẩy tăng trưởng collagen và giúp các vết rạn hòa lẫn vào vùng da xung quanh. Áp dụng axit hyaluronic hàng ngày cũng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị sự xuất hiện của các vết rạn da.
Nếu bạn quan tâm đến những liệu pháp này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn. Họ sẽ có thể đề xuất phương pháp điều trị thích hợp và sẽ cho bạn biết liệu bạn có nên tránh bất cứ điều gì nếu bạn hiện đang mang thai hoặc cho con bú .
Nói tóm lại, hơn một nửa số người mang thai bị rạn da, kết quả tự nhiên của việc da bạn bị căng ra để nhường chỗ cho em bé và tử cung đang phát triển. Nhưng rạn da nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, vì nội tiết tố, di truyền và thậm chí cả loại da có thể ảnh hưởng đến việc bạn có bị rạn da hay không và ảnh hưởng đến vẻ ngoài tổng thể của chúng. Không có biện pháp phòng ngừa chắc chắn hoặc cách chữa rạn da trong hoặc sau khi mang thai.
Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa và lựa chọn một số phương pháp điều trị để giảm thiểu rủi ro và cải thiện tình trạng rạn da sau sinh. Ví dụ, khi mang thai, hãy cố gắng giữ ẩm cho da, giữ nước và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Và nếu bạn muốn giải quyết các vết rạn da sau khi mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn về các biện pháp khắc phục vết rạn, chẳng hạn như kem retinoid, liệu pháp laser hoặc phương pháp điều trị da liễu. Và nếu bạn đã chào đón em bé của mình đến với thế giới, hãy vui vẻ và tận hưởng tất cả những âu yếm đó.